Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5 - Sản xuất

Sản xuất là quá trình kết hợp các nguồn lực để tạo ra một số hàng hóa hay dịch vụ có giá trị. Thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của con người

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5 - Sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 1 1 © Nguyễn Minh Đức 2009 KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG 5 - SẢN XUẤT TS. NGUYỄN MINH ĐỨC ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM Bài giảng CHƯƠNG II Chương 5 LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 3 © Nguyễn Minh Đức 2009 Mục đích của sản xuất Sản xuất là quá trình kết hợp các nguồn lực để tạo ra một số hàng hóa hay dịch vụ có giá trị. Thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của con người TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 2 4 © Nguyễn Minh Đức 2009 Các yếu tố của sản xuất  Quá trình sản xuất sử dụng nhiều yếu tố, được phân ra làm 4 loại chính, gọi là 4 yếu tố của sản xuất:  Đất đai, đại diện cho tài sản tự nhiên được sử dụng trong sản xuất. Yếu tố đất đai trong sản xuất bao gồm luôn cả cây cối sinh vật tự nhiên, chất khoáng, nước và các loại thủy vực; thậm chí bao gồm cả ánh sáng và không khí.  Vốn là yếu tố “nhân tạo”, bao gồm thức ăn, phân bón, hồ chứa, nhà xưởng, tiền bạc và kể cả kỹ thuật sản xuất.  Lao động là nguồn năng lượng “cơ bắp” sơ cấp được sử dụng trong sản xuất, bao gồm cả lao động điều hành, lao động gia đình và lao động được thuê mướn.  Quản lý là nguồn lực trí óc cho sản xuất, trái với năng lượng “cơ bắp”. Quản lý liên quan đến quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm rủi ro. 5 © Nguyễn Minh Đức 2009 HÀM SỐ SẢN XUẤT  Hàm số sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm tại một thời điểm nhất định với một công nghệ nhất định  Các yếu tố đầu vào: là các nguyên liệu ban đầu, vất chất hay dịch vụ, sử dụng cho quá trình sản xuất.  Các đầu vào cho sản xuất thủy sản bao gồm con giống, thức ăn, ao hồ, nguyên liệu thủy sản, máy móc thiết bị, kỹ thuật, tổ chức và dịch vụ... 6 © Nguyễn Minh Đức 2009 Hàm số sản xuất thủy sản có thể được thể hiện thông qua phương trình đại số sau: Y = f(X1, X2, X3,... , Z) Trong đó: Y - Sản phẩm NTTS X1 - Lượng thức ăn X2 - Kích cỡ thả X3 - Tỷ lệ sống X4 - Mật độ thả Z - Các biến số khác có liên quan đến tăng trưởng của loài thủy sản TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 3 HÀM SẢN XUẤT PHỐI HỢP ĐẦU VÀO SỐ LƯỢNG ĐẦU RASử dụng có hiệu quả Q = f(K, L . . . ) 8 © Nguyễn Minh Đức 2009  Phương trình thể hiện sản lượng hay năng suất sản xuất liên quan đến mỗi yếu tố đầu vào ở một mức độ nào đó.  