Quá trình huy động vốn được kế toán ghi chép, theo dõi cụ thể
theo từng nguồn vốn khác nhau.
Kế toán ghi nhận, theo dõi nhằm cung cấp thông tin về tình hình
và sự biến động của từng loại, phục vụ cho công tác quản lí và sử
dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp cũng như bảo vệ tài sản.
Phần giá trị của tài sản được sử dụng vào quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh trong từng kì được biểu hiện dưới dạng các
khoản chi phí phát sinh Kế toán ghi chép tất cả các loại chi phí
phát sinh cũng như doanh thu trong kì để xác định kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
40 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 8: Tổ chức thông tin trong chu trình tài chính - Huỳnh Thị Hồng Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------
1
BÀI GIẢNG
TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
Tổ chức thông tin
trong chu trình tài chính
CHƯƠNG 8
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
- Chức năng của chu trình tài chính.
- Tổ chức thông tin về hoạt động huy động vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả.
- Tổ chức thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng và
mua sắm tài sản cố định.
- Tổ chức thông tin trong hạch toán tổng hợp và lập báo
cáo tài chính.
GIỚI THIỆU CHU TRÌNH TÀI CHÍNH
Chức năng tài chính trong một doanh nghiệp là huy động vốn và
sử dụng vốn nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: phát hành cổ phiếu
(nguồn vốn chủ sở hữu), hoặc phát hành trái phiếu, vay ngân
hàng (nợ phải trả).
Sử dụng vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp: tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn.
GIỚI THIỆU CHU TRÌNH TÀI CHÍNH
Quá trình huy động vốn được kế toán ghi chép, theo dõi cụ thể
theo từng nguồn vốn khác nhau.
Kế toán ghi nhận, theo dõi nhằm cung cấp thông tin về tình hình
và sự biến động của từng loại, phục vụ cho công tác quản lí và sử
dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp cũng như bảo vệ tài sản.
Phần giá trị của tài sản được sử dụng vào quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh trong từng kì được biểu hiện dưới dạng các
khoản chi phí phát sinh Kế toán ghi chép tất cả các loại chi phí
phát sinh cũng như doanh thu trong kì để xác định kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
GIỚI THIỆU CHU TRÌNH TÀI CHÍNH
Mối quan hệ giữa
chức năng tài chính và
chức năng kế toán
GIỚI THIỆU CHU TRÌNH TÀI CHÍNH
Hê ̣ thống thông tin kế toán trong chu trình tài chính bao hàm tất cả
các mặt hoạt động, các chức năng của doanh nghiệp.
- Các hoạt động thuộc chức năng bán hàng và thu tiền tách riêng
thành chu trình doanh thu;
- Các hoạt động thuộc chức năng mua hàng và thanh toán thuộc
chu trình cung ứng;
- Các hoạt động sản xuất, kế toán chi phí sản xuất và xác định giá
thành cũng như giá vốn hàng bán thuộc chu trình chuyển đổi.
Các hoạt động còn lại trong chu trình tài chính bao gồm:
- Hoạt động huy động vốn.
- Hoạt động đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản cố định.
- Hệ thống kế toán tổng hợp - lập báo cáo tài chính.
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
NGUỒN VỐN CSH
Vốn góp
ban đầu
Lợi nhuận
để lại
Phát hành
CP mới
Các biên bản góp
vốn, QĐ thành lập
DN các sổ chi
tiết theo từng đối
tượng góp vốn.
“Sổ cổ đông” mở riêng cho mỗi loại cổ
phiếu phát hành, chi tiết thông tin của
từng cá nhân hoặc DN mua cổ phiếu
cung cấp thông tin cho việc theo
dõi cổ đông và thanh toán cổ tức.
tổ chức tập tin "Sổ cổ đông" để lưu
trữ và xử lí các nghiệp vụ phát hành
cổ phiếu.
