CPU:
• Chức năng:
Xử lý các biểu tượng, chữ cái, chữ số.
Xử lý các phép tính.
Điều khiển các bộ phận khác của hệ thống.
• Cấu trúc gồm:
Bộ xử lý toán học (ALU) thực hiện phép tính
số học, logic cơ bản và các phương trình số
học.
Bộ điều khiển (control unit) phối hợp và điều
khiển hoạt động của các thành phần khác.
25 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Bài 2: Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18-Jan-12
1
BÀI 2:
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
Giảng viên: ThS. Trần Quang Diệu
1
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Công ty Amazon.com, một trong những huyền thoại kinh doanh lớn nhất trong nhiều
thập kỷ qua.
Tỷ suất lợi nhuận tác nghiệp của Amazon ở mức 5% trong 4 quý vừa qua, vượt xa tất
cả các nhà bán lẻ truyền thống và theo sát “nhà vô địch” là tập đoàn siêu thị lớn nhất
thế giới Wal-Mart. Với mức 30 USD, trị giá cổ phiếu của Amazon gần đây đang ở mức
cao nhất trong vòng 2,5 năm qua và có mức tăng trưởng vượt qua cả các đại gia tên
tuổi như Dell, Cisco, Microsoft, Wal-Mart và GE.
Tại sao Amazon.com làm được điều này? Bài học sau đây sẽ cung cấp cho anh (chị) kiến thức để giải thích được câu hỏi này.
2
18-Jan-12
2
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phần cứng hệ thống thông tin;
Phần mềm hệ thống;
Phần mềm ứng dụng;
Mạng máy tính, kiến trúc mạng máy tính.
Hiểu và nắm rõ các khái niệm liên quan đến:
Các vấn đề về nguồn nhân lực và sử dụng.
3
HƯỚNG DẪN HỌC
• Học viên cần tham khảo các tài liệu về phần cứng, phần mềm máy
tính: Kiến trúc máy tính, mạng máy tính, internet và các dịch vụ dựa
trên mạng máy tính.
• Các tài liệu tham khảo có thể là:
Kiến trúc máy tính – Võ Văn Chín, Đại học Cần Thơ, 1997;
Giáo trình Mạng máy tính, Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia
Hà Nội;
Computer Architecture: A Quantitative Approach, A. Patterson
and J. Hennesy, Morgan Kaufmann Publishers, 2nd Edition, 1996.
• Thảo luận với giảng viên khi cần thiết.
4
18-Jan-12
3
NỘI DUNG
Phần cứng1
Phần mềm2
Cơ sở dữ liệu3
Hệ thống truyền thông4
Nhân lực5
5
1. PHẦN CỨNG
Thiết bị ra
• Máy in
• Máy vẽ
• Màn hình
• Vi phim
Thiết bị vào
• Bàn phím
• Nguồn dữ liệu tự
động truy cập
• Chuột
• Màn hình cảm ứng
• Thiết bị quét số
Bộ nhớ thứ cấp
• Đĩa từ
• Băng từ
• Đĩa quang
Bộ xử lý
trung tâm
Bộ nhớ sơ cấp
Thiết bị
truyền thông
6
18-Jan-12
4
1. PHẦN CỨNG (TIẾP THEO)
7
• CPU và bộ nhớ sơ cấp;
• Xử lý dữ liệu bằng máy tính;
• Các dạng máy tính;
• Lựa chọn phần cứng.
1.1. CPU VÀ BỘ NHỚ SƠ CẤP
CPU:
• Chức năng:
Xử lý các biểu tượng, chữ cái, chữ số.
Xử lý các phép tính.
Điều khiển các bộ phận khác của hệ thống.
• Cấu trúc gồm:
Bộ xử lý toán học (ALU) thực hiện phép tính
số học, logic cơ bản và các phương trình số
học.
Bộ điều khiển (control unit) phối hợp và điều
khiển hoạt động của các thành phần khác.
8
18-Jan-12
5
1.1. CPU VÀ BỘ NHỚ SƠ CẤP (TIẾP THEO)
9
Bộ nhớ sơ cấp:
• Chức năng:
Chứa một phần hoặc toàn bộ chương trình
phần mềm cần thiết;
Lưu các chương trình hệ điều hành quản lý
hoạt động của máy tính;
Chứa dữ liệu chương trình đang dùng.