Với số mẫu lớn và thực nghiệm nhiều, hàm số sản xuất là công thức toán học biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất  Việc xác định hàm số sản xuất trong thực tế thường không đơn giản. Trong thực tế để đơn giản hoá việc xây dựng hàm số sản xuất người ta thường chỉ để 1 yếu tố thay đổi còn các yếu tố khác cố định. Kết quả có thể xác định được mối quan hệ giữa sản phẩm và sự thay đổi của một loại đầu tư (như thức ăn) trong điều kiện các đầu tư khác được khống chế. Trong trường hợp này ta có hàm sản xuất được biểu diễn dưới dạng:  Y = f(X1|X2, X3, X4, X5,..., Z) 9 © Nguyễn Minh Đức 2009 Bảng 1: Năng suất cá tra nuôi ở các mật độ khác nhau Mật độ (kg/ha) Mật độ (con/ha) Năng suất (kg/ha) Thay đổi về n.suất 57 6250 2667 - 79 8750 3734 1067 102 11250 4801 1067 114 12500 5221 420 125 13750 5789 568 148 16250 6640 851 TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 4 10 © Nguyễn Minh Đức 2009 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 57 79 102 114 125 148 MËt ®é th¶ (kg/ha) N ¨ n g s u Ê t (k g /h a ) Quan hệ giữa mật độ và năng suất 11 © Nguyễn Minh Đức 2009 •Sản lượng tăng khi đầu vào tăng •Tỷ lệ tăng không bằng nhau ở các mức đầu vào khác nhau Hàm sản xuất trong đồ thị có các đặc điểm sau: 12 © Nguyễn Minh Đức 2009  Brett (1979) mối quan hệ giữa tăng trưởng và lượng thức ăn là mối quan hệ cơ bản trong NTTS. - Quy luật giá trị giảm dần trong kinh tế sản xuất. -Trong thực tế, hàm số sản xuất rất đa dạng, nó có thể là hàm số tuyến tính, hàm số bậc 2, hyperbole... Do vậy, đường biểu diễn quá trình sản xuất có thể biểu diễn bằng các công thức toán học đơn giản hoặc phức tạp. TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 5 13 © Nguyễn Minh Đức 2009 14 © Nguyễn Minh Đức 2009 Sản phẩm biên  Hình dạng của đường cong tăng trưởng còn thể hiện giá trị sản phẩm biên (MP - Marginal Product hay MPP - Marginal Physical Product).  Sản phẩm biên là lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng 1 đơn vị của yếu tố đầu vào. Sản phẩm biên của yếu tố X1 là sự thay đổi của tổng sản phẩm (TPP - Total Physical Product) do sự thay đổi 1 đơn vị X1 tạo thành.  Lượng sản phẩm biên được tính bằng công thức: ∆TPP MPPX1 = ------- ∆X1 Số nhân công Q2 Tổng sản lượng MPPL ĐƯỜNG TỔNG SẢN LƯỢNG L1 L2 Q1 TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 6 QUY LUẬT NĂNG SUẤT BIÊN GIẢM DẦN Qmax Q2 Q1 L L2 L* Số lượng L MPL Số lượng L Sản lượng 17 © Nguyễn Minh Đức 2009 Sản phẩm trung bình Sản phẩm trung bình (APP - Average Physical Product) thể hiện lượng sản phẩm tạo ra trên mỗi một đơn vị đầu vào tại các mức đầu vào khác nhau. Công thức tính APP: TPP APPX1 = ---------- X1 18 © Nguyễn Minh Đức 2009 TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 7 19 © Nguyễn Minh Đức 2009 Hình 4. Mối quan hệ giữa TPP, MPP và APP 20 © Nguyễn Minh Đức 2009 MỐI QUAN HỆ GIỮA MPP, APP VÀ TPP Mối quan hệ giữa MPP và APP  MPP > APP (đường cong MPP nằm trên đường cong APP) => APP ở giai đoạn tăng.  MPP < APP (đường cong MPP nằm dưới đường cong APP) => APP ở giai đoạn giảm.  MPP = APP => APP đạt giá trị cự đại. Mối quan hệ giữa MPP và TPP  Khi MPP tăng, TPP tăng với tốc độ (tỷ lệ) tăng. Sau khi MPP đạt giá trị cực đại, TPP tiếp tục tăng nhưng với nhịp độ giảm.  MPP = 0, TPP đạt giá trị cực đại.  MPP < 0, TPP giảm dần.  