Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên tào cầu hóa - Tạ Văn Lợi

Người Mỹ cho rằng: Kinh doanh quốc tế có: • Xuất khẩu; • Nhượng quyền; • Đầu tư ra nước ngoài. Người Trung Quốc khẳng định: • Phải nghĩ đến toàn cầu; • Tập trung sản xuất (mass production). Nhật Bản khẳng định: • Lý thuyết phương Tây với tinh thần Nhật Bản tạo ra xuất nhập khẩu tổng hợp (chỉ có Nhật Bản); • Sản xuất vệ tinh (intergrated production)

pdf42 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên tào cầu hóa - Tạ Văn Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013111213 1 KINH DOANH QUỐC TẾ Bộ môn Kinh doanh quốc tế Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - ĐH Kinh tế quốc dân “Kinh doanh không có biên giới” “Lãng phí lớn nhất là không biết làm gì, kinh doanh cần phải chi nhưng đừng phí” _Ngạn ngữ Đức_ v1.0013111213 2 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN I. Mục tiêu • Cung cấp những vấn đề cơ bản về môi trường KDQT và tác động của môi trường đó tới hoạt động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp KDQT. • Giúp sinh viên nắm được cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn những vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp cần phải giải quyết khi tham gia vào hoạt động KDQT như xây dựng chiến lược, cơ cấu tổ chức để có thể cạnh tranh thành công trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến động. II. Nội dung nghiên cứu Học phần gồm 5 bài: • Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa • Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc gia • Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế • Bài 4: Chiến lược và cấu trúc tổ chức của các công ty kinh doanh quốc tế • Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế v1.0013111213 3 BÀI 1 KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA Giảng viên: TS. Tạ Văn Lợi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0013111213 4 Gillette kinh doanh quốc tế Gillette là người bang Wilscosin nước Mỹ. Lúc nhỏ nhà nghèo, khi đi học lúc học lúc bỏ. Năm 14 tuổi, Gillette đi học cách làm ăn, bước chân của Gillette có tại gần khắp nước Mỹ để tìm tòi các phương thức kinh doanh khác nhau. Cuối cùng, Gillette đã lựa chọn được cho mình một loại hàng hoá nhỏ mà “khách hàng luôn luôn dùng và cũng luôn luôn vứt đi”. Đó là lưỡi dao cạo. Công ty rất ưu tiên cho khâu tuyển một nhân tài cho các vị trí quản lý, chuyên gia tài chính cho tới các nhân viên bình thường bằng một chế độ lương bổng hợp lý. Ở Mỹ ngân hàng cho vay 3%/năm mức tăng trưởng lợi nhuận ngành khoảng 20%/năm, Trong khí đó, ở Chi Lê huy động với mức lãi suất là 8%/năm và cho vay với lãi suất 10%/năm/ P= 50%, Bất động sản tăng 300%. Gillette quyết định vay hạn mức 500 triệu $ trong 5 năm đầu tư sang Chi Lê. Công ty khẳng định lợi nhuận của công ty đã tăng lên 300% và đầu tư cả bất động sản và dao cạo. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG v1.0013111213 5 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1. Theo bạn quyết định kinh doanh quốc tế của Gillete bằng phương thức đầu tư quốc tế của Gillette là đúng hay sai? 2. Phân tích về tài chính của Gillette sau 1 năm hoạt động nếu vốn đầu tư dài hạn (3 triệu USD) được vận hành theo cách “đầu tư nhân tiền” với mức lợi nhuận ngành 50%, ngân hàng cho vay 90% giá trị tài sản thế chấp và bất động sản tăng trưởng 300% thì vốn hoạt động công ty có thể là bao nhiêu ở Chi Lê. v1.0013111213 6 • Mô tả KDQT và quá trình toàn cầu hoá. • Giải thích tại sao các công ty theo