Bài giảng Kinh tế học sản xuất - Chương 1: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học kinh tế học sản xuất - Hồ Ngọc Ninh

Định nghĩa: Kinh tế học + NHU CẦU của con người là vô hạn + NGUỒN LỰC SẢN XUẤT để đáp ứng cho nhu cầu này hữu hạn. + KINH TẾ HỌC nghiên cứu sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người. Định nghĩa chung: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. Kinh tế học vi mô: nghiên cứu hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ, chẳng hạn hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp hay hoạt động tiêu dùng của một cá nhân. Ví dụ: một công ty cần tuyển bao nhiêu công nhân, sản xuất ra cái gì, và bán sản phẩm với giá bao nhiêu, v.v. thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô. Nói cách khác, kinh tế vi mô là ngành kinh tế học nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi cá nhân người tiêu dùng, từng xí nghiệp, từng công ty, v.v.

pdf17 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế học sản xuất - Chương 1: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học kinh tế học sản xuất - Hồ Ngọc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PTNT KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT (Production Economics) Hồ Ngọc Ninh I. GIỚI THIỆU CHUNG Giảng viên: TS. Hồ Ngọc Ninh Phone: 0989.454.296 Email: hongocninh@gmail.com Website: www.hongocninh.weebly.com Bộ môn KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 2 www.hongocninh.weebly.com 3 2www.hongocninh.weebly.com I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tên môn học: Kinh tế học sản xuất 2. Tổng số đơn vị học trình: 2 3. Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 3 trở đi 4. Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 22 tiết Bài tập + thực hành: 8 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, (Kinh tế lượng, toán kinh tế). 5 I. GIỚI THIỆU CHUNG MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: • Giúp sinh viên nắm bắt được các khái niệm và nguyên lý cơ bản của kinh tế học sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng • Trang bị cho sinh viên khả năng kết hợp các nguyên lý kinh tế, toán học kinh tế và thực tiễn sản xuất để có thể phân tích và giải quyết các vấn đề trong sản xuất. 6 3II. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN Tham gia NGHIÊM TÚC các buổi học Điểm danh ngẫu nhiên 3 lần: Nếu vắng 1 lần điểm chuyên cần hạ 20%, 2 lần hạ 50%; 3 lần hạ điểm chuyên cần 100%. Sinh viên vắng mặt 3 buổi sẽ không được thi; Hoàn thành đầy đủ các bài tập và bài thi; Các bài kiểm tra nhỏ, ngẫu nhiên sẽ được tính điểm và để điểm danh; Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học (tắt hoặc để ở chế độ rung). 7 III. ĐÁNH GIÁ Đánh giá Dự giờ 10 % Tiểu luận, Kiểm tra 30% Thi hết môn 60% Tổng 100% 8 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT • Bài giảng môn học/ PowerPoint slides. • Nguyễn Hải Thanh và cộng sự, 2005, Tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. • Nguyễn Quang Dong, 2005, Bài giảng Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội • Phạm Văn Hùng, Trần Đình Thao, Nguyễn Thị Dương Nga, 2007, Bài giảng Kinh tế lượng, ĐHNN Hà Nội. • Hồ Phan Minh Đức (2008) Bài giảng kế toán quản trị, Đại học Huế 9 4IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG ANH • David L Debertin, 2002, Agricultural Production Economics (Tài liệu sử dụng chính cho giảng dạy môn học) • Jeffrey M. Wooldridge, 1999, Introductory Econometrics: A modern approach, 2nd edition. • Melvyn Fuss and Daniel Mc Fadden, 1978, Production Economics: A dual approach to theory. • Robert S Pindyck and Daniel L Rubinfeld, 1998, Microeconomics. Prentice Hall International, Inc. • Tietenberg T, 1996, Environmental and Natural Resource Economics. Harper Collins CollegePublishers. 