Thiết kế hệ thống là việc chuyển đặc tả hệ thống mức logic thành
đặc tả hệ thống mức vật lý.
Đầu vào của công việc thiết kế hệ thống bao gồm:
– Đặc tả logic hệ thông có được từ giai đoạn phân tích (biểu đồ luồng
dữ liệu logic của hệ thống mới, các đặc tả chức năng, mô hình dữ
liệu logic (mô hình quan hệ), từ điển dữ liệu,…)
– Các yêu cầu, ràng buộc về vật lý cụ thể: Phần cứng, môi trường (hệ
điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu), các tài nguyên, các yêu cầu
về thời gian thực hiện, thời gian trả lời, . . .
Đầu ra của hệ thống bao gồm:
– Một kiến trúc tổng thể của hệ thống
– Tổ chức vật lý của cơ sở dữ liệu
– Các hình thức trao đổi trên biên của hệ thống: Mẫu thu thập thông
tin, tài liệu xuất, giao diện người-máy
– Các kiểm soát, phục hồi dữ liệu
– Cấu trúc chương trình theo các modul
Các giai đoạn trong quá trình thiết kế:
– Thiết kế tổng thể;
– Thiết kế chi tiết.
59 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin - Chương 5: Thiết kế hệ thống mới - Lê Văn Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MỚI
Thiết kế hệ thống là việc chuyển đặc tả hệ thống mức logic thành
đặc tả hệ thống mức vật lý.
Đầu vào của công việc thiết kế hệ thống bao gồm:
– Đặc tả logic hệ thông có được từ giai đoạn phân tích (biểu đồ luồng
dữ liệu logic của hệ thống mới, các đặc tả chức năng, mô hình dữ
liệu logic (mô hình quan hệ), từ điển dữ liệu,)
– Các yêu cầu, ràng buộc về vật lý cụ thể: Phần cứng, môi trường (hệ
điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu), các tài nguyên, các yêu cầu
về thời gian thực hiện, thời gian trả lời, . . .
Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MỚI
Đầu ra của hệ thống bao gồm:
– Một kiến trúc tổng thể của hệ thống
– Tổ chức vật lý của cơ sở dữ liệu
– Các hình thức trao đổi trên biên của hệ thống: Mẫu thu thập thông
tin, tài liệu xuất, giao diện người-máy
– Các kiểm soát, phục hồi dữ liệu
– Cấu trúc chương trình theo các modul
Các giai đoạn trong quá trình thiết kế:
– Thiết kế tổng thể;
– Thiết kế chi tiết.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ
5.1.1. Mục đích
Mục đích của thiết kế tổng thể là nhằm đưa ra một kiến trúc tổng
thể của hệ thống. Kiến trúc này thể hiện:
– Sự phân chia hệ thống thành các hệ thống con
– Sự phân chia ranh giới giữa phần thực hiện bởi máy tính và phần
thực hiện bằng thủ công trong mỗi hệ thống con.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con
Một hệ thống con là một sự gom nhóm các chức năng (hay
chương trình) trong hệ thống xung quanh một nhiệm vụ hay theo một
mục đích nào đó.
– Mục đích của việc phân chia là nhằm giảm thiểu sự phức tạp, cồng
kềnh, dễ kiểm soát và bảo trì.
– Sự phân chia được thực hiện ngay trên biểu đồ luồng dữ liệu. Ta
dùng đường nét đứt để phân chia ranh giới giữa các hệ thống con.
Thông thường mỗi chức năng trong DFD mức cao đại diện cho một
hệ thống con.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con
Tuy nhiên sự phân chia đó phải được xem xét dựa trên hai tiêu chuẩn:
Tính kết dính (cohension): Là sự gắn bó về logic hay về mục
đích của các chức năng trong cùng một hệ thống con. Sự kết
dính của các chức năng trong cùng một hệ thống con càng chặt
chẽ càng tốt.
Tính ghép nối (coupling): Là sự trao đổi thông tin và tác động lẫn
nhau giữa các hệ thống con. Sự ghép nối giữa các hệ thống con
càng lỏng lẻo, càng đơn giản càng tốt.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con (tiếp)
Việc phân chia không chỉ căn cứ vào chức năng mà còn có nhiều
căn cứ khác, như:
Theo thực thể: Nhóm các chức năng liên quan đến một hay một số
kiểu thực thể vào một hệ thống con.