đuổi KDQT. • Xác định được các loại hình công ty tham gia vào KDQT. • Giải thích viễn cảnh toàn cầu về KDQT và xác định được ba yếu tố chính của KDQT. MỤC TIÊU v1.0013111213 7 TRIẾT LÝ KINH DOANH Người Mỹ cho rằng: Kinh doanh quốc tế có: • Xuất khẩu; • Nhượng quyền; • Đầu tư ra nước ngoài. Người Trung Quốc khẳng định: • Phải nghĩ đến toàn cầu; • Tập trung sản xuất (mass production). Nhật Bản khẳng định: • Lý thuyết phương Tây với tinh thần Nhật Bản tạo ra xuất nhập khẩu tổng hợp (chỉ có Nhật Bản); • Sản xuất vệ tinh (intergrated production). v1.0013111213 8 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI MÔN HỌC 1. Đối tượng: • Toàn bộ hoạt động kinh doanh vượt qua hai hay nhiều quốc gia của doanh nghiệp. • Biên giới “mềm” không bị giới hạn bởi biên giới hành chính. 2. Phạm vi: • Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (XNK, Nhượng quyền, Đầu tư). • Ở cấp vi mô (không nghiên cứu chính sách đối ngoại, quan hệ ngoại giao). v1.0013111213 9 VIỄN CẢNH TOÀN CẦU VÀ KẾT CẤU MÔN HỌC v1.0013111213 10 TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Giáo trình - Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2. Tài liệu tham khảo: Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business – The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin - Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated Approach, Prentice Hall. v1.0013111213 11 TỔNG QUAN KINH DOANH QUỐC TẾ • Tổng giá trị thương mại năm 2006 trong KDQT đạt 13.649,858 tỷ USD (hơn 13,6 ngàn tỷ USD) > doanh thu tổng hợp hàng năm của cả 500 công ty hàng đầu thế giới. Hướng tới mức 20.000 tỷ USD. • Dòng chảy FDI đạt đỉnh vào năm 2000, sụt giảm gần 40% trong năm 2001, cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã tác động mạnh mẽ đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong năm 2008 xuống còn 1.720 tỷ USD, so với mức 2.080 tỷ của năm 2007; trong năm 2009, FDI toàn cầu tiếp tục giảm khoảng 41% xuống còn 1.000 tỷ USD. Năm 2010 đạt 1.200 tỷ USD, 1.300-1.500 tỷ USD vào năm 2011 và hướng tới 1.600-2.000 tỷ USD. v1.0013111213 12 Đơn vị: nghìn tỷ USD THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU CỦA 70 NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT TỪ 2008 - 2011 v1.0013111213 13 THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU CỦA 70 NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT TỪ 2008 - 2011 v1.0013111213 14 VỊ TRÍ CỦA 15 NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ CỦA MỸ HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 1. Anh 2. Đức 3. Úc 4. Nhật 5. Pháp 6. Mexico 7. Brazil 8. Ả rập xê út 9. Puertro Rico 10. Hà Lan 11. Singapore 12. Thái 13. Thuỵ Sỹ 14. Trung Quốc 15. Peru v1.0013111213 15 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Quyết định kinh doanh quốc tế của Gillete bằng phương thức đầu tư quốc tế của Gillette là đúng vì mức lợi nhuận ngành cao hơn lãi suất vay. Đồng thời, đầu tư quốc tế sẽ có chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia. 2. Tổng vốn hoạt động sẽ là: (3 triệu USD tài sản bất động sản x 300%) 9 triệu USD + (90% x 3 triệu USD x 150%) 4,05 triệu USD = 13,05 triệu USD vốn hoạt động công ty có thể ở Chi Lê sau 1 năm hoạt động. v1.0013111213 16 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Một trong các quốc gia sau không có đường biên với biển Thái Bình Dương? A. Úc B. Venezuela C. Nhật D. Mexico Trả lời • Đáp án: B. Venezuela • Vì nằm giáp biển Caribê v1.0013111213 17 Tổng quan kinh doanh quốc tế NỘI