Bài giảng Kinh tế chính trị cao học

- Theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin trong đời sống xã hội có rất nhiều hoạt động khác nhau như; hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật nhưng để đạt được mục đích của các hoạt động đó thì con người cần tồn tại sống. Muốn sống, tồn tại thì con người phải tiêu dùng những của cải vật chất, cơm để ăn, áo để mặc, nhà để ở, tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất mọi của cải vật chất mà con người sử dụng lại không phải là sản phẩm của tự nhiên hau của một đấng tối cao nào đó ban phát cho con người. Mà chùng bình sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của chính bản thân con người

doc153 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế chính trị cao học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Chương II: Nền SXXH và tái sản xuất xã hội Câu 1: Vai trò nền SXXH và cái yếu tố cơ bản cấu thành quá trình SXXH Vai trò của nền SXXH : - Theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin trong đời sống xã hội có rất nhiều hoạt động khác nhau như; hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật… nhưng để đạt được mục đích của các hoạt động đó thì con người cần tồn tại sống. Muốn sống, tồn tại thì con người phải tiêu dùng những của cải vật chất, cơm để ăn, áo để mặc, nhà để ở, tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất mọi của cải vật chất mà con người sử dụng lại không phải là sản phẩm của tự nhiên hau của một đấng tối cao nào đó ban phát cho con người. Mà chùng bình sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của chính bản thân con người -Mác đưa đến kết luận : Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện kiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại * Các yếu tố cơ bản cấu thành quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất đẻ có quá trình sản xuất ra của cải đòi hỏi các quốc gia phải tạo lập ba nhân tố sản xuất cơ bản đó là; lao động, đối tượng lao động, TLLD - Khái niệm; lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người diễn ra giữa con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người - Sức lao động : là toàn bộ sức thân thể ( sức cơ bắp )sức lao động là sức tinh thần, (sức trí não) của con người nó phản ánh năng lực, khả năng lao động của con người như vậy, lao động là 1 phạm trù trừu tượng nó chỉ diễn ra sau khi con người vận dụng sức lao động của mình kết hợp với tư liệu để tiến hành quá trình sản xuất còn sức lao động là 1 phạm trù hữu hiệu. Vì vậy người ta có thể định lượng và so sánh năng lực lao động ( sức lao động ) của từng người - lao động là hoạt động của con người trên cơ sở vận dụng sức lao động để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Vì vậy nó là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất ra của cải vật chất và nó giữ vai trò quýêt định B, đối tượng lao động - Khái niệm ; là 1 vật hay nhiều vật mà lao động con người hướng vào nó nhằm cải tạo nó cho phù hợp với mục đích của con người VD: thợ may - đối tượng lao động là 3 m vải - ĐLLĐ được chia làm 2 loại : + Có sẵn trong tự nhiên : như cây ở trong rừng, cá ở dưới nước, quặng trong lòng đất + Đã qua chế biến : thường là các nguyên vật liệu C, tư liệu lao động : - KN; TLLĐ có thể là 1 vật của nhiều vật mà con người thông qua nó để hướng( tác động) vào đối tượng lao động nhằm cải tạo nó cho mục đích của con người - Trong TLLĐ thì quan trọng 1 là công cụ lao động vì trình độ của công cụ lao động phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người - Trong TLLĐ ngoài những công cụ lao động trực tiếp thì nó còn