Bài giảng Địa lý các châu 2

Môn Địa lý các châu lục 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm là một môn khoa học bắt buộc, với thời lượng là 3 tín chỉ (45 tiết), gồm 3 chương: Chương 1: Châu Nam Cực Chương 2: Châu Đại Dương Chương 3: Châu Á Trong mỗi chương tác giả đều đề cập đến các đặc điểm về tự nhiên, đặc điểm phát triển dân cư, sự phát triển kinh tế - xã hội của các châu lục, các khu vực và một số quốc gia của từng châu lục.

pdf112 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lý các châu 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ************* BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ CÁC CHÂU 2 Biên soạn: ThS. Trương Thị Thu Hường Tháng 5 / 2017 1 LỜI NÓI ĐẦU Môn Địa lý các châu lục 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm là một môn khoa học bắt buộc, với thời lượng là 3 tín chỉ (45 tiết), gồm 3 chương: Chương 1: Châu Nam Cực Chương 2: Châu Đại Dương Chương 3: Châu Á Trong mỗi chương tác giả đều đề cập đến các đặc điểm về tự nhiên, đặc điểm phát triển dân cư, sự phát triển kinh tế - xã hội của các châu lục, các khu vực và một số quốc gia của từng châu lục. Trong mỗi chương, tác giả cũng cung cấp thêm một số hình ảnh, bảng số liệu để người đọc có thể tiện theo dõi và trực quan hơn. Tuy nhiên, trong quá trình viết, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn sinh viên và quý thầy cô. Chân thành cảm ơn. Tác giả 2 MỤC LỤC Chương I: CHÂU NAM CỰC...4 1.1. Khái niệm về lục địa Nam Cực và vùng Nam Cực...4 1.2. Sơ lược lịch sử khám phá và nghiên cứu lục địa Nam Cực.4 1.3. Điều kiện tự nhiên của lục địa6 1.4. Hiệp ước về châu Nam Cực..13 Chương II: CHÂU ĐẠI DƯƠNG15 A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG 2.1. Phạm vi, vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của các lãnh thổ thuộc châu Đại Dương..15 2.2. Cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Đại Dương...16 2.3. Khí hậu.19 2.4. Sông, hồ và nước ngầm...28 2.5. Các đới cảnh quan tự nhiên30 B. Khái quát về dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hôi....34 2.1. Dân số...34 2.2. Thành phần chủng tộc34 2.3. Bản đồ chính trị...35 2.4. Đặc điểm dân cư kinh tế - xã hội các quốc gia đảo Châu Đại Dương...36 Chương III: CHÂU Á43 3.1. Vị trí, hình dạng, kích thước và giới hạn của châu lục43 3.2. Cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình và khoáng sản...44 3.3. Khí hậu.43 3.4. Sông ngòi và hồ54 3.5. Các đới cảnh quan...56 B. Khái quát về địa lý nhân văn và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội....59 3.1. Dân cư..59 3.2. Thành phần chủng tộc60 3 3.3. Bản đồ chính trị...60 3.4. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á62 C. Địa lý các khu vực châu Á67 3.1. Bắc Á67 3.2. Tây Á và nội Á69 3.3. Đông Á.70 3.4. Nhật Bản..72 3.5. Trung Quốc.79 3.6. Nam Á.90 3.7. Đông Nam Á..........101 4 CHƯƠNG 1. CHÂU NAM CỰC Mục tiêu: - Hiểu và nắm được những vấn đề cần quan tâm ở châu Nam Cực như: Bảo vệ môi trường và bảo vệ các động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Phân tích được mối quan hệ giữa châu Nam Cực với các châu lục khác. 1.1. Khái niệm về lục địa Nam Cực và vùng Nam Cực - Lục địa Nam Cực Lục địa Nam Cực là phần đất nổi rộng lớn nằm ở vùng cực nam của Địa Cầu, đại bộ phận diện tích của lục địa nằm trong phạm vi của đường vòng cực Nam, chỉ có bán đảo Nam Cực hay gọi là vùng đất Graham kéo xa về phía bắc