10 11 Một số bài báo tham khảo  Phạm Văn Hùng, 2006. ‘Phương pháp xác định khả năng sản xuất nông nghiệpcủa hộ nông dân’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Số 4+5, trang 289-296.  Phạm Văn Hùng, 2007. ‘Mô hình hóa kinh tế nông hộ ở miền Bắc: Mô hình cân bằng cung cầu trong hộ’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Tập V, Số 2, trang 87-95.  Lê Ngọc Hướng, 2007. ‘Sử dụng hàm logit trong nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn của hộ nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Tập V, Số 3/2007, trang 80-85. 12 Một số bài báo tham khảo  Nguyễn Văn Song, 2006. ‘Hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của nông dân ngoại thành Hà Nội’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Số 4+5, trang 315-324.  Chu Thị Kim Loan, 2006. ‘Ước lượng mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả chăn nuôi bò sữa vùng Đông Nam Bộ’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số Đặc san (tháng 9), trang 90-95.  Đỗ Quang Giám, 2006. ‘Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Số 4+5, trang 273-279. 513 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Chương I ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT 14 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Bài mở đầu TỔNG QUAN LẠI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ HỌC 15 KINH TẾ? KINH TẾ HỌC ?? 616 KINH TẾ ? KINH TẾ HỌC VI MÔ VĨ MÔ 17 KINH TẾ ? KINH TẾ HỌC VI MÔ VĨ MÔ ?? ?? ? ? 18 KINH TẾ ? KINH TẾ HỌC VI MÔ VĨ MÔ KT HỌC SX LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG Chính sách tài khóa ??? 7KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC VI MÔ VĨ MÔ KINH TẾ LƯỢNG TOÁN KINH TẾ CÁC MÔN HỌC KHÁC Kinh tế học sản xuất 19 KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC Kinh tế vi mô và vĩ mô cung cấp lý thuyết kinh tế để xây dựng hàm sản xuất Kinh tế lượng giúp lượng hóa các mối quan hệ và kiểm định sai số trong nghiên cứu Toán kinh tế nghiên cứu sử dụng hàm toán tối ưu Kinh tế học sản xuất vận dụng kinh tế lượng, toán kinh tế và các môn học khác để kiểm chứng lại lý thuyết kinh tế và giúp người sản xuất đưa ra những quyết định đúng đắn. Các môn học khác (thống kê, kế toán) cung cấp các phương pháp, chỉ tiêu nghiên cứu 20 Kinh tế học là gì? A B Nếu theo số lượng nho sản xuất ra, sản xuất dứa ở vùng A rẻ hơn vùng B. VÙNG A NÊN CHUYÊN CANH SẢN XUẤT GÌ? VÀ VÙNG B NÊN CHUYÊN CANH SẢN XUẤT CÂY TRỒNG GÌ? 21 8DỰ ÁN BÁN TRỨNG TRONG NGÀY LỄ PHỤC SINH  KHI NÀO: Tôi sẽ giao trứng một ngày trước lễ phục sinh.  Ở ĐÂU: Tôi sẽ giao trứng tại lớp học này.  Chất lượng: Trứng ngon, tươi và màu sắc đẹp.  SỐ LƯỢNG: Mỗi túi sẽ có 5 quả trứng. TẠI SAO TÔI CẦN ĐẶT CÂU HỎI NHƯ VẬY? Kinh tế học là gì? 22 Nếu bạn có 1000 USD? Kinh tế học là gì? 23 P Qd, Qs CUNG CẦU P* Q* Kinh tế học là gì? 24 9Định nghĩa: Kinh tế học + NHU CẦU của con người là vô hạn + NGUỒN LỰC SẢN XUẤT để đáp ứng cho nhu cầu này hữu hạn. + KINH TẾ HỌC nghiên cứu sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người. Định nghĩa chung: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. Kinh tế học là gì? 25 Kinh tế học vi mô: nghiên cứu hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ, chẳng hạn hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp hay hoạt động tiêu dùng của một cá nhân. Ví dụ: một công ty cần tuyển bao nhiêu công nhân, sản xuất ra cái gì, và bán sản phẩm với giá bao nhiêu, v.v. thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô. Nói cách khác, kinh tế vi mô