- N/dung chủ yếu của q/trình sống trong th/giới SV, chiếm vị
trí q/trọng nhất trong nc TĐC. Thông qua q/trình này, aa và
protein (chất h/cơ mang s/sống được h/thành.
- Khi nc q/trình này, hiểu được c/chế của q/trình s/trưởng và
ph/triển, hiểu được hàng loạt những ng/nhân rối loạn TĐ.
→ K/thức về vấn đề này vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý
nghĩa về th/hành.
- Sự ch/hoá protein được th/hiện liên tục trong cơ thể SV với
nh/điệu và cường độ thay đổi, tuỳ theo t/chất của các mô bào
và gi/đoạn ph/triển của SV.
55 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa sinh đại cương - Chương 5: Trao đổi protein và acid amin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 5. TRAO ĐỔI PROTEIN VÀ
ACID AMIN
- N/dung chủ yếu của q/trình sống trong th/giới SV, chiếm vị
trí q/trọng nhất trong nc TĐC. Thông qua q/trình này, aa và
protein (chất h/cơ mang s/sống được h/thành.
- Khi nc q/trình này, hiểu được c/chế của q/trình s/trưởng và
ph/triển, hiểu được hàng loạt những ng/nhân rối loạn TĐ.
→ K/thức về vấn đề này vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý
nghĩa về th/hành.
- Sự ch/hoá protein được th/hiện liên tục trong cơ thể SV với
nh/điệu và cường độ thay đổi, tuỳ theo t/chất của các mô bào
và gi/đoạn ph/triển của SV.
5.1. TRAO ĐỔI AMINOACID
5.1.1. Tổng hợp acid amin
Vòng luân chuyển nitơ trong tự nhiên
- Nguồn gốc N trong mọi cơ thể sống là N2 (nitơ phân tử) có
trong khí quyển.
Nitơ ph/ tử trơ về mặt hoá học, phần lớn các SV không sử
dụng được. SV nhận nitơ dưới dạng các h/chất như NO3
-,
NH4
+ hay dưới dạng các h/chất ph/tạp hơn như các aa.
- Các VSV cố định nitơ có kh/năng khử N2 thành NH4
+. Rồi
NH4
+ lại được các VSV nitrite hoá và nitrate hoá chuyển thành
NO2
- và NO3
-. NO3
- là dạng hợp chất chính của nitơ mà th/vật
có thể hấp thu được. Trong cơ th/vật, NO3
- lại bị khử thành
NH4
+, rồi từ đây hình thành nên các aa, protein và các hợp chất
chứa nitơ khác.
- Đv s/dụng protein th/vật và protein đv khác làm nguồn nitơ.
Đv lại thải NH4
+ và ure (là SP bài tiết của sự trao đổi các h/chất
N). Ure lại bị phân giải cho ra NH4
+, trong đất NH4
+ cũng là SP
ph/giải xác đv, th/vật chết. Ở đất, các SP này lại bị các VSV
nitrite hoá và nitrate hoá ôxy hoá thành NO2
- và NO3
- và chất
này lại được th/vật h/thu và s/dụng.
Người và đ/vật không s/dụng được các h/chất chứa N vô cơ.
Th/vật có thể s/d các h/chất chứa N vô cơ để tạo các h/chất
chứa N, trong đó có các aa. Q/trình này gồm nhiều g/đ:
- Chuyển N vô cơ thành amoniac (NH3),
- Gắn amoniac vào khung C tạo các aa sơ cấp và
- Sự chuyển nhóm amin từ các aa sơ cấp cho ketoacid để tạo
aa khác.
Nguồn N vô cơ: nitrate và N2 trong không khí.
Q/t chuyển nitrate → amoniac = q/trình khử nitrate,
Q/t chuyển N2 → amoniac = q/trình cố định nitơ.
Ngoài ra, th/vật có thể lấy trực tiếp amoniac từ sự phân giải aa
và protein hoặc lấy từ phân bón.
a. Quá trình khử nitrate
NO3
- + 2 H+ + 2 e- NO2
- + H2O
Ở thực vật bậc cao, nguồn N cơ bản để tạo amoniac là
nitrate. Nitrate được hấp thụ và bị khử nhanh chóng tại rễ.