DUNG Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa tới kinh doanh quốc tế v1.0013111213 18 1. TỔNG QUAN KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế 1.2. Các hình thức kinh doanh quốc tế v1.0013111213 19 1.1. KHÁI NIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ Kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của hai hay nhiều quốc gia. • Là các giao dịch kinh doanh nên phải là hoạt động nhằm mục đích sinh lời. • Là tổng hợp các giao dịch dưới giác độ vi mô, giác độ của doanh nghiệp. • Vượt qua biên giới hai hay nhiều quốc gia là biên giới “mềm” khi bán hàng vào khu chế xuất, dịch vụ khu ngoại quan v1.0013111213 20 1.1.1. LÝ DO THAM GIA KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Tăng cơ hội tăng doanh số bán quốc tế. Các thị trường trong nước bão hòa hay một cuộc đình trệ kinh tế thường buộc các công ty tìm kiếm các cơ hội bán hàng quốc tế. Các công ty có thể ổn định luồng thu nhập của mình thông qua việc bổ xung vào doanh số bán trong nước bằng doanh số bán quốc tế. 2. Tận dụng công suất sản xuất dư thừa. Khi các nguồn cung cấp là dư thừa. Các hãng có thể tìm các nhu cầu tiêu thụ quốc tế mới nó có thể phân bổ chi phí của nó cho số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, vì thế chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn và tăng lợi nhuận. 3. Giành các nguồn lực: Các công ty cũng tham gia quốc tế nhằm giành các nguồn nguyên liệu mà không có sẵn hoặc đắt đỏ hơn ở trong nước. Cái mà thúc đẩy các công ty tham gia quốc tế là nhu cầu về nhiều nguồn tài nguyên. • Thị trường lao động cũng kéo các công ty tham gia vào KDQT. Có một cách mà các hãng cố gắng giữ giá cạnh tranh quốc tế là đặt nơi sản xuất ở các nước có chi phí lao động thấp. • Ngoài ra có thể xem xét đến lý do chia sẻ rủi ro, kinh nghiệm quốc tế v1.0013111213 21 1.1.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO KINH DOANH QUỐC TẾ 1. Các doanh nghiệp và doanh nhân nhỏ Các công ty quốc tế là công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc tế. Các công ty nhỏ đang trở nên năng động trong thương mại và đầu tư quốc tế. 2. Các công ty đa quốc gia Công ty đa quốc gia (MNC) - là công ty kinh doanh có hoạt động đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc văn phòng tiếp thị) ở nước ngoài (ở một số hay nhiều quốc gia). v1.0013111213 22 Nước Số lượng công ty Mỹ 172 Nhật 112 Đức 42 Pháp 38 Anh 35 Italia 13 Hàn Quốc 12 Thụy Sĩ 12 Hà Lan 9 Canada 8 Các nước khác 47 SỰ PHÂN BỐ CỦA 500 CÔNG TY TOÀN CẦU v1.0013111213 23 Nước Số lượng công ty Mỹ 172 Nhật 112 Đức 42 Pháp 38 Anh 35 Italia 13 Hàn Quốc 12 Thụy Sĩ 12 Hà Lan 9 Canada 8 Các nước khác 47 SO SÁNH 500 CÔNG TY TOÀN CẦU VỚI GDP CÁC NƯỚC NĂM 2006 Nước/Công ty GDP/Doanh số (triệu USD) 24. Thổ Nhĩ Kỳ 181.464 Genral Motor 178.174 25. Đan Mạch 174.247 26. Na Uy 157.802 27. Hong Kong (Trung Quốc) 154.767 Ford motor 153.627 Misui 142.6 8 28. Ba Lan 134.477 Mitsubishi 128.922 Tập đoàn Royal Dutch/Shell 128.142 Itochu 126.632 29. Nam Phi 126.301 30. Ả Rập Xê út 126.266 31. Phần Lan 123.966 32. Hy Lạp 123.946 Wall-Mart Stores 123.479 Maruibeni 111.121 33. Bồ Đào Nha 104.000 Sumitomo 102.395 34. Maylasysia 99.213 v1.0013111213 24 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Một trong các trường hợp nào sau đây không phải KDQT? A. Đàm phán hợp đồng xuất khẩu. B. Đàm phán hợp đồng đầu tư quốc tế. C. Đàm phán hợp đồng Nhượng quyền thương mại quốc tế. D. Đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế. Trả lời • Đáp án: D. Đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế. • Vì là đàm phán song và đa phương giữa các quốc gia tạo khuôn khổ cho hoạt động kinh doanh. v1.0013111213 25 1.2. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ • Theo hình thức thương mại gồm có xuất khẩu và nhập khẩu, gia công xuất khẩu, tái xuất và chuyển khẩu. • Theo hình thức hợp đồng: hợp đồng cấp giấy phép, hợp đồng đại lý đặc quyền; Hợp đồng quản lý; Hợp đồng theo đơn hàng; Hợp đồng xây dựng chuyển giao; Hợp đồng phân chia sản phẩm • Theo hình thức đầu tư: đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư nước ngoài gián tiếp v1.0013111213 26 1.2.1. THEO HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI • Nhập khẩu: toàn bộ hàng hoá và dịch vụ đã đem vào một nước được đặt mua từ các tổ chức ở nhiều nước khác nhau. • Xuất khẩu: Toàn bộ hàng hoá và dịch vụ đi ra khỏi một nước sang các quốc gia khác. v1.0013111213 27 1.2.2. THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG • Hợp đồng cấp giấy phép, hợp đồng đại lý đặc quyền; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng theo đơn hàng • Hợp đồng xây dựng, chuyển giao; Hợp đồng phân chia sản phẩm v1.0013111213 28 1.2.3. THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ • Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 100% vốn, liên doanh, liên kết, liên mình • Đầu tư nước ngoài gián tiếp: mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay v1.0013111213 29 2. TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1. Khái niệm 2.2. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa 2.3. Viễn cảnh kinh doanh quốc tế 2.4. Hành vi đạo lý và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh quốc tế 2.5. Nhà quản trị kinh doanh quốc tế toàn cầu – những mấu chốt để thành công v1.0013111213 30 2.1. KHÁI NIỆM Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập các nền kinh tế quốc gia. • Luôn là “quá trình” nên vận động liên tục. • Hội nhập là gắn kết các nền kinh tế với nhau, thập niên 1960 Béla Balassa cho là gắn kết mang tính thể chế (khái niệm liên kết). • Chỉ hội nhập về kinh tế, không bao hàm chính trị và quân sự v1.0013111213 31 2.1. KHÁI NIỆM Các loại hình toàn cầu hóa • Toàn cầu hóa thị trường: Quá trình toàn cầu hóa của nhiều thị trường (là những nơi người mua và người bán gặp gỡ để trao đổi hàng hóa và dịch vụ) là rất quan trọng cho nghiên cứu của chúng ta về KDQT. Những sản phẩm toàn cầu là những sản phẩm đã bán ở tất cả các nước về bản chất không có bất kỳ sự thay đổi nào. • Toàn cầu hóa các hoạt động sản xuất: Ngày nay, nhiều hoạt động sản xuất cũng trở nên toàn cầu. Công nghệ cho phép bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra trên thực tế ở mọi nơi mà nó được sản xuất ra với giá là rẻ nhất. v1.0013111213 32 2.2. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TOÀN CẦU HÓA • Nhân tố hợp tác quốc tế gia tăng - giảm trở ngại đối với Thương mại và đầu tư  Thuế khóa  Liên kết khu vực  Các tổ chức quốc tế, WTO • Sự phát triển của công nghệ thông tin  Điện thoại  Mạng • Sự phát triển của Vận chuyển  Hàng không  Vận tải biển v1.0013111213 33 2.3. VIỄN CẢNH KINH DOANH QUỐC TẾ 2.3.1. Môi trường kinh doanh quốc gia 2.3.2. Môi trường kinh doanh quốc tế 2.3.3. Quản trị kinh doanh quốc tế v1.0013111213 34 2.3.