là ngành kinh tế học nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi cá nhân người tiêu dùng, từng xí nghiệp, từng công ty, v.v. Kinh tế học vi mô? 26 Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi tổng thể như vùng, quốc gia hay phạm vi lớn hơn. Nói cách khác, kinh tế học vĩ mô có liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề kinh tế trong mối liên hệ tương tác với nhau như một tổng thể. Ví dụ: tăng trưởng tổng thu nhập quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp, qui hoạch vùng, v.v. Kinh tế học vĩ mô? 27 10 Kinh tế học sản xuất Khái niệm Kinh tế học sản xuất là môn học kết hợp nhiều môn học kinh tế và toán học cơ bản khác nhau như kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng và toán kinh tế để phân tích các giai đoạn của quá trình sản xuất, các yếu tố của sản xuất và các vấn đề có liên quan nhằm giúp người sản xuất có những quyết định đúng đắn nhất. 28 KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Khái niệm Kinh tế học sản xuất nông nghiệp là môn học có quan hệ chặt chẽ với các học thuyết kinh tế bởi vì nó liên quan đến những người sản xuất của các hàng hóa nông nghiệp. Những vấn đề chính trong trong kinh tế học sản xuất nông nghiệp bao gồm: - Mục đích, mục tiêu của người sản xuất? - Lựa chọn sản phẩm đầu ra cho sản xuất? - Sự phân bổ nguồn lực cho sản phẩm? - Ra quyết định trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn? - Môi trường kinh tế cạnh tranh 29 Có nhiều quan điểm khác nhau về HQSX: Hiệu quả sản xuất là một thuật ngữ tương đối nhằm thể hiện trình độ sản xuất, khả năng sử dụng và phân bổ hợp lý các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.. Nếu ta gọi: H: hiệu quả sản xuất, Q là kết quả sx thu được, C: Chi phí sản xuất để sản xuất ra Q Hiệu quả sản xuất? 30 11 Hiệu quả kỹ thuật được hiểu là trình độ kỹ thuật của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bằng TỶ SỐ GIỮA NĂNG SUẤT THỰC TẾ đạt được của người sản xuất so với MỨC NĂNG SUẤT CAO NHẤT có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào nhất định trong điều kiện công nghệ sản xuất và giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra không đổi Hiệu quả kỹ thuật? 31 32 Suy nghĩ??  Nếu có số liệu điều tra lúa của 100 hộ nông dân ở 2 xã trong 1 huyện về:  Diện tích trồng lúa từng giống của hộ  Năng suất, sản lượng lúa từng giống, giá bán lúa  Các loại chi phí bằng tiền cho lúa (mua giống, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuê công lao động, v.v.)  Một số thông tin về hộ điều tra (tuổi, kinh nghiệm SX lúa, trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên, mức độ kinh tế, ....)  Từ những thông tin trên – có thể tìm ra được điều gì (suy nghĩ từ những nội dung đã học trong kinh tế vi mô) 33  TC, FC, VC  MP, AP? MC, AVC  Độ co giãn phân bón của sản lượng?  Hàm SX, hàm sản lượng, hàm năng suất?  Hàm chi phí?  Hàm lợi nhuận?  Hiệu quả theo qui mô? Suy nghĩ?? 12 34 35 36 SUY NGHĨ??  Mục tiêu của người sản xuất là gì?  Mục tiêu của người tiêu dùng?  Mục tiêu của xã hội?  Môn học ở đâu? 13 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu các khía cạnh của sản xuất: chi phí, doanh thu, và lợi nhuận 2. Nghiên cứu vai trò của các tiến bộ KHKT đối với sản xuất 3. Nghiên cứu các ứng dụng của hàm sản xuất trong phân tích kinh tế 4. Nghiên cứu các tác động của ngoại ứng, rủi ro và không chắc chắn đến sản xuất nông nghiệp và những ứng xử của nông dân 37 38 1.2. NỘI DUNG MÔN HỌC GIỚI THIỆU MÔN HỌC Phân TÍCH SẢN XUẤT PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN Phân tích sản xuất, hàm sản xuất 2 3 Giới thiệu học phần1 4 5 Phân tích ngoại ứng, rủi ro và không chắc chắn 6 Phân