Ví dụ:
Hệ thống con "Khách hàng" gồm các chức năng liên quan đến
kiểu thực thể khách hàng như xử lý đơn đặt hàng, làm hoá đơn, phát
hàng, thanh toán, xử lý nợ.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con (tiếp)
Theo sự kiện giao dịch: Nhóm các chức năng được kích hoạt khi có
một sự kiện nào đó xảy ra.
Ví dụ:
Khi có một đơn đặt hàng đến, các chức năng ghi nhận đơn, xử lý
đơn hàng, kiểm tra khả năng đáp ứng của kho hàng, . . .
Theo trung tâm biến đổi: Nhóm các chức năng có liên quan cộng tác
với nhau để thực hiện một tính toán hay một sự biến đổi thông tin đặc
biệt nào đó.
Ví dụ:
Hệ tính lương, hệ làm báo cáo theo định kỳ,
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.2. Phân chia hệ thống thành các hệ thống con (tiếp)
Theo thực tế: Việc nhóm có thể dựa trên các lý do:
Vị trí địa lý của cơ quan
Cấu trúc kinh doanh của cơ quan
Sự tồn tại của phần cứng
Trình độ của đội ngũ cán bộ
Phân công trách nhiệm công tác
Thuận lợi cho bảo mật
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.3. Phân định phần thực hiên thủ công với phần thực
hiện bằng máy tính, xây dựng biểu đồ luồng hệ thống
5.1.3.1. Mục đích
Mục đích của phần này là cần xác định rõ chức năng nào do máy
tính thực hiện, chức năng nào do con người thực hiện và kho dữ liệu
nào được lưu trên máy tính, kho nào vẫn được quản lý bằng tay.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.3.2. Cách phân chia
a, Đối với các chức năng xử lý
Xem xét từng chức năng trong biểu đồ luồng dữ liệu để quyết định
chức năng nào thực hiện bằng máy tính, chức năng nào thực hiện
bằng thủ công. Về nguyên tắc, càng nhiều chức năng thực hiện bằng
máy tính càng tốt. Tuy nhiên, những giải pháp lựa chọn để thực hiện
phải khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ của người sử
dụng. Việc phân định này mang tính trực quan, kinh nghiệm nhiều hơn
là có quy tắc rõ ràng.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.3.2. Cách phân chia
a, Đối với các chức năng xử lý
Khi xét các chức năng có hai khả năng xảy ra:
– Một chức năng sẽ được quyết định chuyển trọn vẹn sang phần thực
hiện bằng máy tính hoặc thủ công. Ta giữ nguyên tên của nó.
– Một chức năng cần tách một phần xử lý bằng máy tính, một phần
xử lý thủ công. Ta phân rã tiếp để làm rõ. Chọn tên thích hợp cho
các chức năng mới.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.3.2. Cách phân chia
b, Đối với các kho dữ liệu
Xét lần lượt từng kho dữ liệu có mặt trong biểu đồ luồng dữ liệu.
Các kho dữ liệu chuyển sang thực hiện bằng Máy tính sẽ tiếp tục có
mặt trong mô hình để sau này trở thành các tệp dữ liệu. Các kho còn lại
sẽ bị loại ra khỏi mô hình và sau này sẽ có các sổ sách, tài liệu thực
hiện bằng tay.
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
5.1.3.3. Xây dựng biểu đồ luồng hệ thống
Trên biểu đồ luồng dữ liệu logic của hệ thống mới (mức cơ sở) ta dùng
đường nét đứt để phân chia phần thực hiện bằng máy tính và thủ công.
Các kho dữ liệu thực hiện bằng tay bị loại bỏ, các kho còn lại sẽ là tệp
dữ liệu.
