Bài giảng Kiểm soát - Bài 6: Kiểm soát chiến lược - Nguyễn Thu Thủy

1.1. BẢN CHẤT KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC • Kiểm soát giả thiết (kiểm soát điều kiện tiền đề): kiểm tra một cách có hệ thống và liên tục liệu các dự báo làm cơ sở cho xây dựng chiến lựơc còn đúng hay không, Kiểm soát giả thiết thường liên quan tới kiểm tra điều kiện môi trường kinh doanh và các dự báo. • Kiểm tra tính phù hợp: giữa chiến lược và hệ thống mục tiêu cũng như các giải pháp chiến lược, giữa chiến lược và các kế hoạch ngắn hạn hơn • Kiểm soát quá trình thực hiện: đánh giá xem việc triển khai thực hiện có diễn ra đúng như nó cần phải diễn ra không và các kết quả đạt được có dẫn tới cần một điều chỉnh chiến lược không. • Kiểm soát đặc biệt: tiến hành soát xét điều chỉnh nhanh chóng chiến lược khi có những sự kiện đột ngột không mong muốn xảy ra.

pdf23 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kiểm soát - Bài 6: Kiểm soát chiến lược - Nguyễn Thu Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015109208 BÀI 6 KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC ThS. Nguyễn Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015109208 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Vấn đề của kiểm soát chiến lược X là một công ty quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Công ty áp dụng quản trị chiến lược nhiều năm này. Tuy nhiên khi tiến hành điều tra đánh giá lại kết quả sau quá trình áp dụng chiến lược ở công ty cho thấy: doanh nghiệp không tăng trưởng dù có những kế hoạch tham vọng lớn; có sự thiếu liên kết giữa chiến lược với thực tế hành động, giữa các bộ phận trong tổ chức và giữa những người hình thành chiến lược với các bộ phận, cá nhân thực hiện nó; 67% chiến lược của bộ phận nhân lực và chiến lược thông tin không phù hợp chiến lược công ty; 60% doanh nghiệp không có được mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch tài chính với các ưu tiên chiến lược; 90% các biện pháp tạo động lực cho nhân viên không có liên hệ gì với thành công hay thất bại của chiến lược; 95% nhân viên công ty không biết hoặc không hiểu chiến lược công ty. 1. Theo bạn có vấn đề gì đã xảy ra với quá trình quản trị chiến lược của công ty? 2. Công ty nên làm gì để giải quyết vấn đề này? Các bước tiến hành cụ thể ra sao? 2 v1.0015109208 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Nhận biết các hình thức kiểm soát chiến lược, nội dung của hoạt động kiểm soát chiến lược, các yêu cầu của hoạt động kiểm soát chiến lược. • Phiếu điểm cân bằng (BSC) là gì, sử dụng BSC như thế nào và vai trò của BSC trong kiểm soát chiến lược. 3 v1.0015109208 NỘI DUNG Kiểm soát chiến lược Phiếu điểm cân bằng (BSC) - công cụ của kiểm soát chiến lược 4 v1.0015109208 1. KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC 1.2. Các yêu cầu của hoạt động kiểm soát chiến lược 1.1. Bản chất của kiểm soát chiến lược 1.3. Nội dung của kiểm soát chiến lược 5 v1.0015109208 1.1. BẢN CHẤT KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC Khái niệm: Kiểm soát chiến lược được hiểu là việc kiểm tra, đo lường và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và mọi bộ phận trong doanh nghiệp để tin chắc rằng các mục tiêu đã đề ra và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó vẫn đang được hoàn thành. 