Tổng quan
Bản chất và phạm vi của kinh tế quản lý
Lý thuyết doanh nghiệp
Khái niệm
Mục tiêu của doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp
Kỹ thuật định lượng
Các biến và hàm
Phân tích tối ưu hóa
Phân tích hồi qui
24 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế quản lý - Chương 1. Tổng quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. Tổng quan*Tổng quanBản chất và phạm vi của kinh tế quản lýLý thuyết doanh nghiệpKhái niệmMục tiêu của doanh nghiệpCác loại hình doanh nghiệpKỹ thuật định lượngCác biến và hàmPhân tích tối ưu hóaPhân tích hồi qui*Kinh tế quản lý là gì?Kinh tế học là nghiên cứu về hành vi của con người trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong bối cảnh nguồn lực khan hiếm.Quản lý là cách thức tổ chức và phân bổ nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu mong muốn của nó.Kinh tế quản lý ứng dụng lý thuyết và phương pháp luận kinh tế vào việc đưa ra quyết định kinh doanh để có thể sử dụng được tốt nhất nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp và đạt được những mục tiêu mong muốn. *Kinh tế quản lý là gì?Trong kinh tế quản lý, trọng tâm đặt vào hành vi của doanh nghiệp, môi trường mà doanh nghiệp đó hoạt động và những quyết định mà doanh nghiệp phải đưa ra (sản xuất, định giá sản phẩm, đầu tư)*Kinh tế quản lý là gì?Kinh tế quản lý có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực kinh doanh khác:Marketing: Cầu, độ co dãn của cầuTài chính: Chi phí cơ hội, phân tích hòa vốn, đầu tưKế toán quản lý: Chi phí liên quan, chi phí cơ hội, phân tích hoà vốn, phân tích chi phí Chiến lược: Cơ cấu thị trường và các thể loại cạnh tranhKhoa học quản lý: Lập trình tuyến tính, phân tích hồi qui, dự báo*Ba câu hỏi kinh tế cơ bảnGóc độ nền kinh tế Góc độ doanh nghiệp1. Sản xuất cái gì? 1. Quyết định về sản phẩm: sản xuất sản phẩm gì với số lượng là bao nhiêu?2. Sản xuất như thế nào? 2. Những quyết định về thuê mướn, sắp xếp và tổ chức nhân công và các quyết định đầu tư vốn sản xuất.3. Sản xuất cho ai? 3. Quyết định về phân đoạn thị trường, xác định khách hàng của doanh nghiệp là ai?*Những câu hỏi căn bản đối với các nhà quản lýThị trường mà chúng ta đang cạnh tranh hoặc có thể cạnh tranh có những điều kiện kinh tế nào? Cụ thể là:Cấu trúc thị trườngCác điều kiện cung cầuCông nghệCác luật lệ chính phủCác chiều hướng quốc tếCác yếu tố kinh tế vĩ mô*Những câu hỏi căn bản đối với các nhà quản lýLiệu doanh nghiệp của chúng ta có nên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này không?Nếu có thì mức sản lượng và giá cả chúng ta định ra sẽ nên thế nào để có thể tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa thua lỗ trong ngắn hạn?*Những câu hỏi căn bản đối với các nhà quản lýChúng ta nên đầu tư và tổ chức các nguồn lực của mình (tài nguyên, vốn, nhân lực và kỹ năng quản lý) bằng cách nào để duy trì lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thị trường này?Hiệu quả chi phíPhân biệt hóa sản phẩmTập trung vào một khía cạnh, phân đoạn thị trườngChiến lược gia công sản xuất, sát nhập hay mua đứt doanh nghiệp khácMở rộng qui mô ra thị trường thế giới*Những câu hỏi căn bản đối với các nhà quản lýNhững rủi ro nào có thể có?Những thay đổi trong các điều kiện cung cầuNhững thay đổi trong công nghệ và tác động của cạnh tranhNhững biến đổi trong tỷ lệ lãi suất và lạm phátNhững biến đổi trong tỷ giá hối đoái cho những công ty tham gia vào thương mại quốc tếNhững rủi ro chính trị cho những công ty hoạt động ở nước ngoài*Lý thuyết về doanh nghiệpDoanh nghiệp là thực thể kinh tế có chức năng sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ.Một doanh nghiệp thể hiện một tập hợp các mối quan hệ ràng buộc với quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.