Sự khử nitrate thành amoniac trải qua 2 g/đ:
- Khử nitrate thành nitrite và
- Khử nitrite thành ion amonium.
Nitrate reductase x/t cho g/đ 1:
Nitrite reductase xúc tác cho g/đ 2:
NO2
- + 8 H+ + 6 e- NH4
+ + H2O
NADH+H+ hoặc NADPH+H+, chất cho điện tử được lấy từ
q/t quang hợp và hô hấp của cây.
b. Quá trình cố định nitơ phân tử
- B/chất hóa sinh của q/t cố định nitơ phân tử là sự khử nitơ
phân tử thành amoniac.
- Do vi khuẩn hiếu khí (Azotobacter) và kỵ khí (Clostridium)
trong đất hay vi khuẩn quang hợp hoặc vi khuẩn Rhizobium
sống cộng sinh ở nốt sần rễ cây họ đậu thực hiện.
- NL cần thiết cho v/c 1 điện tử đến khử nitơ phân tử là 2ATP, →
ph/trình tổng quát là:
N2 + 8 H
+ + 8 e- + 16 ATP 2 NH3 + H2 + 16 ADP + 16 Pi
- Enzyme x/tác: nitrogenase
Các con đường tổng hợp từng aa rất khác nhau, song sự
tổng hợp các aa có những nét chung:
- Bộ khung C của aa bắt nguồn từ các SPTG của q/t đường
phân, vòng pentosephosphate hay vòng Krebs.
- Sự t/hợp một số aa bắt nguồn từ những tiền chất chung
và qua nhiều SPTG giống nhau.
- Nhìn chung có 6 con đường STH các acid amin:
c. Nguồn mạch carbon của các aminoacid
Khả năng t/hợp aa không giống nhau ở các sv khác nhau.
1) Thực vật có kh/năng t/hợp tất cả các aa từ các nguồn nitơ
như NH4
+, NO3
- hay NO2
-. (loài cây họ đậu, nhờ các vsv cố
định nitơ cộng sinh, có thể t/hợp được aa từ N2
2) Ở VSV, kh/năng t/hợp aa khác nhau. Phần lớn cần NH4
+
làm nguồn nitơ; một số vsv giống như th/vật, có kh/năng
s/dụng NO3
- , t/hợp được tất cả các aa. Với một số loài, một
số aa cũng là EAA.
3) Động vật sử dụng N hữu cơ trong các aa (hình thành
trong qt th/phân protein TĂ hay của TB) để t/hợp các aa.
Nhiều loại aa không được t/hợp ở ĐV; ĐV nhận các aa này
qua TĂ. Đây là các aa thiết yếu, esential amino acid (EAA).
AA đầu tiên hình thành từ khung C của α-ketoglutarate ( SPTG
của chu trình Krebs) là Glu và Gln. Hai AA này có hàm lượng cao
hơn các AA khác trong cơ thể SV.
Glu được t/hợp nhờ pư gắn trực tiếp NH4
+ vào α-KGL (chiều
nghịch của pư khử amin OXH Glu) nhờ GDH và nhờ qt chuyển
amine cho α-KGL.
- Tổng hợp Glu
- Tổng hợp Gln: Glu k/hợp với NH4
+, nhờ glutamine synthetase.
Glu + NH4
+ + ATP Gln + ADP + Pi
Nhờ glutamate synthase, nhóm amine được chuyển từ Gln đến α-
ketoglutarate (α-KGL) tạo thành hai phân tử Glu.
Gln + α-KGL + NADPH + H + 2 Glu + NADP+
GOT
GPT
GOT = Glutamate – Oxaloacetate - Transaminase
GPT = Glutamate – Pyruvate - Transaminase
PLP = Pyridoxalphosphate,
Dx của vitamin B6
Glu cũng được tạo ra từ α-ketoglutarate nhờ phản ứng chuyển amin do GOT và
GPT xúc tác:
Ala hoặc Asp cũng có thể được tạo thành bằng cách amine hóa
pyruvate hoặc oxaloacetate, là SPTG của qt ch/hóa glucid.