bao gồm cả một hệ thống truyền tải ( băng chuyền) 1 hệ thống chứa đựng. - Đối tượng lao động : kết hợp với tư liệu lao động thì thành TLSX. Trong quá trình sản xuất công cụ vật chất thì TLLĐ đóng vai trò là yếu tố khách thể và giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất. Câu 2; Quy luật kinh tế là gì? vì sao nói quy luật kinh tế tồn tại, hoạt động hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người * Bản chất của quy luật kinh doanh : Quy luật kinh doanh đó là những mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu và thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tường và quá trình kinh tế khách quan - QLKT cũng giống như QLTN, nó đều tồn tại và hoạt động một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Vì vậy, con người không thể xoá bỏ quy luật và con người cũng không thể sáng tạo ra quy luật và con người phải hoạt động tôn trọng tính khách quan của các quy luật * Cơ chế hoạt động của QLKT với cơ chế vận dụng QLKT như đã phân tích; cơ chế kinh doanh của QLKT là hoàn toàn khách quan có nghĩa là không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người do đó con người phải tôn trọng tính khách quan của quy luật. - Tuy vậy, người không hoàn toàn chủ động trước tính khách quan của QL bao gồm cả QLTN và QLKT mà con người có thể nhận thức và vận dụng tính khách quan của Quản lý để phục vụ cho mục đích của con người - Cơ chế vận dụng QLKT + Để có thể vận dụng QLKT khách quan phục vụ cho mục đích của con người thì đòi hỏi phải nhận thức được đặc điểm của Quản lý để qua đó tìm ra những mặt tích cực để phát huy và mặt tiêu cực đẻ ạhn chế. + Xây dựng cơ chế vận dụng Quản lý cách thông qua các điều luật( Bộ luật), các hành lang pháp lý kinh tế, các đòn bẩy kinh tế Câu 3: Phân tích 2 mặt của nền SXXH và phương thức SXXH * Hai mặt của nền SXXH - Bất cứ một nền SXXH nào cũng đều được hình thành bởi 2 mặt hợp thành đó là LLSX Xã hội và quan hệ SXXH. A, LLSXXH: - KN: LLSXXH bao gồm người lao động và những TLSX mà họ sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất ra của cải vật chất - Trong LLSX thì lao động của con người là yếu tố chủ thể của QLSX giữ vai trò quyết định quá trình sản xuất ra của cải vật chất, còn TLSX là yếu tố khách thể của quá trình sản xuất, nó giữ vai trò quan trọng trong QTSX ra CCVC Trình độ phát triển của LLSX phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. LLSX phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. vì vậy, nó là mặt tự nhiên của QLSX B, QHSX: Là những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa con người vơí con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, nó là mặt XH cảu QTSX, QHSX để thể hiện ở 3 mặt của QTSX: đó là quan hệ cho việc sơ hữu đối với TLSX, đó là quan hệ trong tổ chức và quản lý QTSX đó là quan hệ phân phối kết quả sản xuất trong 3 mặt này quan hệ sở hữu đối với TLSX giữ vai trò quan trọng bởi vì trong thực tế ai nắm giữ tư liệu sản xuất thì người đó sẽ có quyền quyết định và chi phối việc tổ chức và quản lý QTSX cũng như phân phối KQSX được tạo ra - QHSX còn được thể hiện trong 4 khâu của một chu kỳ tái sản xuất đó là sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng * Mối quan hệ giữa 2 mặt của nền SXXH và PTSXXH - Trong nền SXXH giữa lực lượng sản xuất và QHSX có một mối quan hệ hiện chứng vừa quy định vừa phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ đó sẽ dẫn đến hình thành ra các phương thức SXXH - Lịch sử XH loài người đã trải qua 5 năm phương thức SXXH từ thấp đến cao: Công xã nguyên thuỷ, chiến hữu nô lệ, phong kiến, CNTB, Chủ nghĩa cộng sản. - Trong