Bài giảng Kinh tế thủy sản - Chương 1

v Kinh tế là gì? §Sự lưu thông tiền tệ thông qua các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ? §Sự tạo nên giá trị gia tăng => lợi nhuận cao nhất? §Là tạo nên sản phẩm có giá rẻ nhất?

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế thủy sản - Chương 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 © Nguyễn Minh Đức 2009 KINH TẾ THỦY SẢN TS. NGUYỄN MINH ĐỨC ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM Bài giảng 2 © Nguyễn Minh Đức 2009 Các khái niệm về kinh tế v Kinh tế là gì? §Sự lưu thông tiền tệ thông qua các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ? §Sự tạo nên giá trị gia tăng => lợi nhuận cao nhất? §Là tạo nên sản phẩm có giá rẻ nhất? 3 © Nguyễn Minh Đức 2009 Kinh tế là gì? v Theo L. Robbins (1932): Kinh tế là môn khoa học nghiên cứu hành vi con người như là một mối quan hệ giữa mục tiêu và các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất theo những phương thức khác nhau. "Economics is a science which studies human behavior as a relationship between ends and scarce means which have alternative uses." 4 © Nguyễn Minh Đức 2009 Kinh tế là gì? v Theo O. Lange (1963): Kinh tế là môn nghiên cứu các quy luật xã hội quy định các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. 5 © Nguyễn Minh Đức 2009 Kinh tế là gì? v Theo E. Malinvalid (1972): Kinh tế là môn khoa học nghiên cứu việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn nhằm thoả mãn nhu cầu vô hạn của con người. §Một mặt, kinh tế học quan tâm đến các hoạt động sản xuất, sử dụng và phân phối sản phẩm. §Mặt khác, kinh tế quan tâm đến hệ thống tổ chức và hoạt động của hệ thống này nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất 6 © Nguyễn Minh Đức 2009 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ v 1 khái niệm v 2 bài toán cơ bản v 3 câu hỏi v 4 môi trường v 5 nguồn lực 7 © Nguyễn Minh Đức 2009 Sự khan hiếm v Sự khan hiếm là khái niệm về sự giới hạn khả năng cung cấp về sản phẩm vật chất hay dịch vụ. Trên trái đất, tài nguyên thường có hạn và không đủ tài nguyên để sản xuất ra đủ sản phẩm thoả mãn nhu cầu dường như là vô hạn của con người. §Nếu không khan hiếm, không có nhu cầu sử dụng tài nguyên một cách hợp lý §Nếu không khan hiếm, tất cả tài nguyên đều được sử dụng tự do “Something is said to be scarce when at a zero price, more is wanted than is available” (Steven Hackett, 1998) 8 © Nguyễn Minh Đức 2009 Các ví dụ về sự khan hiếm v Bạn chỉ còn dư 2 viên kẹo để cho, nhưng trong nhóm có đến 5 bạn v Thời gian buổi chiều tối (sau giờ làm việc) chỉ có 4 giờ đồng hồ nhưng bạn phải sử dụng khoảng thời gian này để đi học, tập thể thao, “bù khú” với bạn bè, dọn dẹp nhà cửa, v Mức lương tháng của bạn chỉ là 10 triệu đồng nhưng phải chi trả cho tiền thuê nhà, tiền ăn uống, mua sắm vật dụng quần áo và đi du lịch, v Nguồn nước sông phải sử dụng cho tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp nước cho các trại thủy sản nhưng đồng thời cũng là nguồn nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng 9 © Nguyễn Minh Đức 2009 v Một vùng núi hoang sơ nhưng cảnh quan rất đẹp là nơi trú ngụ và sinh trưởng của những loài động vật hoang dã nhưng cũng là đích đến của cá tour du lịch; hơn nữa trong lòng đất lại chứa những khoáng sản đắt tiền có thể xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước v Một hồ nước với nguồn lợi thủy sản phong phú là nơi cư dân quanh vùng có thể đánh bắt thủy sản nhưng cũng có thể sử dụng cho nuôi thủy sản, câu cá giải trí, v Câu chuyện Robinson với những cánh rừng mênh mông trên hoang đảo => phải lựa chọn và sắp xếp tổ chức việc sử dụng tài nguyên một cách tối ưu Các ví dụ về sự khan hiếm 10 © Nguyễn Minh Đức 2009 Sự lựa chọn §Sự hạn chế và khan hiếm được hình thành do các nhu cầu, đòi hỏi của con người là không thể thoả mãn, do vậy cần phải có sự chọn lựa §Nếu tất cả các hoạt động của con người là hoàn hảo thì trước tiên tất cả mọi người sẽ đáp ứng nhu cầu của chính bản thân họ §Những vật chất và sản phẩm có đòi hỏi cao sẽ được lựa trọn trước §Việc lựa chọn là nội dung cơ bản của kinh tế 11 © Nguyễn Minh Đức 2009 Sự lựa chọn §Khi bạn không muốn làm một việc này, bạn có thể làm các công việc khác thay thế §Thời gian cũng là một tài nguyên có hạn nên phải lựa chọn các sử dụng thời gian phù hợp cho các công việc khác nhau §Trong cuộc sống, lựa chọn thường xảy ra nhất là việc sử dụng tài chính • Các nhà sản xuất thường đặt câu hỏi “Tôi nên đầu tư bao nhiêu, và tôi có thể tiết kiệm bao nhiêu” • Trong cuộc sống chúng ta thường đặt câu hỏi nên chi bao nhiêu cho việc mua thực phẩm, quần áo, các hoạt động giải trí... §Con người thường cho rằng, ta không thể mua một vài thứ này nếu như ta vẫn còn mong muốn mua những thứ khác hơn 12 © Nguyễn Minh Đức 2009 Sự lựa chọn §Phân tích kinh tế đòi hỏi một hệ thống giá trị được sử dụng để so sánh và phân loại các cách sử dụng tài nguyên khác nhau §hệ thống các ưu tiên về nhu cầu và đòi hỏi cũng như ưu tiên phân phối tài nguyên nhằm đạt được các nhu cầu đó §Do vậy, kinh tế trở thành môn khoa học về việc đưa ra các lựa chọn §Mỗi người có một hệ thống giá trị khác nhau nên một sự lựa chọn có thể là tốt nhất đối với người này nhưng chưa chắc là tốt nhất đối với người khác 13 © Nguyễn Minh Đức 2009 Chi phí cơ hội v Khi một tài nguyên được sử dụng cho một mục tiêu, chi phí cơ hội của sự lựa chọn đó là giá trị của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua v Trong các lựa chọn, ta có thể đánh giá tính hợp lý bằng cách so sánh lợi ích mà sự lựa chọn đó tạo ra so với chi phí cơ hội của nó. v Hãy cho ví dụ về chi phí cơ hội! 14 © Nguyễn Minh Đức 2009 Tính hợp lý về kinh tế v Một giả định quan trọng trong kinh tế đó là trong cuộc sống con người thường đưa ra các quyết định đúng đắn v Một con người kinh tế luôn lựa chọn cách sử dụng tài nguyên để tạo ra các lợi ích (hay sản phẩm) thoả mãn nhất trong điều kiện của họ 15 © Nguyễn Minh Đức 2009 Đường giới hạn sản xuất D 300 125 Đường giới hạn sản xuất thể hiện các lựa chọn sử dụng rừng khác nhau 10050 150 Bảo tồn cảnh quan 125 275 200 C B A E Khai thác 16 © Nguyễn Minh Đức 2009 Kinh tế vi mô v Nghiên cứu về các đơn vị kinh tế cụ thể trong nền kinh tế nói chung v tập trung vào 1 đơn vị kinh tế hoặc tập hợp của các đơn vị khác nhau trong nền kinh tế v Liên quan đến việc nghiên cứu về các đơn vị sản xuất, ví dụ các đơn vị nuôi thuỷ sản, và mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau, quan hệ đến ngành thuỷ sản và ngành kinh tế nói chung 17 © Nguyễn Minh Đức 2009 Kinh tế vĩ mô v Quan tâm đến toàn bộ nền kinh tế, v Nghiên cứu các chức năng của hệ thống kinh tế nhằm phù hợp với các vấn đề về lạm phát, ñình trệ hay thất nghiệp ở mức độ quốc gia hoặc quốc tế. 18 © Nguyễn Minh Đức 2009 Môn học Kinh tế Thủy sản v trang bị những khái niệm cơ bản về kinh tế học, ứng dụng trong sản xuất nuôi trồng và kinh doanh các sản phẩm thủy sản. v Các phương pháp phân tích kinh tế cùng với những kiến thức liên quan đến nghiên cứu thị trường sản phẩm thủy sản là những kiến thức nòng cốt giúp nâng cao khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề kinh tế nảy sinh trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh của ngành thủy sản. v giới thiệu một số khái niệm trong lý thuyết thương mại quốc tế nhằm nâng cao khả năng đánh giá về các vấn đề toàn cầu của sản xuất thủy sản trong nền kinh tế thế giới.
Tài liệu liên quan