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
Vay ngân
hàng
Tín dụng
thương mai
Phát hành
trái phiếu
Ghi chép, theo dõi
các khoản vay của
từng ngân hàng,
từng dự án trên các
sổ chi tiết vay ngân
hàng hoặc trên các
tập tin CSDL
Tín dụng thương
mại gắn liền với
quá trình mua hàng
hóa, vật tư, tài sản
nên được theo dõi
và kiểm soát trong
chu trình cung ứng.
“Sổ người giữ trái
phiếu” hoặc các
tập tin CSDL để
ghi chép các cá
nhân hoặc tổ chức
mua trái phiếu.
Xác định
nhu cầu
đầu tư
Lập luận
chứng
Ra quyết
định
đầu tư
Chuẩn bị
đầu tư
Thực
hiện
đầu tư
Bàn giao
đưa vào
sử dụng
Thanh
quyết toán
Hạch toán
chi phí
đầu tư
XDCB
Xác định
nguồn vốn
Mua
TSCĐ
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TSCĐ
Quy trình đầu tư hình thành TSCĐ
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TSCĐ
(1) Kế toán nguồn vốn đầu tư
(2) Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
(3) Quyết toán vốn đầu tư
Khi công trình hoàn thành hoặc TSCĐ mua về bàn giao đưa vào
sử dụng, các bên giao nhận phải lập Biên bản giao nhận TSCĐ,
kèm theo hồ sơ quyết toán công trình XDCB hoàn thành hoặc các
hợp đồng, hóa đơn mua tài sản cố định và các chứng từ liên quan
khác. Tại bộ phận kế toán TSCĐ, Thẻ tài sản cố định và Sổ tài
sản cố định toàn doanh nghiệp được sử dụng để quản lí, theo dõi
tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ.
Tên tập tin (bảng) Thuộc tính
Biên bản giao nhận TSCĐ
Số biên bản giao nhận, Ngày lập biên bản, Số quyết
định bàn giao, Bên giao, Bên nhận, Ngày giao nhận, Địa
điểm giao nhận
Chi tiết giao nhận
Số biên bản giao nhận, Mã TSCĐ, Tên TSCĐ, Nước sản
xuất, Năm sản xuất, Năm đưa vào sử dụng, Công suất,
Diện tích, Giá mua, Chi phí vận chuyển, Chi phí lắp đặt,
Chi phí chạy thử, Nguyên giá
Thẻ TSCĐ
Số thẻ TSCĐ, Mã TSCĐ, Mã đơn vị sử dụng, Tỉ lệ khấu
hao, Mức khấu hao, Khấu hao lũy kế
Biên bản thanh lí
Số biên bản thanh lí, Số quyết định thanh lí, Mã TSCĐ,
Ngày thanh lí, Chi phí thanh lí, Giá trị thu hồi
Cấu trúc các tập tin cơ sở dữ liệu trong hệ thống TSCĐ
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TSCĐ
Tên tập tin (bảng) Thuộc tính
Sửa chữa lớn
Số biên bản SCL, Mã TSCĐ, Số quyết định SCL, Đơn vị
sửa chữa, Ngày sửa chữa, Ngày hoàn thành
Chi tiết sửa chữa lớn
Số biên bản SCL, Tên chi tiết sửa chữa, Nội dung sửa
chữa, Giá dự toán, Chi phí sửa chữa thực tế
Nhật kí
Mã chứng từ, Số chứng từ, Ngày, Họ tên, Đơn vị, Diễn
giải
Chi tiết nhật kí
Mã chứng từ, Số chứng từ, Ngày, Số tiền, Tài khoản
Nợ, Tài khoản Có, Chi tiết tài khoản Nợ, Chi tiết tài
khoản Có
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TSCĐ
Cấu trúc các tập tin cơ sở dữ liệu trong hệ thống TSCĐ
Mối quan hệ giữa các tập tin theo dõi về TSCĐ
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TSCĐ
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TSCĐ
Mối quan hệ giữa các tập tin theo dõi về TSCĐ
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
1. Tô ̉ chức dữ liệu để hạch toán tổng hợp
2. Quy trình xử lí và cung cấp thông tin tổng hợp
3. Tính toán và cập nhật số dư của các tài khoản
4. Bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
5. Các phương án xử lí bút toán trùng
6. Kết chuyển dữ liệu trên các tài khoản tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Cập nhật các nội dung trên chứng từ vào kho thông tin chung
1. Tô ̉ chức dữ liệu để hạch toán tổng hợp
Tập tin Sổ cái