PTSX thì LLSX bao giờ cũng là nội dung và là yếu tố động còn QHSX là hình thức biểu hiện lên ngoài và phụ thuộc vào LLSX - Để có thể phản ánh mối quan hệ giữa LLSX và QHSX, Mác đưa ra QLKT chung và gọi đó là quy luật QHSX phải luôn luân phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX một khi LLSX của XH biến đổi thì tất yếu bắt buộc QHSX phải biến đổi theo cho phù hợp : Nếu sự biến đổi QHSX sự phát triển của LLSX không phù hợp thì tất yếu sẽ dẫn đến và việc giải quyết mâu thuẫn này chính là phương thức sản xuất mới ra đời để thay thế cho phương thức sản xuất cũ đã lạc hậu và cứ như vậy lịch sử xã hội lần lượt thay thế các phương thức sản xuất để dẫn đến 1 xã hội tốt đẹp hơn. Cậu 4: Tái SXHH là gì? Trình bày phân tích các loại hình tái sản xuất, các khâu của quá trình tái sản xuất và nội dung cơ bản của tái SXXH? * Bản chất của tái SXXH Trong đời sống xã hội để tồn tại con người tiêu dùng của cải vật chất muốn có của cải vật chất con người phải tiến hành quá trình sản xuất. Các Mác đã chỉ ra rằng để tồn tại con người không thể ngừng tiêu dùng. Vì vậy quá trình sản xuất ra của cải vật chất cũng không thể ngừng tiếp diễn từ đó có thể đi đến kết luận : về bản chất của tái sản xuất Xã hội: tái SXXH là quá trình sản xuất ra của cải vật chất thường xuyên được lặp đi lặp lại và phụ hồi 1 cách không ngừng * Phân loại tái sản xuất : 1 loại hình taí sản xuất + Quá trình tái sản xuất nếu được xem xét về mặt tính chất thì người ta chia ra 2 loại hình : - Tái sản xuất cá biệt : là quá trình tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị hay chủ thể sản xuất nhất định - Tái SXXH: đó là quá trình tái sản xuất diễn ra trên phạm vi tào XH hoặc toàn thể kinh tế cá biệt + Nếu xem xét về mặt quy mô thì người ta cũng chi thành 2 loại - Tái sản xuất đơn giản : là quá trình sản xuất mà quy mô của năm sau lặp lại đúng quy mô sản xuất của năm trước. Toàn bộ phần sản phẩm thặng dư được tạo ra ở năm trước đều được đem tiêu dùng hay đáp ứng nhu cầu của cá nhân người sản xuất, tái sản xuất giản đơn là đặc trưng của 1 nền kinh tế kém phát triển - Tái sản xuất mở rộng : là 1 quá trình sản xuất mà quy mô của năm sau bao giờ cũng mở rộng hưn quy mô sản xuất của năm trước, toàn bộ phần sản phẩn thặng dư được tạo ra ở năm trước đem tiêu dùng hết cho người sản xuất hoặc nhà tái bản mà được phân ra thành 2 bộ phận, 1 bộ phận để lập quỹ tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng ở chu kỳ sau hay năm sau, còn 1 phần để hình thành ra quỹ tiêu dùng của người sản xuất hoặc nhà TB. Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng của 1 nên kinh tế phát triển * Các khâu của quá trình tái sản xuất : SX -PP-TĐ -TD quá trình tái sản xuất là quá trình sản xuất thường xuyên lặp đi lặp lại. Trong mỗi chu kì tái sản xuất thì đều bao gồm 4 khâu cơ bản, nối tiếp nhau, sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. - Sản xuất là khâu đầu tiên của khâu quyết định nhất bởi vì nó tạo ra sản phẩm xã hội. Do đó, nó chi phối cả quá trình phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Khối lượng sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất nó phụ thuộc vào các yếu tố từ lĩnh vực của nền kinh tế, hay các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất - Tiêu dùng là khâu cuối của 1 chu kì tái sản xuất tuy nhiên, tiêu dùng không chỉ phụ thuộc một chiều vào sản xuất mà ngược lại tiêu dùng lại là mục đích và động lực sản xuất phân phối và trao đổi là 2 khâu nằm trong kênh lưu thông của nền kinh tế, nó có chức năng nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng và ngược lại. Tuy vậy, phân phối