Kế hoạch nói chung là một văn bản xác định mục tiêu cần đạt và các giải pháp đảm
bảo thực hiện mục tiêu đó. Một tổ chức hay cá nhân bất kỳ, nếu hoạt động có ý thức
và muốn đạt kết quả như mong muốn, đều cần lập những kế hoạch nhất định cho các
khoảng thời gian hay công việc nhất định nào đó. Chẳng hạn, một sinh viên có thể lập
kế hoạch cho mình trong 4 năm học tập ở bậc đại học trong đó xác định rõ trong 4
năm ấy mình định đạt các mục tiêu gì và phác thảo các giải pháp cần thiết để có thể
biến các mục tiêu ấy thành hiện thực.
15 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
46 TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224
BÀI 4 LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (Chủ biên) (2014), Giáo trình Khởi sự
kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. David H.Bangs (Phan Thăng, Trần Đoàn Lâm dịch), JR, Hướng dẫn lập kế hoạch
kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, 2007.
3. Deloitte & Touche, Writing an Effective Business Plan (New York: Deloitte &
Touche, 2003).
4. Deloitte & Touche, Writing an Effective Business Plan.
5. Harper, The McGraw-Hill Guide to Starting Your Own Business. 2nd ed. (New
York: McGraw-Hill, 2003).
6. ILO, Lập kế hoạch kinh doanh – sách hướng dẫn khởi sự doanh nghiệp và tăng
cường khả năng kinh doanh – SIYB, 1998.
7. Trang web
8. SME Toolkit – Việt Nam
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 4 trong Học phần Khởi sự kinh doanh nghiên cứu những vấn đề khái quát của một
bản kế hoạch kinh doanh, ngoài ra cung cấp các kỹ năng cần có trong quá trình soạn thảo
bản kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh có thể giúp người khởi sự tránh những
quyết định mạo hiểm khiến doanh nghiệp có thể thất bại. Nếu đề xuất mạo hiểm của
người khởi nghiệp không mạch lạc, không có lợi ích gì thì kế hoạch kinh doanh sẽ chỉ cho
người người nghiệp tại sao và giúp họ tránh phải trả giá đắt cho việc học về nguyên nhân
thất bại của doanh nghiệp.
Mục tiêu
Mô tả về kế hoạch kinh doanh.
Giải thích tại sao cần phải lập bản kế hoạch kinh doanh.
Xác định được các loại bản kế hoạch kinh doanh.
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224 47
Tình huống dẫn nhập
Lập kế hoạch kinh doanh
Ông A đang dự định mở một Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng kinh nghiệm khi đi du
lịch. Dịch vụ cung cấp của công ty nhằm giúp khách hàng cuốn hút cả tâm trí lẫn tinh thần,
đồng thời nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa thông qua âm nhạc. Công ty được xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầu của những người yêu âm nhạc. Cả hai tour du lịch nội địa và quốc tế có
kèm dịch vụ âm nhạc đầy đủ sẽ được giới thiệu cho các cá nhân và tập thể có nhu cầu trong
các thị trường đặc biệt. Sản phẩm của công ty bao gồm du lịch trọn gói từ các thành phố của
việt Nam đến các địa điểm nổi tiếng có nền âm nhạc dân gian đặc sắc. Khả năng thành công
của Công ty là khá cao. Vì xu hướng hiện tại trong du lịch là thám hiểm. Tuy nhiên thành công
chỉ có thể đạt được khi công ty có một kế hoạch tiếp thị hợp lý và chu đáo. Mùa có nhiều
khách du lịch nhất của Công ty thường là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, khoảng thời gian
còn lại sẽ được dùng cho công việc tiếp thị và chuẩn bị cho mùa du lịch năm tới. Mục tiêu của
công ty là trở thành nhà điều hành các tuyến du lịch kết hợp âm nhạc tốt nhất ở việt Nam,
nhằm cung cấp cho khách hàng các tour du lịch mạo hiểm nhưng được bảo vệ an toàn và để lại
trong lòng khách hàng cảm giác yên bình, thoải mái sau những ngày làm việc đầy căng thẳng.
