Bài giảng Dinh dưỡng động vật - Chương 5: Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn

Tiêu chuẩn ăn Là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm. Nội dung của tiêu chuẩn ăn:  Nhu cầu năng lượng: DE, ME, NE; kcal, KJ /ngày.  Nhu cầu protein: CP, DP (g/ngày);  Nhu cầu axit amin (g/ngày);  Nhu cầu axit béo (a. linoleic g/ngày);  Nhu cầu các chất khoáng (g/ngày; mg/ngày)  Nhu cầu các Vitamin: UI/ngày; mg/ngày; µg/ngày

pdf32 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Dinh dưỡng động vật - Chương 5: Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN ĂN CHƯƠNG V: I. Khái niệm tiêu chuẩn, khẩu phần ăn 1. Tiêu chuẩn ăn Là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm. Nội dung của tiêu chuẩn ăn:  Nhu cầu năng lượng: DE, ME, NE; kcal, KJ /ngày.  Nhu cầu protein: CP, DP (g/ngày);  Nhu cầu axit amin (g/ngày);  Nhu cầu axit béo (a. linoleic g/ngày);  Nhu cầu các chất khoáng (g/ngày; mg/ngày)  Nhu cầu các Vitamin: UI/ngày; mg/ngày; µg/ngày Tiêu chuẩn một số chất dinh dưỡng cho trâu bò cày kéo ở các nước nhiệt đới (làm việc 8 giờ/ngày) Khối lượng (kg) Nhu cầu các chất dinh dưỡng, con/ngày ME (Mcal) Protein thô (g) Canxi (g) Photpho (g) Vitamin A (1000 UI) 300 14,1 483 10 10 10 350 16,3 553 12 12 12 400 18,2 600 13 13 13 450 20,2 678 14 14 14 Nguồn: L.C Kearl- Utah University, USA Tiêu chuẩn một số axit amin của lợn nái chửa (thức ăn có 90% vật chất khô) Tiêu chuẩn /ngày Khối lượng cơ thể lúc phối giống (kg) 125 150 175 200 200 200 Tăng trọng trong giai đoạn chửa (kg) 55 45 40 35 30 35 Dự đoán số con trong lứa đẻ 11 12 12 12 12 14 DE ăn vào, kcal (ước tính) 6660 6265 6405 6535 6115 6275 Lysine (g) 9,7 9,0 8,7 8,4 7,9 8,5 Methionine (g) 2,7 2,5 2,4 2,3 2,2 2,3 Methionine + Cysteine (g) 6,4 6,1 6,1 6,0 5,7 6,1 Threonine (g) 7,3 7,0 6,9 6,9 6,6 7,0 Tryptophane (g) 1,9 1,8 1,7 1,7 1,6 1,7 Nguồn: NRC 1998 Tiêu chuẩn một số khoáng, vitamin của lợn nái (thức ăn có 90% vật chất khô) NRC 1998 Tiêu chuẩn /ngày Lợn nái chửa Nái nuôi con Canxi (g) 13,9 39,4 Photpho dễ hấp thu (g) 6,5 18,4 Natri 2,8 10,5 Sắt (mg) 148 420 Đồng (mg) 9,3 26,3 Vitamin A (UI) 7400 10500 Vitamin D3 (UI) 370 1050 Vitamin E (UI) 81 231 Vitamin B1 (mg) 1,0 1,0 Vitamin B6 (mg) 1,0 1,0 Tiêu chuẩn một số axit amin, khoáng của gà mái sinh sản hướng thịt (thức ăn có 90% VCK) NRC 1994 Tiêu chuẩn /ngày Đơn vị Tiêu chuẩn /ngày Protein thô gam 19,5 Lysine mg 765 Methionine mg 450 Methionine + Cysteine mg 700 Threonine mg 720 Tryptophan mg 190 Canxi (g) g 4,0 Photpho dễ hấp thu mg 350 Natri mg 150 Clo mg 185 2. Khẩu phần ăn Là hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn (nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm). Khẩu phần của gà Broiler 1-7 tuần tuổi (g/con/ngày) Tuần tuổi Thành phần (g) 1 2 3 4 5 6 7 Ngô 7.50 14.53 23.02 30.79 37.15 41.32 45.14 Lúa mì 0.87 1.68 2.66 3.55 7.51 8.36 9.13 Đại mạch không vỏ 1.04 2.01 3.19 4.26 6.19 6.88 7.52 