Bài giảng Kinh tế chính trị

Nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa con người và con người, quan hệ sản xuất. - Nghiên cứu quan hệ sản xuất kinh tế xã hội nhưng không nghiên cứu biệt lập mà nghiên cứu trong mối liên hệ biện chứng với lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng xã hội (Nhà nước pháp quyền, thể chế, ). Phương thức sản xuất (nền kinh tế) = lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất

doc89 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NĂNG CỦA KTCT 1. KTCT là gì: - KTCT là một môn khoa học tự nhiên từ thế ký 19 (1615) - Môn KHXH là môn Khoa học cơ bản và là cơ sở cho mọi môn khoa học chuyên ngành. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa con người và con người, quan hệ sản xuất. - Nghiên cứu quan hệ sản xuất kinh tế xã hội nhưng không nghiên cứu biệt lập mà nghiên cứu trong mối liên hệ biện chứng với lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng xã hội (Nhà nước pháp quyền, thể chế, …). Phương thức sản xuất (nền kinh tế) = lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất. - Nghiên cứu mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng xã hội nhưng không nghiên cứu hời hợt mà đi sâu nghiên cứu bản chất bên trong để rút ra các quy luật kinh tế đang tác động vào các hành vi hoặc các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế. * Các quy luật kinh tế: - Khái niệm: Quy luật kinh tế là những mối liên hệ nhân quả, bản chất thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng kinh tế và các quá trình kinh tế khách quan. Trong một nền kinh tế tồn tại một hệ thống các quy luật kinh tế và được chia thành 2 nhóm: - Các quy luật kinh tế chung: chung cho mọi phương thức sản xuất, chung cho một số phương thức (cung cầu, cạnh tranh, …) - Các quy luật kinh tế đặc thù: + Mỗi một phương thức sản xuất chỉ có một quy luật kinh tế đặc thù, hay còn gọi là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất, bời vì quy luật kinh tế đặc thù phản ánh rõ mục đích tối cao, cung như động lực to lớn nhất mà phương thức sản xuất đó đang hướng tới. + Đồng thời quy luật kinh tế đặc thù chỉ rõ phương thức sản xuất hay những biện pháp được sử dụng để đạt được mục đích của nền kinh tế. - Cơ chế hoạt động của các quy luật kinh tế: Quy luật kinh tế cũng giống như các quy luật tự nhiên, nó luôn luôn tồn tại và phát huy tác dụng một cách khách quan có nghĩa là không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của con người. - Cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế khách quan: Quy luật kinh tế tồn tại khách quan nhưng điều đó không có nghĩa là con người bó tay và thụ động trước các quy luật kinh tế khách quan. Trong thực tế con người luôn luôn nhận thức được tính khách quan của các quy luật để trên cơ sở đó đề ra các cơ chế vận dụng các quy luật khách quan phục vụ ý chí chủ quan của con người. Để vận dụng được các quy luật và hình thành những cơ chế vận dụng đòi hỏi trước hết con người phải nhận biết được các quy luật và phát hiện ra những ưu điểm, hạn chế của các quy luật để trên cơ sở đó phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm. 3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị - KTCT sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu trong đó phương pháp quan trọng nhất là phương pháp duy vật biện chứng kếtp hợp với phép logic gắn với điều kiện lịch sử. - Phương pháp thông kê phân tích, so sánh. - Phương pháp toán học và một số phương pháp khác. CHƯƠNG II: TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. Nền sản xuất xã hội 1. Vài trò của quá trình sản xuất ra của các vật chất - Trong đời sống xã hội có rất nhiều các hoạt động khác nhau như hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, … nhưng để đạt được mục đích của các hoạt động đó trước hết đòi hỏi con người phải sống, phải tồn tại. Muốn sống hay tồn tại bắt buộc con người phải tiêu dùng của cải vật chất: cơm ăn, áo mặc, nhà ở, tư liệu sản xuất, … Tất cả những của cải vật chất đó không phải là sản phẩm do tự nhiên ban phát cho con người, cũng không phải di các đấng thần linh đem lại cho con người mà chúng là sản phẩm của quá trình lao động do chính con người tạo ra. Vì vậy, Cac