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Quy trình cập nhật và lưu chuyển dữ liệu trên
các tập tin trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
2. Quy trình xử lí và cung cấp thông tin tổng hợp
Quy trình xử lí tổng hợp tài khoản
theo phương án 1
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Quy trình xử lí tổng hợp tài khoản
theo phương án 2
Quy trình xử lí tổng hợp tài khoản
theo phương án 3
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Quy trình xử lí và cập nhật
dữ liệu theo phương án 3
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
3. Tính toán và cập nhật số dư của các tài khoản
4. Bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đồng thời hai loại
chứng từ, được lập hoặc xử lí bởi hai phần hành kế toán khác nhau
- Các NVKT phát sinh liên quan đồng thời tới tiền mặt và TGNH
- Các NVKT phát sinh liên quan đến chuyển tiền giữa 2 ngân hàng
- Các NVKT phát sinh liên quan đến mua bán ngoại tệ
- Các NVKT phát sinh liên quan đến mua hàng hóa, vật tư thanh toán
ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH
- Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến bán hàng hóa, vật tư, thành phẩm
nhận thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH:
- Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thanh toán tiền tạm ứng mua hàng
hóa, vật tư:
4. Bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
4. Bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Nếu tất cả các cặp chứng từ kế toán đều được các kế toán phần
hành định khoản đúng với bản chất của NVKT và nhập liệu vào
phần mềm để xử lí thì trong “kho thông tin chung” sẽ phát sinh
những cặp bút toán trùng nhau.
Khi phân tích, thiết kế và tổ chức sử dụng phần mềm kế
toán phải xây dựng cách thức xử lí các bút toán trùng sao
cho vừa giải quyết tốt vấn đề trùng lắp trong hạch toán
tổng hợp, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin
chi tiết, đồng thời thuận tiện cho kế toán các phần hành
trong khâu nhập và kiểm soát dữ liệu thuộc phạm vi trách
nhiệm mình phụ trách.
5. Phương án xử lí bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Phương án 1. Chỉ cập nhật vào phần mềm một trong hai loại
chứng từ. Nhận biết các cặp chứng từ trùng và phân công cho
từng kế toán phần hành trong việc nhập chứng từ:
+ Nghiệp vụ liên quan đồng thời đến chứng từ tiền mặt và
TGNH: Có thể quy định chỉ có kế toán tiền mặt cập nhật và định
khoản trên các chứng từ thu chi tiền mặt vào phần mềm.
+ Nghiệp vụ liên quan đến mua bán vật tư, hàng hóa
thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH: Có thể quy định kế
toán vật tư hàng hóa nhập và định khoản trên các chứng từ liên
quan đến nhập xuất vật tư hàng hóa, kế toán tiền mặt và TGNH
không nhập chứng từ thu chi tiền tương ứng .
Phương án xử lí bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Phương án 2: Cập nhật vào phần mềm cả hai chứng từ, nhưng
chỉ định khoản trên một chứng từ. Một số phần mềm cho phép kế
toán trưởng quy định và phân công cụ thể cho các kế toán phần
hành trong việc chọn (bằng cách “tick” vào một nút trên màn hình
nhập liệu) có cập nhật hay không các định khoản tổng hợp.
Trong trường hợp chứng từ được chọn cập nhật định khoản,
ngoài việc cập nhật các nội dung vào tập tin chi tiết những thông
tin về định khoản tổng hợp sẽ được cập nhật vào “kho thông tin
chung” phục vụ công tác hạch toán tổng hợp.