Các chức năng thực hiện bằng máy tính cần xác định:
– Phương thức xử lý thông tin (xử lý tương tác, xử lý theo lô, xử lý trực
tuyến,)
– Đối tượng thực hiện, phương tiện, công cụ sử dụng
– Nội dung xử lý (thuật toán, công thức)
– Nơi thực hiện
5.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ (tiếp)
Ví dụ:
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
5.2.1.1. Đại cƣơng
Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý là quá trình chuyển mô hình dữ liệu
logic thành các đặc tả dữ liệu vật lý phù hợp với điều kiện thiết bị, môi
trường cụ thể và nhu cầu sử dụng. Nó bao gồm 2 nội dung: Chọn công
nghệ lưu trữ và quản lý dữ liệu và chuyển mô hình dữ liệu logic thành
thiết kế vật lý và xác định phương án cài đặt.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý (tiếp)
5.2.1.2. Đầu vào
– Mô hình dữ liệu logic
– Từ điển dữ liệu (các bảng mô tả chi tiết tài liệu)
– Mô tả yêu cầu sử dụng dữ liệu (loại, số lượng, vị trí, thời gian, cách
dùng)
– Mong đợi của người dùng về sử dụng, tích hợp dữ liệu
– Mô tả về công nghệ và thiết bị sử dụng
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý (tiếp)
5.2.1.3. Nội dung thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
a. Thiết kế các trường
Ở mức vật lý, một trường được đồng nhất với một thuộc tính trong
mô hình dữ liệu logic. Trường là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà một phần
mềm hệ thống nhận ra và thao tác .
Các yêu cầu về việc thiết kế các trường
– Tiết kiệm không gian nhớ (kiểu, độ rộng)
– Biểu diễn được mọi giá trị có thể (kiểu, định dạng)
– Cài đặt các ràng buộc toàn vẹn của dữ liệu
– Đặt giá trị mặc định (Default) để giảm thiểu thời gian nhập dữ liệu
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý (tiếp)
b. Thiết kế các tệp
Các loại tệp
Một hệ thống thông tin thường sử dụng các loại tệp dưới đây:
– Tệp dữ liệu (data file): tệp chứa các dữ liệu nghiệp vụ. Loại tệp này
luôn tồn tại và nội dung được cập nhật thường xuyên.
– Tệp tham chiếu từ bảng (lookup table file): tệp chứa các dữ liệu
được lấy từ các bảng dữ liệu. Những tệp này thường sử dụng trong
các trường hợp lấy dữ liệu nhanh để kết xuất thông tin.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý (tiếp)
– Tệp giao dịch ( transaction file): là tệp dữ liệu tạm thời phục vụ cho
các hoạt động hàng ngày của tổ chức. Tệp này thường được thiết
kế để phục vụ việc xử lý nhanh các tình huống có thể xảy ra.
– Tệp làm việc (work file): tệp tạm thời để lưu kết quả trung gian, tệp
này tự động xoá đi khi không cần thiết.
– Tệp bảo vệ (protection file): tệp được thiết kế để lưu trữ các tệp
khác nhau có nguy cơ bị sai hỏng trong quá trình làm việc.
– Tệp lịch sử (history file): tệp chứa những dữ liệu cũ hiện không sử
dụng, nhưng có thể sử dụng để làm một việc gì đó khi cần thiết.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý (tiếp)
Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế tệp
– Lấy dữ liệu nhanh
– Sử dụng hiệu quả không gian nhớ
– Tránh sai sót và mất dữ liệu
– Tối ưu hóa tổ chức tệp
– Đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng dữ liệu
– An toàn, bảo mật
Ghi chú: Để đáp ứng các yêu cầu trên, trong một số trường hợp ta phải
phá chuẩn của các lược đồ quan hệ để tiện cho việc cài đặt.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý (tiếp)
Công cụ sử dụng
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.2. Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin và tài liệu xuất (Report)
+ Các biểu mẫu thu thập thông tin:
Khung để điền
Các trường hợp để chọn
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.2. Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin và tài liệu xuất
+ Các phương tiện xuất thông tin:
Màn hình
Máy in
Đĩa
+ Các loại tài liệu xuất:
Các biểu mẫu thu thập thông tin: Tờ khai, phiếu điều tra
Các tài liệu xuất thông tin: Bảng biểu thống kê, tổng hợp; các
chứng từ giao dịch (đơn hàng, hoá đơn, . . .)
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.2. Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin và tài liệu xuất
+ Yêu cầu về thiết kế tài liệu xuất:
Tài liệu xuất ra phải đầy đủ các thông tin cần thiết
Các thông tin phải chính xác
Tài liệu phải dễ hiểu, dễ sử dụng.