• Được chia thành nhiều đơn vị byte. Mỗi byte
này có địa chỉ duy nhất, cho biết vị trí của nó
trong RAM.
• Các loại bộ nhớ sơ cấp:
RAM – Random Access Memory: Dùng để
lưu trữ tạm thời dữ liệu hay các chỉ lệnh
chương trình.
ROM – Read Only Memory: Dữ liệu được
ghi trong bộ nhớ này không thể ghi và cũng
không bị mất nội dung khi tắt máy tính,
dùng để chứa những chương trình quan
trọng hoặc thường dùng.
1.2. XỬ LÝ DỮ LIỆU BẰNG MÁY VI TÍNH
• Bộ vi xử lý và công suất xử lý;
• Lưu trữ, nhập và xuất dữ liệu;
• Thiết bị vào và thiết bị ra.
10
18-Jan-12
6
1.2.1. BỘ VI XỬ LÝ VÀ CÔNG SUẤT XỬ LÝ
• Bộ vi xử lý là nơi chứa mạch điều khiển, logic
và bộ nhớ cho CPU.
• Tốc độ, hiệu suất của vi xử lý xác định công
suất xử lý của máy tính, là số bit có thể xử lý
cùng một lúc, số lượng dữ liệu có thể chuyển
giữa CPU, bộ nhớ sơ cấp, bộ nhớ thứ cấp và
các thiết bị khác. Tốc độ quay tính bằng
megahertz.
11
1.2.1. BỘ VI XỬ LÝ VÀ CÔNG SUẤT XỬ LÝ (TIẾP THEO)
12
Các chế độ xử lý của máy tính
Program
CPU
Program
CPU
Program
Kết quả
CPU
Thao tác
1
CPU
Thao tác
2
CPU
Thao tác
3
CPU
Thao tác
4
Thao tác 1
Thao tác 2
Kết quả
Kết quả
Xử lý tuần tự Xử lý song song
18-Jan-12
7
1.2.2. LƯU TRỮ, NHẬP VÀ XUẤT DỮ LIỆU
• Lưu trữ thứ cấp: dùng để lưu trữ dữ liệu
lâu dài bên ngoài CPU.
• Các loại bộ nhớ thứ cấp:
Đĩa từ: được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay, có dung lượng khổng lồ.
Đĩa quang: lưu trữ dữ liệu bằng công
nghệ laze.
Băng từ: là công nghệ lưu trữ dữ liệu
với dung lượng lớn và nhanh nhưng
không tức thời.
13
1.2.3. THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA
Thiết bị vào:
Bàn phím Chuột Màn hìnhcảm ứng
Máy quét
hình kỹ
thuật số
Micro
14
18-Jan-12
8
1.2.3. THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA (TIẾP THEO)
15
Thiết bị ra:
Màn hình
máy tính
Loa Máy in
1.2.3. THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA (TIẾP THEO)
16
Xử lý lô gic:
Báo cáoBáo cáo về
lỗi
Nhập từ bàn phím
hoặc tự động
Tệp tin lưu
trữ giao dịch
Tệp tin chủ
đạo cũ
Kiểm tra cập nhật
Nhóm các
giao dịch
thành các lô
Tệp tin chủ
đạo mới
18-Jan-12
9
1.2.3. THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA (TIẾP THEO)
17
Xử lý trực tuyến:
Kiểm tra cập nhật
Xử lý tức thời Cập nhật tức thời
Các giao dịch
Nhập từ bàn phím
hoặc tự động
Tệp tin
chủ đạo
Dữ liệu đầu vào
tức thời
1.3. CÁC DẠNG MÁY TÍNH
• Máy tính lớn: Là loại máy tính nhiều người dùng, được
thiết kế để thỏa mãn các yêu cầu về điện toán của tổ
chức lớn.
• Máy tính mini: Là loại máy nhiều người sử dụng, được
thiết kế để đáp ứng các yêu cầu công việc cho một công
ty nhỏ.
• Máy vi tính: Là loại máy tính có thể đặt trên bàn làm việc
hoặc mang từ phòng này qua phòng khác.