Các AA hình thành theo đường hướng này gọi là các AA sơ cấp
(vì được tạo ra trước và có thể là ng/liệu để t/hợp các aa khác).
STH các aa thứ cấp: tạo thành chủ yếu theo đường hướng
chuyển amine giữa aa và ketoacid nhờ x/tác của transaminase
(aminotransferase. Ph/trình ph/ứng như sau:
5.1.2. Sự biến đổi các aminoacid
Tự đọc trong giáo trình
5.2. SỰ TRAO ĐỔI PROTEIN
5.2.1. Sự tổng hợp protein
- Cơ chế đầu tiên được n/c ở E. coli sau đó được n/c ở t/bào có
nhân thật (động vật, thực vật).
- Q/trình về cơ bản là giống nhau ở mọi cơ thể. Chuỗi polypeptide
luôn được tổng hợp từ đầu N đến đầu C và được cải biến để
thành ph/tử protein có hoạt tính sinh học. Bộ bản mã di truyền
được áp dụng cho mọi cơ thể sống.
Q/trình t/hợp sợi polypeptide là qt dịch mã DT trên khuôn mRNA,
có sự th/gia của nhều yếu tố và các enzyme.
mRNA (RNA thông tin) và mã di tryền:
- Sợi đơn polynucleotide, h/thành theo ng/tắc bắt cặp b/sung với các
base của 1 mạch DNA trong qt phiên mã.
- Th/phần nucleotide rất khác nhau, d/động từ vài chục - vài nghìn
nucleotide. MW 3.105- 4.106 Da, dài 5.104-50.104 Å. Th/gian sống
ngắn, 2-3 phút (ở prokaryote) và 2-4h (ở eukaryote).
- mRNA mang th/tin d/truyền x/định tr/tự các aa của chuỗi
polypeptide cần tổng hợp. Th/tin chép từ DNA mRNA trong qt
phiên mã. Có một „mật mã“ để chuyển từ tr/tự các nucl. trên NA
tr/tự các aa trên chuỗi polypeptide.
- Ở prokaryote, mRNA mã cho nhiều chuỗi polypeptide
(polycystronic). Ở eukaryote, mRNA là monocistronic (mã cho 1
chuỗi).
- Mã DT là chung cho tất cả mọi cơ thể, ngoại trừ một vài trường
hợp đặc biệt.
a. Các yếu tố tham gia sinh tổng hợp protein
(1): Ký hiệu cho nucleotide thứ nhất, thứ hai và thứ ba trong một codon.
AUG là codon mở đầu, mã cho Met.
(2): Trong ty thể đv có vú, AUA mã cho Met và UGA mã cho Trp; AGA và AGG
là những mã kết thúc, không mã cho Arg.
- Ở s/v eukaryote từ thấp tới cao, gồm cả người, các tRNA ty
thể đọc 4 codon khác với các tRNA trong tế bào chất của cùng
TB . Codon AUA trong ty thể đv có vú được đọc cho Met, và
UGA cho Trp. Trong ty thể, AGA và AGG là codon k/thúc (không
mã cho Arg). Từ đó, ty thể chỉ cần 22 ph/tử tRNA, còn hệ thống
phiên dịch của tế bào chất có tới 31 loại tRNA.
- Dù có ngoại lệ trên, song mã DT là phổ quát, chung.
- Tần suất s/dụng mỗi codon khác nhau giữa các loài và giữa
các mô trong cùng một loài.
- Bảng mã DT đang trở nên chính xác hơn, khi số gen và bộ gen
được giải trình tự ngày càng tăng. Điều này có ý/n đ/biệt, vì từ
ctb1 của protein, suy ra c/trúc của mRNA, để có thể có thể t/hợp
những mẫu oligonucleotde ứ/dụng trong c/nghệ tái tổ hợp DNA.
Insulin, đã được sx ở q/mô lớn nhằm m/đích đ/trị, nhờ c/nghệ
DNA tái tổ hợp.
tRNA (RNA vận chuyển)
-tRNA có ph/tử tương đối
nhỏ, cấu tạo từ 73-93
nucleotide, MW 23-30
kDa, hằng số lắng 4S,
- Nhiệm vụ: v/c đặc hiệu
các aa trong qt t/hợp
chuỗi polypeptide.
