Khái niệ m: Thúc đẩy là hoạt động khuy ến khích, đ ộng viên, lô i kéo và tăng
cường sựgiao ti ế p từmột đ ối tư ợng này sang m ột đ ối tư ợngkhác.
* M ục đích
Mục đích c ủa thúc đ ẩy là tạo ra động cơ, hư ớng dẫn cuộc thảo lu ậ n đi đúng
hướng.
* Ý ngh ĩa c ủ a thúc đ ẩy
Thúc đẩ y đem lạ i m ột sốtác d ụng sau:
-T ạ o ra s ự chia sẻthông tin trong nhó m.
-Thúc đẩy tạ o ra s ựch ủđ ộng trong h ọc t ậ p.
-Thú c đẩy tạ o ra niề m tin và sự hào hứ ng trong học tập.
-Thúc đẩy là m tăng hiệu qu ảtrong h ọc tập.
42 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng khuyến nông chuyên sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
KHUYẾN NÔNG CHUYÊN SÂU
Người biên soạn: Hoàng Gia Hùng
Huế, 08/2009
1
Chương 1
CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
1.1. Kỹ năng thúc đẩy
1.1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của thúc đẩy
* Khái niệm: Thúc đẩy là hoạt động khuyến khích, động viên, lô i kéo và tăng
cường sự giao tiếp từ một đối tượng này sang một đối tượng khác.
* Mục đích
Mục đích của thúc đẩy là tạo ra động cơ, hướng dẫn cuộc thảo luận đi đúng
hướng.
* Ý nghĩa của thúc đẩy
Thúc đẩy đem lạ i một số tác dụng sau:
- Tạo ra sự chia sẻ thông tin trong nhóm.
- Thúc đẩy tạo ra sự chủ động trong học tập.
- Thúc đẩy tạo ra niềm tin và sự hào hứng trong học tập.
- Thúc đẩy làm tăng hiệu quả trong học tập.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy:
- Khả năng của người thúc đẩy viên.
- Mục tiêu và chủ đề thảo luận.
- Kiến thức và kinh nghiệm của những người tham gia.
- Môi trường thảo luận.
1.1.3. Một số kỹ năng thúc đẩy cơ bản
1.1.3.1. Kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi làm cho người suy nghĩ sắc bén hơn, thúc đẩy học viên đi vào lĩnh
vực tư duy mới, xới sâu các ý tưởng hiện tại, kiểm tra khả năng thu nhận kiến thúc của
học viên. Khi đặt câu hỏi cần phải:
- Xác định mục tiêu hỏi để làm gì?
- Liệu câu hỏi đó có phù hợp với khả năng trả lời của học viên không?
- Câu hỏ i phải rõ ràng phù hợp với đối tượng được hỏi?
- Câu hỏ i phải có câu trả lời rõ ràng.
1.1.3.2. Kỹ năng trực quan hóa thông tin
1.1.3.3. Kỹ năng phân tích thông tin
1.1.3.4. Kỹ năng giao tiếp
* Định nghĩa
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người,
mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu
biết rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Giao tiếp là một tiến trình hai chiều của việc chia sẽ thông tin và ý tưởng, trong
đó bao gồm sự tham gia tích cực của người gửi và người nhận thông tin.
2
* Các đặc trưng cơ bản
Giao tiếp có những đặc trưng cơ bản sau:
- Đó là quan hệ giữa con người với con người dù ở bất kỳ lứa tuổi hay vị trí địa
lý nào. Mối quan hệ này là điều kiện tối thiểu để điều hành và hoàn thành các hoạt
động.
- Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức được mục đích, nộ i dung và
phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác.
- Giao tiếp dù mang mục đích gì thì cũng vẫn diễn ra cả sự trao đổi thông tin, tư
tưởng, tình cảm, nhu cầu của người tham gia vào quá trình giao tiếp.
- Giao tiếp là quan hệ xã hội mang tính xã hội.
- Giao tiếp có thể được một cá nhân hay nhóm người thực hiện.
- Giao tiếp có thể được thực hiện bằng một thông điệp thông qua: ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ viết, phong cách, tư thế, y phục, nét mặt, điệu bô, cử chỉ, dáng vẻ, dáng
đứng...
