Bài giảng Kiểm soát - Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát

Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp là một chuỗi những quy trình nghiệp vụ đan xen nhau một cách hệ thống và ở bất kỳ ở khâu nào trong chu trình nghiệp vụ cũng cần phải kiểm soát nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh càng phát triển thì việc hình thành đúng các điểm kiểm soát càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành kinh doanh, bởi vì thông qua các điểm kiểm soát nhà quản l ý có thể đánh giá và chấn chỉnh hoạt động của từng bộ phận nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu đề ra với hiệu suất cao nhất.

pdf19 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm soát - Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát 52 TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 BÀI 4 HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM KIỂM SOÁT Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Ngọc Huyền (2015), Giáo trình Kiểm soát, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Vũ Hữu Đức (2010), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông. 3. Victor Z.Brink và Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại – đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, Bản dịch của khoa Kế toán – trường Đại học kinh tế Quốc dân, Nhà xuất Tài chính Hà Nội. 4. Anthony (2007), Management control systems, Nhà xuất bản McGraw Hill Higher Education. 5. Kevin Adams (1997), Internal Controls and Auditing, Nhà xuất bản Prentice Hall Australia. 6. COSO (1992), Internal Control Report. 7. www.coso.org 8. www.internalcontrolsdesign.co.uk  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 4 trong học phần Kiểm soát nghiên cứu những vấn đề khái quát của trung tâm kiểm soát, ngoài ra cung cấp các kỹ năng cần có để có thể hình thành đúng trung tâm kiểm soát. Trung tâm kiểm soát được hình thành để phân quyền trong quản trị doanh nghiệp, giúp nhà quản trị quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình. Do đó, bài này cung cấp cho người học đặc điểm của từng trung tâm kiểm soát để từ đó có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng trung tâm đó. Mục tiêu • Mô tả về các trung tâm kiểm soát; • Giải thích tại sao phải hình thành đúng các trung tâm kiểm soát; • Xác định được các loại trung tâm kiểm soát; • Giải thích các kỹ năng cần có trong quá trình hình thành trung tâm kiểm soát. Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 53 Tình huống dẫn nhập Công ty M sản xuất và bán các loại đèn. Bộ phận marketing của Công ty được tổ chức theo dòng sản phẩm. Bộ phận sản xuất sản xuất các loại đèn cho tất cả các bộ phận marketing. Trong quá trình lập kế hoạch, mỗi bộ phận marketing xác định số lượng mỗi loại đèn cần sản xuất. Nhà quản lý cấp cao đó giao nhiệm vụ sản xuất đèn cho các nhà máy khác nhau trong bộ phận sản xuất. Do công suất sản xuất là có hạn, một số hoạt động sản xuất được thuê ngoài. Nhà quản lý cấp cao xác định lịch trình sản xuất cho các nhà máy khác nhau trên cơ sở các nghiên cứu chi tiết về thời gian và chi phí sản xuất những loại đèn khác nhau tại các nhà máy. Giám đốc sản xuất được đánh giá trên cơ sở đạt được đầu ra trong khuôn khổ chi phí dự báo. 1. Xác định liệu bộ phận sản xuất là trung tâm chi phí hay trung tâm lợi nhuận? 2. Tại sao? Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát 54 TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 4.1. Khái lược về trung tâm kiểm soát 4.1.1. Khái niệm Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp là một chuỗi những quy trình nghiệp vụ đan xen nhau một cách hệ thống và ở bất kỳ ở khâu nào trong chu trình nghiệp vụ cũng cần phải kiểm soát nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh càng phát triển thì việc hình thành đúng các điểm kiểm soát càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành kinh doanh, bởi vì thông qua các điểm kiểm soát nhà quản l ý có thể đánh giá và chấn chỉnh hoạt động của từng bộ phận nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu đề ra với hiệu suất cao nhất. Thông thường, nhà quản trị cần phải chính xác các lĩnh vực hoạt động chịu sự quản lý của mình. Một trung tâm