Mác đi đến kết luận: Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại. 2. Các nhân tố cấu thành quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất: Quá trình sản xuất ra của cải vật chất được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau: Đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động (sức lao động của con người). a. Đối tượng lao động - Khái niệm: Đối tượng lao động là một vật hay tất cả những vật mà lao động của con người hướng vào đó nhằm cải tạo nó cho phù hợp với mục đích của con người. Ví dụ: Thợ dệt -> Suốt sợi -> vải Thợ may -> vải -> quần áo - Phân loại đối tượng lao động: Được chia thành 2 loại, một loại có sẵn trong tự nhiên (cây trong rừng, cá dưới sống, quặng dưới đất, ….), một loại đã qua chế biến (kết tinh lao động của con người) tồn tại dưới hình thức nguyên liệu, vật liệu, …. b. Tư liệu lao động: - Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay tất cả những vật mà lao động của con người thông qua nó để tác động vào đối tượng lao động nhằm cải tiến đối tượng lao động cho phù hợp với mục đích của con người. - Cơ cấu tư liệu lao động: Tư liệu lao động bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mà trong đó chủ yếu là: + Hệ thống các công cụ lao động + Hệ thống chứa đựng đối tượng lao động (bình, giỏ, thùng, …) + Hệ thống truyền dẫn: Băng truyền, băng tải Trong các bộ phận cấu thành tư liệu lao động bộ phận quan trọng nhất là công cụ lao động bởi vì tính chất và trình độ của hệ thống công cụ lao động nó phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người đồng thời phản ảnh sự phát triển của công cụ sản xuất. c. Lao động và sức lao động - Khái niệm: + Lao động là hoạt động nhưng có mục đích, có ý thức của con người, nó diễn ra giữa con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người. + Sức lao động là toàn bộ sức thân thể và sức tin thần có sẵn trong mỗi một con người, nó nói lên năng lực và khả năng lao động của mỗi con người khác nhau. Sức lao động là một phạm trù hiện hữu có thực, vì vậy người ta có thể định lượng và so sánh. - Sức lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất của cải vật chất và nó giữ vai trò quyết định kết quả quá trình sản xuất. - Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động để tiến hành sản xuất ra của cải vật chât. - Sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất để hình thành ra quá trình lao động sản xuất và kết quả của quá trình sản xuất đó không chỉ tạo ra của cải vật chât để nuôi sống con người mà nó còn cải tạo bản thân con người và phát triển con người cả về mặt thể lực và trí tuệ. - Đối tượng lao động kết hợp với tư liệu lao động sẽ hình thành ra tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất giữ vị trí khách thể trong quá trình sản xuất và nó có vài trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất của cải vật chất. 3. Hai mặt của nền sản xuất xã hội - Trong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải, một mặt con người tác động vào tự nhiên để hình thành nên mặt tự nhiên của quá trình lao động sản xuất gọi là lực lượng sản xuất của xã hội nhưng mặt khác trong quá trình đó con người lại tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên mặt xã hội của quá trình sản xuất, Mác gọi là quan hệ sở hữu của xã hội. - Lực lượng sản xuất của xã hội bao gồm con người lao động và hệ thống những tư liệu sản xuất mà con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. - Quan hệ sở hữu của xã hội là quan hệ kinh tế giữa con người với con người được thể hiện ở 3 mặt đó là: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ trong việc tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, trong việc phân phối kết quả sản xuất. Trong 3 mặt trên, Mác chỉ rõ ở đâu và bao giờ cũng vậy quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu đối với tư liệu sản xuất cũng là mặt quan trọng và quyết định nhất, bởi trong thực tế ai nắm được tư liệu sản xuất thì người đó sẽ quyết định và chi phối việc tổ chức quản lý và phân phối các kết quả được tạo ra. 31/11/2007 (B2) - Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không tồn tại biệt lập mà tồn trại trong một mối quan hệ biện chứng. - Quan hệ sản xuất kết hợp với lực lượng sản xuất hình thành ra phương thức sản xuất. Lịch sử phát triển của xã hội loại người đã từng chứng kiến sự tồn tại thay thế lẫn nhau giữa 5 phương thức sản xuất từ thấp đến cao: chế độ công xã nguyên thuỷ -> chiếm hữu nô lệ -> xã hội phong kiến -> CNTB -> CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH. Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất bao giờ cũng là nội dung bên trong của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất lai là hình thức biểu hiện bên ngoài của phương thức sản xuất đó. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ lực lượng sản xuất của xã hội bao giờ cũng biến đổi và phát triển trước, nó tạo ra mối quan hệ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất cũ. Vì vậy, bắt buộc quan hệ sản xuất phải từng bước biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Để phản ánh mối quan hệ này C.Mác đã đưa ra quy luật kinh tế chung quy định sự tồn tại và thay thế lẫn nhau giữa các phưong thức sản xuất. Đó là quy luật: quan hệ sản xuất của xã hội phải luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. II. Tái sản xuất xã hội * Bản chất của tái sản xuất xã hội: Như đã phát triển để sống, để tồn tại thì con người phải tiêu dùng những của cải vật chất. Để có của cải vật chất bắt buộc con người phải tiến hành quá trình sản xuất ra chúng. - Quá trình tiêu dùng của xã hội không chỉ diễn ra một lần mà trong thực tiễn, để tồn tại thì quá trình tiêu dùng của con người cũng như của xã hội là một quá trình liên tiếp, kế tiếp nhau. Bởi vậy, để có của cải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì quá trình sản xuất cũng phải thường xuyên được tiếp diễn. - Từ thực tiễn đó C.Mác chỉ rõ: Quá trình sản xuất ra của cải vật chất được diễn ra một cách liên tục và phục hồi không ngừng thì gọi là tái sản xuất xã hội. * Phân loại tái sản xuất xã hội Tái sản xuất xã hội có thể được phân ra thành nhiều loại hình tuỳ theo các căn cứ lựa chọn: - Nếu căn cứ vào tính chất của tái sản xuất thì trong thực tiễn người ta chia thành 2 loại: + Tái sản xuất cá biệt: Đây là loại hình tái sản xuất diễn ra trong từng doanh nghiệp, xí nghiệp hay từng chủ thể kinh tế. + Tái sản xuất xã hội: Đây là loại hình tái sản xuất diễn ra trong toàn bộ xã hội hay trong toàn bộ nền kinh tế bao gồm tất cả các lĩnh vực, các ngành bởi xã hội là tổng hoà của tất cả các cá thể cá biệt tạo thành. - Nếu xem xét về quy mô của tái sản xuất thì trong thực tiễn người ta chia thành 2 loại: + Tái sản xuất giản đơn: Đó là quá trình tái sản xuất mà quy mô sản xuất của năm sau bao giờ cũng lặp lại đúng quy mô sản xuất của năm trước, toàn bộ phần sản phẩm thặng dư được tạo ra ở năm trước đều được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân người đã sản xuất ra nó. Mô hình tái sản xuất giản đơn là đặc trưng cho một nền kinh tế kém phát triển. + Tái sản xuất mở rộng: Đây là loại hình tsx mà quy mô sản xuất của năm sau bao giờ cùng lớn hơn quy mô sản xuất của năm trước. Muốn thực hiện được quá trình mở rộng thì bắt buộc người sản xuất phải phân chia sản phẩm thưng dư được tạo ra bởi năm trước thành 2 phần: Một phần để tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng ở năm sau, một phần để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất. Mô hình tái sản xuất mở rộng là đặc trưng cho 1 nền kinh tế tiến bộ. Trong mô hình tái sản xuất mở rộng được phân ra thành 2 loại hình cụ thể: ./ Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: Đây là mô hình tái sản xuất được biểu hiện ở quy mô và hiệu quả của sản xuất năm sau cao hơn năm trước nhưng trên cơ sở được biểu hiện ở chỗ thông qua việc gia tăng về mặt số lượng các yếu tố sản xuất ở đầu vào. Ví dụ: Tăng thêm lao động (thêm công nhân, vốn tư liệu lao động). Loại hình này không phải đặc trưng của nền kinh tế hiện đại, tiên tiến. ./ Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu: Đây là loại hình tái sản xuất mà quy mô cũng như hiệu quả của nó tăng lên nhưng không cần tăng thêm số lượng các yếu tố đầu vào mà trên cơ sở những yếu tố đầu vào cũ nhưng tìm ra cách khai thác yếu tố hiệu quả của yếu tố đầu vào sẵn có như nâng cao trình độ của người lao động để tiến tới năng suất lao động; sử