Một cán bộ khuyến nông trong công việc của mình có thể giao tiếp với nông
dân, những người bên trong và bên ngoài cơ quan, những người lãnh đạo địa phương,
các nhà khoa học...vì thế khả năng giao tiếp của anh ta là rất rộng. Anh ta phải có rất
nhiều kỹ năng giao tiếp mới có thể hoàn thành công việc của mình tốt được.Ví dụ: anh
ta phải biết nói được hai thứ tiếng riêng biệt ngôn ngữ khoa học của các nhà khoa học
và ngôn ngữ hàng ngày của người nông dân. Biết viết một tờ rơi cho những người nông
dân đồng thời anh ta cũng phải biết viết một báo cáo khoa học cho các nhà lãnh đạo
cấp trên.
* Vai trò của giao tiếp trong khuyến nông
Trong mọi công tác khuyến nông giao tiếp trở thành thiết yếu. Điều này thể hiện
ở một số vai trò sau:
- Giao tiếp là cơ sở của quá trình học hỏi và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
giữa cán bộ khuyến nông với người dân và ngược lạ i.
- Giao tiếp là cơ sở của quá trình dạy học trong đào tạo và huấn luyện nông dân.
- Giao tiếp là một công cụ quan trọng để hiểu biết được nhu cầu, nguyện vọng
và sở thích của người nông dân.
- Giao tiếp tốt sẽ tạo ra mối quan hệ hài hoà, không khí làm việc thoải mái với
người dân, đồng nghiệp và cán bộ cấp trên.
1.1.3.5. Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe cũng là một kỹ năng cần phải có khi làm việc với những người nông
dân. Mỗi người nông dân họ quen với một cách ăn nói riêng nên đòi hỏi cán bộ khuyến
nông phải biết lắng nghe mới có thể hiểu được những vấn đề mà người dân đang muốn
diễn đạt.
Kỹ năng lắng nghe thể hiện qua một số nội dung sau:
- Chú ý và không làm gián đoạn câu trả lời của người đang nói.
3
- Luôn tạo ra những lời khích lệ.
- Thể hiện sự chăm chú và tỏ ra hết sức quan tâm đến câu trả lời đó.
- Lắng nghe đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.
1.1.3.6. Kỹ năng truyền đạt thông tin
Truyền đạt thông tin là một nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông. Do đối tượng
truyền đạt phong phú, đa dạng về trình độ văn hoá và phong tục tập quán, nên đòi hỏi
người làm công tác khuyến nông phải có nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau.
Một người truyền đạt thông tin giỏi phải là người có được những yếu tố sau:
- Hiểu được người nghe, biết được ý muốn của người nghe.
- Hiểu sấu sắc thông tin của mình và biết tryền đạt thông tin đó đến người nghe.
- Có phương pháp truyền đạt thông tin hợp lý.
- Chuẩn bị thông tin chu đáo sử dụng ngôn ngữ và phương tiện thích hợp.
- Chọn vấn đề phù hợp với từng hoàn cảnh.
- Thông tin truyền đạt cần ngắn ngọn, dễ hiểu.
4
Chương 2
TRUYỀN THÔNG TRONG KHUYẾN NÔNG
2.1. Khái niệm và vai trò của truyền thông trong khuyến nông
2.1.1. Khái niệm
Truyền thông là phương pháp thông qua đó, những quan niệm, những ý nghĩ
được truyền từ người này sang người khác. Hay nói cách khác truyền thông là quá trình
truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.1.2. Vai trò của truyền thông trong hoạt động khuyến nông
Phương pháp truyền thông là trọng tâm của mọ i công tác khuyến nông. Trong
thực tế nghĩa đen của từ” công tác khuyến nông “được các nhà khởi xướng chọn để
truyền ý đồ thông tin vượt qua ranh giới của các trường Đại học đến với nông dân
trong những vùng nông thôn lân cận. Vì vậy mọi khuyến nông viên trong những lĩnh
vực chuyên môn khác nhau phải là những nhà truyền thông viên tài giỏi, vì họ sống và
làm việc tại nơi giao điểm quan trọng của một mạng lưới truyền thông rộng rãi. Mạng
lưới đó bao gồm dân cư nông thôn, các trung tâm dịch vụ các trạm thực nghiệm, cơ sở
giáo dục và các cơ quan chính phủ trung ương cũng như địa phương.