Phương án xử lí bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Phương án 3: Chỉ cập nhật vào phần mềm một trong hai loại chứng
từ, phần mềm sẽ tự động tạo ra chứng từ còn lại. Một số phần mềm
quy định một trong hai loại chứng từ buộc phải định khoản, cập
nhật vào “kho thông tin chung” và các tập tin chi tiết. Đồng thời
phần mềm sẽ tự động tạo ra chứng từ còn lại và nội dung của
chứng từ này chỉ được cập nhật vào tập tin chi tiết liên quan.
Ví dụ: NVKT liên quan đến mua bán vật tư, hàng hóa thanh toán
bằng tiền mặt/TGNH thì yêu cầu kế toán VT/HH nhập và định khoản
trên các chứng từ liên quan đến phiếu nhập/ xuất hoặc HĐBH. Sau
đó phần mềm sẽ tự động tạo ra các phiếu thu hoặc giấy báo có để
cập nhật vào các tập tin chi tiết tiền mặt/TGNH. Kế toán tiền
mặt/TGNH chỉ vào kiểm tra lại mà không cần phải nhập chứng từ.
Phương án xử lí bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Phương án 4: Sử dụng tài khoản trung gian
Phương án này thường được sử dụng phổ biến nhất, áp dụng
trong trường hợp việc mua bán được thanh toán ngay nhưng kế
toán vẫn sử dụng tài khoản trung gian là các tài khoản thanh toán
(phải thu khách hàng, phải trả cho người bán) để loại bỏ bút toán
trùng.
Trong trường hợp trùng giữa chứng từ tiền mặt và TGNH, kế toán
thường sử dụng tài khoản tiền đang chuyển để xử lí.
Phương án xử lí bút toán trùng trong hạch toán tổng hợp
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Phương án 5: Sử dụng kết hợp các phương án trên
Tùy thuộc và trình độ và sự am hiểu của sử dụng phần mềm kế
toán, cùng với việc khai thác thiết kế của phần mềm trong việc
xử lí các bút toán trùng, có thể kết hợp sử dụng linh hoạt các
phương pháp trên để đạt được mục đích là loại bỏ hoàn toàn
các bút toán trùng lắp trong hạch toán tổng hợp.
Phương án xử lí bút toán trùng theo trình tự ưu tiên
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Bước 1: Định khoản và nhập liệu toàn bộ chứng từ phát sinh
- Những nội dung định khoản tổng hợp được lưu trữ trong “kho
thông tin chung” phục vụ cho hạch toán tổng hợp.
- Những nội dung chi tiết liên quan đến các thuộc tính cụ thể của
các đối tượng được lưu trữ trên các tập tin biến động chi tiết theo
từng đối tượng làm cơ sở cho việc theo dõi và cung cấp các
thông tin chi tiết về từng đối tượng, đồng thời cho phép phần
mềm kế toán tự động đối chiếu kiểm tra chi tiết giữa các phần
hành.
Phương án xử lí bút toán trùng theo trình tự ưu tiên
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Bước 2: Loại bỏ các bút toán trùng theo thứ tự ưu tiên
Loại bỏ các định khoản trùng trong tập tin Chi tiết Nhật ký trước
khi tổng hợp theo từng tài khoản.
Tổ chức thêm trường “định khoản trùng” trong tập tin Chi tiết
Nhật kí, những định khoản trùng sẽ được đánh dấu .T. và sẽ
không được tổng hợp. Có thể đánh dấu những bút toán trùng khi
nhập chứng từ hoặc trước khi tổng hợp theo các tài khoản.
Mã chứng
từ
Số chứng
từ
Ngày Số tiền
Tài khoản
Nợ
Tài khoản Có
Định khoản
trùng
PT 03 15/08/nn 30.000.000 111 112 .F.
GBN 27 18/08/nn 30.000.000 111 112 .T.
Phương án xử lí bút toán trùng theo trình tự ưu tiên
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Phương án loại bỏ bút toán trùng một cách tự động thông qua
việc thiết lập các thứ tự ưu tiên của các chứng từ.