• Máy trạm: Là một loại máy tính để bàn chạy các chương
trình ứng dụng và đóng vai trò là một điểm để truy cập
vào mạng.
• Việc phân loại máy tính trở nên khó khăn hơn do sự phát
triển nhanh chóng của phần cứng. Ranh giới giữa máy
tính mini, máy vi tính, máy trạm ngày càng nhỏ.
18
18-Jan-12
10
1.4. LỰA CHỌN PHẦN CỨNG
Nguyên tắc chính khi lựa chọn các thiết bị
phần cứng:
• Sự tương thích (compatibility): Các thiết
bị được mua sắm phải có khả năng làm
việc với nhau.
• Khả năng mở rộng và nâng cấp
(extendable): Là khả năng mở rộng, tăng
cường khả năng hệ thống mà không phải
mua mới hoàn toàn các thiết bị.
• Độ tin cậy (reliability).
19
2. PHẦN MỀM
• Phần mềm hệ thống.
• Phần mềm ứng dụng.
20
18-Jan-12
11
• Là những chương trình giúp người
dùng quản lý, điều hành hoạt động
của các thiết bị phần cứng.
• Các dạng phần mềm:
2.1. PHẦN MỀM HỆ THỐNG
Người sử dụng
Phần mềm ứng dụng
Phần mềm hệ thống
Phần cứng
Phần mềm ứng dụng
Ngôn ngữ lập trình
Hợp ngữ
FORTRAN, PASCAL,
COBOL, BASIC
Phần mềm hệ thống
Hệ điều hành:
Lên kế hoạch cho các
chương trình của máy tính;
Phân phối tài nguyên;
Giám sát các sự kiện.
Hệ biên dịch:
Trình thông dịch;
Chương trình biên dịch.
21
2.1.1. HỆ ĐIỀU HÀNH
• Là phần mềm hệ thống cơ bản, quản lý các
nguồn lực của máy tính, cung cấp giao diện
người dùng.
• Chức năng:
Phân bổ tài nguyên;
Lên lịch công việc máy tính;
Giám sát hoạt động của hệ thống;
Cung cấp bộ nhớ cho các chương trình
máy tính hoạt động.
• Một số hệ điều hành:
DOS;
Windows 98, 2000;
Windows XP;
LINUX;
Mac OS.
22
18-Jan-12
12
2.1.2. PHẦN MỀM BIÊN DỊCH NGÔN NGỮ VÀ PHẦN MỀM TIỆN ÍCH
• Phần mềm biên dịch là chương trình dịch thuật ngôn ngữ đặc biệt có thể
chuyển các ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ máy.
• Phần mềm tiện ích là các chương trình tiện ích có nhiệm vụ thông thường và
có tính lặp lại.
23
2.1.3. CÔNG CỤ PHẦN MỀM HIỆN ĐẠI
• Lập trình hướng đối tượng;
• Java;
• Lập trình trực quan;
• Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML) và XML.
24
18-Jan-12
13
2.2. PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
• Là phần mềm tập trung chủ yếu vào việc hoàn
thành nhiệm vụ của người dùng cuối.
• Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người sử dụng thực
hiện các công việc khác nhau.
• Chia làm 2 loại:
Phần mềm ứng dụng đa năng: gồm phần
mềm xử lý bảng tính, văn bản, quản lý tệp
dữ liệu, đồ họa, v...v...
Phần mềm ứng dụng chuyên biệt: gồm các
phần mềm sử dụng cho các công việc
chuyên biệt: phần mềm kế toán, marketing,
quản lý tài chính doanh nghiệp, phần mềm
sản xuất, v.v
25
3. CƠ SỞ DỮ LIỆU
• Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có tổ
chức của các dữ liệu có liên quan với
nhau.
• Được quản lý bằng hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu.
26
18-Jan-12
14
4. HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG
• Định nghĩa hệ thống truyền thông;
• Các cấu trúc liên kết mạng;
• Mạng theo phạm vi.
27
4.1. ĐỊNH NGHĨA HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG
• Hệ thống truyền thông là một hệ thống cho phép tạo, truyền và nhận tin
tức, còn được gọi là hệ thống viễn thông hay mạng truyền thông.