Từ việc nghiên cứu mục tiêu của khuyến nông đã cho chúng ta thấy rằng:
khuyến nông bao gồm việc tiếp nhận và giải thích các bức thông điệp đã được truyền đi
qua các kênh thông tin khác nhau. Mà việc giải thích ở đây (bao gồm làm sáng tỏ và
truyền đi) chính là lĩnh vực của truyền thông. Như vậy trong hoạt động khuyến nông
thì truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sự quan trọng đó thể hiện qua
một số điểm sau:
- Cung cấp cho dân chúng những thông tin có ích cho họ.
- Đáp ứng nguyện vọng của người dân trong những điều kiện không thuận lợi.
2.2. Các hình thức và phương thức truyền thông
Trong thực tế có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau. Hình thức đơn
giản nhất là truyền thông giữa hai người đang cùng nhau có mặt, đây gọi là truyền
thông trực tiếp. Còn phức tạp hơn là truyền thông khi có nhiều người tham gia và gián
tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những cho dù con đường truyền
thông có dài và phức tạp như thế nào đi nữa thì luôn có 4 thành phần cỏ bản chuyển
động qua 6 bước hay 6 giai đoạn. Có thể dễ dàng mô tả 4 thành phần cơ bản trong mọi
hình thức truyền thông.
Thành phần thứ nhất là nguốn thông tin, tức là người có những quan điểm hoặc
các ý nghĩ cần truyền cho người khác.
Thành phần thứ hai là người nhận truyền thông, tức là người hay những người
mà các quan điểm ý nghĩ đang nhằm vào để truyền đạt. Đây chính là đối tượng của
truyền thông, tức là người nông dân.
Thứ ba là phải có một bức thông điệp có thể được truyền từ nguồn đến người
nhận. Đây chính là các thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới
5
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư và là cuối cùng, thông điệp phải được phả i hành trình qua một kênh hoặc
một phương tiện trung gian để làm thành lối đi tốt từ nguồn đến người nhận. Người cán
bộ khuyến nông có thể cung cấp những thông tin trên cho nông dân thông qua các hoạt
động tập huấn, đào tạo, huấn luyện,...
2.3. Các thành tố của một quá trình truyền thông trong khuyến nông
Thành phần thứ nhất là nguồn thông tin, tức là người có những quan điểm hoặc
các ý nghĩ cần truyền cho người khác.
Thành phần thứ hai là người nhận truyền thông, tức là người hay những người
mà các quan điểm ý nghĩ đang nhằm vào để truyền đạt. Đây chính là đối tượng của
truyền thông, tức là người nông dân.
Thứ ba là phải có một bức thông điệp có thể được truyền từ nguồn đến người
nhận. Đây chính là các thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư và là cuối cùng, thông điệp phải được phả i hành trình qua một kênh hoặc
một phương tiên trung gian để làm thành lối đi tốt từ nguồn đến người nhận. Người cán
bộ khuyến nông có thể cung cấp những thông tin trên cho nông dân thông qua các hoạt
động tập huấn, đào tạo, huấn luyện,...
2.4. Các giai đoạn/bước trong quá trình truyền thông khuyến nông
Bốn thành phần trên nó thường chuyển động qua 6 bước chính.
+ Bước 1: Sáng tạo. Tính sáng tạo là một đặc tính quan trọng nhất thiết phải có
đối với truyền thông viên. Sáng tạo ở đây có nghĩa là phải tự mình nhận thức rõ hay
làm rõ nội dung muốn truyền đạt. Điều này cần thiết bởi lẻ người nhận (đích), tức là
đối tượng khuyến nông phong phú và đa dạng cả về trình độ văn hoá lẫn phong tục tập
quán, lối sống v.v... Chính vì vậy người cán bộ khuyến nông ngoài việc làm một nhà
nông học tài giỏi anh ta còn phả i là một nhà tâm lý học, có một kiến thức rộng về nông
nghiệp đồng thời am hiểu nông thôn nông dân. Nếu như một vấn đề được nhận thức
kém cỏi thì chắc chắn đưa lại một sự truyền đạt tồi.