Nội dung cơ bản của phương án này là cho phép kế toán thiết
lập thứ tự ưu tiên của các chứng từ sẽ được tổng hợp và khai
báo cho phần mềm nhận biết. Các khai báo của kế toán sẽ
được lưu trữ trong một tập tin riêng. Tập tin này liên kết dữ
liệu với tập tin Chi tiết Nhật kí nhằm cho phép phần mềm tự
động xác định và đánh dấu các định khoản trùng.
Phương án xử lí bút toán trùng theo trình tự ưu tiên
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
Các định khoản trùng theo thứ tự ưu tiên có thể như sau:
1. Tất cả các chứng từ thu, chi tiền mặt tại quỹ bằng VNĐ được
ưu tiên tổng hợp toàn bộ, không cần phải kiểm tra để đánh dấu.
2. Các chứng từ thu, chi tiền mặt tại quỹ bằng ngoại tê ̣ phải
được kiểm tra để đánh dấu loại trừ những chứng từ có quan hệ
đối ứng với tiền mặt tại quỹ bằng VNĐ
3. Các chứng từ thu TGNH bằng VNĐ phải được kiểm tra để
đánh dấu loại trừ các chứng từ có quan hệ đối ứng với chi tiền
mặt tại quỹ, bao gồm cả chi VNĐ và chi ngoại tệ
Phương án xử lí bút toán trùng theo trình tự ưu tiên
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
4. Các chứng từ chi TGNH bằng VNĐ phải được kiểm tra để
đánh dấu loại trừ những chứng từ có quan hệ đối ứng với tiền
mặt tại quỹ và các chứng từ thu TGNH.
5. Các chứng từ thu, chi TGNH bằng ngoại tê ̣ phải được kiểm
tra để đánh dấu loại trừ những chứng từ có quan hệ đối ứng với
tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ và tiền mặt tại quỹ
6. Các chứng từ nhập xuất vật tư, hàng hóa, TSCĐ, HĐBH phải
được kiểm tra để đánh dấu loại trừ những chứng từ có quan hệ
đối ứng với tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
7. Các chứng từ thanh toán tiền tạm ứng phải được kiểm tra để
đánh dấu loại trừ những chứng từ có quan hệ đối ứng với tiền
mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và nhập kho vật tư, hàng hóa.
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
6. Kết chuyển dữ liệu trên các tài khoản tổng hợp
- Một số phần mềm kế toán hiện nay không cho phép tự động kết
chuyển.
In ra các tài khoản doanh thu và chi phí để biết được số phát
sinh của các tài khoản này, sau đó lập chứng từ ghi sổ để thực
hiện kết chuyển và nhập vào máy tính.
Sau khi thực hiện kết chuyển xong, các tài khoản chi phí, doanh
thu và xác định kết quả mới không còn số dư, lúc đó có thể in ra
các báo cáo tài chính và các sổ kế toán tổng hợp.
Phải thực hiện các bút toán phân bổ chi phí, trích trước chi phí,
tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, phân phối lợi nhuận, trích
lập dự phòng ...
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
6. Kết chuyển dữ liệu trên các tài khoản tổng hợp
Một số phần mềm kế toán cho phép thực hiện kết chuyển một cách
tự động.
Phần mềm đã mặc định số phát sinh trên các tài khoản nào sẽ
được kết chuyển vào tài khoản nào, theo trình tự tài khoản nào kết
chuyển trước, sau đó mới đến tài khoản nào được kết chuyển sau.
Phần mềm được thiết kế tốt sẽ cho phép khai báo các bút toán
kết chuyển
Người sử dụng chủ động khai báo kết chuyển SPS Nợ hoặc
SPS Có từ tài khoản nào đến tài khoản nào; thứ tự thực hiện bút
toán kết chuyển nào trước, bút toán nào sau, kết chuyển toàn bộ
hay kết chuyển một phần...
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ LẬP BCTC
6. Kết chuyển dữ liệu trên các tài khoản tổng hợp
Các nội dung được khai báo sẽ được lưu vào một tập tin để trên cơ sở
đó khi tiến hành tổng hợp phần mềm sẽ tham chiếu đến để xác định các
nội dung và trình tự cần thực hiện tự động kết chuyển theo đúng yêu cầu.