- có 60-70% nucl. cuộn xoắn
tạo thành 3 vòng lớn và một nút
nhỏ.
-Trên vòng lớn chứa bộ ba đối
mã (anticodon)
- anticodon trên tRNA sẽ nhận
biết codon trên mRNA nhờ quy
tắc mã – đối mã
Các tRNA có tính đ/hiệu cao (mỗi aa
được v/c bởi ít nhất một tRNA đ/hiệu
cho nó).
Số lượng tRNA b/động theo loài: 30-40
ở prokaryote và 50-60 ở eukaryote. Qt
gắn aa vào tRNA cần enz aminoacyl-
tRNA synthetase (Có 20 loại để gắn 20
aa vào tRNA).
Ribosome
- Sinh tổng hợp protein diễn ra ở ribosome.
- Được cấu tạo từ các rRNA và protein.
- Ribosome của mọi loại tb có c/trúc chung, gồm 2 tiểu phần lớn
và nhỏ. Giữa 2 t/phần có một đường rãnh để tiếp nhận và gắn
với mRNA. Trong qt dịch mã, 2 t/phần này có thể ph/ly và tái
hợp liên tục.
- Trên ribosome cũng có các vị trí để gắn các yếu tố mở đầu
(IFs), yếu tố kéo dài (EFs) và kết thúc (RFs).
Ribosome 70S ở vi khuẩn Ribosome 80S ở bào Eukaryote
Các enzyme
Hai enzyme q/trọng nhất x/tác q/trình dịch mã: aminoacyl-
tRNA synthetase và peptidyl transferase.
- Aminoacyl-tRNA synthetase xt quá trình h/hóa aa (tạo
ph/hợp aminoacyl-tRNA). Các aa-tRNA synthetase của 20 aa
đã được tinh chế. Có tính đặc hiệu cao.
- Peptidyl transferase x/t việc tạo lk peptide giữa các aa trong
gi/đoạn kéo dài chuỗi polypeptide.
Các yếu tố mở đầu, kéo dài và kết thúc
b. Cơ chế sinh tổng hợp protein
Hoạt hóa aa
Bước 1: Tạo phức hợp
aminoacyl adenylate
(aminoacyl-AMP)
Amonoacid + ATP
Aminoacyl-AMP-E + PPi
Bước 2:
Aminoacyl-AMP-E + tRNA
Aminoacyl- t RNA + AMP + E
Mở đầu
Các thành viên tham gia: t/phần
30S, mRNA, aa mở đầu được
h/hóa là fMet-tRNAfMet, các y/tố
m/đầu: IF-1, IF-2 và IF-3, GTP, tiểu
phần lớn 50S và Mg2+.
Sau khi gắn với tRNAi, methionine mở
đầu bị formyl hóa nhờ enzyme
formyltransferase. Nguồn formyl được
cung cấp từ N10-formyltetrahydrofolate
(N10-Formyl -THF).
- Bước 1:
IF1 và IF3 gắn với tiểu phần 30S. IF-3 ngăn ngừa sự kết hợp
của 30S và 50S.
mRNA gắn với 30S. Codon mở đầu AUG trong mRNA được dẫn
đến đúng vị trí của nó nhờ đoạn Shine-Dalgarno (tín hiệu khởi
đầu có 4-9 gốc kiềm purine ở phía đầu 5’ của codon mở đầu
bổ sung với đoạn giàu pyrimidin ở đầu 3' của rRNA 16S trong
tiểu phần 30S).
Tương tác mRNA-rRNA16S đặt codon mở đầu AUG của mRNA
vào vị trí chính xác ở tiểu phần 30S nơi cần mở đầu dịch mã.
Ribosome ở tế bào prokaryote có ba khu vực: khu A (gắn
aminoacyl), khu P (gắn peptidyl, và khu E (exit).
Codon mở đầu AUG được đặt ở khu P là nơi duy nhất mà
fMet-tRNAfMet được gắn vào. fMet-tRNAfMet là aminoacyl-
tRNA duy nhất gắn vào khu P;
Trong giai đoạn kéo dài tiếp theo, tất cả các aa-tRNA khác
(gồm cả Met-tRNAMet gắn với codon AUG bên trong chuỗi )
trước tiên vào khu A.
