Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 1: Khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp - Lê Thị Nhàn

1. Nền kinh tế hỗn hợp 2. Động lực hành động của chính phủ 3. Thất bại của thị trường 4. Khu vực công và những vấn đề KT cơ bản 5. Phương pháp nghiên cứu KTHCC 6. Những bất đồng giữa các nhà kinh tế

pdf14 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 1: Khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp - Lê Thị Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17-Sep-15 1 SLIDES BÀI GIẢNG 1 KHU VỰC CÔNG CỘNG TRONG NỀN KINH TẾ HỖN HỢP Le T. Nhan Khoa Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngân hàng 17-Sep-15 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Nền kinh tế hỗn hợp 2. Động lực hành động của chính phủ 3. Thất bại của thị trường 4. Khu vực công và những vấn đề KT cơ bản 5. Phương pháp nghiên cứu KTHCC 6. Những bất đồng giữa các nhà kinh tế 17-Sep-15 3 MỤC TIÊU CHƯƠNG 1. Sau khi kết thúc chương, người học nắm được thế nào là nền KT hỗn hợp, thế nào là chính phủ, tại sao chính phủ hành động và can thiệp vào nền KT và nhằm mục đích gì? 2. Bên cạnh đó, người học sẽ phân biệt được khu vực công và khu vực tư nhân. 3. Ngoài ra, người học cũng sẽ nắm cách thức và phương pháp nghiên cứu môn KTHCC sao cho hiệu quả nhất. 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 4 PHẦN I NỀN KINH TẾ HỖN HỢP 17-Sep-15 2 17-Sep-15 5 NỀN KINH TẾ HỖN HỢP Các mô hình tổ chức kinh tế? 3 mô hình tổ chức nền KT điển hình: Nền kinh tế thị trường thuần túy; Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Nền kinh tế hỗn hợp. 17-Sep-15 6 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THUẦN TÚY  Gắn liền với quan điểm của Adam Smith (1776) về Bàn tay vô hình; Mỗi cá nhân khi theo đuổi lợi ích riêng của mình trong môi trường cạnh tranh, thì cũng phục vụ luôn cho lợi ích của XH.  Nền KT TT thuần túy là nền KT mà mọi HH-DV đều do KVTN SX và mọi hoạt động mua bán giao dịch đều diễn ra trên thị trường, với giá cả là SP của sự tương tác giữa cung và cầu. 17-Sep-15 7 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THUẦN TÚY  Trong nền kinh tế này vai trò của CP là tối thiểu.  Tuy nhiên, lập luận của A. Smith không giúp giải thích được nhiều trường hợp mà TT thất bại và không thể tự khắc phục được. Chẳng hạn:  Sự bất bình đẳng ngày càng gay gắt.  Những đợt khủng hoảng KT triền miên thế kỷ XIX   Cần chăng có cơ quan kế hoạch tập trung để quản lý thị trường => Sự ra đời của nền KT kế hoạch hóa tập trung. 17-Sep-15 8 NỀN KT KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG  Đây là nền KT mà mọi quyết định về SX và phân phối SP đều do một cơ quan TW của chính phủ quyết định, thay vì các lực lượng thị trường.  Ưu điểm:  Nhược điểm: 17-Sep-15 3 17-Sep-15 9 NỀN KT HỖN HỢP  Trong nền KT hỗn hợp vai trò của CP không phải là cạnh tranh hoặc thay thế cho KVTN. Trái lại, CP thúc đẩy, hỗ trợ và điều tiết hoạt động của khu vực này.  Tại sao CP lại thực hiện những hoạt động này mà không thực hiện những hoạt động khác? Liệu CP có làm quá nhiều không? Liệu CP có làm tốt những việc định làm không và có làm tốt hơn nữa được không?... Đây là những câu hỏi mà chúng ta quan tâm. 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 10 PHẦN II ĐỘNG LỰC HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KT 17-Sep-15 11 CHÍNH PHỦ LÀ AI?  