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA Bốn nhân tố môi trường bên ngoài: văn hoá, chính trị và luật pháp, kinh tế và cạnh tranh. • Nhân tố văn hóa: Phản ánh những vấn đề về thẩm mỹ, các giá trị và thái độ cư xử, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục, và môi trường vật chất và môi trường tự nhiên của con người. • Nhân tố chính trị và luật pháp: là những vấn đề về tầm quan trọng của chính quyền và luật lệ liên quan đến việc quản lý các doanh nghiệp. Các nhân tố luật pháp bao gồm các luật quản lý về trả lương tối thiểu, an toàn lao động cho công nhân, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng, và những cái gì được qui định là hành vi cạnh tranh hợp pháp và bất hợp pháp. • Nhân tố kinh tế: bao gồm các biến số về kinh tế và tài chính, như lãi suất và thuế suất, các mô hình tiêu dùng, những mức độ năng suất và những mức sản lượng. Nó cũng bao gồm các biến số về cơ sơ hạ tầng như truyền thông, mạng lưới phân phối (đường phố, đường cao tốc, sân bay và...) và sự tiện lợi cũng như chi phí nhiên liệu. • Nhân tố cạnh tranh: bao gồm các yếu tố như số lượng các đối thủ cạnh tranh của công ty và các chiến lược kinh doanh của họ, cơ cấu giá thành và chất lượng sản phẩm. v1.0013111213 35 2.3.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ Những nhân tố bao gồm thông tin, vốn, con người, và các sản phẩm tất cả vận động trong môi trường kinh doanh quốc tế tác động và luân chuyển như sau: • Người tiêu dùng khắp thế giới đang bắt đầu phát sinh các mong muốn và nhu cầu tương tự nhau, đặc biệt đối với những loại sản phẩm như máy tính cá nhân, máy hát âm thanh stereo, âm nhạc và phim ảnh. • Công nhân phân bố lại khi các cơ hội việc làm ít đi ở nước họ. Việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do (như EU chẳng hạn) có thể nâng cao khả năng thuyên chuyển của những công nhân trong các quốc gia thành viên. v1.0013111213 36 2.3.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ • Các công ty bán hàng hoá và dịch vụ khắp thế giới và giành vốn đầu tư qua những thị trường tài chính quốc tế. Các công ty Đa quốc gia chuyển công nhân, thông tin, và vốn giữa các chi nhánh ở các quốc gia của họ và cạnh tranh trực diện ở những thị trường của một nước khác. • Các chính phủ mua được các sản phẩm từ các nhà cung cấp quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu quân sự, kinh tế và xã hội. Họ cũng qui định các luồng lưu chuyển về các sản phẩm, lao động, thông tin, và vốn quốc tế. • Những tổ chức tài chính đóng một vài vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế. Đầu tiên, nó cung cấp cho các công ty tiền của các nước khác nhằm thanh toán cho các nhu cầu nhập khẩu. v1.0013111213 37 2.3.3. QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Khi một doanh nghiệp quyết định tham gia kinh doanh quốc tế sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Các lực lượng nội tại của công ty là những nhân tố bên trong 1 công ty cần phải quản trị gồm: • Các chính sách nhân sự nguồn nhân lực và các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực. • Văn hoá kinh doanh và chia xẻ các giá trị chung được quan tâm. • Việc giành và phân bổ các nguồn tài chính. • Các phương pháp sản xuất và kế hoạch sản xuất. • Các quyết định tiếp thị liên quan đến sản phẩm, giá, xúc tiến và phân phối. • Các chính sách về việc đánh giá hoạt động của các nhà quản lý và của công ty. v1.0013111213 38 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Một trong các trường hợp nào sau đây không phải là môi trường quốc gia? A. Các quy định của tổ chức thương mại quốc tế. B. Các quy định của luật pháp quốc gia. C. Các phong tục, tập quán quốc gia. D. Các quy định của chính sách kinh tế quốc gia. Trả lời • Đáp án: A. Các quy định của tổ chức thương