1. Theo bạn, công ty có nên lập bản kế hoạch kinh doanh không? Lập kế hoạch
kinh doanh có lợi ích gì với công ty không?
2. Nếu có, trước tiên nên lập bản kế hoạch gì?
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
48 TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224
4.1. Khái lược về kế hoạch kinh doanh
4.1.1. Khái niệm
Kế hoạch nói chung là một văn bản xác định mục tiêu cần đạt và các giải pháp đảm
bảo thực hiện mục tiêu đó. Một tổ chức hay cá nhân bất kỳ, nếu hoạt động có ý thức
và muốn đạt kết quả như mong muốn, đều cần lập những kế hoạch nhất định cho các
khoảng thời gian hay công việc nhất định nào đó. Chẳng hạn, một sinh viên có thể lập
kế hoạch cho mình trong 4 năm học tập ở bậc đại học trong đó xác định rõ trong 4
năm ấy mình định đạt các mục tiêu gì và phác thảo các giải pháp cần thiết để có thể
biến các mục tiêu ấy thành hiện thực.
Tương tự, từ khi sắp thành lập đến suốt quá trình hoạt
động một doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai
thực hiện nhiều loại kế hoạch như kế hoạch kinh doanh
và kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (xây dựng trước khi
tạo lập doanh nghiệp); chiến lược/kế hoạch dài hạn (có
thể là chiến lược, có thể là kế hoạch); kế hoạch hàng
năm (có khi cũng gọi là kế hoạch kinh doanh); kế
hoạch ngắn hơn một năm (kế hoạch tiến độ, kế hoạch
điều hành,) và cũng có những kế hoạch chỉ gắn với những nhiệm vụ cụ thể nhất
định như dự án, chương trình, đơn hàng,...
Đối với người khởi sự, sau khi tìm kiếm và khẳng định ý tưởng kinh doanh của mình
có tính khả thi, người khởi sự bắt tay xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch
giúp người khởi nghiệp mô hình hóa ý tưởng dựa trên các mô phỏng của thị trường,
các mục tiêu mà người khởi nghiệp đặt ra và cách thức người khởi nghiệp sẽ thực
hiện nó.
Theo cách hiểu như trên, khác với các kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển cụ thể
khác, kế hoạch kinh doanh thường được lập ra khi người khởi nghiệp chuẩn bị khởi sự
một công việc kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một văn bản trình bày ý
tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của người khởi sự kinh doanh.
4.1.2. Vai trò và cách phân loại
4.1.2.1. Vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. Kế hoạch kinh
doanh là một trong những công cụ quan trọng nhất mà những doanh nghiệp thành
công đã sử dụng. Vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh trong các doanh
nghiệp được thể hiện thông qua các mục tiêu cơ bản:
Bản kế hoạch trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng mà người tạo lập doanh
nghiệp dự tính khởi sự. Bản kế hoạch phải chứng minh được là có một cơ hội tiềm
năng rất có triển vọng mà doanh nghiệp đang dự định đầu tư.
Kế hoạch kinh doanh trình bày các công việc kinh doanh dự tính khởi sự để khai
thác các cơ hội. Một kế hoạch kinh doanh giải thích các biến quan trọng cho sự
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224 49
thành công hay thất bại, nó có thể giúp người khởi sự dự đoán các tình huống khác
nhau có thể xảy đến trước khi trở nên quá muộn, do vậy người khởi sự có thể tìm
giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi có thể xảy ra.