Ví dụ: Tôi muốn nói với một người bạn rằng tôi muốn tiếp anh ta như một vị
khách mời thì tôi phải bày tỏ bằng một phương pháp nào đó mà người bạn kia sẽ hiểu
được là có nên ở lại nhà hay không, có ở lại dùng cơm hay không, có nói chuyện phiếm
không... Để làm cho người khách kia hiểu được những nội dung trên tôi phải nắm chắc
cách tiếp đón anh ta, tôi có chắc chắn muốn anh ta ở lại chơi vài ngày...
+ Bước 2: Mã hoá. Chúng ta biết rằng quan điểm và nhận thức là những cấu
trúc của trí tuệ. Người khác không thể nhìn, nghe hay cảm thấy được. Vì vậy, để có thể
truyền chúng từ đầu óc của người này sang người khác được, chúng phải được dịch ra
hay mã hoá ra thành những kí hiệu. Trái với quan điểm, kí hiệu có thể được người khác
nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy. Thực tế kí hiệu thay cho quan điểm và nhận thức.
Từ ngữ là kí hiệu thay cho nhận thức và động tác, tranh ảnh hay âm nhạc cũng vậy.
6
Các kiến thức và tình huống khác nhau thì yêu cầu những nhận thức khác nhau.
Chọn đúng kí hiệu là rất quan trọng và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đây là một
điều hết sức quan trọng trong khuyến nông, bởi vì nội dung hoạt động khuyến nông rất
đa dạng cộng với đối tượng khuyến nông cũng không đồng nhất. Có thể có lúc chúng
ta không thể tìm ra những kí hiệu thích hợp để diễn tả một ý nghĩ muốn bộc lộ. Có lẽ
một động tác hay một cái nhăn mặt có thể diễn tả một nhận thức của chúng ta tốt hơn.
Song, chọn được kí hiệu chính xác diễn đạt nhận thức của chúng ta là chưa đủ;
kí hiệu đó phải phù hợp với người nhận. Đây là một khía cạnh vô cùng khó khăn đối
với người làm công tác khuyến nông. Khó khăn thứ nhất là trong nông nghiệp sản xuất
bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau cho nên đòi hỏi phải có các cách nhận thức khác
nhau. Thứ hai đối tượng khuyến nông phong phú và đa dạng cả về trình độ và phong
tục tập quán nên đòi hỏi phải có các kí hiệu phù hợp với từng đối tượng.
Hãy quay lại ví dụ trước chúng ta thấy rằng: Nếu như tôi (nguồn thông tin)
muốn đích (người nhận thông tin - người bạn) hiểu rằng anh ta được mời đến để nói
chuyện trong chóc lát nhưng không quá lâu, thì tôi phải chọn từ, động tác và nét mặt để
anh ta hiểu đúng và chính xác rằng đây là một lời mời có giới hạn. Như vậy đòi hỏi
chúng ta phải mã hoá các ý nghĩ nhận thức bằng những kí hiệu sao cho người nhận
hiểu rõ và chính xác.
+ Bước 3: Truyền đạt. Một quan điểm trong nhận thức đã được mã hoá thành
các kí hiệu gọi là một thông điệp. Như vậy một thông điệp đơn giản là một nhận thức
được mã hoá và luôn luôn mã hoá bằng kí hiệu. Một thông điệp được mã hoá tốt là loại
mà kí hiệu đại diện đầy đủ và chính xác quan điểm mà nguồn mong muốn truyền
thông. Khi quan điểm đã được mã hoá thành thông điệp, thông điệp đó phải được
truyền đạt đến người nhận. Nói cách khác là, những từ ngữ - kí hiệu phải được hoặc là
nói ra hoặc là viết ra và trình bày; động tác phải được thực hiện; hình ảnh phải được
trình bày; động tác phải được trình diễn và cứ như thế đối với các kí hiệu khác.