Khu E là nơi các tRNA tách ra khỏi ribosome trong giai đoạn
kéo dài.
Yếu tố IF-1 gắn tại khu A và ngăn cản các aa-tRNA vào đây
trong quá trình mở đầu.
- Bước 2: fMet-tRNAfMet gắn với IF2-GTP và được đưa vào
tiểu phần 30S. Đối mã của tRNAfMet cặp đúng với mã mở
đầu AUG trong mRNA.
- Bước 3: phức hợp lớn này kết hợp với tiểu phần 50S,
đồng thời GTP gắn với IF2 bị thủy phân thành GDP và Pi.
Cả ba yếu tố mở đầu tách rời khỏi ribosome.
Các phức hợp protein trong quá trình hình thành phức hợp mở đầu
ở tế bào eukaryote.
Đầu 3’ và 5’ của mRNA đƣợc gắn bằng các phức hợp protein gồm
một số yếu tố mở đầu và protein gắn poly(A). Yếu tố mở đầu eIF4E
và eIFF4G là một phần của phức hợp lớn gọi là eIF4F. Phứ hợp này
gắn vào tiểu phần 40S.
Kéo dài chuỗi
1) Định vị aa tiếp theo
2)Tạo liên kết peptide
3) Chuyển vị
Cần:
- Phức hợp mở đầu
- các aminoacyl-tRNA,
- Ba yếu tố kéo dài (EF-Tu, EF-Ts, và EF-G), và
- GTP.
Ba bước:
Bước 1: Định vị aa tiếp theo
AA2-tRNA theo gắn với phức hợp
EF-Tu.GTP, tạo thành phức hợp
AA2-tRNA-EF-Tu.GTP và phức hợp
này vào khu A của phức hợp mở
đầu 70S.
GTP bị thủy phân và phức hợp EF-
Tu-GDP được giải phóng khỏi
ribosome 70S.
EF-Tu-GTP được tái tạo nhờ EF-Ts
và GTP.
Bước 2: Tạo liên kết peptide
- fMet từ fMet-tRNA được chuyển từ
khu P sang A, góp nhóm COOH để
kết hợp với nhóm -amin của acid
amin vào sau.
- Phản ứng tạo ra một dipeptidyl-
tRNA ở vị trí A.
- t.RNAfMet vẫn ở khu P.
Enzyme: peptidyl transferase.
(rRNA23S - một ribozyme).
Bước 3: Chuyển vị
- Ribosome dịch chuyển một
codon về phía đầu 3' của mRNA
- dipeptidyl-tRNA vẫn gắn với codon
thứ hai của mRNA chuyển từ khu A
sang P,
- tRNA (bị tách acyl) của acid amin
vào trước chuyển từ P sang E và từ
đây được giải phóng vào bào tương.
- Codon thứ ba của mRNA nằm ở
khu A và codon thứ hai ở khu P.
- Dịch chuyển của ribosome dọc theo
mRNA cần EF-G (còn gọi là
translocase) và năng lượng được
cung cấp nhờ thủy phân GTP.
Chu kỳ kéo dài trong sinh vật nhân chuẩn hoàn toàn tương tự
như trong prokaryote.
Ba yếu tố kéo dài ở tế bào eukaryote eEF1, eEF1 và
eEF2 có chức năng tương tự như của EF-Tu, EF-Ts và EF-G
tương ứng ở prokaryote.
Ribosome 80S không có khu E; tRNA đã nhả chuỗi peptide bị
tách khỏi ribosome trực tiếp từ khu P.
Kết thúc
- Sự kéo dài tiếp tục đến khi ribosome gắn thêm acid amin
cuối cùng được mã hóa bởi mRNA.
- Kết thúc khi một trong ba codon kết thúc (UAA, UAG,
UGA) vào khu A của ribosome.
- Ba yếu kết thúc RF-1, RF-2 và RF-3 sẽ k/thích các q/trình:
(1) thủy phân liên kết của peptidyltRNA cuối cùng
(2) g/phóng chuỗi polypeptide và tRNA cuối khỏi khu P, và
(3) phân ly ribosome 70S thành 30S và 50S.