+ Cách trình bày tài liệu xuất: Tài liệu xuất thường gồm 3 phần chính:
Đầu: Tên cơ quan chủ quản, tên tài liệu
Thân: Gồm các thông tin cần xuất ra. Các thông tin thường
được gom thành nhóm theo các mối quan hệ, sắp xếp theo thứ
tự: Thứ tự ưu tiên, thứ tự quen dùng, . . .
Cuối: Ngày lập tài liệu và chữ ký của những người có trách
nhiệm
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3. Thiết kế giao diện (Form)
5.2.3.1. Đại cƣơng về thiết giao diện
+ Mục đích sử dụng màn hình: Màn hình được sử dụng để đối thoại
giữa người và máy. Đặc điểm của kiểu đối thoại này là: Vào/ra gần
nhau (có thể xen kẽ), thông tin cần đến là tối thiểu (cần đâu lấy đấy,
không cần dự trữ)
+ Các hình thức đối thoại trên màn hình:
Câu lệnh, câu nhắc: Máy hỏi, người đáp.
Ví dụ: Tên khách hàng? Nguyễn An
Điền mẫu: Người dùng điền thông tin vào ô trống.
Ví dụ: Họ tên: .........................
Đơn chọn: Người dùng chọn một việc trong các việc đã được
liệt kê.
Biểu tượng: Tăng tính trực quan
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3. Thiết kế giao diện
5.2.3.1. Đại cƣơng về thiết giao diện và thực đơn
+ Yêu cầu thiết kế:
Màn hình phải sáng sủa
Thể hiện rõ cái được yêu cầu và cái cần làm.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3. Thiết kế giao diện
Ví dụ:
Một thiết
kế tồi
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3. Thiết kế giao diện
Ví dụ:
Một thiết
kế tốt
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3. Thiết kế giao diện
+ Kỹ thuật thiết kế:
– Tổ chức dữ liệu:
Theo thứ tự nhận được nói chung
Theo tần số sử dụng
Theo tính quan trọng
– Quyết định phương pháp chuyển đổi miền dữ liệu: Tự động hoặc
nhấn bằng tay đến miền tiếp theo.
– Quyết định các quy tắc soạn thảo:
Có khả năng sữa lỗi ngay khi nhập dữ liệu
Cung cấp phương tiện soạn thảo tại các điểm ngắt tự nhiên
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3. Thiết kế giao diện và thực đơn
+ Kỹ thuật thiết kế:
Màn hình đối thoại:
– Sử dụng các thông báo ngắn, có ý nghĩa
– Ở mỗi thời điểm chỉ đề cập đến một khái niệm
Màn hình thực đơn:
– Thực đơn phải phân cấp
– Không nên quá nhiều chức năng trên một màn hình
– Có thể ra ở bất kỳ chỗ nào
– Truy nhập nhanh, thuận tiện.
+ Sử dụng màu
Nên dùng các màu khác nhau nhưng không nên dùng quá nhiều
màu. Các màu phải hoà hợp.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3.2. Xác định các giao diện
a, Xác định các giao diện nhập dữ liệu
Đầu vào: Mô hình thực thể liên kết
Đầu ra: Tập các giao diện nhập dữ liệu
Cách tiến hành:
– Mỗi thực thể xác định một giao diện
– Mỗi liên kết thực thể bậc lớn hơn 2, bậc 2 liên kết N - N hay bậc 2
có thuộc tính ta xác định một giao diện
– Phác họa giao diện
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3.2. Xác định các giao diện
a, Xác định các giao diện nhập dữ liệu
Ví dụ:
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3.2. Xác định các giao diện
b, Xác định các giao diện xử lý
Đầu vào: Biểu đồ luồng hệ thống
Đầu ra: Tập các giao diện xử lý
Cách tiến hành:
– Mỗi chức năng thực hiện bằng máy tính xác định một giao diện xử
lý
– Nhóm các chức năng không có luồng từ bên ngoài vào với các
giao diện có luồng đến hay từ nó đến để xác định một giao diện xử
lý cho nhóm chức năng này.