và trao đổi lại là 2 khâu độc lập của 1 chu kỳ tái sản xuất. Phân phối là khâu kế tiếp sau quá trình sản xuất, nó làm nhiệm vụ phân bổ kết quả sản xuất cho cả nhu cầu của sản xuất ở chu kỳ tiếp theo và cho cả nhu cầu của sản xuất ở chu kỳ tiếp theo và cho cả nhu cầu tiêu dùng của đời sống xã hội. Như kết quả của quá trình phân phối chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu của tiêu dùng. Vì vậy, bắt buộc phải có 1 khâu tiếp theo đó là trao đổi. - Trao đổi có thể diễn ra thông qua quá trình trao đổi hiện vật: hàng đổi hàng hoặc trao đổi trên thị trường thông qua sử dụng tiền tệ làm môi giới trung gian. Chức năng của trao đổi là nhằm hoàn thiện kếtquả của phân phối cho phù hợp với nhu cầu của tiêu dùng. ị Kết luận: 4 khâu cơ bản của 1 quá trình tái sản xuất tuy độc lập với nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ biện chứng và phụ thuộc vào nhau, vì vậy chỉ cần 1 khâu trục trặc thì toàn bộ quá trình tái sản xuất sẽ bị bế tắc và nền kinh tế bước vào thời kỳ khủng hoảng. * Các nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội: Quá trình tái sản xuất xã hội được thể hiện ở 4 nội dung cơ bản: a) Tái sản xuất ra của cải vật chất: đây là nội dung quan trọng nhất bởi vì nó vừa phản ánh mục đích và động cơ của quá trình tái sản xuất. Quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất là quá trình kết hợp giữa lao động con người với TLSX để tiến hành quá trình sản xuất quy mô khối lượng của cải vật chất được tạo ra nó phụ thuộc vào các yếu tố nguồn lực của nền kinh tế và trình độ phát triển của khoa học công nghệ. b) Tái sản xuất ra sức lao động Sức lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất, nó giữ vai trò quyết định trong sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống con người. Trong quá trình sản xuất sức lao động của con người được kết hợp với tư liệu sản xuất để tiến hành quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, sức lao động của con người ngày càng giảm sút. Để quá trình tái sản xuất không ngừng tiếp diễn thì bắt buộc phải tái sản xuất ra yếu tố chủ thể đó là sức lao động. Quá trình tái sản xuất ra sức lao động bao gồm cả tái sản xuất số lượng sức lao động (vấn đề ngày liên quan chiến lược dân số của mỗi quốc gia) và tái sản xuất ra chất lượng sức lao động. Liên quan đến chiến lược đào tạo của các quốc gia, với Việt Nam là quốc sách số 1, chất lượng GDĐT là đang bất cập, non đòi hỏi phổ cập Master. ị Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quốc gia (tạp chí tia sáng). Quốc sách số 1 là: + Đào tạo mới: đào tạo theo yêu cầu của nền kinh tế, dự kiến đến 2010 đ phải xây dựng được thêm 110 trường Đại học, cao đẳng. 2050 đ phải xây dựng được thêm 40 trường Đại học, cao đẳng. + Đào tạo lại: đào tạo tại chức + Đào tạo bổ sung: đào tạo cao học, tiến sĩ. + Đào tạo nâng cao: từ ĐH lên Master, lên tiến sĩ. c) Tái sản xuất các quan hệ sản xuất xã hội - Quá trình sản xuất ra của cải vật chất một mặt con người tác động vào tự nhiên để hình thành nên các mặt tự nhiên của nền kinh tế. Mặt khác, con người tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên mặt xã hội của nền kinh tế. QHSX là quan hệ chính trị nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Quan hệ này được thể hiện trên 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, quan hệ phân phối và nó diễn ra trong cả 4 khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. - Quá trình tái sản xuất là quá trình sản xuất ra của cải vật chất liên tục làm đi làm lại và phục hồi một cách không ngừng, vì vậy, tất cả các quan hệ sản xuất nảy sinh giữa con người với