mại quốc tế. • Vì đó là môi trường quốc tế. v1.0013111213 39 2.4. HÀNH VI ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ Vấn đề lao động trẻ em, ô nhiễm môi trường 39 Hành vi đạo lý • Hành vi cá nhân phù hợp với các nguyên tắc hoặc chuẩn mực của cách ứng xử đúng hoặc đạo đức được gọi là hành vi đạo lý. Tình trạng khó xử về đạo lý không phải là những vấn đề có tính pháp lý. • Các vấn đề về đạo lý thường phát sinh khi các nhà quản trị tìm cách tuân theo lề lối quản lý sở tại hoặc du nhập cách thức quản lý áp dụng ở chính quốc. Trách nhiệm xã hội • Ngoài việc các nhà quản trị phải cư xử phù hợp với đạo lý, các công ty còn dự tính thực thi trách nhiệm xã hội – hành vi vượt quá phạm vi nghĩa vụ pháp ý của công ty nhằm dung hòa một cách chủ động những cam kết đối với các nhà đầu tư, các khách hàng, các công ty khác và với các cộng đồng dân chúng sở tại. • Một khi toàn cầu hóa đang tiếp tục thì các công ty đang hoạt động một cách thiếu trách nhiệm xã hội ở bất cứ nơi nào trên thế giới sẽ phải chịu áp lực ngày càng tăng. Lý do đơn giản là các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dùng, các tổ chức nhân quyền cũng đang chuyển đổi thành tổ chức toàn cầu. v1.0013111213 40 2.5. NHÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TOÀN CẦU – NHỮNG MẤU CHỐT ĐỂ THÀNH CÔNG Phần lớn các nhà quản trị toàn cầu thành công đưa ra các lời khuyên sau: • Hiểu khách hàng. Các nhà quản lý thành công có kiến thức sâu sắc về những gì về khách hàng quốc tế khác nhau mong muốn và bảo đảm rằng công ty rất năng động sản xuất những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó. • Tập trung vào nhận thức toàn cầu. Các nhà quản lý toàn cầu giỏi bảo đảm rằng công ty thiết kế và xây dựng sản phẩm và dịch vụ nhằm để xuất khẩu ngay từ đầu, chứ không phải chỉ là suy nghĩ sau khi chinh phục thị trường nội địa. • Đưa sản phẩm tầm cỡ thế giới. Các nhà quản lý thành công chăm chú vào những sản phẩm chất lượng cao. Họ hiểu rằng: nhiều khách hàng ở mọi nơi trên thế giới có nhu cầu về sản phẩm đáng tin cậy. • Tạo ra cho công nhân một cơ hội công việc ở công ty. Các công ty toàn cầu tốt nhất đưa ra những khuyến khích cho công nhân làm việc thật tốt. • Biết cách phân tích vấn đề. Các nhà quản lý thành công hiếm khi đưa ra giải pháp ngay cho một vấn đề mà thay vào đó họ thường giải quyết vấn đề bằng cách thử nghiệm và lường trước rủi ro. v1.0013111213 41 2.5. NHÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TOÀN CẦU – NHỮNG MẤU CHỐT ĐỂ THÀNH CÔNG • Hiểu biết công nghệ. Các nhà quản lý tốt nhất tìm nhiều cách nắm bắt công nghệ phù hợp với môi trường của khách hàng. VD: họ không tạo ra thay đổi khác với sự yêu thích về công nghệ nhưng sẽ tạo ra một loạt sản phẩm mới, sử dụng nguyên liệu mới, rẻ hơn khi sản phẩm trở nên phổ thông sẵn có. • Luôn quan tâm đến tỷ giá hối đoái. Tính phổ thông của sử dụng tỷ giá hối đoái tăng lên để kiểm soát thương mại có nghĩa là các nhà quản lý toàn cầu phải xử lý sự thay đổi trong giá trị tiền tệ. Về ngắn hạn, họ phải hiểu chức năng tỷ giá hối đoái như thế nào. v1.0013111213 42 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Về môn học: đối tượng, phạm vi nghiên cứu, học liệu • Về tình hình kinh doanh quốc tế: Thương mại và đầu tư quốc tế. • Kinh doanh quốc tế: động cơ, chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế. • Toàn cầu hóa và các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa. • Viễn cảnh quốc tế, các yếu tố kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh quốc tế.