tới khoảng vĩ tuyến 630N. Diện tích của lục địa rộng gần 13,2 triệu Km2. Nếu tính cả các băng thềm và các đảo ven bờ thì rộng tới 14,3 triệu km2. Lục địa Nam Cực nằm cách xa tất cả các lục địa và được bao bọc bởi các đại dương. Do lục địa nằm ở vùng cực, việc xác định phương hướng chỉ có thể phân thành hai bộ phận: phần phía đông và phần phía tây, lấy đường kinh tuyến 00 và 1800 làm ranh giới. - Vùng Nam Cực Vùng Nam Cực là bộ phận rộng lớn bao gồm lục địa Nam Cực, các đảo và các vùng biển bao quanh lục địa. Về giới hạn, ranh giới hợp lí nhất của vùng Nam Cực là vị trí trung bình của frong cực đới, tức là ranh giới phân biệt giữa khối khí nam cực với khối khí ôn đới. Ở vị trí đó, nó cũng phù hợp với đường phân chia nước giữa vùng cực thường xuyên lạnh với nước các đại dương ấm hơn. Trong phạm vi đó, vùng Nam Cực phù hợp với vòng đai địa lí nam cực. Đường ranh giới đó đi qua giữa các vĩ tuyến 480 và 600 N. (Xem hình 1.1. Lược đồ vị trí châu Nam Cực). 1.2. Sơ lược lịch sử khám phá và nghiên cứu lục địa Nam Cực Lục địa Nam Cực là lục địa có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, lại nằm cách xa các luc địa đông dân cư nên đây là lục địa duy nhất chưa có người ở. Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, nhà thám hiểm người Anh là James Cook đã đi gần tới lục địa Nam Cực. Ông đã tìm ra một loạt các đảo trong vùng Nam Cực, 5 nhưng chưa tới lục địa. Tuy vậy, sau khi trở về ông dự đoán rằng có một lục địa ở cực nam của Trái Đất, bị băng bao phủ. Hình 1.1. Lược đồ vị trí châu Nam Cực Người đầu tiên phát hiện ra lục địa này là 2 nhà hàng hải người Nga F.F Benlinhauden và M. P. Ladarep. Vào năm 1820, đoàn thám hiểm của họ đã đi trên hai chiếc tàu buồm, tới được vĩ độ 69022’VN. Trong suốt một năm trời lênh đênh trên vùng biển lạnh giá, họ đã tìm ra được nhiều đảo, vịnh và biển, bước đầu lập được bản đồ lục địa Nam Cực. Tiếp đó vào năm 1841, đoàn thám hiểm người Anh là Rose đã đi tới miền biển Rose, tới tận vĩ tuyến 780N. Năm 1900, đoàn của Boocsogrevin người Nauy đã đặt chân tới lục địa Nam Cực ở vùng đất Victoria nằm trên bờ biển Rose. Năm 1901, 6 người Anh đã xác định được địa từ cực nam cách địa cực 179km. Năm 1911, nhà thám hiểm người Nauy R. Amunxen và Scốt đã đến được địa cực Nam. Tuy vậy, việc nghiên cứu lục địa Nam Cực một cách qui mô và toàn diện chỉ mới được tiến hành sau Đại chiến thế giới II và nhất là năm Vật lý địa cầu quốc tế (01/01/1957). Các nhà khoa học của nhiều nước đã tổ chức những đoàn thám hiểm, đã lập các trạm cố định thường xuyên nghiên cứu các đôí tượng như: Khí tượng, địa từ, hiện tượng cực quang, tia vũ trụ, địa chất, băng hà Hiện nay trên lục địa có hàng trăm các nhà nghiên cứu đang tiếp tục làm nhiệm vụ trong mạng lưới các trạm nghiên cứu trên lục địa. (Xem hình 1.2. Bản đồ địa chất – khoáng sản châu Nam Cực). 1.3. Điều kiện tự nhiên của lục địa 1.3.1. Vị trí, diện tích, biển và bờ biển Lục địa Nam Cực nằm cách biệt với lục địa khác và được bao bọc bởi ba đại dương: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đường bờ biển phần lớn bị băng bao phủ do đó nhiều đoạn giới hạn không rõ ràng. Có nơi, bờ biển dốc dựng đứng, tạo thành những bức tường băng dài như bờ biển Ross, gây cản trở cho việc xâm nhập vào lục địa. Phía Thái Bình Dương, biển ăn sâu vào lục địa tạo nên những biển phụ như: Biển Ross, biển Amundesen, biển Belingshausen. Phía Đại Tây Dương cũng có một biển phụ lớn là biển Weddell. Ngăn cách giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là dải đất Greyama chạy dài. Nó cùng với quần đảo Nam Shetland tạo thành cầu nối giữa Nam Cực với cực nam của Nam Mỹ. Nước của các biển ở đây quanh năm có nhiệt độ thấp (-20C đến 20C), thường xuyên có sóng cao, bão biển và bão tuyết. 