Bạn đang chuẩn bị mở một nhà hàng ăn uống. Sau khi đi tìm hiểu trên thị trường, bạn đang được
rất nhiều chủ quán ăn đang hoạt động mời chào mua lại quán ăn của họ để kinh doanh. Bên cạnh
đó, cũng có nhiều người khuyên bạn nên bắt đầu mở một quán ăn mới chứ không nên mua lại
quán đã có sẵn. Bạn đang ở trong một tình huống giống như nhiều doanh nhân khi bắt đầu quyết
định mở một nhà hàng phải lựa chọn: không biết nên xây dựng nhà hàng hoàn toàn mới hay kinh
doanh trên nền tảng một nhà hàng mua lại.
15 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
14 TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224
BÀI 2 PHƯƠNG THỨC KHỞI SỰ KINH DOANH
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (Chủ biên) (2014), Giáo trình Khởi sự
kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Robert D. Hisrich; M. Peter, Entrepreneurship, 8th edition, Mc Graw Hill
International Edition 2010.
3. Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland, Entrepreneurship: Successfully
Launching New Ventures, 4th Global Edition, Pearson Education Limited, 2012.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 2 trong học phần khởi sự kinh doanh.
Mục tiêu
Nhận biết quy trình khởi sự kinh doanh.
Nhận biết sự khác biệt giữa các phương thức khởi sự kinh doanh.
Đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương thức khởi sự kinh doanh.
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224 15
Tình huống dẫn nhập
Khởi sự kinh doanh bằng việc mở nhà hàng
Cân nhắc mua lại hay thành lập mới?
Bạn đang chuẩn bị mở một nhà hàng ăn uống. Sau khi đi tìm hiểu trên thị trường, bạn đang được
rất nhiều chủ quán ăn đang hoạt động mời chào mua lại quán ăn của họ để kinh doanh. Bên cạnh
đó, cũng có nhiều người khuyên bạn nên bắt đầu mở một quán ăn mới chứ không nên mua lại
quán đã có sẵn. Bạn đang ở trong một tình huống giống như nhiều doanh nhân khi bắt đầu quyết
định mở một nhà hàng phải lựa chọn: không biết nên xây dựng nhà hàng hoàn toàn mới hay kinh
doanh trên nền tảng một nhà hàng mua lại.
1. Bạn thử cân nhắc lợi ích của việc mua lại một nhà hàng cũ để khởi sự kinh
doanh so với việc mở mới một nhà hàng?
2. Khi kinh doanh bằng cách mua lại nhà hàng cũ có những bất lợi gì?
3. Những vấn đề cần cân nhắc tính toán khi mua lại một cửa hàng đã hoạt
động là gì?
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
16 TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224
2.1. Quy trình khởi sự kinh doanh
Quá trình khởi sự kinh doanh gồm nhiều hoạt động. Có thể chia quá trình này thành
bốn giai đoạn:
Hình 2.1. Quy trình khởi sự kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị khởi sự
o Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh.
Một cá nhân quyết định tham gia hoạt động kinh doanh là do họ muốn trở
thành ông chủ, theo đuổi ý tưởng của bản thân, và tìm kiếm lợi ích tài chính.
Shapero cho rằng quyết định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi xuất hiện
những thay đổi trong cuộc đời con người. Sự thay đổi có thể ở dưới dạng tiêu
cực như li dị, mất việc, bất mãn công việc hiện tại là các nhân tố đẩy hoặc
dưới dạng tích cực như tìm được đối tác tốt hoặc, có hỗ trợ tài chính. là nhân
tố kéo. Ví dụ như một người bị đuổi việc, nhân tố đó sẽ thúc đẩy anh ta mở
doanh nghiệp để tự làm chủ; hoặc như nếu tìm thấy một cơ hội kinh doanh tốt
thì mặc dù công việc hiện tại không có gì đáng phàn nàn nhưng cá nhân đó vẫn
có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh. Hoặc một người có thể được thừa
kế từ một khoản tiền và đó là lần đầu tiên anh ta có đầy đủ năng lực tài chính
để bắt đầu kinh doanh. Nếu những thay đổi này xuất hiện ở các cá nhân có tự
tin về khả năng thành công khi khởi sự và họ cũng mong muốn trở thành doanh
nhân thì các cá nhân này sẽ tiến hành các hoạt động thành lập doanh nghiệp
mới (hình 2.2).
o Chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, kinh nghiệm thái độ có thể giúp cho các
cá nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro bước vào khởi sự kinh doanh.