kiểm soát (nhiều tài liệu gọi đây là trung tâm trách nhiệm), được hiểu như một hoạt động, một bộ phận do một nhà quản trị chịu trách nhiệm kiểm soát. Chẳng hạn, nhà quản lý bộ phận bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về số lượng hàng bán ra theo giá đã được xác lập từ trước và với chi phí hoạt động đã được phê duyệt. Như vậy, có thể thấy hoạt động của nhà quản lý trung tâm kiểm soát chịu tác động từ nhiều phía. Hiệu quả quản lý của họ có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất làm việc từ những người khác. Sự phụ thuộc này không được loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ có thể giảm thiểu được những tác động nếu nhà quản trị lựa chọn đúng loại trung tâm kiểm soát và sử dụng các nhà quản lý tại các trung tâm đó có chuyên môn cao. Trung tâm kiểm soát là đơn vị bộ phận của doanh nghiệp được giới hạn theo các tiêu thức xác định nhằm thực hiện hoạt động kiểm soát có kết quả và hiệu quả cao. Mỗi trung tâm kiểm soát phải là một đơn vị bộ phận nào đó của doanh nghiệp mà ở trung tâm đó những nhiệm vụ nhất định của quá trình sản xuất – kinh doanh được thực hiện. Một doanh nghiệp có thể có nhiều trung tâm kiểm soát. Trung tâm kiểm soát có thể thể là một thực thể pháp nhân hoặc có thể là một thực thể mà không có tính pháp nhân. Tuy nhiên, dù là thực thể loại nào đi nữa thì trung tâm kiểm soát tồn tại để thực hiện một hay nhiều mục tiêu của doanh nghiệp. 4.1.2. Vai trò của thiết kế trung tâm kiểm soát Việc thiết kế trung tâm kiểm soát phù hợp sẽ đóng vai trò quan trọng và qua đó có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Cụ thể:  Tiếp cận tốt hơn với thông tin cơ sở. Các nhà quản trị trung tâm sẽ tiếp cận tốt hơn đối với thông tin từ cơ sở. Do đó, chất lượng ra quyết định có thể được cải thiện bởi vì những quyết định này được thực hiện bởi những người quản l ý gần với điểm ra quyết định nhất. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia, nơi các bộ phận hoạt động ở các quốc gia khác nhau, tuân thủ các quy định và pháp lý khác nhau. Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 55  Tăng tính cạnh tranh. Sự phân chia thành nhiều trung tâm kiểm soát cho phép doanh nghiệp xác định đóng góp của từng bộ phận, thông qua việc đánh giá hoạt động của từng loại trung tâm. Điều này làm cho từng bộ phận phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh.  Tốc độ các quyết định thi hành được cải thiện. Nếu quyết định là nhà quản trị cấp cao thực hiện, sẽ cần có thời gian để truyền thông tin từ cơ sở đến trụ sở chính và theo chiều ngược lại, từ trụ sở chính đến các cơ sở. Sự truyền thông tin theo hai hướng có thể gây ra sự trì hoãn và giảm đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng. Với việc thiết kế các trung tâm kiểm soát, việc khó khăn này có thể được loại trừ.  Cung cấp nền tảng đào tạo tốt cho nhà quản trị cấp trung. Nhà quản trị tại các trung tâm vừa ra quyết định, lại vừa thực hiện quyết định. Điều này, cung cấp một nền tảng đào tạo tốt cho quản lý chung. Những nhà quản trị trung tâm sẽ có kinh nghiệm trong việc quản lý tất cả các lĩnh vực, thông qua đó các nhà quản trị cấp cao sẽ có cơ hội đánh giá tiềm năng của họ cho công việc cao hơn.  Giảm nhẹ công việc cho các nhà quản trị cấp cao. Khi phân quyền việc ra quyết định hoạt động, việc quản lý của nhà quản trị cấp cao sẽ được giảm nhẹ khỏi việc ra quyết định hàng ngày, lúc này họ có thể tập trung vào các vấn đề lớn hơn. Nhà quản trị cấp cao sẽ tập trung hơn vào việc lập kế hoạch chiến lược, ra quyết định chiến lược cũng như phối hợp giữa các bộ phận khác nhau để nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 4.1.3. Các yêu cầu cần đảm bảo khi thiết kế trung tâm kiểm soát Theo định nghĩa, một doanh nghiệp có thể hình thành một hệ thống các trung tâm kiểm soát tuỳ theo tiêu thức cụ thể lấy làm cơ sở hình thành chúng. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể hình thành một hệ thống các trung tâm kiểm soát trong doanh nghiệp bạn. Dù hệ thống các trung tâm kiểm soát cụ thể như thế nào thì các yêu cầu sau cần được bạn quan tâm thực hiện: Thứ nhất, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng kiểm soát. Ở trên đã đề cập đến các chức năng kiểm soát của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, do tính tự chủ của hoạt động kiểm soát, do đặc điểm, nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát ở các doanh nghiệp khác nhau là không giống nhau nên mỗi doanh nghiệp có thể xác định nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động kiểm soát ở doanh nghiệp mình. Càng trao cho hoạt động kiểm soát nhiều nhiệm vụ bao nhiêu thì việc xác định các trung tâm kiểm soát càng phải chi tiết bấy nhiêu. Hình thành các trung tâm kiểm soát là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo hoàn thành được các chức năng, nhiệm vụ kiểm soát. Một doanh nghiệp khi cân nhắc, phải tính đến việc phải thiết kế hệ thống các trung tâm kiểm soát như thế nào để các chức năng, nhiệm vụ kiểm soát được thực hiện. Để đánh giá được tính rủi ro có thể xuất hiện ở từng bộ phận, cá nhân bạn phải nghĩ đến việc hình thành các trung tâm kiểm soát đến tận từng nơi làm việc sản xuất và nơi làm việc quản trị. Mặt khác, muốn thực hiện được các chức năng phối hợp và chức năng dịch vụ của kiểm soát thì việc rất quan trọng là phải đánh giá được chính xác mức độ Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát 56 TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 hoạt động của từng bộ phận để so sánh mức độ thực hiện với mục tiêu, so sánh tính “đồng điệu” về mức độ hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp trong mối quan hệ với những thay đổi bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì rất cần thiết phải thiết kế các bộ phận kiểm soát có ranh giới rất rõ ràng, đánh giá được rất chính xác các kết quả cũng như hao phí nguồn lực ở từng trung tâm kiểm soát. Thứ hai, phải gắn trung tâm kiểm soát với chế độ trách nhiệm cá nhân của người phụ trách. Một trong các nhiệm vụ rất quan trọng của kiểm soát là để điều chỉnh và xác định tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, cá nhân. Kiểm soát, kết luận mà không gắn với trách nhiệm cá nhân thì hoạt động kiểm soát cũng trở thành vô ích. Để kiểm soát cung cấp tài liệu tin cậy xác định chế độ trách nhiệm cá nhân thì ngay từ khâu thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc gắn trung tâm kiểm soát với chế độ trách nhiệm cá nhân của người phụ trách. Đáp ứng yêu cầu này, tốt nhất là phải chú ý đến sự phù hợp giữa hệ thống các trung tâm kiểm soát với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Chẳng hạn ở ví dụ trên, nếu toàn bộ hoạt động mua sắm, vận chuyển và dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được trao cho một nhà quản trị đảm nhiệm và chịu trách nhiệm thì sau khi xác định được hoạt động ở lĩnh vực này là có đạt hay không đạt kết quả và hiệu quả sẽ có thể thực hiện việc thưởng hay phạt đối với anh ta một cách chuẩn xác. Nếu không gắn với trách nhiệm cá nhân thì việc xác định tốt/xấu, tiết kiệm/lãng phí, có/không có hiệu quả sẽ ít có ý nghĩa. Thứ ba, phải đảm bảo ranh giới rõ ràng giữa các trung tâm kiểm soát. Yêu cầu cần đáp ứng khi hình thành trung tâm kiểm soát là ranh giới giữa các trung tâm kiểm soát phải rõ ràng. Chỉ trên cơ sở rõ ràng thì việc xác định tốt/xấu, tiết kiệm/lãng phí, có/không có hiệu quả mới được đánh giá chính xác và gắn với một bộ phận hay cá nhân cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu này, trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cần:  Gắn mỗi (một số) bộ phận, cá nhân với một quá trình cụ thể.  Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, cá nhân rõ ràng.  Phân công nhiệm vụ hàng ngày phải khoa học. Thứ tư, việc hình thành các trung tâm kiểm soát phải gắn với tính hiệu quả và khả năng bao quát của người phụ trách trung tâm kiểm soát đó. Tính hiệu quả đòi hỏi phải hình thành hệ thống các trung tâm kiểm soát sao cho hoạt động kiểm soát diễn ra với chi phí kinh doanh phát sinh thấp nhất có thể. Vì gắn với chế độ trách nhiệm các nhân, mỗi cá nhân phụ trách trung tâm kiểm soát phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của trung tâm kiểm soát đó nên việc hình thành các trung tâm kiểm soát phải gắn với khả năng bao quát của anh ta. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, việc quy trách nhiệm cho cá nhân người phụ trách sẽ không mang tính thuyết phục, việc thưởng phạt sẽ không công minh và do đó không có ý nghĩa. Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 57 Để đáp ứng yêu cầu này trong tổ chức bộ máy quản trị và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính toán sao cho cá nhân người phụ trách một bộ phận hoặc một nơi làm việc cụ thể phải bao quát được toàn bộ nhiệm vụ của anh ta:  Mỗi nhân viên hay công nhân phải bao quát được toàn bộ công việc do anh ta đảm nhiệm.  Người phụ trách một bộ phận nào đó phải bao quát được việc thực hiện nhiệm vụ của mọi nhân viên dưới quyền. 4.1.4. Kỹ năng thiết kế các trung tâm kiểm soát Một doanh nghiệp sắp hoạt động, cần nghiên cứu thiết kế các trung tâm kiểm soát. Một doanh nghiệp đang hoạt động nhưng phát hiện ra hoạt động kiểm soát có vấn đề, cần tìm hiểu nguyên nhân để xử lý các vấn đề phát sinh; trong nhiều trường hợp nguyên nhân do cách thức tổ chức các trung tâm kiểm soát không phù hợp thì cần nghiên cứu để đổi mới, hoàn thiện hay tổ chức lại các trung tâm kiểm soát đó. Để hình thành hệ thống các trung tâm kiểm soát hay đổi mới, hoàn thiện hoặc tổ chức lại các trung tâm kiểm soát trong doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy trình sau: Thứ nhất, phân tích nhiệm vụ kiểm soát. Nhiệm vụ kiểm soát và các công việc rất cụ thể kiểm soát phải hoàn thành trong hệ thống quản trị thống nhất. Nhiệm vụ kiểm soát phải được xác định trên cơ sở các chức năng kiểm soát xác định: chức năng phối hợp và chức năng dịch vụ. Phải đặt ra và trả lời các câu hỏi:  Để thực hiện chức năng phối hợp thì cần có các nhiệm vụ cụ thể nào? Trong các nhiệm vụ cụ thể đó thì nhiệm vụ nào do kiểm soát đảm nhận? Để thực hiện các nhiệm vụ đó thì khối lượng công việc phải hoàn thành là bao nhiêu?  Để thực hiện chức năng dịch vụ thì cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nào? Nhiệm vụ nào do kiểm soát đảm nhiệm? Để thực hiện các nhiệm vụ đó thì khối lượng công việc phải hoàn thành là bao nhiêu? Trả lời cụ thể các câu hỏi trên chính là đã phân tích nhiệm vụ kiểm soát thành các nhiệm vụ bộ phận và cuối cùng là các bước công việc cần thiết. Sau khi phân tích, cần vẽ sơ đồ mô tả nhiệm vụ kiểm soát. Khối lượng nhiệm vụ kiểm soát là cơ sở để tiếp tục thiết kế các trung tâm kiểm soát. Thứ hai, nghiên cứu mô hình quản trị của doanh nghiệp. Cần nghiên cứu xem doanh nghiệp đang quản trị theo mô hình nào? Mô hình quản trị truyền thống theo chức năng, theo nguyên tắc chuyên môn hóa cao nhất hay mô hình quản trị hiện đại, theo tính thống nhất của quá trình. Từ đó hình thành các trung tâm kiểm soát theo nguyên lý:  Nếu là quản trị truyền thống sẽ hình thành các trung tâm kiểm soát chức năng ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Trong mỗi trung tâm kiểm soát chức năng đó, lại tiếp tục thiết kế các trung tâm kiểm soát nhỏ hơn đến trung tâm kiểm soát nhỏ nhất là trung tâm kiểm soát – nơi làm việc chuyên môn hóa. Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát 58 TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203  Nếu là mô hình quản trị theo quá trình sẽ nghĩ đến tính thống nhất, tính trọn vẹn đến mức có thể của từng quá trình. Trên cơ sở đó mà hình thành các trung tâm kiểm soát – quá trình hoạt động. Trong mỗi trung tâm kiểm soát quá trình hoạt động lại tiếp tục thiết kế các trung tâm kiểm soát nhỏ hơn và trung tâm kiểm soát nhỏ bé nhất vẫn là trung tâm kiểm soát – nơi làm việc với mức chuyên môn hóa đến mức vẫn còn có lợi. Thứ ba, nghiên cứu và xác định nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi trung tâm kiểm soát. Để hoạt động kiểm soát diễn ra có kết quả và hiệu quả cao cần xác định:  Các nhiệm vụ cho từng trung tâm kiểm soát bao gồm nhiệm vụ thuộc chức năng phối hợp và nhiệm vụ thuộc chức năng dịch vụ (trợ giúp quyết định, cung cấp thông tin). Điều kiện là các nhiệm vụ phải hết sức cụ thể, rõ ràng và phải phù hợp với mô hình quản trị. Việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng trung tâm kiểm soát phải trên cơ sở xác định khối lượng công việc kiểm soát cũng như các hình thức kiểm soát sẽ được áp dụng tại từng trung tâm đó: nhiệm vụ nào tự kiểm soát và nhiệm vụ nào được kiểm soát từ bên ngoài.  