1.3.2. Cấu tao địa chất, địa hình và khoáng sản - Về cấu tạo địa chất và đặc điểm địa hình Lục địa được chia ra thành hai bộ phận: phần đông và phần tây. Phần đông: Là khu vực nền cổ, tầng dưới được cấu tạo bởi đá kết tinh như: granit, gơnai, còn tầng trên phủ trầm tích đá vôi, cuội kết và cát kết với các tuổi khác nhau. Khu vực nền bị đứt gãy mạnh, nhiều nơi được nâng lên thành các dãy 7 núi cao và có núi lửa hoạt động. Điển hình là núi lửa Erebus (3.794m) đang còn hoạt động, núi lửa này nằm trên đảo Ross. Hình 1.2. Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam Phan Văn Quýnh, Đặng Duy Lợi, Lê Huỳnh, 2001 Do bị băng phủ nên bề mặt lục địa tại khu vực này tương đối bằng phẳng, có nơi nổi lên những đỉnh riêng lẻ cao trên 4.000m như đỉnh Markham (4.602m). Những đỉnh nhô lên khỏi lớp băng phủ này gọi là các nunataki. Phần tây: Là khu vực thuộc đới uốn nếp Tân sinh, được cấu tạo bởi các trầm tích tuổi từ cổ sinh đến tân sinh và bị uốn nếp tạo thành các dãy núi cao. Đới uốn nếp này là sự tiếp tục của đới uốn nếp Andes ở Nam Mỹ. Địa hình bề mặt phần tây không được bằng phẳng như phần đông. Địa hình bị chia cắt mạnh, có các khối núi 8 cao xen kẽ với các thung lũng sâu. Độ cao của các dãy núi thường trên 3.000m. Trong đó cao nhất là dãy Sentinel có đỉnh cao nhất đạt tới 5.140m, cũng là đỉnh cao nhất của lục địa Nam Cực. Tuy bề mặt địa hình như vậy, nhưng do điều kiện khí hậu lạnh giá nên toàn bộ lục địa được phủ bởi các khiên băng. Các khiên này hoà với nhau làm một, song vẫn giữ tính độc lập về hình dạng và chuyển động. Hình 1.3. Lược đồ địa hình và Lát cắt địa hình ở lục địa Nam Cực. 9 Nhờ có lớp băng phủ trên mặt mà lục địa Nam Cực có độ cao lớn hơn tất cả các lục địa khác (Dày trung bình 2.300m, trong khi độ cao trung bình của tất cả các lục địa khác chỉ 875m). Lớp băng phủ này đạt tới 25 - 30 triêu km3 (chiếm khoảng 90% toàn bộ băng hà hiện nay trên Trái Đất). Lớp phủ băng ở đây chiếm tới 99,8% diện tích toàn lục địa, chỉ còn lại khoảng 2500 km2 tức là 0,2% diện tích không bị băng bao phủ và người ta gọi đó là những ốc đảo Nam Cực. Các khối băng trên lục địa luôn di chuyển theo sườn dốc ra phía rìa lục địa với tốc độ 100m/năm ở vùng trung tâm, tới 500 - 600m ở vùng rìa. Khi di chuyển ra tới bờ biển, các khối băng bị nứt vỡ tạo thành các núi băng trôi, đồng thời tạo nên ở bờ lục địa các vách băng dài hàng chục, hàng trăm km và cao tới 100m. Ngoài ra ở lục địa Nam Cực có các băng thềm. Băng thềm là những lớp phủ băng được hình thành trên thềm lục địa, chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng biển nông. Chúng có độ dày từ vài chục mét đến 300 – 350m. Băng thềm cũng là nguồn cung cấp núi băng cho các đại dương. Thường vào mùa xuân các khối băng vỡ ra, tạo thành nhiều núi băng trôi. Các núi băng từ băng thềm vỡ ra thường có kích thước lớn, có khi dài tới170km, cao 100m. Những núi băng này có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm cho tàu bè qua lại trong vùng biển này. (Xem hình 1.3. Lược đồ địa hình và lắt cắt địa hình châu Nam Cực - Phần phụ lục). - Khoáng sản: Do điều kiện khắc nghiệp của lục địa nên việc thăm dò khoáng sản hết sức khó khăn. Từ năm 1908, người ta đã thấy có nhiều than đá ở đây. Vùng phía tây có nhiều sắt, đồng, chì Phía đông có nhiều sắt, mangan, vàng, ngoài ra còn thấy có than đá. 1.3.3. Khí hậu Các yếu tố hình thành khí hậu chủ yếu ở lục địa Nam Cực chính là vị trí gần cực của một lục địa có độ cao lớn, lại được bao phủ bởi một lớp băng dày và xung quanh được các đại dương lớn bao bọc. So với Bắc Cực thì khí hậu của lục địa Nam Cực khắc nghiệt hơn nhiều. Mặc dù cùng nằm ở độ cao 3.000m so với mực nước biển, nhưng nhiệt độ trung bình năm của các vùng bên trong lục địa như cao nguyên Soviet là – 510C, thấp hơn cực lạnh Siberia là 420C và lạnh hơn vùng trung tâm của đảo Greenland là 290C. 10 Về điều kiện bức xạ, lục địa Nam Cực có trị số bức xạ hàng năm khá lớn. Về mùa hạ là thời kì ngày địa cực kéo dài, nhờ không khí khô và trong nên lượng bức xạ nhận được còn lớn gấp 1,5 lần so với lượng bức xạ ở Bắc Cực, thậm chí còn lớn hơn các vùng thuộc vĩ độ ôn đới Bắc Bán Cầu. Ví dụ: tại trạm Thiếu Niên phần đông lục địa, tổng bức xạ trong thời kì từ tháng giêng đến tháng III là 55 Kcal/cm2, trong khi đó ở Carađắc (Thuộc Crum - LBNga) cùng thời kì đó nhận được 52,1Kcal/cm2. Tuy tổng lượng bức xạ vào mùa hè cao như vậy nhưng nhiệt độ không khí trên bề mặt lục địa vẫn rất thấp. Lục địa Nam Cực có thể nói là “Cực lạnh” của Địa cầu. Chưa có một nơi nào trên Trái Đất lại có khí hậu giá buốt gay gắt, với nhiệt độ thấp và ổn định kéo dài trong suốt năm như lục địa Nam Cực Do cân bằng bức xạ như vậy, nhiệt độ trên lục địa không bao giờ vượt quá 00C. Mùa đông là thời kì lạnh nhất, nhiệt độ trung bình tháng VII ở rìa lục địa xuống -150C đến -200C, ở trung tâm nhiệt độ xuống tới -600C đến -700C. Có nơi nhiệt độ xuống thấp hơn như trạm Amundsen đo được -740C; ở trạm Vostok là - 87,40C. Về mùa hè, tuy nhiệt độ có tăng lên nhưng khắp nơi trên lục địa, nhiệt độ vẫn không vượt quá 00C. Nhiệt độ trung bình ở vùng rìa từ 00C đến -40C, trong nội địa tới -300C đến -350C. Trên lục địa Nam Cực, do không khí thường xuyên lạnh nên luôn tồn tại một vùng áp cao, còn trên các vùng biển bao quanh ẩm hơn nên tồn tại một vòng đai áp thấp, gradien khí áp dốc rất mạnh về phía biển, làm cho khối không khí lạnh từ cao nguyên trung tâm di chuyển xuống các vùng biển, tạo thành gió hướng nam thổi từ lục địa ra biển. Trong nội địa gió tương đối yếu, nhưng càng ra gần bờ biển gió càng mạnh. Khu vực có gió mạnh nhất thường cách bờ khoảng từ 200 – 300 km. Trong các khu vực đó tốc độ gió trung bình là 12m/s (43km/h), nhưng có nhiều lúc gió rất mạnh, tạo thành các trận bão tuyết lớn. Trong các trận bão tuyết đó, tốc độ gió có thể đạt tới 50 – 90 m/s (tức là từ 100 – 320km/h). Có nhưỡng nơi bão tuyết xuất hiện thường xuyên, chiếm tới 310 ngày trong một năm. Ở các tầng không khí trên cao lục địa quanh năm tồn tại một áp thấp, còn phía trên của vòng đai khí xoáy quanh lục địa lại có các dòng khí thường xuyên đi lên, 11 tạo thành một vòng đai áp cao trên cao. Do sự phân bố khí áp như vậy nên trên các tầng cao của lục địa Nam Cực xuất hiện một dòng không khí tươg đối ấm và ẩm từ đại dương di chuyển vào lục địa. Luồng không khí này có tác dụng làm cho vùng nội địa có tuyết rơi, tạo nguồn nuôi dưỡng thường xuyên cho lớp băng phủ trên lục địa. Giữa vùng băng rộng lớn của lục địa Nam Cực thỉnh thoảng xuất hiện các