Bước 2: Phát triển ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
o Phát triển một ý tưởng kinh doanh.
Bao gồm phát hiện cơ hội kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý tưởng, lên kế
hoạch kinh doanh và phát triển một mô hình doanh nghiệp hiệu quả.
Phần lớn các cơ hội kinh doanh không tự nhiên xuất hiện mà phải do người
khởi sự tìm kiếm và phát hiện. Doanh nhân phải nhanh nhạy trong nhận biết cơ
Chuẩn bị khởi sự
Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
Triển khai hoạt động kinh doanh
Điều hành và phát triển doanh nghiệp
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224 17
hội, tìm kiếm các nguồn phát hiện cơ hội, và sau đó sáng suốt lựa chọn và đánh
giá để hình thành ý tưởng kinh doanh.
Hình 2.2: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi sự kinh doanh
o Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh phải được diễn giải và trình bày cụ thể bằng kế hoạch
kinh doanh.
Kế hoạch kinh doanh là một văn bản diễn giải súc tích những khía cạnh của
ý tưởng.
Viết kế hoạch kinh doanh bắt buộc chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ kỹ lưỡng
về cách thức hiện thực hóa cơ hội kinh doanh: cách thức triển khai và các
nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng.
Bước 3: Triển khai hoạt động kinh doanh
Tiến hành các hoạt động để thành lập doanh nghiệp mới, tìm kiếm các nguồn lực
để triển khai kinh doanh và đưa doanh nghiệp vào hoạt động, bao gồm thiết kế văn
phòng, lựa chọn địa điểm kinh doanh, tuyển chọn nhân lực, mua sắm tài sản, tiến
hành các thủ tục pháp lý cần thiết Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của việc đặt
nền móng tạo lập doanh nghiệp mới.
Bước 4: Phát triển hoạt động kinh doanh
Để tạo dựng nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển lâu dài, ổn định, bền vững
ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập chủ doanh nghiệp đã phải thực hiện các công
việc thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, với các cơ
quan quản lý vĩ mô và thực thi chiến lược phát triển thích hợp lâu dài.
Mong muốn
Thay đổi tiêu
cực (nhân tố
đẩy)
Có nguồn tài trợ tài chính
Có khách hàng
Được đề nghị hợp tác
bởi bạn bè, đồng nghiệp
Nhân tố kéo
tích cực
Thay đổi
Bị đuổi việc
Thay đổi trong
Thiếu thỏa mãn
Dư thời gian
Không thích hợp
Tự tin Sự kiện khởi sự
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
18 TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224
Từng nội dung của quá trình thành lập doanh nghiệp này sẽ được diễn giải lần lượt
ở các bài tiếp theo của môn học.
2.2. Phương thức khởi sự kinh doanh
Có 3 phương thức phổ biến để khởi sự kinh doanh. Đó là: (1) Thành lập mới, (2) Mua
lại công ty đang hoạt động và (3) Nhượng quyền kinh doanh. Mặc dù hiện nay 90% số
người khởi sự kinh doanh bằng con đường thành lập công ty mới, nhưng mua lại
doanh nghiệp đang hoạt động và nhượng quyền kinh doanh cũng là những phương
thức khởi sự đem lại nhiều lợi ích, là sự lựa chọn đáng quan tâm đối với những người
có ý định khởi sự kinh doanh.