6 v1.0015109208 Các hình thức kiểm soát chiến lược Khung thời gian năm 1 Kiểm soát giả thiết và tính phù hợp Kiểm soát đặc biệt Kiểm soát thực hiện Hoạch định chiến lược Thực hiện chiến lược 1.1. BẢN CHẤT KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC 7 v1.0015109208 1.1. BẢN CHẤT KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC 8 • Kiểm soát giả thiết (kiểm soát điều kiện tiền đề): kiểm tra một cách có hệ thống và liên tục liệu các dự báo làm cơ sở cho xây dựng chiến lựơc còn đúng hay không, Kiểm soát giả thiết thường liên quan tới kiểm tra điều kiện môi trường kinh doanh và các dự báo. • Kiểm tra tính phù hợp: giữa chiến lược và hệ thống mục tiêu cũng như các giải pháp chiến lược, giữa chiến lược và các kế hoạch ngắn hạn hơn • Kiểm soát quá trình thực hiện: đánh giá xem việc triển khai thực hiện có diễn ra đúng như nó cần phải diễn ra không và các kết quả đạt được có dẫn tới cần một điều chỉnh chiến lược không. • Kiểm soát đặc biệt: tiến hành soát xét điều chỉnh nhanh chóng chiến lược khi có những sự kiện đột ngột không mong muốn xảy ra. v1.0015109208 1.2. CÁC YÊU CẦU KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC • Hoạt động kiểm soát phải phù hợp. • Hoạt động kiểm soát phải đảm bảo tính linh hoạt. • Hoạt động kiểm soát phải đảm bảo tính lường trước. • Kiểm soát tập trung vào những điểm thiết yếu. 9 v1.0015109208 1.3. NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC • Mô hình quá trình kiểm soát chiến lược 10 Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Xác định đối tượng cần kiểm tra Thiết lập tiêu chuẩn Đo lường thực hiện So sánh thực tế với mức chuẩn Bước 5 Bước 6 Tiến hành điều chỉnh nếu kết quả thực hiện khác tiêu chuẩn Không làm gì nếu thực hiện phù hợp tiêu chuẩn v1.0015109208 1.3. NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC 11 Kiểm tra, đánh giá chiến lược Có những khác biệt tới mức cần điều chỉnh Không Kiểm tra kế hoạch triển khai thực hiện Có những khác biệt tới mức cần điều chỉnh Kiểm tra kế hoạch tác nghiệp Có những khác biệt tới mức cần điều chỉnh Tiếp tục triển khai theo hướng hiện tại Không Không Điều chỉnh chiến lược Không Điều chỉnh chiến lược Điều chỉnh chiến lược Không Không • Quy trình đánh giá chiến lược v1.0015109208 2. PHIẾU ĐIỂM CÂN BẰNG (Balance scorecard) 2.2. Khái niệm và các tiêu chí của phiếu điểm cân bằng 2.1. Quá trình hình thành 2.3. Vai trò của phiếu điểm cân bằng trong quản trị chiến lược 2.4. Sử dụng công cụ phiếu điểm cân bằng trong quản trị chiến lược 12 v1.0015109208 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Lý do: • Có sự thiếu liên kết giữa chiến lược với thực tế hành động. • Phương pháp đo lường để đánh giá hiệu quả thực hiện thường chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu tài chính mà chỉ tiêu tài chính thì chỉ cho thấy những gì trong quá khứ và mang tính ngắn hạn. 13 v1.0015109208 2.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA PHIẾU ĐIỂM CÂN BẰNG Khái niệm: Phiếu điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý và đo lường chiến lược giúp chuyển hoá tầm nhìn chiến lược và các kế hoạch tác nghiệp thành một bộ hoàn chỉnh các mục tiêu, tiêu chí đo lường và giải pháp cụ thể làm cơ sở cho kiểm soát và quản trị chiến lược. 14 v1.0015109208 2.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BSC • Tiêu chí BSC: Những tiêu chí trong phiếu điểm cân bằng được chia thành 4 nhóm chính.  Tài chính: lợi nhuận, tốc độ tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, ROI, ROE, EPS  Khách hàng: thị phần, độ hấp dẫn khách hàng mới, lòng trung thành của khách hàng cũ, độ thoả mãn khách hàng, lợi nhuận từ một khách hàng 15  Chu trình kinh doanh nội bộ: tỷ lệ sản phẩm hỏng, thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng, thời gian rỗi, mức chi phí  Học tập và phát triển: năng suất lao động, độ thoả mãn của người lao động, kỹ năng người lao động, sự sẵn sàng của các nguồn thông tin, tỷ lệ lưu giữ nhân viên v1.0015109208 2.