Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 5: Nguồn vốn với phát triển kinh tế - Ngô Thắng Lợi

5.1. Các khái niệm 5.2. Vai trò của nguồn vốn với phát triển kinh tế 5.3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư 5.4. Cung vốn đầu tư và các yếu tố tác động Tài sản quốc gia và vốn sản xuất (K)  Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng: bao gồm (1) TNTN của đất nước; (2) các loại tài sản được sản xuất ra và tích luỹ lại; (3) nguồn vốn con người.  Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp: là các loại tài sản được sản xuất ra và tích luỹ lại.  Tài sản được sản xuất ra (bởi UN) bao gồm: (1) nhà máy, công xưởng; (2) trụ sở, trang thiết bị văn phòng; (3) máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) hàng tồn kho; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến trúc; (8) nhà ở; (9) cơ sở quân sự. Bao gồm 2 nhóm: Vốn sản xuất (Tài sản sản xuất: gồm 5 loại đầu tiên) và Vốn phi sản xuất (Tài sản phi sản xuất: gồm 4 nhóm còn 4lại)

pdf28 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 5: Nguồn vốn với phát triển kinh tế - Ngô Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUỒN VỐN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHƯƠNG 5 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5.1. Các khái niệm 5.2. Vai trò của nguồn vốn với phát triển kinh tế 5.3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư 5.4. Cung vốn đầu tư và các yếu tố tác động 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO • Slide bài giảng; • PGS. TS. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân: Chương 10. 3 5.1. CÁC KHÁI NIỆM  Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng: bao gồm (1) TNTN của đất nước; (2) các loại tài sản được sản xuất ra va ̀ tích luỹ lại; (3) nguồn vốn con người.  Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp: là các loại tài sản được sản xuất ra va ̀ tích luỹ lại.  Tài sản được sản xuất ra (bởi UN) bao gồm: (1) nhà máy, công xưởng; (2) trụ sở, trang thiết bị văn phòng; (3) máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) hàng tồn kho; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến trúc; (8) nhà ở; (9) cơ sở quân sự. Bao gồm 2 nhóm: Vốn sản xuất (Tài sản sản xuất: gồm 5 loại đầu tiên) và Vốn phi sản xuất (Tài sản phi sản xuất: gồm 4 nhóm còn lại)4 Tài sản quốc gia va ̀ vốn sản xuất (K) 5.1. CÁC KHÁI NIỆM  Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được hình thành từ hoạt động đầu tư phát triển, trực tiếp tham gia phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế. 5 Tài sản quốc gia va ̀ vốn sản xuất (K) 5.1. CÁC KHÁI NIỆM  Đầu tư là hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai.  Nguồn lực đã bỏ ra bằng tiền trong hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư.  Phân loại đầu tư:  Theo tính chất và mục đích: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển (bao gồm đầu tư vốn cố định va ̀ đầu tư vốn lưu động)  Theo cách thức đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; BOT, BT, BTO 6 Đầu tư va ̀ vốn đầu tư (I) 5.1. CÁC KHÁI NIỆM  Sự cần thiết của hoạt động đầu tư: • Bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn và duy trì nguyên vật liệu cho giai đoạn sản xuất tiếp theo • Bô ̉ sung thêm TSCĐ mới và tăng TSLĐ nhằm mở rộng sản xuất • Đầu tư thay thê ́ mới máy móc va ̀ các tài sản bị hao mòn vô hình do tác động của tiến bô ̣ công nghê ̣  Vốn đầu tư phát triển: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển: gồm duy trì, tạo ra năng lực sản xuất mới và các khoản đầu tư phát triển khác. Tổng vốn đầu tư phát triển: I = Ni + Dp Vốn đầu tư thuần (Ni) gồm đầu tư mở rộng, đầu tư mới và hiện đại hoa ́ Vốn khấu hao (Dp) nhằm đầu tư khôi phục, bu ̀ đắp giá trị tài sản cô ́ định bị hao mòn và sửa chữa TSCĐ. 7 Đầu tư va ̀ vốn đầu tư (I) 5.1. CÁC KHÁI NIỆM 8 5.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN  J. M. Keynes: nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Để có thể đưa mức sản lượng thực tê ́ về gần mức sản lượng tiềm năng thi ̀ đầu tư đóng vai tro ̀ quyết định.  