2.2.1. Thành lập mới
Tự thành lập mới một doanh nghiệp cũng giống như bạn tự xây dựng cho mình một
căn nhà. Những người chủ định khởi sự kinh doanh phải thiết kế, lựa chọn và quyết
định rất nhiều vấn đề: từ chọn tên, đia điểm, hình thức pháp lý, tuyển chọn nhân lực
sao cho công ty của bạn có thể tạo ra được giá trị riêng biệt cho khách hàng một cách
hiệu quả và có được lợi thế cạnh tranh lâu bền trên thị trường. Những nội dung cụ thể
của thành lập mới doanh nghiệp phải được trình bày ở kế hoạch kinh doanh.
2.2.2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động
Phương thức khởi sự thứ hai các chủ doanh nghiệp có
thể cân nhắc lựa chọn là mua lại công ty đang hoạt động
trong lĩnh vực, ngành nghề, thị trường mình quan tâm.
Ở nền kinh tế thị trường và khi thị trường tài chính
phát triển thì việc mua lại công ty ngày càng phổ biến,
có thể thực hiện dễ dàng và là một cách thức kiếm lợi
cho ai có đầu óc kinh doanh, chớp được cơ hội. Tỷ lệ thất bại trong các thương vụ
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên thế giới khoảng 70%. Thương trường
Việt Nam cũng nhiều lần chứng kiến những cuộc thôn tính bằng phương án M&A.
Ngược với xu thế giảm sút của thế giới, hoạt động M&A ở Việt Nam tăng cả về số
lượng và giá trị trong năm qua, với khoảng 300 vụ được công bố, giá trị giao dịch
chừng 1,1 tỉ USD. Theo dự báo, M&A tại Việt Nam năm 2010 sẽ tăng so năm 2009.
Loại hình giao dịch chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp trong
nước (năm 2009 chiếm 40%) và doanh nghiệp trong nước mua doanh nghiệp trong
nước (40%). Tuy chưa phải nở rộ nhưng lĩnh vực M&A tại Việt Nam lại để lại khá
nhiều ồn ào bởi các vụ thôn tính.
2.2.2.1. Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động
Mua lại công ty đang hoạt động có thể đem lại nhiều lợi ích so với phương thức thành
lập doanh nghiệp mới thông thường.
Thứ nhất, giảm rủi ro và những sự việc không lường trước được có thể xảy ra
trong quá trình tạo lập và điều hành công ty mới. Ở các doanh nghiệp mới thành
lập, dù kế hoạch kinh doanh và ý tưởng có được chuẩn bị, phân tích cẩn thận tới
đâu thì kế hoạch vẫn chỉ dựa chủ yếu trên các giả thiết và dự báo trong đó có
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224 19
không ít giả thiết là không chính xác, khác xa so
với thực tế kinh doanh. Đặc biệt với những chủ
doanh nghiệp ít kinh nghiệm thương trường, nhiều
khi các dự báo của họ rất xa rời thực tế. Bản thân
thành lập doanh nghiệp là công việc đầy rủi ro và
mạo hiểm do kinh doanh là một công việc có thay
đổi khôn lường. Mua lại công ty đã hoạt động là cách làm ít rủi ro hơn vì ở đây các
giả thiết đã được khẳng định đúng, sai trong thực tế, ý tưởng kinh doanh và các
phương thức kinh doanh đã được kiểm nghiệm. Thay vào việc phải dự báo hoặc
ước tính mơ hồ, chủ doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu kinh doanh của doanh
nghiệp thời gian trước như số lượng khách hàng, doanh thu và chi phí hoạt động,
cũ từ đó có thể đánh giá được tương đối về khả năng sinh lợi của công ty, khẳng
định tính hợp lý của ý tưởng kinh doanh, giảm thiểu sự không chắc chắn về khả
năng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, có khả năng rút ra các kinh nghiệm kinh doanh từ cách thức kinh doanh
quá khứ. Nhìn cách thức kinh doanh trước đây của doanh nghiệp, chủ doanh
nghiệp mới có thể rút kinh nghiệm từ cách thức tiến hành và vận hành kinh doanh
của chủ doanh nghiệp cũ, điều chỉnh các thất bại để tìm ra cách thức vận hành
doanh nghiệp tối ưu trong tương lai.