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BSC 16 Mối quan hệ nhân quả của các tiêu chí trong BSC v1.0015109208 2.3. VAI TRÒ CỦA PHIẾU ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 17 Sinh viên tham khảo Bài giảng text v1.0015109208 2.4. SỬ DỤNG PHIẾU ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Quy trình xây dựng và sử dụng công cụ BSC 18 Làm rõ tầm nhìn Phiếu điểm cần Kế hoạch và mục tiêu Phản hồi cải tiếnPhổ biến và tạo liên kết v1.0015109208 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Vấn đề của công ty:  Thiếu sự liên kết giữa hoạch định và thực hiện chiến lược.  Thiếu các điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện chiến lược. 2. Tiến hành ứng dụng BSC trong quản trị chiến lược để thực hiện và kiểm soát chiến lược công ty. Cụ thể quy trình tiến hành theo các bước sau:  Xây dựng bộ tiêu chí BSC cho công ty, các bộ phận trong công ty.  Tiến hành phổ biến BSC cho toàn bộ nhân viên, gắn mọi biện pháp tạo động lực với các tiêu chí BSC.  Thiết lập các kế hoạch mục tiêu ngắn hạn để triển khai chiến lược.  Tiến hành theo dõi đánh giá để có các điều chỉnh cần thiết. 19 v1.0015109208 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Quan điểm nào dưới đây là ĐÚNG? Kiểm soát chiến lược được thực hiện: A. chỉ khi đã kết thúc quá trình thực hiện chiến lược. B. được thực hiện xuyên suốt quá trình quản trị chiến lược. C. chỉ khi đã kết thúc quá trình hoạch định chiến lược. D. khi kết thúc một năm hoạt động. Trả lời: • Đáp án: B. được thực hiện xuyên suốt quá trình quản trị chiến lược. • Giải thích: Trong các mô hình quản trị chiến lược hoạt động kiểm soát chiến lược được đặt ở giai đoạn cuối cùng của quy trình quản trị chiến lược. Xét trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tế thì phân định như vậy chỉ mang tính chất tương đối. Kiểm soát chiến lược không phải chỉ được tiến hành trong giai đoạn cuối của quản trị chiến lược mà được thực hiện xuyên suốt trong mọi giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược. 20 v1.0015109208 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Quan điểm nào dưới đây đúng? BSC là công cụ giúp các nhà quản trị: A. hoạch định chiến lược. B. kiểm soát thực hiện chiến lược. C. xây dựng các chính sách kinh doanh. D. thực hiện và kiểm soát chiến lược. Trả lời: • Đáp án: D. thực hiện và kiểm soát chiến lược. • Giải thích: Để kết nối quá trình hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược, BSC đã ra đời. Ý tưởng ban đầu BSC được sử dụng như là một công cụ đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm soát chiến lược nhưng theo thời gian BSC được sử dụng như là một công cụ thực hiện và kiểm soát chiến lược. 21 v1.0015109208 CÂU HỎI TỰ LUẬN Mệnh đề sau đúng hay sai và giải thích tại sao? Kiểm soát giả thiết là việc tiến hành đánh giá xem việc triển khai thực hiện có diễn ra đúng như nó cần phải diễn ra không và các kết quả đạt được có dẫn tới cần một điều chỉnh chiến lược không. Trả lời: Sai vì kiểm soát giả thiết (kiểm soát điều kiện tiền đề) là việc kiểm tra một cách có hệ thống và liên tục liệu các dự báo làm cơ sở cho xây dựng chiến lựơc còn đúng hay không, Kiểm soát giả thiết thường liên quan tới kiểm tra điều kiện môi trường kinh doanh và các dự báo. 22 v1.0015109208 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Bài 6 trình bày các vấn đề cơ bản của kiểm soát chiến lược: Khái niệm, các hình thức, bản chất, 4 yêu cầu của kiểm soát chiến lược • Nội dung chính của hoạt động kiểm soát chiến lược gồm:  Xác định nội dung kiểm tra;  Xây dựng các tiêu chuẩn đo lường hoặc chỉ tiêu kiểm tra;  Đo lường và đánh giá chiến lược theo tiêu chuẩn đã xây dựng;  Điều chỉnh chiến lược và các kế hoạch triển khai; • Trong bài 6, chúng ta cũng học về BSC là một công cụ để kiểm soát chiến lược: quá trình hình thành; khái niệm; các tiêu chí đo lường của BSC và mối quan hệ nhân quả giữa các tiêu chí đo lường này; và cuối cùng là vai trò của BSC trong kiểm soát và quản trị chiến lược. 23