Mô hình Harrod – Domar: • Hai nhà kinh tế học: R. Harrod (Anh) và E. Domar (Mỹ) • Tư tưởng: Đầu ra của bất ky ̀ một đơn vị kinh tế nào sẽ phu ̣ thuộc vào tổng vốn đầu tư cho đơn vị đó. 9 5.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN = ∆ = ∆∆= Trong đó: k: hệ số ICOR (Incremental Capital - Output Ratio) g: tốc độ tăng trưởng kinh tế s: tỷ lệ tiết kiệm • Hệ số ICOR phản ánh lượng vốn đầu tư cần thiết để tạo ra thêm một đơn vị sản lượng đầu ra; đồng thời, phản ánh lượng vốn sản xuất cần tăng thêm để có thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. • Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tích lũy trong nền kinh tế. Tỷ lệ tích lũy, tiết kiệm càng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh (giả sử k không đổi). Trong khi đó, nếu càng tốn kém nhiều vốn cho một đơn vị sản lượng tăng thêm thì tốc độ tăng trưởng càng chậm lại. 10 Mô hình Harrod - Domar 5.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN 11 Tác động của vốn đầu tư (I) đến TTKT 5.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN 12 Tác động của vốn sản xuất (K) đến TTKT 5.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VỐN ĐẦU TƯ 13 • Cầu vốn đầu tư là mối quan hệ giữa lượng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư mong muốn sử dụng với giá cả của cầu vốn đầu tư (chính là lãi suất tiền vay) (giả định các yếu tô ́ khác không đổi). • Khối lượng cầu vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư tăng tài sản cố định và vốn đầu tư tăng tài sản lưu động. • Các nhân tô ́ ảnh hưởng đến cầu vốn đầu tư: – Nhân tô ́ nội sinh: lãi suất tiền vay – Nhân tố ngoại sinh: các yếu tố tác động khác (thuế, chu kỳ kinh doanh, môi trường đầu tư) 5.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VỐN ĐẦU TƯ 14 • Lãi suất tiền vay: phản ánh chi phí cơ hội của nắm giữ vốn • Mối quan hệ giữa lãi suất và cầu vốn đầu tư: tỷ lệ nghịch • Khi lựa chọn quy mô đầu tư tối ưu, nhà đầu tư dựa vào lãi suất thực tế chứ không phải là lãi suất danh nghĩa. 5.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VỐN ĐẦU TƯ 15 • Thuế: thuế TNDN và các loại thuế khác 5.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VỐN ĐẦU TƯ 16 • Môi trường đầu tư: thực trạng cơ sở hạ tầng; hệ thống luật pháp, nhất là luật đầu tư và các quy định liên quan lợi ích tài chính (chế độ thuế, giá nhân công..); chế độ đất đai, quy định thuê mướn, chuyển nhượng, giá cả đất đai; đường lối chính sách, thủ tục hành chính, tình hình chính trị xã hội; tình hình thị trường 5.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU VỐN ĐẦU TƯ 17 • Chu ky ̀ kinh doanh: thời ky ̀ kinh tế tăng trưởng/suy thoái 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 18 • Cung vốn đầu tư: là mối quan hệ giữa lượng vốn đầu tư có khả năng cung cấp cho nền kinh tế với mức giá ca ̉ của cung vốn đầu tư (chính là lãi suất huy động) (giả định các yếu tố khác không đổi). • Các nguồn hình thành vốn đầu tư: – Vốn trong nước (Chính phu ̉, doanh nghiệp, hô ̣ gia đình) – Vốn nước ngoài (FDI, FPI, ODA, NGO, kiều hối...) • Các nhân tô ́ ảnh hưởng đến cung vốn đầu tư: – Nhân tô ́ nội sinh: lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi) – Nhân tô ́ ngoại sinh: các yếu tô ́ khác ngoài lãi suất huy động (khả năng tiết kiệm, chính sách huy động tiết kiệm) 19 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 20  Tiết kiệm của ngân sách nhà nước: • Chênh lệch giữa tổng thu ngân sách và tổng chi ngân sách • Thu ngân sách chủ yếu từ thuế và một số khoản thu khác như: phí, lệ phí, cho thuê, thanh lý tài sản nhà nước • Chi ngân sách của Chính phủ bao gồm: Chi mua hàng hoá dịch vụ (gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển); Các khoản trợ cấp; Chi trả lãi suất tiền vay của Chính phủ. • Chi thường xuyên: gồm các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước, văn hoá giáo dục, y tế, khoa học, an ninh quốc phòng để vận hành guồng máy quản lý kinh tế xã hội. • Chi đầu tư phát triển: gồm các khoản chi xây dựng cơ sở hạ tầng, chi để phát triển một số ngành mũi nhọn. 