Thứ ba, thừa hưởng các nguồn lực công ty cũ đã tạo dựng như mối quan hệ sẵn có
của công ty với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng hữu quan. Tuy nhiên,
chủ doanh nghiệp cần lưu ý, việc thừa hưởng các nguồn lực vật chất hữu hình như
tài sản, đất đai, nhà xưởng thì có thể đảm bảo lâu dài và ổn định. Các nguồn lực
phi vật chất mang tính vô hình như mối quan hệ của công ty với khách hàng, nhà
cung cấp, ngân hàng thường không bền vững. Các nguồn lực phi vật chất này rất
dễ mất đi nếu chủ doanh nghiệp mới không có các chính sách tốt để duy trì mối
quan hệ sẵn có. Ví dụ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, thái độ làm việc tốt là
một tài sản có giá trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty cũ nhưng khi công ty đổi
chủ, chế độ đãi ngộ mới hoặc thái độ đối xử của chủ mới làm họ không muốn gắn
bó với công ty nữa.
Thứ tư, có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn vay ngân hàng do thông
thường, ngân hàng thường ưu tiên cho vay những doanh nghiệp đã hoạt động, có
luồng tiền ra vào ổn định, ý tưởng kinh doanh đã được kiểm chứng. Kể cả khi
doanh nghiệp mới thành lập có tài sản thế chấp, ngân hàng không sẵn sàng cho vay
loại hình kinh doanh chưa chứng tỏ được khả năng của nó. Các doanh nghiệp mới
thường gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư và vay vốn ngân hàng, đặc biệt
khi ý tưởng kinh doanh mới, độc đáo và rủi ro cao.
Thứ năm, chi phí mua lại trong đa số trường hợp thấp hơn so với chi phí đầu tư mới.
Thứ sáu, bớt được một đối thủ cạnh tranh.
2.2.2.2. Nhược điểm của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động
Thứ nhất, hạn chế về thông tin và tính xác thực của thông tin có thể dẫn tới quyết
định sai lầm. Các hoạt động điều tra pháp lý, điều tra tài chính, điều tra thương mại
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
20 TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224
nếu thực hiện không đầy đủ và thích đáng sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng pháp
lý và tài chính của công ty mục tiêu cũng như giá trị của công ty mục tiêu.
Thứ hai, mua lại công ty đang hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro không lường
trước được. Rủi ro do mất quan hệ đối tác, do không tiếp tục được lợi thế của
doanh nghiệp, ản phẩm suy thoái... Nếu không đàm phán được mức giá hời thì
không nên mua lại công ty. Không phải mọi công ty rao bán đều là con gà đẻ trứng
vàng. Theo kinh nghiệm thực tế thì trong 50 công ty giao bán chỉ có 1 công ty
đáng để mua.
Thứ ba, quy định pháp luật không rõ ràng về hoạt động đầu tư của bên bán.
2.2.3. Nhượng quyền kinh doanh
Phương thức thứ ba để khởi sự kinh doanh là nhượng quyền. Những người khởi sự
kinh doanh chọn cách thức kinh doanh những sản phẩm dịch vụ đã có và đã nổi tiếng
trên thị trường ở những thị trường tiềm năng – hình thức nhượng quyền kinh doanh
(franchising).
2.2.3.1. Khái niệm
Nhượng quyền kinh doanh (franchising) là một hình thức tổ chức kinh doanh liên quan
tới một thỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác, một công ty đã có sản phẩm và dịch vụ
thành công (bên nhượng quyền) cho phép những doanh nghiệp khác (bên được
nhượng quyền) sử dụng nhãn hiệu và cách thức kinh doanh của nó với một khoản phí
trả ban đầu và phí thường niên đóng hàng năm, bên được nhượng quyền sẽ tiến hành
kinh doanh theo các cách thức và điều kiện do bên nhượng quyền quy định.