Khái niệm Chính phủ được hiểu rất khác nhau tùy vào góc độ xem xét của người nghiên cứu. Trong khuôn khổ môn học KTHCC, chúng ta xem xét CP ở vai trò điều tiết kinh tế. Nó là khái niệm gắn liền với KTHCC và KVC. 17-Sep-15 12 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Tại sao CP can thiệp vào TT? hay Cơ sở nào để CP can thiệp vào nền KT? 17-Sep-15 4 17-Sep-15 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Các trường hợp TBTT:  Thị trường độc quyền (monopolistic market);  Ngoại ứng (externalities);  Hàng hóa công cộng (public goods);  Thông tin bất cân xứng (asymmetric information);  Bất ổn định kinh tế (economic instabilities) 17-Sep-15 14 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Thị trường độc quyền Các hãng độc quyền có sức mạnh thị trường để tạo lợi nhuận siêu ngạch bằng cách tăng giá. Chính phủ cần can thiệp để đảm bảo rằng các thị trường không có sự độc quyền ngoài ý muốn. 17-Sep-15 15 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Ngoại ứng là gì? 17-Sep-15 16 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Ngoại ứng (Externalities); Ví dụ: Nhà máy gây ô nhiễm; Khói thải từ phương tiện CP can thiệp để buộc các bên tham gia giao dịch phải tính đến tác động mình gây ra cho đối tượng thứ ba để điều chỉnh các hoạt động của thị trường nhằm đạt mức tối ưu XH. 17-Sep-15 5 17-Sep-15 17 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Hàng hóa công cộng (public goods); Thị trường cạnh tranh có thể không cung cấp đủ hàng hóa công cộng nên CP cần can thiệp để đáp ứng yêu cầu XH. Hàng hóa cá nhân (HHCN) # Hàng hóa công cộng (HHCC) 17-Sep-15 18 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Thông tin bất cân xứng? Ví dụ: Bác sỹ (người bán thuốc) – bệnh nhân; Người mua bảo hiểm – Công ty bảo hiểm; 17-Sep-15 19 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Thông tin bất cân xứng:  Bên có thông tin đầy đủ có lợi thế để lợi dụng thu lợi cho mình trên sự thua thiệt của bên kia.  CP cần can thiệp để đảm bảo TT hoạt động suôn sẻ. 17-Sep-15 20 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Thất bại TT – cơ sở để CP can thiệp vào nền KT Các trường hợp TBTT:  Bất ổn định kinh tế  CP cần có các biện pháp can thiệp để tạo sự ổn định vĩ mô của nền KT. 17-Sep-15 6 17-Sep-15 21 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Những cơ sở khác cho sự can thiệp nền KT  Mất công bằng xã hội;  Hàng hóa khuyến dụng/ phi khuyến dụng; 17-Sep-15 22 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Những cơ sở khác cho sự can thiệp vào nền KT  Mất công bằng xã hội; Sự không hoàn hảo của TT dẫn đến sự thiếu công bằng trong XH do đó CP phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập để trợ giúp cho các đối tượng nghèo nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cho các cá nhân trong XH. 17-Sep-15 23 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KT Những cơ sở khác cho sự can thiệp vào nền KT  Hàng hóa khuyến dụng/phi khuyến dụng; HH khuyến dụng? HH phi khuyến dụng? 17-Sep-15 24 CHÍNH PHỦ và NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHO SỰ CAN THIỆP VÀO TT Có nhiều nguyên tắc chi phối hoạt động của CP trong nền KT. Sau đây là 2 nguyên tắc đặc trưng: 1. Nguyên tắc hỗ trợ 2. Nguyên tắc tương hợp 17-Sep-15 7 17-Sep-15 25 CHÍNH PHỦ và NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHO SỰ CAN THIỆP VÀO TT 1. Nguyên tắc hỗ trợ Nội dung của nguyên tắc: “Sự