Bài giảng Đạo đức và văn hóa kinh doanh - Bài 3: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp - Nguyễn Ngọc Dương

Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hóa là tất cả những gì gắn liền với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính nó.

pdf29 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đạo đức và văn hóa kinh doanh - Bài 3: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp - Nguyễn Ngọc Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 v1.0014106201 ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA KINH DOANH Giảng viên: ThS. Nguyễn Ngọc Dương 2 v1.0014106201 BÀI 3 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Giảng viên: ThS. Nguyễn Ngọc Dương 3 v1.0014106201 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp bao gồm khái niệm, đặc điểm; các biểu hiện, các dạng văn hóa doanh nghiệp; nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp. • Yêu cầu: Người học nắm được những kiến thức cơ bản để vận dụng các bài tiếp theo 4 v1.0014106201 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến môn học sau: • Tâm lý học Quản trị kinh doanh; • Quản trị kinh doanh; • Marketing; • Triết học Mác-Lênin 5 v1.0014106201 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài. • Mở rộng liên hệ thực tế những vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp. • Nắm được những khái niệm và kiến thức cơ bản để vận dụng trong các bài tiếp theo. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu bài. 6 v1.0014106201 Khái niệm và đặc điểm văn hóa doanh nghiệp3.1 CẤU TRÚC NỘI DUNG Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp3.2 Các dạng văn hóa doanh nghiệp thường gặp3.3 Nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp3.4 7 v1.0014106201 3.1.3. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp 3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp 3.1.1. Khái niệm văn hóa 3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8 v1.0014106201 Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hóa là tất cả những gì gắn liền với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính nó. 3.1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA 9 v1.0014106201 Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. 3.1.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 10 v1.0014106201 Văn hóa doanh nghiệp có tính chứng thực Văn hóa doanh nghiệp liên quan đến nhận thức 3.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 11 v1.0014106201 3.2.1. Các biểu trưng trực quan 3.2. BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3.2.2. Các biểu trưng phi trực quan 12 v1.0014106201 3.2.1. CÁC BIỂU TRƯNG TRỰC QUAN • Kiến trúc đặc trưng  Những kiến trúc đặc trưng của doanh nghiệp gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở.  Công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ thể hiện sự khác biệt, thành công và sức mạnh của doanh nghiệp.  Thiết kế kiến trúc được các doanh nghiệp rất quan tâm. • Nghi lễ  Nghi lễ là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng với các hình thức hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ và vì lợi ích của những người tham dự.  Có bốn loại nghi lễ: Chuyển giao, củng cố, nhắc nhở và liên kết. 13 v1.0014106201 3.2.1. CÁC BIỂU TRƯNG TRỰC QUAN (tiếp theo) • Giai thoại: Giai thoại thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. Nhiều mẫu chuyện kể về những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp như những mẫu hình lý tưởng về những chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp. • Biểu tượng  Biểu tượng là một thứ gì đó biểu thị một thứ gì đó không phải là chính nó có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị.  Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứ đựng những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua những giá trị vật chất cụ thể hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ần bên trong cho những người tiếp nhận theo các cách thức khác nhau.  Logo là loại biểu tượng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức doanh nghiệp rất chú trọng. 14 v1.0014106201 3.2.1. CÁC BIỂU TRƯNG TRỰC QUAN (tiếp theo) • Ngôn ngữ khẩu hiệu  Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa vụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan.  Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác luôn nhắc đến. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ “sáo rỗng” về hình thức. • Ấn phẩm điển hình  Những ấn phẩm điển hình là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một doanh nghiệp bao gồm bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, “brochures”, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng truyền tống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng bảo hành  Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp, phương châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội. 15 v1.0014106201 Lý tưởng Lý tưởng có thể được phản ánh qua các phương diện: • Mối quan hệ mang tính nhân văn đối với môi trường; • Bản chất của sự thật là lẽ phải; • Bản chất con người; • Bản chất hành vi con người; • Bản chất mối quan hệ con người. 