Khô đỗ tương ép 4.12 7.98 12.64 16.91 17.33 19.27 21.05 Khô hướng dương ép 0 0 0 0 2.39 2.65 2.90 Nấm men 0.95 1.85 2.93 3.91 4.86 5.41 5.91 Sữa bột gầy 0.52 1.01 1.59 2.13 0 0 0 Bột cá 0.87 1.68 2.66 3.55 3.54 3.93 4.30 Bột thịt –xương 0.35 0.67 1.06 1.42 2.39 2.65 2.90 Dầu thực vật 0.67 1.31 2.07 2.77 5.13 5.70 6.23 CaCO3 0.04 0.08 0.13 0.18 0.18 0.20 0.21 Muối ăn 0.02 0.05 0.07 0.10 0.14 0.16 0.17 Tricanxiphotphat 0.14 0.27 0.42 0.57 0.53 0.59 0.64 II. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn 1. Nguyên tắc khoa học:  Khẩu phần ăn phải đáp ứng:  Đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thỏa mãn tiêu chuẩn ăn;  Đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng;  Có khối lượng thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hóa của vật nuôi.  Để ước tính lượng thức ăn mà vật nuôi có thể thu nhận (theo VCK), dùng công thức:  Trâu, bò thịt, cày kéo: VCK thu nhận = (0,025 ÷ 0,03)W  Bò sữa: VCK thu nhận = 0,025W + 0,1S % VCK thu nhận = 4,048 - 0,00387W + 0,0584 FCM  Lợn: VCK thu nhận = 0,025W  Ngựa: VCK thu nhận = 0,02W Trong đó: VCK thu nhận : lượng thức ăn (tính theo vật chất khô) tối đa có khả năng ăn (kg). W : khối lượng cơ thể (kg). S: sản lượng sữa thực tế (kg). FCM: sản lượng sữa tiêu chuẩn (kg). Khái niệm nồng độ (mật độ) năng lượng của khẩu phần  Nồng độ năng lượng của khẩu phần (NĐNLKP) là mức năng lượng trên một đơn vị khối lượng của khẩu phần đó (kcal, Mcal, MJ / kg thức ăn).  Để thiết lập khẩu phần ăn cho vật nuôi, thông thường xác định nồng độ năng lượng trên 1 kg vật chất khô của khẩu phần (kcal, Mcal, MJ / kg VCK). NĐNLKP = Tổng nhu cầu năng lượng Tổng kg VCK của khẩu phần  Giá thành một kg thức ăn khẩu phần hoàn chỉnh;  Giá thành 1000 kcal năng lượng trong khẩu phần;  Giá thành 100 g protein thô của khẩu phần. 2. Nguyên tắc kinh tế Khẩu phần ăn phải có giá hợp lý. Các chỉ tiêu đánh giá: 3. Các bước tiến hành khi lập khẩu phần: Bước 1: Xác định tiêu chuẩn, nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN); NRC (Mỹ); ARC (Anh); VNITIP (ВНИТИП - CHLB Nga) phù hợp với các giống, loài gia súc, gia cầm; giai đoạn sinh trưởng phát triển Bước 2: Lựa chọn các loại thức ăn để lập khẩu phần kèm theo thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và giá thành (phù hợp với từng loại đối tượng, lưu ý các loại thức ăn có sẵn tại các vùng, miền để đáp ứng yêu cầu kinh tế). Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần theo một trong một số phương pháp sau:  Phương pháp hình vuông Pearson;  Phương trình đại số;  Sử dung các phần mềm chuyên dụng như: Brill, Format, UFFDA, NRC, Ultramix Bước 4: Kiểm tra, hiệu chỉnh khẩu phần theo tiêu chuẩn ăn. Tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm Tên thức ăn Tỷ lệ tối đa (%) Tên thức ăn Tỷ lệ tối đa (%) Ngô 60 Cám lụa (ép dầu) 10-20 Cám lụa 25-40 Tấm gạo 40 Dầu, mỡ động vật 10 Cám gạo 10-20 Rỉ mật 5-10 Bột sắn 10-20 Bột Alfalfa 5 Bột