can thiệp của CP phải nhằm mục đích cuối cùng, dài hạn là hỗ trợ, tạo điều kiện cho TT hoạt động HQ. Do đó, KVC cần có vai trò cụ thể trong nền KTTT. KVC không phải để cạnh tranh, lấn át KVTN, mà là chất xúc tác, tạo thuận lợi cho sự phát triển của KVTN, vì lợi ích chung của toàn XH. Muốn vậy, CP cần tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu TN, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh phù hợp luật pháp 17-Sep-15 26 CHÍNH PHỦ và NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHO SỰ CAN THIỆP VÀO TT 2. Nguyên tắc tương hợp Nội dung của nguyên tắc: “Trong các biện pháp có thể có để can thiệp vào TT, CP cần ưu tiên sử dụng biện pháp nào tương hợp với TT; hay nói cách khác là ít làm méo mó thị trường nhất. Thực tế không tìm được cách can thiệp nào mà không gây méo mó thị trường. Ví dụ: Can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, giá trần, giá sàn, đánh thuế, trợ giá, lãi suất 17-Sep-15 27 CHÍNH PHỦ và NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHO SỰ CAN THIỆP VÀO TT 2. Nguyên tắc tương hợp So sánh trên góc độ nguyên tắc tương hợp giữa: Biện pháp can thiệp trực tiếp (mệnh lệnh hành chính, giá trần, giá sàn) với Biện pháp can thiệp gián tiếp (đòn bẫy kinh tế như thuế, lãi suất, trợ giá) 17-Sep-15 28 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH PHỦ KHI CAN THIỆP VÀO TT CP không phải là liều thuốc vạn năng cho các TBTT. Khi can thiệp, CP có những hạn chế: 1. Hạn chế do thiếu thông tin 2. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của các cá nhân 3. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính 4. Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng 17-Sep-15 8 17-Sep-15 29 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH PHỦ KHI CAN THIỆP VÀO TT 1. Hạn chế do thiếu thông tin Muốn can thiệp tốt cần có thông tin đầy đủ. Thực tế: Chính phủ cũng thiếu thông tin. Nên dẫn đến can thiệp không đạt hiệu quả thể hiện ở kết quả không chính xác hoặc thiếu tính thực tiễn. Ví dụ: Khi trợ cấp cho người nghèo CP cần thông tin gì? 17-Sep-15 30 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH PHỦ KHI CAN THIỆP VÀO TT 2. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân CP đôi khi không lường hết được các cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trước những thay đổi về chính sách do CP đề ra. Dẫn đến những kết quả từ các biện pháp mà CP đưa ra không như mong muốn. Ví dụ: Chính sách hưởng BHXH một lần 17-Sep-15 31 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH PHỦ KHI CAN THIỆP VÀO TT 3. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính Một đạo luật, một chính sách được ban hành có thể cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể trước khi nó có hiệu lực và đi vào thực tiễn cuộc sống. Sự phối hợp giữa các đơn vị này đôi khi ngoài tầm kiểm soát của CP. Cho biết ý kiến về nhận định: “Nhiều chính sách thất bại của CP được lát bằng những ý tưởng tốt đẹp”. 17-Sep-15 32 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH PHỦ KHI CAN THIỆP VÀO TT 4. Hạn chế do quá trình ra quyết định công Việc RQĐ công là một quá trình phức tạp, tuân theo những quy tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải lúc nào cũng mang lại một kết quả mong muốn. Một chính sách ảnh hưởng đến rất nhiều người nhưng lại được QĐ bởi một số người được đại diện và có thể họ có lợi ích khác nhau. Người RQĐ đứng trước các khó khăn khi điều hòa những lợi ích này.  