Có nhiều phương pháp truyền đạt thông điệp. Ví dụ nói là một phương pháp rất
thông dụng. Viết là một phương pháp khác. Hiện nay các anh chị đang đọc một bức
thông điệp do tôi mã hoá ra thành những từ ngữ được truyền đạt đến các anh chị bằng
văn viết. Nếu như tôi ghi chúng trên một cuốn băng và phát ra bằng cassette thí có lẽ
có nhiều người cùng nghe. Đó là một cách khác để truyền đạt các bức thông điệp. Việc
lựa chọn các kênh phù hợp để truyền đạt các bức thông điệp trước tiên tuỳ phụ thuộc
vào tình hình truyền thông. Ai truyền thông chúng? Cự ly từ kênh này đến kênh kia bao
xa? Thông điệp có dài không? Nguồn có trong tay phương tiện và kỹ thuật gì? Đó là
một vài điều chú ý khi xem xét lựa chọn kênh thích hợp để truyền đạt thông điệp. Điều
này đặt ra cho cán bộ khuyến nông là phải có những phương pháp truyền đạt khác nhau
phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nói chung là phải sử dụng nhiều kênh khác
nhau để truyền đạt thông tin.
7
+ Bước 4: Tiếp nhận. Cho dù bức thông điệp đã được truyền đi qua bất cứ một
kênh nào thì việc người nhận có nhận được thông điệp đó không phụ thuộc vào môi
trường xung quanh và trạng thái tâm lý của người nhận. Môi trường ở đây có thể là
tiếng ồn, điều kiện chiếu sáng, cự ly từ nguồn đến người nhận cả về không gian lẫn
thời gian v.v... Còn trạng thái tâm lý người nhận tức là anh ta có thực sự sẵn sàng tiếp
nhận thông điệp đó không, điều này phụ thuộc vào khả năng và sự quan tâm của anh ta
về thông điệp đó. Ví du: người nhận mệt hoặc bận việc thì thông điệp có thể gửi đến
nhưng chưa chắc anh ta đã nhận. Những nếu coi như anh ta đã nhận thông điệp đó thì
chúng ta phải còn xem thông điệp đó có tốt và đầy đủ với anh ta không? Đó chính là
vấn đề trung thực của thông tin.
Như vậy môi trường có liên quan trực tiếp với độ trung thực. Nhưng ngoài các
điều kiện đó, độ trung thực còn tuỳ thuộc vào tình trạng hoạt động ra sao của 5 giác
quan của người nhận khi tiếp nhận thông điệp. Năm giác quan này nó đảm bảo chúng
ta tin vào thông điệp, tuy nhiên đôi khi chúng cũng bị đánh lừa. Vì vậy một người
truyền thông viên giỏi và có kinh nghiệm sẽ truyền đạt các bức thông điệp của mình
bằng nhiều kênh sao cho người nhận có thể tiếp nhận chúng không chỉ bằng một giác
quan. Chúng ta thực hiện việc đó theo bản năng khi nói chuyện với nhau. Kinh nghiệm
và cảm giác cho chúng ta thấy đó là phương pháp có hiệu quả đảm bảo việc tiếp nhận
có hiệu quả. Như vậy khi đào tạo, huấn luyện nông dân, người cán bộ khuyến nông cần
phải chú ý đến các khía cạnh có thể làm ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của
người nông dân.
+ Bước 5: Giải mã. Người nhận sau khi nhận được thông điệp họ phải giải mã
để hiểu được chúng. Việc này phụ thuộc trước tiên vào sự nhận biết các kí hiệu của
người nhận. Có trường hợp người nhận đã giả i mã được thông điệp tuy nhiên lại hiểu
sai ý của nguồn, điều này rất tai hại. Những trở ngạ i trên minh hoạ cho tầm quan trọng
của của việc phản hồi trong phương pháp truyền thông. Có nhiều trường hợp truyền
thông mà việc phản hồ i ngay tức khắc là không thể thực hiện được ví dụ như viết thư
hoặc phát thanh. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi mã hoá thông điệp và truyền đạt
chúng.