Quyền hạn của mỗi trung tâm kiểm soát. Quyền hạn là quyền được sử dụng nguồn lực của trung tâm kiểm soát. Muốn kiểm soát có kết quả và hiệu quả mong muốn, mỗi trung tâm kiểm soát phải được sử dụng những nguồn lực nhất định. Điều kiện được đặt ra khi xác định quyền hạn cho từng trung tâm kiểm soát là quyền hạn tại mỗi trung tâm kiểm soát phải rõ ràng và cân xứng với nhiệm vụ kiểm soát được xác định cho trung tâm kiểm soát đó. Sau khi thiết kế hệ thống kiểm soát từ trung tâm kiểm soát cao nhất là trung tâm kiểm soát đến thấp nhất là trung tâm kiểm soát nơi làm việc thì việc cần tiến hành là mô hình hóa các mối quan hệ kiểm soát trong toàn hệ thống. 4.2. Thiết kế các trung tâm kiểm soát Tùy theo góc nhìn của nhà quản trị cao cấp mà các trung tâm kiểm soát có thể được thiết kế khác nhau. Cụ thể: 4.2.1. Thiết kế theo chức năng hoạt động Nếu căn cứ vào các chức năng hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, có thể phân chia toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thành các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mỗi chức năng hoạt động sẽ hình thành một trung tâm kiểm soát - chức năng. Trung tâm kiểm soát - chức năng gắn với trách nhiệm của người phụ trách chức năng hoạt động cụ thể. Nếu xét ở phương diện tổ chức hoạt động chuyên môn hóa, người ta chia toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thành các chức năng tiêu thụ - sản xuất - hậu cần - tài chính - tính toán - quản trị doanh nghiệp. Theo mô hình quản trị hiện nay, các hoạt động tài chính, tính toán cũng được quan niệm là quản trị doanh nghiệp nên có thể hình thành các trung tâm kiểm soát - chức năng sau đây: Thứ nhất, trung tâm kiểm soát nguyên vật liệu. Bài 4: Hình thành các trung tâm kiểm soát TXQTTH06_Bai4_v1.0015108203 59 Trung tâm kiểm soát nguyên vật liệu gắn với chức năng mua sắm, vận chuyển và dự trữ nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Toàn bộ hoạt động mua sắm, vận chuyển và dự trữ nguyên vật liệu được kiểm soát và điều chỉnh tại trung tâm kiểm soát nguyên vật liệu. Thứ hai, trung tâm kiểm soát chế biến. Trung tâm kiểm soát chế biến gắn với chức năng sản xuất sản phẩm (ở doanh nghiệp sản xuất) hoặc tạo ra dịch vụ (ở doanh nghiệp dịch vụ) của doanh nghiệp. Toàn bộ hoạt động chế biến sản phẩm được kiểm soát và điều chỉnh ở trung tâm kiểm soát chế biến của doanh nghiệp. Thứ ba, trung tâm kiểm soát nghiên cứu và phát triển. Trung tâm kiểm soát nghiên cứu và phát triển gắn với chức năng nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Cần chú ý là không phải doanh nghiệp nào cũng hình thành trung tâm kiểm soát nghiên cứu và phát triển. Sẽ chỉ hình thành trung tâm này ở những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, việc tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp đó là cần thiết. Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại trung tâm kiểm soát nghiên cứu và phát triển. Thứ tư, trung tâm kiểm soát tiêu thụ. Trung tâm kiểm soát tiêu thụ sản phẩm gắn với chức năng tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất hoặc trực tiếp cung cấp dịch vụ ở doanh nghiệp dịch vụ. Ở những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm hoàn thành được bàn giao ngay cho khách hàng thì nếu có hình thành, trung tâm kiểm soát tiêu thụ cũng khá đơn giản, có thể chỉ bao gồm bộ phận thực hiện dịch vụ bảo hành sản phẩm. Còn ở những doanh nghiệp dịch vụ mà do tính chất không tách rời giữa hoạt động tạo ra và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì có thể chỉ cần hành thành một trung tâm kiểm soát - chức năng chung cho cả hoạt động tạo ra và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Toàn bộ hoạt động lưu kho, vận chuyển thành phẩm, bán hàng và tổ chức dịch vụ sau bán hàng cũng như các hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing,... được kiểm soát và điều chỉnh tại trung tâm kiểm soát tiêu thụ của doanh nghiệp. Thứ năm, trung tâm kiểm soát quản trị doanh nghiệp. Trung tâm kiểm soát quản trị doanh nghiệp gắn với chức năng quản trị doanh nghiệp. Về nguyên tắc, toàn bộ hoạt động quản trị ở cấp doanh nghiệp thuộc trung tâm kiểm soát này. Nếu quan ni
Tài liệu liên quan