cỏ hoà thảo 5 Bột lá keo dậu 4 Bột lá lạc 5 Nguồn: Singh, Panda 1988 Tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (tiếp) Tên thức ăn Tỷ lệ tối đa (%) Tên thức ăn Tỷ lệ tối đa (%) Khô dầu lạc nhân 20 Bột cá 10 Đỗ tương nghiền 40 Bột thịt 10 Khô dầu đỗ tương 40 Bột thịt - xương 5 Khô dầu hướng dương 20 Bột máu 3 Khô dầu vừng 20 Bã rượu khô 10 Khô dầu lanh 4 Bột nhộng tằm 6 Bột gluten ngô 15 Bột lông vũ 2 Bột mầm ngô 15 Khô dầu bông (khử gossipol) 5Nấm men khô 5 Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà broiler 0-4 tuần tuổi. Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của gà broiler 0-4 tuần tuổi.  ME: 3100 kcal/ kg thức ăn hỗn hợp  Protein thô: 23% trong thức ăn hỗn hợp Bước 2: Lựa chọn nguyên liệu để lập khẩu phần:  Nguyên liệu giàu năng lượng gồm: Ngô vàng, cám gạo, bột sắn, gạo tấm, sữa bột gầy, dầu thực vật.  Nguyên liệu giàu protein: Bột cá, khô đỗ tương.  Thức ăn bổ sung: Premix khoáng, premix vit., bột cỏ. Thành phần dinh dưỡng các loại nguyên liệu Nguyên liệu ME (kcal/kg) CP (%) Nguyên liệu ME (kcal/kg) CP (%) Ngô vàng 3330 8,9 Bột cá 3110 65 Cám gạo 2600 11,5 Khô đỗ tương 2900 45 Bột sắn 3150 4,4 Bột cỏ 1500 15,8 Gạo tấm 2900 9,5 Premix khoáng 0 0 Bột sữa gầy 2800 33,3 Premix vitamin 0 0 Dầu TV 8570 0 Bước 3: Lập khẩu phần theo phương pháp hình vuông Pearson  Xác định khối lượng các loại thức ăn bổ sung: premix khoáng, premix vitamin.  Các loại thức ăn này thường chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần (premix vitamin 0,5%; premix khoáng 1,5%). Như vậy, trong 100 kg thức ăn hỗn hợp, hai loại premix sẽ có khối lượng 2 kg.  Xác định khối lượng các loại thức ăn bị khuyến cáo sử dụng hạn chế:  Cám gạo: 5% = 5 kg/100kg TĂ hỗn hợp;  Sữa bột gầy: 3% = 3kg/100kg TĂ hỗn hợp;  Bột sắn: 10% = 10kg/100kg TĂ hỗn hợp;  Bột cỏ: 5% = 5 kg/100kg TĂ hỗn hợp . Như vậy:  Lượng protein trong các loại thức ăn trên là: 2,8 kg  Các loại thức ăn còn lại là: 100 – 25 = 75 kg.  Lượng protein còn thiếu là: 23 – 2,8 = 20,2 kg  Lượng protein thiếu đó do 75 kg thức ăn còn lại mang lại → hàm lượng CP trong 75 kg hỗn hợp đó là: 20,2 x 100 / 75 = 26,93 %  Chia các loại thức ăn còn lại thành hai hỗn hợp:  Hỗn hợp 1: thức ăn giàu năng lượng: ngô, gạo tấm.  Hỗn hợp 2: thức ăn giàu protein: bột cá, khô đỗ tương Hỗn hợp 1: sử dụng theo tỷ lệ 75% Ngô; 25% gạo tấm Hỗn hợp 1 có hàm lượng Protein là: (3 x 8,9 + 9,5) / 4 = 9,05% Hỗn hợp 2: Sử dụng theo tỷ lệ 75% khô dầu; 25% bột cá. Hỗn hợp 2 có hàm lượng Protein là: ( 3 x 45 + 65) / 4 = 50 % Tính toán bằng phương pháp hình vuông Pearson Hỗn hợp 1: % CP: 9,05 Hỗn hợp 2: % CP: 50 26,93 17,88 23,07+17,88 23,07 23,07+17,88 Khối lượng hỗn hợp 1 (M1) trong hỗn hợp hoàn chỉnh: M1 = 23,07 x 75 = 42,25 kg23,07+17,88 Khối lượng hỗn hợp 2 (M2) trong hỗn hợp hoàn chỉnh: M2 = 75 – 42,25 = 32,75 kg Tính toán bằng phương trình đại số Dựa vào kết quả ở trên, có hai phương trình: M1 + M2 = 75 0,0905 