con người cũng phải không ngừng tiếp diễn. d) Tái sản xuất và môi trường tự nhiên sinh thái - Quá trình sản xuất ra của cải, vật chất là quá trình con người khai thác tự nhiên để phục vụ cho mục đích của con người, vì vậy, môi trường tự nhiên của nguồn lực tự nhiên của nền kinh tế ngày càng giảm sút. - Đồng thời trong quá trình tái sản xuất con người đã khai thác các yếu tố kỹ thuật để tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất cho con người, vì vậy làm cho môi trường tự nhiên ngày càng xuống cấp. "Lao động là cha đđ là mẹ" Petti đ Trong quá trình sản xuất con người dựa vào tiến bộ khoa học: dùng khoa học kỹ thuật để sản xuất và thải chất độc ra môi trường tự nhiên. đ Những nước kém phát triển (Việt Nam): ô nhiễm từ các ngành sản xuất công nghiệp ngày càng cao đ trái đất nóng lên, tầng ôzon bị ô nhiễm. - Chiến tranh, bom đạn tham gia vào huỷ diệt môi trường tự nhiên sinh thái. Vì vậy, cần phải tái tạo ra nó. Liên hệ: trước chiến tranh thì môi trường tự nhiên như thế nào? Trong thời kỳ chiến tranh Mỹ giải bom, chất độc màu da cam làm cây bị huỷ diệt, lá rụng hết… ị 5) thế nào là tăng trưởng và phát triển kinh tế? Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế. * Bản chất của tăng trưởng, phát triển kinh tế - Bản chất của tăng trưởng kinh tế + Tăng trưởng kinh tế là 1 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của mọi nền kinh tế. + Tăng trưởng kinh tế nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của nền kinh tế qua các thời kỳ khác nhau. + Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sức mạnh của nền kinh tế, được biểu thị thông qua các chỉ tiêu GNP và GDP 1995: GDP 20 tỷ USD ( VN ) 2002: GDP 30 tỷ USD ( VN) GNP: được sản xuất ra từ nguồn lực của quốc gia Việt Nam GDP: được sản xuất ra từ nguồn lực của cả nội lực và ngoại lực. - Sự gia tăng mức sống của người dân: thể hiện qua các chỉ tiêu GNP/ đầu người. Hoặc GDP/ người. 2001: 400$ (Việt Nam) 41.000$ (China) 2010: 500$ (Việt Nam) Năm 1996: đạt 96% 1997: đạt 4,3% 2001: đạt 6,9% 2001: đạt 7,1% Tốc độ tăng trưởng so với của Mỹ: 2,3% (nhưng xuất phát điểm của Việt Nam thấp còn của Mỹ là cao) Khi tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phải tính theo GNP thực tế (dựa vào giá gốc, giá cố định) không được tính theo GNP danh nghĩa (dựa vào giá thị trường) Tốc độ tăng trưởng năm hiện tại = TĐTT năm ht - TĐTT năm trước so sánh x 100% TĐTT năm trước so sánh CPE: tốc độ lạm phát * Bản chất của phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế là 1 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng đối với mọi nền kinh tế. - Phát triển kinh tế nó phản ánh sự gia tăng quy mô của nền kinh tế và sự biến đổi về cơ cấu của nền kinh tế qua các thời kỳ phát triển khác nhau. Ngoại hàm thì giống tăng trưởng kinh tế nhưng ngoại diện thì khác nhau. (tăng trưởng kinh tế chưa chắc đã có sự khác về cơ cấu của nền kinh tế) ị khác phát triển kinh tế - Chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế là sự biến đổi của GNP, GDP cùng với sự biến đổi cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, …) VD: Hàn Quốc Thập kỷ 50 60 70 80 90 Hàn Quốc 40$/ng 60 200 2000 10000 ị GDP = 40$ /ng x Tổng dân số Irắc: Irắc 200$/ng 6000 16000 2000 25000 Nhưng: Irắc chỉ là nước trr kinh tế vì sản lượng dầu tăng là do đầu tư của nước ngoài, mọi thứ đều nhập khẩu từ nước ngoài, chỉ tăng về quy mô, mọi thứ rau quả đều nhập vì váng dầu. Xong ở Hàn Quốc thì phát triển về mọi mặt, về cơ cấu ị phát triển kinh tế. * Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế - Đều là 2 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nó