Do đó, quá trình RQĐ công mất nhiều thời gian và đôi khi bế tắc. 17-Sep-15 9 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 33 PHẦN III KHU VỰC CÔNG & NHỮNG VẤN ĐỀ KT CƠ BẢN 17-Sep-15 34 KHU VỰC CÔNG (KVC) Khu vực công (KVC)? – Khu vực tư nhân (KVTN)? 17-Sep-15 35 KHU VỰC CÔNG Một số lĩnh vực cơ bản sau được xếp vào KVC:  Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước  Hệ thống quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn XH,  Hệ thống KCHT kỹ thuật và XH  Lực lượng kinh tế của chính phủ  Hệ thống an sinh XH 17-Sep-15 36 KHU VỰC CÔNG (Stiglitz) - Đặc điểm chung của KVC? 1. Người lãnh đạo cơ quan công lập được bầu ra thông qua bầu cử hoặc do ai đó được bầu ra chỉ định. Ngược lại, người quản lý các DN tư nhân lại do các cổ đông của DN đó chọn ra. 2. Chính phủ được giao một số quyền có tính cưỡng chế/bắt buộc mà các tổ chức tư nhân không có. Ngược lại, mọi trao đổi tư nhân đều là tự nguyện. 17-Sep-15 10 17-Sep-15 37 KVC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KT CƠ BẢN KTHCC là một nhánh của KTH nên cũng nghiên cứu về sự khan hiếm. Các vấn đề KT cơ bản gồm: 1.SX cái gì? 2.SX cái đó ntn? 3.SX cái đó cho ai? 4.Quyết định những vấn đề đó ntn? 17-Sep-15 38 KVC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KT CƠ BẢN Vấn đề 1. Sản xuất cái gì?  HHCC hay HHTN? 1000 900 750 550 300 00 200 400 600 800 1000 1200 0 10 20 30 40 50 60 H H T N HHCC PPF A B C D E F 17-Sep-15 39 KVC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KT CƠ BẢN Vấn đề 2. Sản xuất như thế nào? CP sản xuất HHCC hay để tư nhân sản xuất?  Dựa trên "tính hiệu quả" 17-Sep-15 40 KVC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KT CƠ BẢN Vấn đề 3. Cho ai? Vấn đề phân phối.  Ai được lợi khi một quyết định SX hàng hóa được quyết định?  Dựa trên "tính công bằng" trong phân phối. 17-Sep-15 11 17-Sep-15 41 KVC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KT CƠ BẢN Vấn đề 4. Thực hiện các lựa chọn tập thể ntn?  HHTN: QĐ của cá nhân;  HHCC: QĐ của tập thể. Ra quyết định tập thể phức tạp hơn nhiều. 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 42 PHẦN IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KTHCC 17-Sep-15 KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG - by Le Trung Nhan 43 NGHIÊN CỨU KTHCC Nghiên cứu KTHCC chia làm 3 loại:  Tìm hiểu những hoạt động nào KVC tham gia và những hoạt động đó được tổ chức như thế nào?  Dự đoán những hậu quả mà các hoạt động của CP có thể gây ra.  Đánh giá các phương án chính sách. 17-Sep-15 KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG - by Le Trung Nhan 44 NGHIÊN CỨU KTHCC Tìm hiểu những hoạt động nào KVC tham gia và những hoạt động đó được tổ chức như thế nào?  KVC của mỗi quốc gia giống hay khác nhau?  Hoạt động nào thì KVC tham gia ở mỗi nước?  Một hoạt động có thể có nhiều cơ quan tham gia không, nhiều cấp tham gia không?  Hoạt động chi tiêu CP, thuế,... được tổ chức ntn?  ... 17-Sep-15 12 17-Sep-15 KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG - by Le Trung Nhan 45 NGHIÊN CỨU KTHCC Dự đoán hậu quả của các hoạt động của CP ?  Khi CP đánh thuế ai là người gánh chịu?  Khi CP thông qua một quy định về thay đổi tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn đến những hậu quả gì?  CP thay đổi về kỳ thi tuyển sinh đầu vào ĐH-CĐ sẽ có những hậu quả gì?  ... 17-Sep-15 KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG - by Le Trung Nhan 46 NGHIÊN CỨU KTHCC Đánh giá các phương án chính sách  Làm sao để đánh giá các phương án một chính sách? o Mục tiêu của chính sách đặt ra ban đầu; o Tiêu chí (tiêu chuẩn đánh giá) các phương án o So sánh chi phí nguồn lực và lợi ích thu được từ mỗi phương án. o Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích-chi phí để đánh giá. 17-Sep-15 KINH TẾ HỌC CÔNG CỘNG - by Le Trung Nhan 47 NGHIÊN CỨU KTHCC Đánh giá các phương án chính sách  Lưu ý rằng Phân tích và Đánh giá chính sách /hậu quả của chính sách là có sự khác nhau. o Phân tích thường thuộc về KTH thực chứng (KTHTC) – vì sao?; o Đánh giá thường thuộc về KTH chuẩn tắc (KTHCT) – vì sao? 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 48 PHẦN V NHỮNG BẤT ĐỒNG GIỮA CÁC NHÀ KINH TẾ 17-Sep-15 13 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 49 NHỮNG BẤT ĐỒNG Xoay quanh một chính sách bao giờ cũng có nhiều tranh cãi.  Có ba lĩnh vực thường bất đồng: 1. Do thất bại của việc không lường hết hoặc không tìm ra tất cả hậu quả có thể có của một chính sách; 2. Do khác quan điểm về hành vi của nền KT. 3. Do bất đồng về các giá trị; 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 50 NHỮNG BẤT ĐỒNG 1. Do thất bại của việc không lường hết hoặc không tìm ra tất cả hậu quả có thể có của một chính sách  Chính sách thu phí sử dụng đường bộ;  Chính sách không hoàn trả bảo hiểm một lần cho những người nghỉ hưu sớm (Điều 60 luật BHXH 2014). 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 51 NHỮNG BẤT ĐỒNG 1. Thất bại của việc không lường hết hoặc không tìm ra tất cả hậu quả có thể có của một CS  “Chiều 14/7/2015, tại cuộc họp thường kỳ đánh giá về hoạt động của Quỹ Bảo trì đường bộ TW, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy nếu thực hiện không có chế tài xử lý thì sẽ rất khó thu, không đạt hiệu quả. ÔngThăng cho biết, Bộ GTVT và Bộ Tài chính sẽ báo cáo CP đề nghị cho sửa NĐ số 18 để dừng thu loại phí này”. 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 52 NHỮNG BẤT ĐỒNG 1. Thất bại của việc không lường hết hoặc không tìm ra tất cả hậu quả có thể có của một CS THẢO LUẬN  Hãy cho biết những hậu quả mà các chính sách sau không dự tính được và những phản ứng của người dân đối với các chính sách này: o Điều 60 luật BHXH năm 2014; o Chính sách thu phí sử dụng đường bộ xe máy. 17-Sep-15 14 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 53 NHỮNG BẤT ĐỒNG 2. Do khác quan điểm về hành vi của nền KT.  Khác nhà khoa học, các nhà KT làm chính sách không thể làm các thí nghiệm có kiểm soát.  Khi phân tích hậu quả của chính sách các nhà KT sử dụng cái gọi là “mô hình” với nhiều giả định.  Các nhà KT có quan điểm khác nhau sẽ có những MH khác nhau nên sẽ dẫn đến bất đồng. 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 54 NHỮNG BẤT ĐỒNG 3. Do bất đồng về giá trị Một chính sách luôn mang tính “đánh đổi”.  Chính sách mang lại lợi ích cho nhóm này thì nhóm kia sẽ bị thiệt.  Người làm chính sách đang đứng về phía nào khi ra quyết định cho chính sách đó? TÓM TẮT CHƯƠNG 1. Nền kinh tế hỗn hợp 2. Động lực hành động của chính phủ 3. Thất bại của thị trường 4. Khu vực công và những vấn đề KT cơ bản 5. Phương pháp nghiên cứu KTHCC 6. Những bất đồng giữa các nhà kinh tế 17-Sep-15 Kinh tế học công cộng - by Le Trung Nhan 55
Tài liệu liên quan