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 21  Tiết kiệm của doanh nghiệp: • Bao gồm phần giá trị của Quỹ khấu hao và phần lãi sau thuế được các doanh nghiệp để lại (lợi nhuận không chia) TR – TC = Pr trước thuế Pr trước thuế - T = Pr sau thuế Pr sau thuế - cổ tức = Pr để lại công ty (Pr không chia) • Chịu tác động bởi quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; chính sách của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và chính sách phân phối lợi nhuận của mỗi công ty. 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 22  Tiết kiệm của dân cư: • Hàm tiêu dùng: • Các yếu tố ảnh hưởng: xuất phát từ chính bản thân các hộ gia đình như thu nhập, tâm lý, thói quen tiêu dùng, kỳ vọng vào tình hình của thị trường, hoặc các yếu tô ́ bên ngoài như văn hóa tiêu dùng, khả năng huy động của Nhà nước và các tổ chức kinh tế tài chính thông qua các chính sách 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 23  Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment): • Là hình thức đầu tư của tư nhân nước này vào nước khác, trong đó người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư. • Phân loại các hình thức FDI: • Theo hình thức đầu tư: bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, BOT, BT, BTO • Theo bản chất đầu tư: bao gồm đầu tư phương tiện hoạt động và M&A. • Theo tính chất dòng vốn: bao gồm các loại hình vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ. 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 24 FDI: • Lợi ích của việc thu hút FDI: • Bổ sung cho nguồn vốn trong nước • Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý • Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu • Tăng tính năng động, khả năng cạnh tranh • Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công • Nguồn thu ngân sách lớn • Cải thiện cán cân ngoại tệ • Tác động tiêu cực của FDI: • Cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng môi trường sinh thái • Kha ̉ năng pha ́ sản của các doanh nghiệp trong nước • Sự lệ thuộc vào nước ngoài • Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ cho nước ngoài 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 25 Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment) : • Là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. • Đây là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư (chỉ gồm các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời). 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 26 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance): • Đây là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ một số nước hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước này. • Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau: • Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của họ cung cấp. • Mục tiêu chính: giúp LDCs phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. • Thành tố hỗ trợ (Grant Element - GE) phải đạt ít nhất 25%. Đây còn gọi là yếu tố không hoàn lại, là một chỉ số biểu hiện tính “ưu đãi” của ODA. 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 27 ODA: • Phân loại: • Theo điều kiện viện trợ, ODA bao gồm: Viện trợ không hoàn lại, Cho vay ưu đãi, Cho vay hỗn hợp. • Theo nguồn cung cấp, ODA gồm có: Viện trợ song phương, Viện trợ đa phương. • Phương thức cơ bản để cung cấp ODA: Hỗ trợ dự án, bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật; Hỗ trợ ngành; Hỗ trợ chương trình; Hỗ trợ ngân sách. • Ưu điểm của ODA: Lãi suất thấp; Thời gian cho vay dài; Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. • Vai trò: ODA có vai trò rất quan trọng đối với LDCs vì các nước này thường xuyên trong tình trạng thiếu vốn. ODA giúp cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí, điều kiện sức khỏe cho người dân. 5.4. CUNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 28 Vốn của các tổ chức phi chính phủ - NGO (Non- Government Organisation): • Là vốn viện trợ không hoàn lại, thường vì mục đích nhân đạo từ thiện. • Các hình thức chủ yếu như: viện trợ vật chất (thuốc men, chỗ ở, lương thực cho các nạn nhân thiên tai) các chương trình dài hạn như: huấn luyện công tác bảo vệ sức khoẻ, cung cấp nước sạch ở nông thôn, cung cấp dinh dưỡng và sức khoẻ ban đầu  Nguồn kiều hối.
Tài liệu liên quan