Đường cong thể hiện mối quan hệ giữa MPP và APP có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà sản xuất, các nhà kinh tế. Thông qua mối quan hệ này người ta có thể chia quá trình sản xuất ra làm các giai đoạn khác nhau. 21 © Nguyễn Minh Đức 2009 Hình 5: Các giai đoạn của sản xuất TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 8 22 © Nguyễn Minh Đức 2009 CÁC GIAI ĐOẠN TRONG SẢN XUẤT Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào người ta cũng có thể chia làm 3 giai đoạn:  Giai đoạn 1: từ giá trị 0 đến thời điểm A khi MPP = APP (giai đoạn đường cong MPP nằm trên đường cong APP).  Giai đoạn 2: từ A (MPP = APP) đến B (thời điểm tổng sản phẩm đạt giá trị cực đại, hay MPP = 0). Giai đoạn này là giai đoạn phù hợp cho quá trình sản xuất. Hơn nữa, trong giai đoạn này sẽ xuất hiện các thời điểm mang lại cho nhà sản xuất thu nhập ròng lớn nhất và thiệt hại thấp nhất.  Giai đoạn 3: sau khi tổng sản phẩm (TPP) đạt giá trị cực đại và giảm dần (hay giai đoạn MPP<0). Tại giai đoạn này, các nhà sản xuất sẽ không tiến hành sản xuất do tổng sản phẩm càng giảm khi đầu tư càng tăng. 23 © Nguyễn Minh Đức 2009 24 © Nguyễn Minh Đức 2009 TỐI ƯU HOÁ SẢN XUẤT  Tối ưu hoá là hình thức sử dụng một tài nguyên (yếu tố đầu vào) nào đó để sản xuất và tạo ra thu nhập ròng cao nhất.  Về mặt toán học, lợi nhuận của quá trình sản xuất sẽ đạt tối ưu khi giá trị của sản phẩm biên (VMP - Value of the Marginal Product) bằng với giá của tài nguyên (giá của yếu tố đầu vào). VMP = MPP . PY Lợi nhuận của sản xuất sẽ đạt tối ưu khi VMP = MPP.PY = PX hay MPP = PX/PY PX là giá của tài nguyên X PY là giá sản phẩm Y TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 9 25 © Nguyễn Minh Đức 2009  Giả thiết quan trọng: chỉ một yếu tố đầu vào thay đổi, các yếu tố đầu vào khác không đổi.  Điều kiện giả định: các yếu tố đầu vào là vô hạn và việc mua các tài nguyên đầu vào và bán sản phẩm được tiến hành trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.  Trong ví dụ ở Bảng 3, chỉ một yếu tố đầu vào thay đổi đó là thức ăn (mỗi bao 20kg). Tất cả các yếu tố đầu vào khác được sử dụng trong không giới hạn và nhà sản xuất không gặp khó khăn về tài chính. Giả sử giá thức ăn (PX) là 8.0 đô la một bao, và giá sản phẩm là 2.0 đô la/kg. Giả sử giá sản phẩm không thay đổi.  Trong điều kiện như vậy, liệu người nuôi cá có thể sử dụng ở mức thức ăn nào để đạt được lợi nhuận cao nhất? 26 © Nguyễn Minh Đức 2009 TĂ (túi) TPP APP MPP VMP PX TR (TVP) TC Lợi nhuận 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 5 5.0 5 10 8 10 8 2 2 15 7.5 10 20 8 30 16 14 3 26 8.7 11 22 8 52 24 28 4 35 9.0 9 18 8 70 32 38 5 41 8.2 6 12 8 82 40 42 6 44 7.3 3 6 8 88 48 40 7 46 6.6 1 2 8 92 56 36 8 45 5.6 -1 -2 8 90 64 26 9 43 4.8 -2 -4 8 86 72 14 Bảng 3: Số liệu giả thiết thể hiện nguyên lý tối ưu lợi nhuận trong điều kiện tài nguyên không hạn chế 27 © Nguyễn Minh Đức 2009  lợi nhuận cao nhất 42 đô la đạt được khi sử dụng thức ăn ở mức 5 bao. Tại các mức sử dụng thức ăn thấp hơn, giá trị của sản phẩm biên (VMP) đều dạt cao hơn chi phí biên (chi phí tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị đầu tư hay giá của 1 đơn vị đầu vào - PX).  