Năm 1840, hãng bia Đức đã nhượng quyền cho một hãng phân phối độc quyền bán
sản phẩm bia của họ trong vùng được coi là thỏa thuận nhượng quyền đầu tiên được
biết đến trên thế giới. Sau này, nhiều công ty đã phát triển kinh doanh nhanh chóng và
đạt thành công bằng hình thức nhượng quyền nổi tiếng như KFC (1952), McDonald
(1955), Midas Muffer (1956) và H&R Block (1958)
2.2.3.2. Phân loại nhượng quyền
Có nhiều cách phân loại:
Phân loại theo nội dung nhượng quyền. Có hai
loại (1) nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu và
(2) nhượng quyền cách thức kinh doanh.
o Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu là một
thỏa thuận mà bên nhượng quyền cho phép bên
được nhượng quyền được mua sản phẩm, và sử
dụng tên thương mại của bên nhượng quyền.
Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa một nhà sản xuất với
mạng lưới đại lý hoặc phân phối.
Ví dụ, Toyota đã thiết lập được một mạng lưới đại lý bán ô tô của Toyota và sử
dụng thương hiệu Toyota trong hoạt động các quảng cáo xúc tiến. Tương tự,
Kinh Đô cũng thiết lập được một mạng lưới đại lý nhượng quyền bán bánh kẹo
của hãng.
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224 21
Nhượng quyền sản phẩm và nhãn hiệu thương mại thường cho phép bên được
nhượng quyền tự do vận hành kinh doanh. Công ty mẹ như không quan tâm tới
cách điều hành hoạt động hàng ngày của đại lý, chỉ quan tâm tới bảo vệ sản
phẩm và đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm.
Ở hình thức này, bên nhượng quyền không thu phí nhượng quyền hoặc phí
đóng góp hàng năm, lợi ích họ thu được là bán được sản phẩm cho các nhà
phân phối và đại lý.
o Nhượng quyền cách thức kinh doanh: Bên nhượng quyền cung cấp công thức tiến
hành kinh doanh kèm theo đào tạo, quảng cáo và nhiều hình thức hỗ trợ khác.
Hình thức này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiến hành kinh
doanh của bên nhượng quyền.
Đây là hình thức nhượng quyền tương đối phổ biến đối với những người mới
khởi sự doanh nghiệp.
Ví dụ như các công ty nhượng quyền như KFC, McDonal hướng dẫn các đại lý
nhượng quyền của họ rất chi tiết về cách trang trí nhà hàng, công thức nấu ăn,
quy trình phục vụ khách hàng, thậm chí quy định cả cách sử dụng những từ
ngữ để chào khách.
Phân loại theo mối quan hệ đối tác. Có thể chia thành 3 loại:
o Nhượng quyền cá nhân: Bên được nhượng quyền được mua quyền kinh doanh
ở một địa điểm xác định. Ví dụ, một cá nhân có thể mua một cửa hàng nhượng
quyền Phở 24 ở địa chỉ 24 Huỳnh Phúc Kháng, Hà Nội.
o Nhượng quyền khu vực cho phép bên được nhượng quyền sở hữu và vận hành
một số cửa hàng trong một vùng địa lý nào đó.
Ví dụ một cá nhân có thể mua quyền mở các cửa hàng KFC trong thành phố
Hà Nội. Đây cũng là thỏa thuận nhượng quyền tương đối phổ biến, cho phép
bên được nhượng quyền độc quyền kinh doanh trong một khu vực nhất định.
Nhượng quyền cấp 1: Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có quyền mở
và điều hành nhiều cửa hàng trong một khu vực nhất định, thì còn có quyền
bán lại quyền kinh doanh này cho người khác trong vùng độc quyền khai
thác của nó.