RF-1 nhận ra UAA và UAG, RF-2 nhận ra UAA và UGA.
RF-1 hoặc RF-2 liên kết với codon kết thúc và k/thích peptidyl
transferase th/phân chuỗi polypeptide.
RF-3 làm ribosome phân ly thành 2 tiểu phần lớn và nhỏ.
Eukaryote chỉ có 1 yếu tố eRF để nhận ra cả 3 codon kết thúc.
Biến đổi sau dịch mã
Sau tổng hợp, các chuỗi polypeptide tách khỏi ribosome và trải qua nhiều
biến đổi để có hoạt tính sinh học. Quá trình này được gọi là cải biên sau dịch
mã (posttranslational modifications).
- Hầu hết các protein được loại bỏ aminoacid mở đầu.
- Nhiều protein được tổng hợp ở dạng tiền chất (chưa hoạt động),
chúng sẽ được sửa đổi để trở thành dạng có hoạt tính. VD: Các
protease tuyến tụy (chymotrypsin, trypsin , ...)
- Sự thay đổi của aminoacid riêng biệt trong chuỗi polypeptide:
Gắn thêm phosphate làm polypeptide mang điện tích âm. Ví dụ: casein của
sữa có nhiều nhóm phosphate làm casein gắn với Ca++. Nhóm OH của các
aminoacid như Ser, Thr, Tyr trong một số polypeptide được phosphoryl hóa
bởi ATP.
Gắn thêm nhóm carboxyl vào Asp, Glu của một vài protein. Prothrombin
chứa nhiều carboxyl glutamate mang điện tích âm và gắn với Ca++ nhờ đó
có tác dụng đông máu.
- Gắn thêm nhóm phụ ghép: để tạo thành các protein có hoạt
tính sinh học; ví dụ, biotin trong enz. acetyl-CoA-carboxylase
hoặc heme trong cytochrome c.
- Tạo liên kết disulfide: giữa các gốc cysteine trong chuỗi
hoặc ở giữa các chuỗi polypeptide. Các cầu disulfide sẽ bảo
vệ được hình thể tự nhiên của ph/tử protein khỏi biến tính.
Polyribosome
Khi việc dịch mã tiến hành, đầu 5' của mRNA trở nên thích nghi cho việc
gắn ribosome khác để bắt đầu cho một phân tử protein nữa và tiến hành
đến tận đầu 3'.
Theo cách này phân tử mRNA có thể kết hợp với nhiều ribosome. Thông tin
càng dài, số lượng ribosome kết hợp càng nhiều.
Tập hợp các ribosome nối với nhau bởi mRNA gọi là polyribosome hay
polysome.
Các ribosome có đường kính khoảng 22nm và cách xa nhau từng 3nm và
cứ mỗi 80 nucleotide lại có một ribosome trên mRNA để dịch mã một cách
rất hiệu quả.
Ở vi khuẩn, 2 qt sao mã và dịch mã diễn ra đồng thời.
mRNA được dịch mã khi còn đang được sao chép từ DNA
Nhu cầu năng lƣợng trong q/trình t/hợp protein
- Giai đoạn hoạt hóa aminoacid cần 1ATP
- Giai đoạn mở đầu cần 1GTP để cung cấp năng lượng.
- Mỗi giai đoạn của quá trình kéo dài đều cần năng lượng từ
sự thủy phân 2 phân tử GTP thành GDP và Pi để làm thay đổi
cấu hình cần thiết cho việc di chuyển của tRNA và mRNA trên
ribosome.
- Việc hình thành liên kết peptide không đòi hỏi sự thủy phân
GTP, NL xuất hiện nhờ sự thủy phân liên kết giữa sợi peptide
mới sinh ra và tRNA với sự thay đổi năng lượng tự do âm
(∆Go = -28 kJ/mol).