– Phác họa giao diện
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.3.2. Xác định các giao diện
c, Tích hợp giao diện
Đầu vào: Các giao diện nhập liệu và xử lý
Đầu ra: Tập các giao diện đã được tích hợp
Cách tiến hành:
– Loại đi các giao diện trùng lặp
– Hợp nhất một số giao diện có các thao tác tương tác liên quan chặt
chẽ với nhau (sử dụng chung nguồn dữ liệu, xử lý liên tục, sử dụng
kết quả của nhau,..)
– Phác họa giao diện nhận được
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.4. Thiết kế các đối thoại
Quá trình thiết kế một trình tự tổng thể để người dùng theo đó
tương tác với hệ thống gọi là thiết kế đối thoại. Một đối thoại là một
trình tự từ khi thông tin được hiển thị cho đến khi người dùng nhận
được nó. Vai trò của thiết kế là lựa chọn các phương pháp và thiết bị
thích hợp, xác định các điều kiện cần thiết để thông tin được hiển ra
ngoài và người dùng nhận được nó.
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.4. Thiết kế các đối thoại
Thiết kế trình tự đối thoại
- Cần hiểu được người sử dụng có
thể tương tác với hệ thống như thế
nào (hiểu rõ về người sử dụng, về
nhiệm vụ đặt ra, về công nghệ và
các đặc trưng của môi trường)
- Chuyển các hoạt động đó vào biểu
đồ đối thoại.
Ký pháp
Các thành phần trong biểu đồ đối thoại
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.4. Thiết kế các đối thoại
Ví dụ:
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.5. Đặc tả thiết kế
Tổng quan
– Tên giao diện/ đối thoại
– Đặc trưng người sử dụng (ai là người dùng)
– Đặc trưng của nhiệm vụ (mục đích gì)
– Đặc trưng của hệ thống (các phần mềm hệ thống)
– Đặc trưng của môi trường (tương tác với hệ ngoài nào)
Mẫu thiết kế
– Mẫu thiết kế giao diện/đối thoại
– Biểu đồ trình tự đối thoại và mô tả thao tác sử dụng
– Các bảng dữ liệu liên quan
– Các quy trình, công thức xử lý
– Định dạng kết quả ra (màn hình, máy in, lưu trữ,...)
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.5. Đặc tả thiết kế
Kiểm thử và đánh giá tính khả dụng
– Kiểm thử mục tiêu
– Kiểm thử các thủ tục
– Kiểm thử kết quả (thời gian học, tốc độ hoàn thành, tỷ lệ lỗi, thời
gian còn nhớ được sau lần sử dụng cuối cùng, sự thõa mãn của
người dùng)
5.2. THIẾT KẾ CHI TIẾT
5.2.5. Đặc tả thiết kế
Ví dụ:
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.1. Đại cƣơng
Thiết kế chương trình là quá trình thiết kế nội dung chương trình
(không phải lập trình).
Đầu vào:
– Biểu đồ luồng hệ thống (biểu đồ luồng dữ liệu với các chức năng
xử lý bằng máy tính)
– Các quyết định về giao diện, kiểm soát và CSDL thu được ở bước
thiết kế chi tiết
Đầu ra
Một mô tả về nội dung các chương trình sẽ được cài đặt, bao gồm:
– Một lược đồ chương trình cho mỗi hệ thống con
– Đặc tả nội dung của từng môđun
– Đóng gói các môđun trong lược đồ chương trình thành các chương
trình hay môđun tải
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.1. Đại cƣơng
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là:
– Phân định các Mô đun chương trình
– Xác định mối liên hệ giữa các Mô đun chương trình đó (thông qua
lời gọi và các thông tin trao đổi)
– Đặc tả các mô đun chương trình
– Đóng gói các mô đun thành chương trình (mô đun tải)
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.2. Mô đun chƣơng trình
Một mô đun chương trình là có thể là: Procedure, Function,Unit,
Class,
Một modul chương trình gồm 4 đặc trưng cơ bản:
Vào/Ra:
– Vào: Thông tin từ chương trình gọi nó.
– Ra: Thông tin trả lại cho chương trình gọi nó.
Chức năng làm biến đổi từ VàoRa
Cơ chế: Phương thức cụ thể để thực hiện chức năng trên.