M1 + 0,5 M2 = 20,2 Giải 2 phương trình trên ta có: M1 = 42,25 kg M2 = 32,75 kg Như vậy:  Lượng ngô trong hỗn hợp 1 là: 42,25 x 0,75 = 31,7 kg  Lượng gạo tấm trong hỗn hợp 1 là: 42,25 – 31,7 = 10,55 kg  Lượng khô đỗ tương trong hỗn hợp 2 là: 32,75 x 0,75 = 24,56 kg  Lượng bột cá trong hỗn hợp 2 là: 32,75 – 24,56 = 8,19 kg Bước 4: Kiểm tra, hiệu chỉnh khẩu phần. Giá trị dinh dưỡng của 1 kg TĂ hỗn hợp dự kiến Nguyên liệu ME (kcal/kg) CP (%) % trong KP % CP trong TĂ ME (kcal/kg TĂ) Ngô vàng 3330 8.9 31.70 2.82 1055.61 Cám gạo 2600 11.5 5.00 0.58 130.00 Bột sắn 3150 4.4 10.00 0.44 315.00 Gạo tấm 2900 9.5 10.55 1.00 305.95 Bột sữa gầy 2800 33.3 3.00 1.00 84.00 Bột cá 3110 65 8.20 5.33 255.02 Khô đỗ tương 2900 45 24.55 11.05 711.95 Bột cỏ 1500 15.8 5.00 0.79 75.00 Premix khoáng 0 0 1.50 0.00 0.00 Premix vitamin 0 0 0.50 0.00 0.00 TỔNG CỘNG     100.00 23.00 2932.53  Đối chiếu với tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà broiler 0-4 tuần tuổi, ta thấy:  % CP = 23.00% - đạt yêu cầu.  Nồng độ năng lượng = 2932,5 kcal - còn thấp hơn tiêu chuẩn (3100 Kcal/kg) là 167,5 kcal/kg thức ăn.  Cần phải điều chỉnh khẩu phần để đạt được hàm lượng năng lượng thích hợp, bằng cách sử dụng dầu thực vật có hàm lượng năng lượng cao hơn (8570kcal/kg) thay cho bột sắn có hàm lượng năng lượng thấp hơn (3150kcal/kg).  1kg dầu thực vật có hàm lượng năng lượng cao hơn 1kg bột sắn là: 8570 Kcal - 3150 Kcal = 5420 Kcal.  Nếu thay bột sắn bằng dầu thực vật ta cần một lượng dầu là: 167,5 Kcal : 5420 Kcal = 0,031kg dầu  Như vậy, lúc này lượng bột sắn trong thức ăn hỗn hợp chỉ còn: 10,0% - 3,1% = 6,9%  Trong thức ăn hỗn hợp sẽ có thêm 3,1% dầu thực vật.  Khi đó, giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp sẽ là: Nguyên liệu ME (kcal/kg) CP (%) % trong KP % CP trong TĂ ME (kcal/kg TĂ) Ngô vàng 3330 8.9 31.7 2.8213 1055.61 Cám gạo 2600 11.5 5 0.575 130 Bột sắn 3150 4.4 6.9 0.3036 217.35 Gạo tấm 2900 9.5 10.5 0.9975 304.5 Bột sữa gầy 2800 33.3 3 0.999 84 Bột cá 3110 65 8.8 5.72 273.68 Khô đỗ tương 2900 45 24 10.8 696 Bột cỏ 1500 15.8 5 0.79 75 Dầu TV 8570 0 3.1 0 265.67 Premix khoáng 0 0 1.5 0 0 Premix vitamin 0 0 0.5 0 0 TỔNG 100 23.0064 3101.81 Giá trị dinh dưỡng của 1 kg TĂ hỗn hợp hoàn chỉnh Bài tập 1. Lập khẩu phần ăn cho bò tiết sữa, giống Hà lan thuần có khối lượng 450 kg, nuôi chăn thả, kỳ tiết sữa thứ 1, sản lượng sữa 12 kg/ngày; tỷ lệ mỡ sữa: 3,6%. Các loại thức ăn sử dụng: Thức ăn VCK (%) ME(kcal/kg VCK) Cỏ voi 20 2150 Rơm 90 1500 Thức ăn hỗn hợp cho bò sữa 87 2900 Bột sắn 91 3000 2. Lập công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn sinh trưởng, khối lượng 65 kg, lượng nạc tích lũy: 550 g/ngày; tăng trọng 700 g/ngày. Nuôi trong mùa đông với nhiệt độ chuồng nuôi trung bình là 12,5oC. Biết BV của protein khẩu phần là 70% và tỷ lệ tiêu hoá của protein thức ăn là 80%; ở lợn ME = 96% DE. Sử dụng premix khoáng-vitamin 1%.
Tài liệu liên quan