Ví dụ, Protowash là công ty rửa xe di động sử dụng vật liệu thân thiện môi
trường, công ty này bán hợp đồng nhượng quyền cho cho phép mở một số
lượng nhất định cửa hàng Prontowash ở một vùng nhất định. Sau khi các
đại lý của bên được nhượng quyền đi vào hoạt động, bên được nhượng
quyền bán tiếp quyền mở cửa hàng Protonwash cho các cá nhân khác ở trên
cùng vùng thị trường.
Những người mua nhượng quyền từ đại lý cấp 1 được gọi là đại lý nhượng
quyền cấp 2.
Phân loại theo số lượng đại lý. Có thể chia 2 loại:
o Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa hàng của
cùng 1 nhà cung cấp có thể theo hình thức hợp đồng khu vực hay hợp đồng đại
lý cấp 1.
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
22 TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224
o Nhượng quyền đơn đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1 cửa hàng
của 1 nhà cung cấp.
Khoảng 53% đại lý nhượng quyền ở Mỹ thuộc
nhượng quyền đa đại lý theo như số liệu của hãng
nghiên cứu ở Mỹ.
Đứng trên góc độ của bên được nhượng quyền,
nhượng quyền đa đại lý có ưu và nhược điểm.
Ưu điểm: Do có sở hữu nhiều cửa hàng, bên
được nhượng quyền có thể khai thác tính kinh
tế nhờ quy mô: giảm chi phí do mua nguyên liệu với số lượng lớn, kinh
nghiệm hơn do chuyên sâu một ngành hàng, chi phí quản lý giảm.
Nhược điểm: Bên được nhượng quyền chịu rủi ro lớn hơn và chấp nhận gắn
kết chặt với 1 công ty và sự thành công cũng như thất bại của công ty.
Nhìn chung, bên nhượng quyền khuyến khích hình thức nhượng quyền đa đại lý vì
với việc bán thêm đại lý nhượng quyền cho đối tác đã có quan hệ nhượng quyền,
công ty có thể phát triển kinh doanh mà không cần gia tăng số lượng đối tác được
nhượng quyền, giảm được chi phí quản lý.
Hình 3.1. Các loại hệ thống nhượng quyền
2.2.3.3. Ưu điểm của khởi sự bằng mua quyền kinh doanh
Nhượng quyền kinh doanh cung cấp cơ hội kinh doanh độc đáo cho những người
muốn khởi sự kinh doanh, giảm bớt rủi ro khi khởi sự, cách thức kinh doanh này đã
phát triển rất mạnh gần đây trong một số ngành kinh doanh ô tô, dịch vụ thương mại
và cư trú, nhà hàng ăn nhanh, bán lẻ...
Khởi sự bằng nhượng quyền có ưu điểm so với các hình thức khởi sự khác.
Thứ nhất, nhượng quyền làm tăng khả năng thành công cho người khởi sự vì:
Thấp Cao
Cao
Mức độ
đầu tư
Mức độ đầu tư
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền phân phối Nhượng quyền kinh doanh
Nhượng quyền trực tiếp
(1 Franchise)
Nhượng quyền nhiều
Franchise
Liên doanh
nhượng quyền
Nhượng quyền
Master Franchise
Nhượng quyền
phát triển vùng
1
2
3
Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh
TXQTTH10_Bai2_v1.0015104224 23
o Cung cấp cơ hội cho họ được sở hữu một công việc kinh doanh đã được kiểm
chứng và một mô hình kinh doanh đã hoàn thiện.
o Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp công việc kinh doanh thành công
nhanh hơn.
Tỷ lệ thất bại của những người mua quyền kinh doanh là rất thấp. Ở Mỹ, 90%
công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt
động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có
5% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thất bại trong năm đầu
tiên so với 38% công ty độc lập.
Ví dụ, mở một cửa hàng Phở 24 sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn mở cửa hàng
phở mới chưa có tên tuổi, không được biết tới bởi vì nhiều khách hàng trong
vùng thị trường mụ