Dữ liệu cục bộ: Vùng nhớ, dữ liệu dùng riêng cho nó.
Ngoài ra ta cũng cần quan tâm đến các yếu tố: Tên môđun, bộ nhớ cần
thiết, .
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.3. Lƣợc đồ chƣơng trình (structure chart)
Lược đồ chương trình là một biểu diễn dưới dạng đồ thị của các
môđun cùng với các giao diện giữa các môđun đó.
Các thành phần của lƣợc đồ chƣơng trình
Các mô đun: mô đun được biểu diễn bằng hình chữ nhật trong đó có
ghi tên mô đun.
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.3. Lƣợc đồ chƣơng trình (structure chart)
Kết nối các modul: Thể hiện lời gọi, biểu diễn bằng mũi tên
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.3. Lƣợc đồ chƣơng trình (structure chart)
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.3. Lƣợc đồ chƣơng trình (structure chart)
Thông tin trao đổi giữa các mô đun
Các thông tin được gửi đi kèm với lời gọi (truyền tham số) và các
thông tin trả về sau khi kết thúc modul được thể hiện bằng các mũi tên
nhỏ dọc theo cung biểu diễn lời gọi, có kèm theo tên thông tin.
Ví dụ:
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thành lƣợc đồ chƣơng trình
a) Yêu cầu
– Ứng với mỗi DFD của một hệ thống con, phải lập một lược đồ
chương trình tương ứng
– Nhiệm vụ của mọi chức năng xử lý thực hiện bằng máy tính trong
DFD phải được chuyển hết vào các môđun chương trình của LCT
– Phải thêm các môđun vào/ra, các môđun điều khiển có nhiệm vụ
dẫn dắt quá trình xử lý
– Thiết lập các lời gọi giữa các môđun, phản ánh quá trình thực hiện
của chương trình.
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
b) Các phương thức định hướng cho việc chuyển đổi
Phƣơng thức theo biến đổi:
Dựa theo sự phát hiện trung tâm biến đổi thông tin trong DFD. Trung
tâm biến đổi thông tin bao gồm các chức năng góp phần thực sự và
chủ yếu vào nhiệm vụ biến đổi thông tin.
Các bước thực hiện:
Xác định trung tâm biến đổi. Phần còn lại bao gồm:
+ Các tuyến lấy thông tin vào, mỗi tuyến vào này xuất phát từ một nguồn phát,
qua một số bước biến đổi sơ bộ để cuối cùng trở thành một đầu vào của
trung tâm biến đổi
+ Các tuyến thông tin ra, mỗi tuyến xuất phát từ một đầu ra của trung tâm biến
đổi, qua một số bước biến đổi để đến một nơi nhận.
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
Ví dụ:
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
Vẽ 2 mức cao nhất của lược đồ chương trình
– Mức 1 là modul chính
– Mức 2 gồm các modul
Một modul vào cho mỗi luồng dữ liệu vào (trái)
Một modul ra cho mỗi luồng dữ liệu ra (phải)
Một modul cho trung tâm biến đổi (giữa)
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
Triển khai mỗi mô đun (vào, ra, biến đổi) ở mức trên thành các môđun
mức thấp hơn, làm xuất hiện dần các môđun tương ứng với các chức
năng xử lý trong DFD.
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
Phƣơng thức theo giao dịch:
Dựa vào sự phát hiện trung tâm giao dịch trong DFD. Trung tâm
giao dịch bao gồm chức năng phân loại dữ liệu vào cùng với các chức
năng tham gia vào quá trình xử lý cho từng loại dữ liệu.
Các bước thực hiện:
Phát hiện trung tâm giao dịch. Phần còn lại bao gồm:
– Một tuyến lấy thông tin vào, dẫn thông tin từ một nguồn phát, qua
một số chức năng biến đổi sơ bộ để đến chức năng phân loại
thuộc trung tâm giao dịch.
– Một số tuyến đưa thông tin ra, dẫn thông tin đưa ra từ các xử lý
theo từng trường hợp, qua một số chức năng để tới một số nơi
nhận.
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
5.3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH
5.3.4. Cách chuyển DFD thống thành lƣợc đồ chƣơng trình
Vẽ hai mức cao nhất của LCT:
– Mức 1: Một nhóm modul