Giúp người khởi sự định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp bằng cách đưa
ra những câu hỏi then chốt và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Ngoài ra, thông qua bản kế hoạch kinh doanh cho phép
người khởi sự thể hiện rõ ràng cơ hội kinh doanh với
các đối tượng hữu quan theo cách hiệu quả nhất. Các
nhân viên, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và
thành viên hội đồng quản trị đều có thể tìm thấy sự hữu
ích của bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh
doanh cung cấp những thông tin cần thiết và do đó,
người khởi sự có thể trình bày về triển vọng phát triển
của doanh nghiệp và thu hút các nguồn lực, bao gồm cả nguồn tài chính. Bản kế hoạch
cung cấp những căn cứ hợp lý để thuyết phục những nhân viên tiềm năng rời bỏ công
việc hiện tại của họ để đến với doanh nghiệp. Bản kế hoạch cũng là một công cụ có
thể thắt chặt mối quan hệ với các đối tác chiến lược, các khách hàng quan trọng hay
những nhà cung cấp chính.
Quá trình soạn thảo kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp định hình tầm nhìn
ban đầu của họ gắn với cơ hội kinh doanh bằng cách đưa ra những câu hỏi then chốt
và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thoả đáng. Thí dụ, một câu hỏi mà tất cả những
người sáng lập doanh nghiệp cần trả lời là: Nhu cầu cần thoả mãn của khách hàng là
gì? Đối thoại với khách hàng và các chuyên gia tư vấn đáng tin cậy sẽ giúp doanh
nghiệp định hướng tốt hơn vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Công việc
trước khi khởi sự này có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc vô kể cho những người
sáng lập doanh nghiệp so với trường hợp sau khi thành lập doanh nghiệp mới cố gắng
định hình lại cơ cấu danh mục sản phẩm của mình. Trong khi tất cả các doanh nghiệp
điều chỉnh danh mục sản phẩm của mình dựa vào những thông tin phản hồi từ khách
hàng, quá trình soạn thảo kế hoạch kinh doanh có thể giúp những người sáng lập
doanh nghiệp phán đoán một số trong những điều chỉnh đó từ trước khi doanh nghiệp
được khai trương.
Tóm lại, kế hoạch kinh doanh cung cấp cho chủ doanh nghiệp sự hiểu biết sâu sắc cần
thiết để trả lời những câu hỏi then chốt mà nhiều đối tượng hữu quan sẽ đặt ra. Hoàn
chỉnh một bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy, có căn cứ sẽ tạo cho chủ doanh
nghiệp sự tín nhiệm trong con mắt của các đối tượng hữu quan.
4.1.2.2. Phân loại kế hoạch kinh doanh
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các tác giả của kế hoạch kinh doanh đặt ra
là bản kế hoạch cần có độ dài và chi tiết như thế nào cho phù hợp? Câu trả lời cho câu
hỏi này phụ thuộc vào loại kế hoạch kinh doanh mà người khởi nghiệp đang được
viết. Có ba loại kế hoạch kinh doanh, mỗi loại sẽ có quy tắc khác nhau về chiều dài và
mức độ chi tiết. Trình bày trong hình 4.1, có ba loại kế hoạch sau:
Thứ nhất, bản kế hoạch tóm tắt
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
50 TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224
Bản kế hoạch tóm tắt có độ dài khoảng 10 – 15
trang và được sử dụng trong giai đoạn rất sớm của
người khởi nghiệp. Viết một bản kế hoạch tóm tắt
có thể nhằm kêu gọi tài trợ để từ đó có thể tiến
hành các phân tích cần thiết nhằm viết một kế
hoạch hoàn chỉnh. Ví dụ, nếu một người nào đó
như Meg Whitman, Giám đốc điều hành (CEO)
của eBay, đã suy nghĩ về việc bắt đầu một doanh nghiệp mới, cô ấy có thể viết một
kế hoạch kinh doanh tóm tắt và gửi nó cho các nhà đầu tư lựa chọn để có được
thông tin phản hồi về ý tưởng của mình. Hầu hết các nhà đầu tư biết về sự thành
công của bà Whitman của eBay nên không cần thông tin quá chi tiết.
Thứ hai, bản kế hoạch hoàn chỉnh
Bản kế hoạch hoàn chỉnh có độ dài khoảng 25 – 35 trang. Loại kế hoạch này nêu
rõ các hoạt động của doanh nghiệp và được viết chi tiết hơn so với kế hoạch kinh
doanh tóm tắt và thường được sử dụng để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cho
nhà đầu tư.