phản ánh sức mạnh kinh tế của các quốc gia cũng như mức sống dân cư qua mỗi thời kỳ của nền kinh tế nhưng tăng trưởng và phát triển kinh tế lại có những điểm khác nhau hết sức cơ bản: đó là chỉ có phát triển kinh tế mới có sự tăng về cơ cấu của nền kinh tế. Tuy vậy, giữa 2 chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế lại có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. - Khi nói đến phát triển kinh tế là đã bao hàm sự tăng trưởng kinh tế, nhưng > < khi nói tăng trưởng kinh tế thì chưa hẳn đã có sự phát triển kinh tế. - Tăng trưởng và phát triển kinh tế tuy là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô imp đối với mọi quốc gia nhưng mục tiêu của mọi nền kinh tế là phải đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Để 1 nền kinh tế phát triển bền vững thì đòi hỏi quá trình tái sản xuất xã hội phải gắn cả mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội. Chương 3. hàng hoá và tiền tệ Câu 1. Thế nào là sản xuất hàng hoá? Phân tích những điều kiện ra đời sản xuất hàng hoá và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung, tự cấp. * Bản chất của sản xuất hàng hoá: - ĐN: Sản xuất hàng hoá là 1 kiểu tổ chức kinh tế xã hội của tất cả các sản phẩm do nó sản xuất ra la nhằm mục đích để bán, trao đổi, để cho thị trường, chứ không phải cho chính người sản xuất ra nó tiêu dùng. - Sản xuất hàng hoá là mô hình đối lập với sản xuất tự cung tự cấp. Hay nói cách khác kinh tế hàng hoá đối lập với kinh tế tự nhiên. - Sản xuất hàng hoá ra đời: gắn liền với cả một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, trải qua nhiều hình thức từ thấp đến cao mà đầu tiên là kinh tế hàng hoá giản đơn sau đó phát triển sang kinh tế hàng hoá quy mô lớn và bây giờ là kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá quy mô lớn: kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa ? Phân biệt giữa kinh tế hàng hoá giản đơn với kinh tế thị trường với kinh tế hàng hoá TBCN? * Kinh tế hàng hoá giản đơn - KN: Kinh tế hàng hoá giản đơn đó là kiểu tổ chức kinh tế xã hội của những người nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể hay tiểu thương buôn bán nhỏ dựa trên chế độ sở hữu tư nhân nhỏ về TLSX, về vốn và dựa trên sức lao động của chính bản thân chủ sở hữu. Mô hình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa" Hàng hoá do họ làm ra trước hết phục vụ họ sau đó mới đem đi bán. - Kinh tế hàng hoá giản đơn bao giờ cũng có quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật, thủ công. Vì vậy, năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao. - Kinh tế hàng hoá giản đơn la đặc trưng của một nền kinh tế kém phát triển nhưng nó là mô hình đầu tiên của kinh tế hàng hoá của các quốc gia. * Kinh tế hàng hoá quy mô lớn. - Đây là mô hình kinh tế hàng hoá đặc trưng cho phương thức sản xuất TBCN - Kinh tế hàng hoá quy mô lớn đó là 1 kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các sản phẩm của no sản xuất ra nhằm mục đích để trao đổi trên thị trường kinh tế hàng hoá quy mô lớn lấy lợi nhuận làm động lực và chấp nhận tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đây là mô hình dựa trên chế độ sở hữu về TLSX vốn và dựa trên bóc lột sức lao động làm thuê. Mục tiêu là nên nhà sản xuất chấp nhận cạnh tranh - KTHH quy mô lớn bao giờ cũng gắn với tồn tại một tất yếu bao gồm tồn tại các yếu tố sản xuất - KTHH quy mô lớn tồn tại gắn liền với sự phát triển của nền KTTB; nó có đặc trưng quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật sản xuất ngày càng tiên tiến hiện đại, thị trường ngày càng mở rộng. *KTHH : gồm
Tài liệu liên quan