ốc đảo. Các ốc đảo Nam Cực là những nới nền đá gốc lộ ra không bị băng bao phủ, do bề mặt của các khối đá chỉ phản xạ lại 20% bức xạ mặt trời nên về mùa hè chúng bị đốt nóng tới 30oC. Lớp đá bị đốt nóng này làm cho nhiệt độ không khí bên trên cũng nóng lên, nhưng chỉ đến độ cao từ 1,5 – 2m thì nhiệt độ không thể cao hơn nhiệt độ trên bề mặt lớp băng là mấy. Do không khí ở các ốc đảo bị đốt nóng bốc lên cao nên không khí khô và lạnh từ các mặt băng xung quanh tràn vào ốc đảo, các luồng gió khô này làm cho ốc đảo khô khan và bốc hơi mạnh. Về mùa đông các ốc đảo đều bị tuyết phủ dày. Các đảo quanh lục địa Nam Cực có khí hậu giá buốt và ẩm ướt. Do chịu ảnh hưởng của gió tây, trên các bán đảo thường có mưa nhiều. Về mùa đông nhiệt độ trung bình dưới 00C, còn về mùa hạ ấm hơn, nhưng nhiệt độ trung bình vẫn không vượt quá 100C. Quanh năm gió tây thổi rất mạnh, tốc độ trung bình tới 75m/s (260 km/h), trên mặt biển thường xuyên có sóng lớn (cao từ 10 – 15m), thời tiết u ám và tuyết rơi nhiều. Vùng biển phía nam các đại dương là nơi có gió bão thường xuyên nên tàu bè đi lại khó khăn và nguy hiểm nhất so với các đại dương khác trên thế giới. 1.3.4. Sinh vật Về sự phân bố sinh vật trên vùng Nam Cực có thể chia thành hai đơn vị khác nhau: lục địa và đại dương Phần lục địa, do điều kiện khí hậu giá buốt, băng phủ quanh năm nên giới sinh vật hết sức nghèo nàn. Gần như toàn bộ lục địa là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống. Người ta chỉ thấy ven lục địa có một ít thực vật bậc thấp như rêu, địa, y, tảo, nấm. Thực vật bậc cao không thấy có trên lục địa mà chỉ có một ít ở bán đảo Nam 12 Cực, khoảng từ vĩ tuyến 640N trở về phía bắc. Trên các đảo lớp phủ thực vật phong phú hơn, ở nhiều đảo ngoài rêu, địa y còn có khoảng vài chục loài thực vật có hoa, trong đó có loài cải bắp Kerguelen (Pringlea antiscorbutica) là một loại rau ăn rất ngon, bên cạnh đó còn có một vài loài hoà thảo. Tương tự như thực vật, giới động vật trên lục địa rất nghèo và hoàn toàn thiếu các loài có vú, các loại côn trùng bay và cá nước ngọt. Các động vật chỉ sống ở vùng ven bờ, tuy nghèo về thành phần loài nhưng phong phú về cá thể. Ở đây thường gặp 3 nhóm chính: thú chân vịt, chim cánh cụt, và chim biển. Về thú chân vịt có các loài chó biển, đáng chú ý nhất là chó biển Uoetden, báo biển (Hydrunrga leptonyx) chuyên ăn thịt chim cánh cụt và voi biển (Mirounga leonina). Về chim có các loài cánh cụt (hay còn gọi là Panh goanh) và chim biển. Vùng biển quanh Nam Cực có giới động vật phong phú hơn trên lục địa, ở đây ngoài thú chân vịt và chim biển, còn có nhiều cá voi và các loài nhuyễn thể. Về mùa hạ, lớp nước trên mặt của đại dương có rất nhiều tôm và các sinh vật phù du như sứa, khuê tảo, mực phát triển rất mạnh, tạo thành một lớp dày đặc được gọi là “lớp hoạt động”. Các loài nhuyễn thể là nguồn thức ăn cho chim biển và cá voi, bởi vậy đây là một trong những nơi tập trung nhiều cá voi nhất thế giới. Trong số các loài cá vôi, có cá voi xanh (Balaenoptera nusculus) là loài lớn nhất, con lớn dài tới 33m, nặng 160 tấn và cho tới 20 tấn mỡ. Do lượng mỡ nhiều như vậy, cá voi trở thành đối tượng săn bắt của nhiều nước, nên số lượng của chúng ngày càng giảm đi rõ rệt. Ngày nay cá voi xanh trở thành đối tượng được bảo vệ. Tóm lại, lục địa Nam Cực là lục địa lạnh nhất và cũng là lục địa phủ băng lớn nhất Địa Cầu. Do điều kiện khí hậu lạnh gay gắt, lục địa