Khi cho ăn ở mức lớn hơn 5 bao, chi phí biên (PX) sẽ vượt quá giá trị sản phẩm biên (VMP).  Nhà sản xuất tiếp tục tăng đầu tư khi mà giá trị sản phẩm biên vẫn còn cao hơn chi phí biên. TỐI ƯU HOÁ LỢI NHUẬN TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 10 28 © Nguyễn Minh Đức 2009  Việc tối ưu hoá sản lượng đôi khi không mang lại lợi nhuận tối ưu.  Quy luật tối ưu lợi nhuận được hình thành dựa trên quy luật biên (quy luật gia tăng). Một nhà sản xuất nếu chỉ đưa ra các quyết định về mức đầu tư dựa trên APP hoặc TPP và quy luật giá trị sẽ thu được lợi nhuận thấp hơn so với các nhà sản xuất sử dụng quy luật biên trong phân tích kinh tế.  Các chi phí cố định không ảnh hưởng đến quyết định mức sản xuất của nhà sản xuất. Nhà sản xuất chỉ quyết định mức sản xuất tối ưu dựa vào các chi phí biến đổi. Đặc biệt, để có quyết định mức độ sản xuất đúng đắn, nhà sản xuất phải dựa vào sản phẩm biên và chi phí biên. TỐI ƯU HOÁ LỢI NHUẬN Lựa chọn phối hợp tối ưu 2 yếu tố đầu vào bằng phương pháp phân tích hình học Đường mở rộng sản xuất K L • • Đường đẳng phí Đường đẳng lượng Điều kiện cân bằng : ∆K ∆L PL PK =- NĂNG SUẤT THEO QUY MÔ Tỷ lệ tăng của sản lượng cao hơn tỷ lệ tăng các yếu tố đầu vào. Năng suất tăng theo quy mô Tỷ lệ tăng của sản lượng thấp hơn tỷ lệ tăng các yếu tố đầu vào. Năng suất giảm theo quy mô TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 11 HÀM SẢN XUẤT COBB - DOUGLAS Q = aLα Kβ α + β > 1 : Năng suất tăng theo quy mô α + β < 1 : Năng suất giảm theo quy mô 32 © Nguyễn Minh Đức 2009 Các hàm số sản xuất thực nghiệm  Nuôi trồng thuỷ sản là một quá trình sinh học phức tạp, các mối quan hệ chức năng tồn tại dựa trên cơ sở các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm.  các quy luật sinh học thường không đồng nhất.  Do vậy, các hàm số toán học có thể phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm nhưng chưa chắc đã giải thích được các hiện tượng của các yếu tố đầu vào và sản phẩm, đặc biệt là các hiện tượng sinh học.  Các hàm số sản xuất có thể được xây dựng dựa trên các số liệu thực nghiệm và chỉ mang tính chất tương đối. 33 © Nguyễn Minh Đức 2009 Ví dụ: Y = 0.45 + 0.36X1 + 4.46X2a - 9.27X3a + 0.28X4a - 0.74X5 Trong đó: Y = Sản lượng cá (lbs/acre/ngày) X1 = Thức ăn (lbs/acre/ngày) X2a = Trả nợ hàng năm ($/acre/ngày) X3a = Lao động (giờ/acre/ngày) X4a = Cá giống thả (con/acre/ngày) X5 = Thời gian nuôi (ngày) TS Nguyễn Minh Đức 26/02/2012 Lưu ý: Chỉ sử dụng nội bộ cho sinh viên KTS, ĐH Nông Lâm TPHCM, nghiêm cấm sao chép, upload, phổ biến ở tất cả các hình thức 12 34 © Nguyễn Minh Đức 2009 HỆ SỐ CO GIÃN CỦA SẢN XUẤT  Độ co giãn của sản xuất thể hiện các thay đổi tương đối về sản lượng liên quan đến thay đổi 1 đơn vị đầu vào.  Co giãn của sản xuất được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ phần trăm thay đổi về sản phẩm EP = ---------------------------------------------------- Tỷ lệ phần trăm thay đổi về đầu tư ∆Y/Y ∆Y X MPP EP = --------- = ----- x ----- = ------- ∆X/X ∆X Y APP
Tài liệu liên quan