Thứ ba, bản kế hoạch tác nghiệp
Một số doanh nghiệp chuẩn bị thành lập sẽ viết một kế hoạch kinh doanh tác
nghiệp, thường được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh
tác nghiệp thường được viết chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp. Có độ dài
từ 40 đến 100 trang, các phần trong bản kế hoạch này thường rõ ràng và chi tiết.
Thực tế, không thể nói một cách dứt khoát và chắc chắn là một bản kế hoạch nên
có độ dài cụ thể là bao nhiêu trang vì còn phụ thuộc vào loại kế hoạch, mục đích
của việc soạn thảo, tính chất đặc thù của từng dự án kinh doanh và nhiều yếu tố
khác nữa. Tuy nhiên, chúng ta nên thiết kế bản kế hoạch với độ dài điển hình trong
khoảng từ 25 đến 35 trang. Tránh viết quá ngắn và không bao gồm hết các nội
dung cần trình bày, nhưng cũng tránh viết quá dài và lan man làm phân tán sự tập
trung của người đọc và gây tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục tìm hiểu về dự
án kinh doanh của bạn nữa. Nên viết ít nhưng hiệu quả.
Hình 4.1. Các loại kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh
tác nghiệp
Độ dài: 40 – 100 trang
Thường được sử dụng trong
nội bộ công ty. Bản kế hoạch
này như là một công cụ để
tạo ra một kế hoạch chi tiết
cho dự án mới và cung cấp
các chỉ dẫn cho nhà quản lý.
Kế hoạch kinh doanh
hoàn chỉnh
Độ dài: 25 – 35 trang
Thường được sử dụng
trong các dự án mới vào
thời điểm bạn đang cần tài
trợ. Được coi như “kế hoạch
chi tiết” cho các hoạt động
của công ty.
Kế hoạch kinh doanh
tóm tắt
Độ dài: 10 – 15 trang
Thường được sử dụng ở giai
đoạn đầu cho các dự án mới,
để “thử nghiệm” xem liệu các
nhà đầu tư có quan tâm đến
dự án của họ không.
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224 51
4.1.2.3. Kết cấu
Kế hoạch kinh doanh thường có mức độ chi tiết khác nhau, tùy vào mục đích và đối
tượng phục vụ. Do đó, kết cấu của bản kế hoạch kinh doanh cũng có thể thay đổi cho
phù hợp. Không có kết cấu nào được coi là hoàn toàn "chuẩn mực" cho mọi bản kế
hoạch kinh doanh. Nhìn chung, bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm những nội
dung chính sau:
Luận chứng về quy mô và triển vọng của cơ hội kinh doanh trên thị trường.
Luận chứng về mô hình kinh doanh nên được khởi sự để hiện thực hoá cơ hội kinh
doanh nói trên thành tỷ suất lợi nhuận cao. Mô hình kinh doanh bao gồm các thông
tin về tên gọi, hình thức pháp lý, địa điểm trụ sở của doanh nghiệp; phương thức
sản xuất - kinh doanh; các nguồn lực cần huy động (số lượng, cơ cấu) và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp; mô hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận và phương
thức hoàn trả các khoản nợ vay cũng như giải quyết quan hệ sở hữu của các đối
tượng hữu quan đối với doanh nghiệp.
Thông tin về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực
tiễn của nhóm đồng sáng lập/điều hành doanh nghiệp.
Các tài liệu hỗ trợ, bổ sung thông tin đi kèm với bản kế hoạch.
Hình 4.2 chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa hai cấu trúc. Lưu ý rằng
không có một cấu trúc nào được coi là "duy nhất đúng" cho mọi tình huống, mọi mục
đích. Người tạo lập doanh nghiệp phải trên cơ sở mục đích, qui mô kinh doanh để xác
định yêu cầu cụ thể về tính chi tiết đối với từng phần nội dung của bản kế hoạch.