**Mục tiêu của doanh nghiệpTối đa hóa lợi nhuậnTăng trưởng trong tổng doanh thuGia tăng thị phầnLợi tức đầu tưCông nghệGiá trị cổ đông (tối đa hóa mức giá cổ phiếu)Gây dựng sự tín nhiệm, uy tín cho công ty*Các loại hình doanh nghiệpDoanh nghiệp một chủ sở hữuDoanh nghiệp chung vốnCông ty cổ phần*Doanh nghiệp một chủ sở hữuDoanh nghiệp có một người chủ sở hữu duy nhất.Người chủ sở hữu cung cấp vốn, trực tiếp và toàn quyền ra quyết định kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khoản lỗ hoặc lãi của doanh nghiệp.Ưu điểm: tốc độ ra quyết địnhtính linh hoạt của doanh nghiệp trước những sự thay đổi của thị trường. Hạn chế: lượng vốn có hạn của người chủ sở hữu trách nhiệm vô hạn của người chủ đối với các khoản lỗ của doanh nghiệp. *Doanh nghiệp chung vốnDoanh nghiệp có từ hai người chủ sở hữu trở lên. Những người chủ sở hữu cùng cung cấp vốn, cùng tham gia vào việc ra quyết định kinh doanh, cùng chia sẻ lợi nhuận và chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thua lỗ nào. Ưu điểm: quá trình ra quyết định tương đối linh hoạt. mỗi thành viên có thể chuyên môn hóa theo một lĩnh vực nào đó của hoạt động kinh doanh và điều này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhược điểm: trách nhiệm vô hạn đối với các khoản lỗ của doanh nghiệp của họ. khó duy trì sự nhất trí của các chủ sở hữu trong những điều kiện biến động của thị trường. *Công ty cổ phầnCông ty cổ phần là một pháp nhân có những quyền hạn và trách nhiệm.Có quyền mua, bán và sở hữu tài sản bằng tên riêng của mình và tham gia các hoạt động kinh doanh dưới hình thức ký kết hợp đồng. Có địa vị pháp lý và có thể kiện hoặc bị kiện, có trách nhiệm pháp lý cho những khoản nợ của mình và phải trả thuế thu nhập như một người bình thường phải làm.Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được sở hữu bởi những cổ đông (những người sở hữu cổ phiếu của công ty). Công ty cổ phần chịu sự kiểm soát về luật pháp và định kỳ phải báo cáo và cung cấp các thông tin cho các cơ quan chức trách. *Công ty cổ phầnƯu điểm:Trách nhiệm hữu hạn. Khả năng huy động nguồn vốn lớn. Sự tồn tại liên tục. Tính chuyển nhượng dễ dàng của cổ phiếu. Khả năng sử dụng lực lượng quản lý chuyên nghiệp. Nhược điểm:Chịu sự kiểm soát và quy định của chính phủ nhiều hơn. Vấn đề sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Thuế kép*Kỹ thuật định lượngCác biến và hàmPhân tích tối ưu hóaPhân tích hồi qui*Phân tích tối ưu hóaKhái niệm đạo hàmQui tắc lấy đạo hàmTìm giá trị cực đại hay cực tiểu của một hàmTối ưu hóa hàm nhiều biến*Phân tích hồi quiPhân tích hồi qui về cơ bản là ước lượng mối quan hệ giữa các biến.Các bước thực hiện:Thiết lập mô hình hồi quiThu thập số liệu cho các biến trong mô hìnhƯớc lượng tác động của mỗi biến độc lập vào biến phụ thuộcKiểm định mức ý nghĩa thống kê của kết quả hồi qui*Mô hình hồi qui đơn biếntrong đó:Y: biến phụ thuộcX: biến độc lậpa, b: tham sốu: yếu tố ngẫu nhiên*Mô hình hồi qui đơn biếnThiết lập phương trình hồi quiThu thập số liệuChạy hàm hồi quiKiểm định mức ý nghĩa thống kê của kết quả hồi quiKiểm định t: Kiểm định mức ý nghĩa thống kê của từng biến giải thích (độc lập).Kiểm định F: Kiểm định mức độ phù hợp (giải thích) của cả phương trình hồi qui.*Kiểm định tKiểm định F*