Một số kháng sinh và độc tố ức chế quá trình sinh tổng
hợp protein
c. Điều hòa sinh tổng hợp protein
Operon cảm ứng mã hóa cho các enzyme dị hóa
Khi được nuôi cấy trong môi trường có glucose, vi khuẩn
phát triển bình thường. Khi chuyển sang môi trường chỉ có
lactose là nguồn carbon duy nhất, lúc đầu E. coli không phát
triển, sau một thời gian lại phát triển bình thường.
Nguyên nhân: sau khi tiếp xúc với lactose, E. coli đã tổng
hợp ra các enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân lactose
thành glucose và galactose. Glucose tạo ra sẽ đáp ứng nhu
cầu carbon của E. coli.
Như vậy, lactose đã cảm ứng sự tạo thành các enzyme thủy
phân lactose.
Operon lactose gồm có gene khởi động P (promotor), gen
điều khiển O (operator) và ba gen cấu trúc Z, Y, A mã hóa cho
các enzyme cần thiết để sử dụng đường lactose:
1) Gene Z mã cho β-galactosidase (thủy phân lactose thành
glucose và galactose);
2) Gene Y mã cho galactoside permease (v/c lactose từ môi
trường ngoài vào tế bào) và
3) Gene A mã hóa cho thiogalactoside transacetylase, (enz.
này không cần cho ch/hóa galactose, đóng vai trò khử độc
các hợp chất có thể được vận chuyển bởi permease qua
màng vào tế bào).
Operon cảm ứng mã hóa cho các enzyme dị hóa:
Gene điều hòa (ngay trước operon lactose) mã cho protein ức chế (protein
repressor) được biểu hiện. Protein ức chế được tổng hợp.
Protein ức chế nhận biết và kết hợp với gene điều khiển (operator) của operon
lactose. Gene điều khiển bị phong bế, ngăn cản không cho RNA-polymerase
gắn vào gene khởi động (promotor) để xúc tác phiên mã.
Ba gene Z, Y và A không được phiên mã, mRNA tương ứng không được tổng
hợp, 3 enzyme cần thiết cho việc sử dụng lactose không được tổng hợp.
Khi có lactose, lactose nhận biết và k/hợp với protein ức chế. Ở dạng k/hợp
với lactose, protein ức chế mất khả năng nhận biết và kết hợp với gene điều
khiển (operator) của operon lactose.
Q/trình phiên mã các gene cấu trúc của operon lactose diễn ra bình thường.
Sau q/trình dịch mã, trong m/trường có 3 enzyme cần thiết để sử dụng đường
lactose.
Sự có mặt của lactose đã gây cảm ứng, làm cho sự biểu hiện các gene cấu
trúc của operon lactose được thực hiện. Lactose được gọi là chất cảm ứng.
Operon kìm hãm mã hóa cho các enzyme đồng hóa:
Operon tryptophane
A: không có tryptophane; B: có tryptophane
Operon tryptophane
gồm: gene khởi động
(promotor), gene điều
khiển (operator) và 5
gene cấu trúc E, D, C,
B và A mã hóa cho 5
enzyme cần thiết cho
sự tổng hợp Trp.
- Khi nuôi cấy E. coli trong môi trường không có Trp,
vi khuẩn tự tổng hợp các enzyme x/tác quá trình tạo
Trp đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Khi trong môi trường đã có sẵn Trp, các enzyme cần
thiết cho sự tổng hợp Trp không được tổng hợp, vi
khuẩn sử dụng trực tiếp Trp có trong môi trường.
Khi m/trường không có Trp, gene điều hòa R (mã hóa cho một protein ức
chế không h/động) được biểu hiện. Trong m/trường có chất kìm hãm không
hoạt động . Chất này không có khả năng k/hợp với gene operator của
operon Trp, RNA-polymerase có thể gắn vào promotor và tiến hành phiên
mã (sao chép) các gen cấu trúc.
Sau qt dịch mã, tế bào có 5 enzyme xt cho q/trình tạo Trp và tổng hợp Trp
đáp ứng nh/cầu của vi khuẩn.
Khi trong m/trường có Trp, Trp kết hợp với protein ức chế, làm cho protein
này có khả năng gắn vào promotor, ngăn cản sự kết hợp của RNA-
polymerase vào promotor. Quá trình phiên mã (sao chép gene) không xảy
ra. Tế bào kh