Hình 4.2. Hai kiểu cấu trúc điển hình của bản kế hoạch kinh doanh
4.2. Kỹ năng cần thiết khi soạn thảo bản kế hoạch kinh doanh
4.2.1. Một số kỹ năng soạn thảo kế hoạch kinh doanh
Có lẽ việc khó khăn nhất trong viết bất cứ bản kế hoạch kinh doanh nào là bắt đầu đặt
bút viết những dòng đầu tiên. Biên soạn các dữ liệu, sắp xếp chúng theo một trình tự
mạch lạc và soạn thảo sản phẩm cuối cùng (bản kế hoạch) có thể là một công việc khó
Kiểu cấu trúc thứ nhất:
1. Trang bìa ngoài;
2. Mục lục;
3. Tóm tắt;
4. Kế hoạch tổ chức;
5. Kế hoạch marketing;
6. Kế hoạch tài chính;
7. Các phụ lục (nếu có).
Kiểu cấu trúc thứ hai:
1. Trang bìa ngoài;
2. Mục lục;
3. Tóm tắt;
4. Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh;
5. Mô tả doanh nghiệp và sản phẩm;
6. Kế hoạch marketing;
7. Kế hoạch sản xuất;
8. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp;
9. Mô tả nhóm đồng sáng lập;
10. Trình bày những rủi ro cơ bản;
11. Kế hoạch tài chính;
12. Các phụ lục (nếu có).
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
52 TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224
khăn, khiến nhiều người nản chí. Trong trường hợp
như vậy, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là chia nhỏ
quá trình xây dựng kế hoạch thành nhiều bước.
Việc trước tiên là viết một bản tóm tắt ngắn (dưới năm
trang) về ý tưởng kinh doanh và tầm nhìn của những
người sáng lập. Chính nội dung này sẽ trở thành định
hướng cho người viết và những người đồng sự theo sát
định hướng đó trong suốt quá trình soạn thảo kế hoạch.
Việc tiếp theo là bắt tay vào viết các phần chính của bản kế hoạch. Mặc dù mỗi phần
sẽ có liên quan và ảnh hưởng đến tất cả các phần khác song nhiều người thường thấy
dễ dàng nhất là viết phần mô tả sản phẩm/dịch vụ nên hay viết nội dung này trước
tiên. Đây thường là bộ phận rõ ràng và cụ thể nhất trong tầm nhìn của những người
sáng lập doanh nghiệp. Nói chung, sẽ thấy dễ viết hơn đối với những phần mà người
viết có hiểu biết sâu và nguồn dữ liệu dồi dào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng soạn thảo
một kế hoạch kinh doanh không thuần tuý là một quá trình diễn ra tuần tự từng bước
một. Người viết có thể đồng thời viết các phần khác nhau của bản kế hoạch hoặc theo
một trình tự nào đó thích hợp.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên về tất cả các phần chính của bản kế
hoạch chính là lúc viết lại bản tóm tắt súc tích và chuẩn xác hơn. Điều không quá ngạc
nhiên là bản tóm tắt sau cùng có thể khác nhiều so với bản tóm tắt đầu tiên vì những
hiểu biết và định hình lại của người viết trong suốt quá trình soạn thảo kế hoạch.
Tuy nhiên, người khởi sự cần lưu ý kế hoạch kinh doanh không phải là bất biến. Mặc
dù người viết sẽ trau chuốt bản thảo kế hoạch của mình nhưng hầu hết các kế hoạch
kinh doanh sẽ trở nên lỗi thời nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là những người sáng lập
cần luôn luôn cập nhật và sửa đổi kế hoạch kinh doanh của họ khi cần thiết phải làm
như vậy. Mỗi sửa đổi lớn cần được lưu trữ và đôi khi người viết nên tham khảo lại để
rút kinh nghiệm. Cần nhớ rằng ý nghĩa quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh không
phải là sản phẩm cuối cùng (bản kế hoạch) mà là những điều những người sáng lập
học hỏi được trong quá trình soạn thảo kế hoạch để hiện thực hoá tầm nhìn của mình.