3.2.2. CÁC BIỂU TRƯNG PHI TRỰC QUAN 16 v1.0014106201 3.2.2. CÁC BIỂU TRƯNG PHI TRỰC QUAN (tiếp theo) So sánh giữa lý tưởng và niềm tin Lý tưởng Niềm tin Hình thành một cách tự nhiên, khó giải thích một cách rõ ràng. Hình thành một cách có ý thức, có thể xác minh tương đối dễ dàng. Không thể đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng. Có thể đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng. Không chỉ là đức tin hay niềm tin mà còn bao gồm cả những giá trị và cảm xúc của con người. Trình độ nhận thức ở mức đơn giản. 17 v1.0014106201 3.2.2. CÁC BIỂU TRƯNG PHI TRỰC QUAN (tiếp theo) • Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ  Giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cần phải làm gì.  Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai.  Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. • Lịch sử phát triển  Lịch sử phát triển có trước và tồn tại bất chấp mong muốn và quan điểm thiết kế của con người quản lý về văn hóa doanh nghiệp.  Lịch sử phản ánh đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp. • Truyền thống văn hóa  Truyền thống văn hóa được định hình và xuất hiện cùng với lịch sử phát triển của doanh nghiệp.  Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới. 18 v1.0014106201 3.3.1. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Harrison/Handy 3.3.3. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Quinn và MeGrath 3.3.5. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Daft 3.3.6. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Sethia và Klinow 3.3.4. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Scholz 3.3.2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Deal và Kennedy 3.3. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 19 v1.0014106201 • Văn hóa quyền lực (Power culture); • Văn hóa vai trò (Role culturue); • Văn hóa công việc (Tash culture); • Văn hóa cá nhân (Person culture). 3.3.1. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HARRISON/HANDY 20 v1.0014106201 • Văn hóa nam nhi (Tough – guy, macho culture); • Văn hóa làm ra làm/chơi ra chơi (work – hard/play – hard culture); • Văn hóa phó thác (Bet – your – company); • Văn hóa quy trình (Process culture). 3.3.2. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA DEAL VÀ KENNEDY 21 v1.0014106201 • Văn hóa kinh tế hay văn hóa thị trường (raditional/market culture); • Văn hóa triết lý hay văn hóa đặc thù (ideoligical/adhocracy culture); • Văn hóa đồng thuận hay văn hóa phường hội (consensual/clan culture); • Văn hóa thứ bậc (hierarchial culture). 3.3.3 CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA QUINN VÀ MEGRATH 22 v1.0014106201 Nhóm văn hóa ngoại sinh Nhóm văn hóa nội sinh Nhóm văn hóa tiến triển 3.3.4. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA SCHOLZ 23 v1.0014106201 Văn hóa thích ứng Văn hóa sứ mệnh Văn hóa hòa nhập Văn hóa nhất quán Các dạng văn hóa 3.3.5. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA DAFT 24 v1.0014106201 Các dạng Văn hóa Văn hóa thờ ơ (apathetic culture) Văn hóa chu đáo (caring culture) Văn hóa thử thách (exacting culture) Văn hóa hiệp lực (integrative culture) 3.3.6. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA SETHIA VÀ KLINOW 25 v1.0014106201 3.4.1. Phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hóa 3.4.3. Các hệ thống trong tổ chức 3.4.2. Quản lý hình tượng 3.4. NHÂN TỐ TẠO LẬP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 26 v1.0014106201 • Bản chất thay đổi của văn hóa doanh nghiệp  Bản sắc văn hóa có thể được tạo lập;  Bản sắc văn hóa cũng có thể hình thành từ việc củng cố;  Bản sắc văn hóa có thể hình thành từ sự hòa nhập;  Bản sắc văn hóa có thể thay đổi. • Định hình phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hóa  Phương châm hành động;  Năng lực lãnh đạo. Vai trò, năng lực của những người lãnh đạo càng lớn, ảnh hưởng của họ đối với việc hình thành và củng cố bản sắc văn hóa càng mạnh. 3.4.1. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MANG TRIẾT LÝ VĂN HÓA 27 v1.0014106201 • Quản lý hình tượng đòi hỏi phải xác định và sử dụng các tín hiệu, hình tượng có thể gây tác động đến giá trị tổ chức. • Quản lý hình tượng phải đảm bảo rằng các biểu trưng của tổ chức và công ty thiết kế và sử dụng (như biểu tượng, lễ nghi, tuyên bố, khẩu hiệu, ấn phẩm) phải phù hợp và thống nhất trong việc thể hiện các giá trị chủ đạo của tổ chức. • Công việc quản lý hình tượng thực chất là việc quản lý các biểu trưng và tên hiệu. 3.4.2. QUẢN LÝ HÌNH TƯỢNG 28 v1.0014106201 • Các hệ thống tổ chức chung; • Các hệ thống chính thức về đạo đức; • Hệ thống các giá trị đạo đức chính thức của tổ chức; • Hệ thống các nhóm trong doanh nghiệp. 3.4.3. CÁC HỆ THỐNG TRONG TỔ CHỨC 29 v1.0014106201 Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Khái niệm và đặc điểm văn hoá doanh nghiệp; • Các dạng văn hoá doanh nghiệp; • Nhân tố tạo lập văn hoá doanh nghiệp. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Tài liệu liên quan