• Hệ thống truyền thông bao gồm các thiết bị nối với nhau bằng các kênh
và có thể gửi, nhận hoặc vừa gửi vừa nhận tín hiệu.
28
18-Jan-12
15
4.1.1. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG
• Truyền kỹ thuật số: là phương thức truyền
thông máy tính sử dụng tín hiệu số: chỉ truyền
hai trạng thái tín hiệu giống như tắt và mở.
• Truyền không đồng bộ: tin tức truyền đi được
truyền thành dãy các ký tự đơn lẻ hoặc như
một khối các ký tự.
• Truyền đồng bộ: các ký tự được đóng thành
khối chung để truyền. Đầu khối và cuối khối tin
truyền đi được thêm các bit để nhận biết khối
lượng truyền.
29
4.1.2. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG
• Kênh truyền hữu tuyến;
• Kênh truyền vô tuyến.
30
18-Jan-12
16
4.1.2. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG (TIẾP THEO)
31
Kênh truyền thông hữu tuyến:
• Dây dẫn xoắn đôi:
Là loại dây dùng trong hệ thống điện thoại.
Tốc độ truyền dữ liệu: 110bps – 100 Mbps. Tốc độ
truyền phụ thuộc vào phần cứng và các chương trình
quản lý quá trình truyền thông.
• Cáp đồng trục:
Là loại cáp có trụ lõi kim loại, lớp cách điện, lưới dây
bao quanh và lớp bảo vệ, thường được dùng làm dây
ăngten, nối các máy vi tính trong tòa nhà rộng.
Có 2 loại cáp dải cơ sở và cáp dải rộng.
Tốc độ truyền ~ 100 Mbps.
• Cáp quang:
Là loại phương tiện truyền thông băng thông lớn, sử
dụng ánh sáng.
Tốc độ truyền lớn hơn nhiều lần so với cáp đồng trục và
cáp đôi xoắn.
Chi phí sản xuất, thiết lập và bảo trì thấp.
4.1.2. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG (TIẾP THEO)
32
Phương tiện Tốc độ
Dây xoắn <100 Mbps
Cáp đồng trục <200+ Mbps
Sóng viba <200+ Mbps
Vệ tinh <200+ Mbps
Cáp quang >6+ Mbps
Kênh truyền thông vô tuyến:
• Sóng viba;
• Vệ tinh;
• Tia hồng ngoại;
• Sóng radio;
• Bluetooth.
Tốc độ truyền tải:
18-Jan-12
17
4.1.3. THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM TRUYỀN THÔNG
• Thiết bị truyền thông
Bộ tiền xử lý:
Là máy tính chuyên dụng dành riêng quản lý truyền thông và gắn với
máy chủ.
Thực hiện kiểm soát lỗi, định dạng, chỉnh sửa, giám sát, chỉ hướng, tăng
tốc và chuyển đổi tín hiệu.
Bộ tập trung tín hiệu: Là một máy tính truyền thông, dùng để thu thập
và lưu trữ tạm thời các thông điệp từ các thiết bị để gửi theo lô.
Bộ điều khiển: Là một máy tính chuyên dụng giám sát khả năng truyền tải
thông tin giữa CPU và các thiết bị ngoại vi.
Bộ dồn tín hiệu: Là thiết bị hỗ trợ kênh truyền thông đơn thực hiện truyền
dữ liệu đồng thời từ nhiều nguồn.
• Phần mềm truyền thông: Giám sát hỗ trợ hoạt động mạng, kiểm soát truy
cập, giám sát sự truyền, phát hiện sửa chữa lỗi và bảo mật.
33
4.2. CÁC CẤU TRÚC LIÊN KẾT MẠNG
• Mạng bus;
• Mạng hình sao;
• Mạng vòng.
34
18-Jan-12
18
4.2.1. MẠNG BUS
Cấu trúc liên kết mạng bus
35
4.2.2. MẠNG HÌNH SAO
Cấu trúc liên kết
mạng sao
36
18-Jan-12
19
4.2.3. MẠNG VÒNG
Cấu trúc liên kết
mạng vòng
37
4.3. MẠNG THEO PHẠM VI
• Mạng LAN (Local Area Network);
• Mạng WAN (Wide Area Network);
• Mạng MAN (Metropolitan Area Network);
• Mạng Internet.