dụng một cách tối ưu hệ thống tư liệu sản xuất hiện có trên cơ sở tăng ca, tăng kíp làm việc của máy móc thiết bị để từ đó tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn; không cần tăng vốn nhưng tìm cách tăng tốc độ chu chuyển của vốn. * Các khâu của một chu kỳ tái sản xuất: - Như đã phát triển quá trình tài sản xuất là quá trình thường xuyên được lặp đi lặp lại theo các chu kỳ. - Trong mỗi một chu kỳ tái sản xuất bao gồm có 4 khâu vừa độc lập với nhau nhưng vừa phụ thuộc vào nhau đó là: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. - Sản xuất là khâu đầu tiên của chu kỳ tái sản xuất, kết quả của tái sản xuất là tạo ra khối lượng sản phẩm cho nền kinh tế bao gồm cả tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. Kết quả của sản xuất quyết định mức tổng thu của nền kinh tế. - Tiêu dùng là khâu cuối cùng của một chu kỳ tái sản xuất, quy mô và hình thức tiêu dùng phụ thuộc vào kết quả của tái sản xuất. Tiêu dùng của một nền kinh tế sẽ hình thành nên mức tổng cầu đối với các l oại hàng hoá và dịch vụ. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiêu dùng không hoàn toàn phụ thuộc một cách honà toàn thụ động vào kết quả của sản xuất mà ngược lại tiêu dùng trở thành động cơ và m ục đích của sản xuất. - Phân phối và trao đổi là 2 khâu nằm trong kênh lưu thông của nền kinh tế, nó có chức năng nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng và ngược lại. Tuy vậy, mỗi một khâu lại có một vị trí và vai trò nhất định trong một chu kỳ tái sản xuất cụ thể là: + Phân phối là khâu tiếp theo của quá trình sản xuất, nó làm chức năng phân phối kết quả sản xuất cho các nhu cầu của sản xuất và của cả tiêu dùng. Tuy vậy kết quả của quá trình phân phối chưa hẳn đã phù hợp với mục đích của tiêu dùng. Vì vậy, cần phải có một khâu kết tiếp để hoàn thiện kết quả của phân phối. + Trao đổi là khâu kế tiếp quá trình phân phối, chức năng của nó là để hoàn thiện kế quả phân phối sao cho phù hợp với mục đích tiêu dùng của mỗi một chủ thể. Trao đổi có thể diễn ra dưới hình thức hiện vật hay thông qua giá trị trên thị trường. Như vậy 4 khâu của một chu kỳ tái sản xuất luôn luôn có mỗi quan hệ biện chứng quy định và phụ thuộc lẫn nhau, nếu trong qua trình vận động một trong 4 khâu đó trục trặc thì sẽ dẫn đến nên kinh tế trục trặc hay lâm vào trình trạng khủng hoảng. * Những nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội: Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 nội dung chủ yếu: - Tái sản xuất ra của cải vật chất: Đây là nội dung quan trọng và quyết định nhất bởi vì nó phản ánh mục đích của nền sản xuất xã hội là sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của con người. - Tái sản xuất ra sức lao động: Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất con người phải vận dụng sức lao động của mình để kết hợp với tư liệu sản xuất và qua đó mà sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, quá trình sản xuất xã hội là qtrình tiêu dùng sức lao động của con người. Sức lao động là yếu tố chủ thể giữ vai trò quyết định quá trình sản xuất xã hội. Vì vậy, để quá trình sản xuất xã hội không ngừng tiếp diễn thì bắt buộc phải tái sản xuất ra chính sức lao động của con người. - Tái sản xuất ra các quan hệ sản xuất xã hội: Như đã phân tích quá trình tái sản xuất là quá trình 1 mặt tác động và tự nhiên nhưng mặt khác đó cũng chính là quá trình con người tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên các quan hệ sản xuất xã hội. Quá trình sản xuất không diễn ra một lần mà diễn ra liên tục. Vì vậy, việc tái sản xuất ra các quan hệ sản xuất xã hội giữa con người với nhau cũng là quá trình diễn ra liên tục. - Tái sản xuất ra môi trường tự nhiên sinh thái: + Quá trình tái sản xuất là quan trình con người tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên và chiếm hữu lấy những sản phẩm của tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, làm cho của cải tự nhiên ngày càng bị khai thác dẫn đến tình trạng kiệt quệ. + Trong quá trình tái sản xuất và phát triển kinh tế dưới sự tác động của cách mạng KHCN cũng làm cho môi trường tự nhiên sinh thái bị phá huỷ một cách nghiêm trọng. + Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại cũng đồng thời gắn với lịch sử của các cuộc cạnh tranh. Vì vậy, bom đạn, hoá chất cũng la những tác nhân làm cho môi trường sinh thái của trái đất ngày càng bị phá hại một cách nghiêm trọng. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, để cho quá trình tái sản xuất xã hội được diễn ra một cách liên tục và phục hồi không ngừng thì ngoài những nội dung kinh tế như đã phân tích thì yếu tố môi trường và những điều kiện tự nhiên sinh thái cũng cần phải được tái sản xuất một cách liên tục. III. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 1. Tăng trưởng kinh tế * Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế và mức sống của dân cư qua mỗi một thời kỳ nhất định. * Các chỉ tiêu xác định mức tăng trưởng kinh tế: Để xác định mức tăng trưởng có các chỉ tiêu sau: - Tổng sản phẩm quốc dân: GNP là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia đã sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bằng các nguồn lực của chính quốc gia đó Như vậy, tổng sản phẩm quốc dân sẽ bao gồm tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tính ở cả trong nước lẫn đầu tư ra sản phẩm ở nước ngoài. - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đó là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia đã sản xuất ra trên lãnh thổ của mình trong một thời gian nhất định (thường là một năm) nhưng không phân biệt nguồn lực lấy từ đâu. Như vậy GDP sẽ bao gồm tổng giá trị của tất các những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà quốc gia đó sử dụng nguồn lực của mình sản xuất ra trên lãnh thổ của quốc gia mình, đồng thời cũng bao gồm tổng giá trị của tất cả những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà các đối tác hay nhà đầu tư nước ngoài dùng nguồn lực của họ để sản xuất ra trên lãnh thổ của mình. - Thu nhập quốc dân bình quân đầu người: GNP/người, GDP/người. * Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế: - Trong quá trình hạch toán KTQD có 2 phương pháp xác định chỉ tiêu GNP, GDP: Nếu lấy sản lượng của nền kinh tế (tổng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) nhân với giá thị trường hiện hành của nền kinh tế thì sẽ có chỉ tiêu CNP (GDP) danh nghĩa. Với chỉ tiêu này nó chịu sự tác động của tình trạng lạm phát trong nền kinh tế. Vì vậy nó không phản ánh chính xác tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ví dụ: Năm 1970: 1.000 quạt * 100.000đ/cái = 10 triệu Năm: 2000: 1.000 quạt * 200.000đ/cái = 20 triệu Năm 2007: 4.000 quạt * 100.000đ/cái = 40 triệu Năm 2000 doanh thu lơn hơn năm 1997 nhưng ko tăng trưởng kinh tế. Năm 2007 tăng trưởng kinh tế. Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế người tra dùng chỉ tiêu CNP (GDP) thực tế. Đó là tổng giá trị của các sản phẩm mà nền kinh tế sản xuất ra trong năm nhưng được nhân với giá của năm gốc hay giá cố định của năm so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Công thức xác định tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (B với A): {[GNPr (GDPr)/B - GNPr (GDPr)/A]/GNPr (GDPr)/A}*100% 2. Phát triển kinh tế - Khái niệm: Phát triển kinh tế cũng là sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế và mức sống của dân cư qua các thời kỳ nhhất định nhưng đồng thời còn phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế. - Chỉ tiêu xác định: Giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế có những phần nội hàm chung nhưng phát triển kinh tế về mặt phạm vi (ngoại diện) rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Do đó khi tính hay xác định mức độ phát triển của nền kinh tế người ta sử dụng cả những chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế, đồng thời sử dụng thêm chi tiểu biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế. - Nội dung của phát triển kinh tế: 3 nội dung + Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân và mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người. + Phải tạo ra sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ thể hiện ở chỗ tỷ trọng của ngành nông nghiệp ngày càng giảm xuống cả tương đối lẫn tuyệt đối, còn tỷ trọng ngành công nghiệp và XDCB phải tăng lên, đặc biệt tỷ trọng của ngành dịch vụ phải tăng lên nhanh nh
Tài liệu liên quan