+ Bước 6: Tiếp thu. Sau khi giả mã thông điệp, thì cho dù thế nào đi nữa cũng
sẽ có những quan điểm mới định hình trong đầu người nhận. Để thông điệp đó có ích
cho người nhận thì phải có một sự hoà hợp giữa những kinh nghiệm có sẵn trong đầu
với những kiến thức vừa mới nhận được. Điều này nói lên người nhận cảm nhận được,
hiểu được thông điệp tức là họ giải thích được vấn đề chứ không phải là tiếp nhận để
lặp đi lặp lại mà không hiểu tại sao lại như thế. Để đảm bảo gia i đoạn này thành công
người khuyến nông viên cần phải chú ý tới liều lượng thông tin, các loại ký hiệu cũng
như khả năng nhận thức của người nhận.
8
Chương 3
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHUYẾN
NÔNG
3.1. Đặc điểm của các chương trình khuyến nông
- Tính thực tế. Chương trình khuyến nông rất thực tế, bởi vì nó được thiết kế để
phục vụ cho các công việc hàng ngày của người nông dân.
- Tính mềm dẻo. Chương trình khuyến nông khá mềm dẻo để đáp ứng các điều
kiện luôn luôn thay đổi.
- Tính đơn giản. Chương trình khuyến nông tương đối dễ hiểu để đáp ứng sự đa
dạng rộng lớn về các nhu cầu của người dân nông thôn.
3.2. Các nguyến tắc trong lập kế hoạch xây dựng chương trình khuyến nông
- Lập kế hoạch chương trình phải phản ánh được sự phân tích tỉ mỉ các tình hình
thực tế. Mọi yếu tố hiện có chứa đựng ở đất con người nhà cửa, phong tục chợ búa,
cộng đồng và các tổ chức hoạt động trong khu vực phải được xem xét.
- Lựa chọn các vấn đề cho hành động phải đáp ứng các nhu cầu của dân chúng.
Không phải là mọi vấn đề đều có thể được đáp ứng đồng thời, trong đó những vấn đề
cấp bách nhất và có mối quan tâm rộng rãi sẽ được lưu ý trước tiên.
- Chương trình sẽ phả i mềm dẻo để có thể duy trì các mục tiêu trung thực trong
một thời gian dài, song cũng đáp ứng với những thay đổi ngắn về những cấp bách đặc
biệt.
- Chương trình khuyến nông phải có chương trình giáo dục và phải hướng vào
việc cải thiện năng lực của dân chúng để giải quyết các vấn đề của riêng họ.
- Chương trình khuyến nông phải được triển khai một cách dân chủ bằng việc
tham gia tích cực của người dân mà chúng ta làm việc với họ.
- Các chương trình khuyến nông phải được điều chỉnh theo trình độ kinh tế và
giáo dục hiện có của nhân dân nông thôn.
3.3. Các bước lập kế hoạch xây dựng một chương trình khuyến nông
* Chọn mục tiêu
Có nhiều mục tiêu của chương trình khuyến nông (CTKN) được trình bày một
cách mơ hồ.
Ví dụ: Mục tiêu là dạy cho nông dân cách tự giúp mình thì có vẻ như không rõ
ràng lắm, do đó khi thực hiện rất khó để đạt được.
Để xác định mục tiêu cho các CTKN cần phải xuất phát từ những mong muốn
của người dân. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến mục tiêu của các chương trình phát triển
rộng lớn của nhà nước để đưa ra được mục tiêu hợp lý. Nhưng cho dù thế nào đi nữa
thì mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu tổng quát phải được cụ thể hoá bằng các
mục tiêu trung gian.
9
Ví dụ: Mục tiêu tổng quát là cải thiện phúc lợi cho cộng đồng dân cư ở một tỉnh
A nào đó. Thì chúng ta có các mục tiêu trung gian thứ nhất là nâng cao thu nhập; mục
tiêu trung gian thứ hai là nâng cao năng suất; thứ 3 là nâng cao năng suất lúa; thứ 4 là
sử dụng giống có năng suất cao, tăng mức độ thâm canh, cải thiên điều kiện canh tác;
thứ năm là dạy cho nông dân biết cách trồng các giống lúa năng suất cao,...
* Chọn nhóm mục tiêu (đối tượng)
Chọn nhóm mục tiêu hay đối tượng của chương trình khuyến nông
Mỗi một chương trình khuyến nông nên hướng vào một nhóm đối tượng (nhóm
mục tiêu) nhất định. Bởi vì để đ