Nam Cực cũng là nơi có hệ thực vật và động vật nghèo nhất nhưng lại có nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới. 1.3.5. Mục đích của việc nghiên cứu Châu Nam Cực Trước đây ở Nam Cực không có người cư trú, nhưng gần đây có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trên lục địa có hàng trăm các nhà bác học, các cán bộ kĩ thuật và công nhân của nhiều nước làm việc trong các trạm nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu Châu Nam Cực có vai trò hết sức quan trọng, bởi vì: 13 Nam Cực là một châu lục đặc biệt, có điều kiện tự nhiên khác biệt với các châu lục khác. Điều kiện tự nhiên vùng Nam Cực, chắc chắn có nhiều mối quan hệ tương tác với các vùng khác, các châu lục khác. Nếu hiểu sâu vùng Nam Cực, con người sẽ hiểu nhiều hiện tượng tự nhiên ở các vùng có liên quan một cách rõ rệt hơn. Lục địa Nam Cực là nơi có nguồn tài nguyên khá phong phú, đáng chú ý nhất là than đá, sắt, vàng, dầu mỏ Người ta dự đoán Nam Cực có tiềm năng lớn về khoáng sản. Các đại dương bao quanh Nam Cực có nguồn tài nguyên sinh vật rất giàu có. Lục địa Nam Cực là nơi có điều kiện tự nhiên mang tính hoang dã nhất. Ở đây, tác động của con người vào môi trường còn rất ít, thiên nhiên rất độc đáo rất hấp dẫn khách du lịch. 1.4. Hiệp ước về Châu Nam Cực Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, một số các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu châu Nam Cực bao gồm New Zealand, Australia, Nauy, LH Anh, Chilê, Achentina và một số nước khác tham gia trong năm Vật lí Địa cầu Quốc tế. Một số nước đề nghị về quyền lãnh thổ của họ ở Châu Nam Cực. Những hoạt động của con người ở vùng Nam Cực ngày càng tăng đang đe doạ đến môi trường ở châu lục này. 1958 đã có sự thoả thuận giữa các nước về sự cận thiết phải bảo vệ môi trường vùng Nam Cực. Sự thoả thuận đó được thực hiện trong một Hiệp ước về Nam Cực kí kết vào năm 1959 giữa 39 nước tham gia hội nghị. Hiệp định đã thừa nhận Nam Cực phải được sử dụng cho mục đích hoà bình. Hiệp định tuyên bố, các đất đai từ phía nam vĩ tuyến 600N phải được bảo vệ để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học quốc tế. Sự gìn giữ và bảo vệ các nguồn tài nguyên sống là một cố gắng của các nước tham gia hiệp ước. Nội dung chính của hiệp ước bao gồm:  Cấm các hoạt động quân sự.  Bảo vệ môi trường vùng Nam Cực.  Khuyến khích việc nghiên cứu khoa học.  Thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ Nam Cực khỏi tác động xấu của con người. 14 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu khái quát về quá trình phát hiện và nghiên cứu châu Nam Cực. Những khó khăn trong việc nghiên cứu châu Nam Cực trước đây và hiện nay như thế nào? 2. Trình bày cấu trúc địa chất và đặc điểm địa hình của lục địa Nam Cực. Cấu trúc địa chất như vậy ảnh hưởng tới địa hình như thế nào? 3. Nêu đặc điểm chung về điều điện khí hậu và giới sinh vật của châu Nam Cực. Việc nghiên cứu châu Nam Cực có ý nghĩa gì? 15 CHƯƠNG 2. CHÂU ĐẠI DƯƠNG Mục tiêu: - Biết cách sử dụng và nắm vững các thao tác sử dụng bản đồ treo tường. - Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với các thành phần kinh tế xã hội khác. A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG 2.1. Phạm vi, vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của các lãnh thổ thuộc châu Đại Dương. Từ trước đến nay, các tài liệu địa lí trước đây xác định rằng: các lãnh thổ nằm ở
Tài liệu liên quan