Bản kế hoạch thể hiện rõ ràng ý tưởng những người sáng lập đang nung nấu trong đầu
và làm cho tầm nhìn của họ trở nên sáng rõ đối với chính bản thân mình và nhóm
đồng sự. Nó cũng phác họa tiến trình ra đời, tăng trưởng và chín muồi của doanh
nghiệp sắp thành lập. Soạn thảo kế hoạch kinh doanh là một công việc đầy hứng thú
và sáng tạo, đặc biệt là khi làm việc với nhóm đồng sáng lập.
Trong suốt quá trình soạn thảo kế hoạch kinh doanh người viết nên sử dụng kết hợp
các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đó chính là những cơ sở thông
tin cần thiết và khách quan để phân tích, xử lý và thể hiện trong bản kế hoạch, làm
tăng sức thuyết phục của bản kế hoạch trước các đối tượng hữu quan.
Để có thể thu thập dữ liệu sơ cấp thông thường tiến hành thông qua phương pháp quan
sát. Ví dụ, có thể tiến hành quan sát số lượng khách vào cửa hàng của đối thủ cạnh tranh
trong một ngày và ước tính tỷ lệ người mua hàng, giá trị hàng mua, Cũng có thể tiến
hành các phương pháp điều tra nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp như phỏng vấn chuyên gia,
điều tra bằng bảng hỏi đối với khách hàng tiềm năng hay sử dụng công nghệ thông tin
(điện thoại, internet,) để tiến hành điều tra đối với các đối tượng cần thiết.
Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh
TXQTTH10_Bai4_v1.0015104224 53
Các nguồn dữ liệu thứ cấp nhiều khi rất hữu dụng và luôn cần được khai thác trong
quá trình soạn thảo kế hoạch kinh doanh là các số liệu thống kê cũng như các trang
web rất hữu ích là:
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thư
mục "Phổ biến kiến thức" chứa nhiều nội dung hướng dẫn viết kế hoạch kinh
doanh. Ngoài ra, website này còn cung cấp nhiều thông tin rất phong phú về môi
trường kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
rất hữu ích, chứa nhiều tài nguyên trực tuyến
hướng dẫn soạn thảo kế hoạch kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cũng như quản trị
điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra còn nhiều trang web khác ở trong và ngoài nước.
Có một số chỉ dẫn quan trọng sẽ ảnh hưởng đến soạn
thảo kế hoạch kinh doanh. Người khởi sự cần nhớ rằng
bản kế hoạch kinh doanh nhằm cung cấp cho người
đọc những cơ sở cần thiết đầu tiên về công việc kinh
doanh dự tính khởi sự sẽ được nhà đầu tư xem xét. Nếu
bản kế hoạch không đầy đủ hoặc trông cẩu thả thì nó
dễ làm cho nhà đầu tư cảm thấy rằng công việc kinh
doanh này là không đầy đủ và cẩu thả. Điều quan trọng là cần phải chú ý đến cấu trúc,
nội dung và loại kế hoạch trước khi gửi cho nhà đầu tư hoặc một người nào đó mà liên
quan đến liên doanh mới.
Để tạo ấn tượng tốt nhất, một kế hoạch kinh doanh nên theo một cấu trúc thông
thường, chẳng hạn như cấu trúc bản kế hoạch được giới thiệu trong bài 5. Mặc dù một
số người khởi nghiệp muốn chứng minh sự sáng tạo trong tất cả mọi thứ họ làm, xuất
phát từ cấu trúc cơ bản của định dạng bản kế hoạch kinh doanh thông thường là một
sai lầm. Thường các nhà đầu tư là những người rất bận rộn và muốn có một kế hoạch
mà họ có thể dễ dàng tìm thấy thông tin quan trọng để đi đến quyết định có đầu tư hay
cho người khởi sự vay tiền hay không. Nếu một nhà đầu