38
18-Jan-12
20
4.3.1. MẠNG LAN (LOCAL AREA NETWORK)
• Là mạng trong khoảng cách nhất định, để
kết nối các máy tính cá nhân trong cùng
khu vực.
• Máy tính trong mạng được nối với nhau
bằng dây cáp để chia sẻ thông tin và sử
dụng chương trình phần mềm.
• Thành phần:
Máy trạm;
Máy chủ;
Máy chủ in ấn;
Máy chủ truyền thông;
Dây cáp;
Cạc giao diện mạng;
Hệ điều hành.
39
4.3.2. MẠNG WAN (WIDE AREA NETWORK)
• Là mạng máy tính sử dụng truyền
thông cự ly xa, vượt ra phạm vi hoạt
động của mạng cục bộ.
• Sử dụng để gửi thông tin, điều hành,
sửa chữa hiệu chỉnh, truyền mệnh
lệnh quản lý.
• Thành phần:
Máy chủ;
Máy tiền xử lý;
Modem;
Thiết bị đầu cuối;
Bộ tập trung;
Giao thức truyền thông;
Phần mềm mạng.
40
18-Jan-12
21
4.3.3. MẠNG MAN (METROPOLITAN AREA NETWORK)
• Là dạng mạng truyền dữ liệu và thông
tin trong phạm vi một thành phố.
• Được thiết kế để truyền nhiều dạng
thông tin hơn mạng LAN.
• Không được thiết kế với các đường
điện thoại mà sử dụng cáp quang để
truyền dữ liệu kết hợp tốc độ cao và
trên diện toàn thành phố.
41
4.3.4. MẠNG INTERNET
• Là mạng có phạm vi toàn cầu, sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông khác
nhau cung cấp nhiều dịch vụ trên mạng.
• Các thành phần:
Mạng con;
Đầu cuối;
Hệ thống trung gian;
Cầu nối;
Bộ định tuyến;
Giao thức Internet.
42
18-Jan-12
22
5. NHÂN LỰC
• Sự hiểu biết về công nghệ thông tin;
• Trách nhiệm đạo đức đối với xã hội;
• Bộ máy nhân sự công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp.
43
5.1. SỰ HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
• Doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có kiến
thức về công nghệ và thông tin.
• Các kiến thức mà một nhân viên công nghệ
thông tin cần phải có:
Hiểu rõ cách thức ứng dụng và thời điểm
ứng dụng hợp lý;
Xác định được loại thông tin cần thiết và
cách để lấy được thông tin đó;
Hiểu rõ về thông tin cũng như cách sử dụng
thông tin để tăng hiệu quả công việc, giảm
thời gian xử lý thông tin đem lại lợi ích tối
đa cho doanh nghiệp.
44
18-Jan-12
23
5.2. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Đạo đức là những nguyên tắc và tiêu chuẩn
dẫn hướng các hành động của chúng ta đối
với những người khác.
45
5.3. BỘ MÁY NHÂN SỰ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DOANH NGHIỆP
Bộ máy nhân sự công nghệ thông tin bao gồm:
• Quản trị viên hệ thống;
• Lập trình viên;
• Nhà thiết kế hệ thống;
• Nhà phân tích hệ thống;
• Trưởng phòng công nghệ thông tin;
• Giám đốc dự án;
• Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin.
46
18-Jan-12
24
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Phần cứng máy tính: Các khái niệm, cấu trúc, xử lý, thông tin.
• Phần mềm máy tính:
Phần mềm hệ thống: Khái niệm và ứng dụng;
Phần mềm ứng dụng: Khái niệm và ứng dụng.
• Hệ thống truyền thông: Phương thức truyền thông đồng bộ, không đồng
bộ; kiến trúc mạng máy tính; ý nghĩa và ứng dụng.
• Vấn đề về nhân lực: Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong hệ thống
thông tin quản lý.
47
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Phần cứng của hệ thống thông tin gồm các thành phần nào?
48
18-Jan-12
25
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 2. Mô tả kiến trúc mạng máy tính
49