tích lợi nhuận, hàm lợi nhuận Phân tích chi phí, hàm chi phí Hàm cực biên 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu • Nghiên cứu (NC) các khía cạnh của sản xuất: chi phí, doanh thu, và lợi nhuận • NC vai trò của các tiến bộ KHKT đối với sản xuất • NC các ứng dụng của hàm sản xuất trong phân tích kinh tế • NC cứu các tác động của ngoại ứng, rủi ro và không chắc chắn đến sản xuất nông nghiệp và những ứng xử của nông dân. 39 14 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương II: Phân tích sản xuất • Khái niệm hàm sản xuất • Các loại hàm sản xuất và ứng dụng của nó trong phân tích kinh tế: - Hàm tuyến tính - Hàm cực biên - Hàm Cobb-Doughlas 40 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương III: Hàm cực biên • Giới thiệu hàm cực biên • Các mô hình hàm sản xuất cực biên • Ứng dụng của hàm cực biên 41 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương IV: Phân tích chi phí sản xuất • Khái niệm chung về chi phí sản xuất • Phân loại chi phí • Hàm chi phí • Tối thiểu hóa chi phí và điều kiện để tối thiểu hóa chi phí 42 15 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương V: Phân tích lợi nhuận • Tối đa hóa lợi nhuận • Hàm lợi nhuận • Điều kiện để tối đã hóa lợi nhuận 43 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương VI: Phân tích ngoại ứng, rủi ro và không chắc chắn - Ngoại ứng, rủi ro, không chắc chắn - Rủi ro và không chắc chắn - Ứng xử của nông dân đối với rủi ro và không chắc chắn - Biện pháp phòng tránh rủi ro và không chắc chắn 44 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các mô hình toán + Mô hình toán học giản đơn + Mô hình mô phỏng kinh tế Sử dụng các hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm lợi nhuận + Hàm sản xuất tuyến tính + Hàm Cobb-Doughlas + Hàm cực biên (Frontier) Phân tích tối ưu + Tối ưu hóa đầu vào + Tối ưu hóa đầu ra + Tối ưu hóa lợi nhuận 45 16 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các mô hình toán Kinh tế học SX sử dụng các thủ thuật toán học để xác định các mức đầu vào tối ưu theo mục tiêu của người sản xuất (tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sx) VD: Có hàm lợi nhuận п(q)= TR(q) – TC (q) Sử dụng toán học, điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận п’(q)=0 46 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tiếp cận hàm sản xuất + Hàm sản xuất mô tả số lượng đầu ra tối đa có thể đạt được từ một lượng đầu vào cho trước ở trình độ công nghệ và hiểu biết về kỹ thuật nhất định. + Phương pháp này được áp dụng để xem xét, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới đầu ra thông qua các hàm số. + Phương pháp này còn cho phép xác định HQSX, HQKT, HQ Kinh tế, Lợi nhuận 47 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tiếp cận hàm chi phí Hàm chi phí được hiểu là hàm thể hiện mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá các yếu tố đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra một mức năng suất sản phẩm nhất định. VD: TC = 3*L + 4* K 48 17 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tiếp cận hàm lợi nhuận: • Hàm lợi nhuận thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra. • Phương pháp này cho phép xác định, phân tích và lượng hóa ảnh hưởng của giá cả đầu vào, đầu ra trong SX đến lợi nhuận, và mức kết hợp đầu vào tối ưu. VD: Phân tích biến động giá đầu vào và đầu ra đến thu nhập của các hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng? 49 50 Kinh tế học là gì? Mối quan hệ của Kinh tế học với KTHSX? Kinh tế học sản xuất có phải là kinh tế vi mô không? Tại sao? Kính tế học sản xuất nông nghiệp là gì? Những vấn đề chính trong KTHSX nông nghiệp là gì?
Tài liệu liên quan