Mục tiêu
Nắm được vai trò của huấn luyện và kèm cặp đối với việc nâng cao năng lực cán bộ
Phân biệt giữa huấn luyện & kèm cặp với đào tạo,
Nhận thức được đào tạo không mang lại hiệu quả, nếu thiếu huấn luyện và kèm cặp
Thấu hiểu kỹ năng huấn luyện cốt yếu
Qui trình huấn luyện chuyển đổi và việc vận dụng vào thực tế
Nội dung
Giới thiệu chung về Huấn luyện & Kèm cặp
Kỹ năng huấn luyện cốt yếu
Quy trình huấn luyện chuyển đổi
113 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng hướng dẫn, kèm cặp nhân viên - Nguyễn Duy Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN, KÈM CẶP NHÂN VIÊN
(Coaching and Mentoring )
Giảng viên: Nguyễn Duy Khánh, MBA, ANZIIF, ALMI, ACS
Phó Trưởng Ban Đào tạo , Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS
Tập đoàn Bảo Việt
Mục tiêu
Nắm được vai trò của huấn luyện và kèm cặp đối với việc nâng cao năng lực cán bộ
Phân biệt giữa huấn luyện & kèm cặp với đào tạo,
Nhận thức được đào tạo không mang lại hiệu quả, nếu thiếu huấn luyện và kèm cặp
Thấu hiểu kỹ năng huấn luyện cốt yếu
Qui trình huấn luyện chuyển đổi và việc vận dụng vào thực tế
Nội dung
Giới thiệu chung về Huấn luyện & Kèm cặp
Kỹ năng huấn luyện cốt yếu
Quy trình huấn luyện chuyển đổi
Chuyên đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUẤN LUYỆN VÀ KÈM CẶP
Tôi tuyệt đối tin rằng, nếu không được huấn luyện công việc; đội ngũ nhân viên không phát huy tối đa năng lực của mình
Bob Nardelli, CEO Home Depot
70
Phát triển 70 / 20 / 10
70% thông qua công việc:
Thông qua làm việc, kinh nghiệm đúc kết từ công việc hàng ngày
Thông qua nhiệm vụ và làm việc nhóm để phát triển
20% thông qua huấn luyện, kèm cặp:
Phản hồi ý kiến kịp thời trong công việc
Định hướng và cố vấn trong và ngoài công việc
10% thông qua các chương trình đào tạo
- Thông qua các khóa đào tạo chính thức, có thể nghe giảng dạy trực tiếp hoặc qua mạng
20
10
I. Các khái niệm cơ bản
Đào tạo (training) là quá trình hướng dẫn trong đó những kiến thức và kỹ năng cụ thể được chuyển tải đến người được huấn luyện.
Đào tạo thường tập trung vào những kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp và hướng đến những quy tắc, luật lệ mà theo đó người được huấn luyện có thể thực hiện vai trò của mình.
Nguồn: The Heart of Coaching – Thomas Crane
I. Các khái niệm cơ bản
Huấn luyện (coaching) là một quá trình giao tiếp mà nội dung tập trung vào việc nối kết nhân viên để thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Huấn luyện giúp mọi người xác định rõ mục tiêu công việc và khám phá thêm nhiều cách giải quyết để đạt được những mục tiêu này.
Nguồn: The Heart of Coaching – Thomas Crane
I. Các khái niệm cơ bản
Tư vấn (counseling) là việc giúp đỡ người khác giải quyết các vấn đề cá nhân trong hoặc ngoài công việc có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc của họ.
Nguồn: The Heart of Coaching – Thomas Crane
I. Các khái niệm cơ bản
Kèm cặp (mentoring) là một quá trình mà trong đó những Người Quản Lý giàu kinh nghiệm và trưởng thành chia sẻ những kinh nghiệm, vốn sống với những nhân viên trẻ hơn qua những cuộc trao đổi cá nhân.
Nguồn: The Heart of Coaching – Thomas Crane
Kèm cặp vs Huấn luyện
Kèm cặp/ Mentoring
Huấn luyện/ Coaching
Mục tiêu
Phát triển nghề nghiệp và/hoặc cá nhân
Cải thiện hiệu quả công việc
Trọng tâm
Phát triển chung (liên quan đến cá nhân hoặc nghề nghiệp)
Các vấn đề cụ thể liên quan đến công việc
Thời gian
Dài hạn
Ngắn hạn
Kèm cặp vs Huấn luyện
Mentoring
Coaching
Mentoring
Coaching
Mentoring
Coaching
II. Huấn luyện
Nghệ thuật hỗ trợ người khác bằng cách tăng cường tính hiệu quả của họ theo cách thức mà họ cảm thấy được giúp đỡ
Huấn luyện gì?
- Hành vi quan sát được
- Tác động của hành vi lên các mối quan hệ
- Kết quả đạt được và mục tiêu
- Xác định hệ thống niềm tin định hướng hành vi
COACH
C ompare performance with standards & goals
So sánh kết quả với tiêu chuẩn và mục tiêu công việc
O ffer feedback
Đưa ra phản hồi
A sk for comments & analyze the performance
Đề nghị nhân viên đưa ra nhận xét và phân tích kết quả làm việc
C ollaborate on a solution
Cùng thảo luận để đưa ra giải pháp
H onor your subordinate
Tin tưởng, tôn vinh nhân viên của bạn
Từ
Đến
Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh địa phương
Cạnh tranh khu vực và toàn cầu
Chiến lược tổ chức
Tăng trưởng thông qua làm hài lòng khách hàng
Sống sót thông qua đáp ứng vượt mong đợi của khách hàng
Cơ cấu và hệ thống
Phân cấp với quyền lực trung tâm
Mạng lưới với quyền lực được phân bổ
Văn hóa
Bảo vệ/bảo mật
Xung đột
Kiểm soát và điều khiển
Mục tiêu/mục đích được chia sẻ
Cộng tác
Trao quyền
Vai trò lãnh đạo
Quản lý:
Ông chủ
Người ra quyết định
Giám sát
Cảnh sát giao thông
Người ủy thác
Lãnh đạo:
Người huấn luyện
Người điều phối
Người phục vụ
Mô hình vai trò
Nhìn xa trông rộng
Kỹ năng lãnh đạo cốt lõi
Chỉ đạo (telling)
Định hướng
Kiểm soát
Đặt câu hỏi
Gây ảnh hưởng
Làm hình mẫu
Mô hình thay đổi
Tại sao phải huấn luyện ngay?
- Tăng năng lực cạnh tranh trong thị trường toàn cầu
- Các tổ chức ngày càng phẳng hơn, khoảng cách kiểm soát ngày càng xa
- Cần thích nghi với thay đổi liên tục
- ”Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn”
- Cần thu hút và duy trì nhân tài
- Mọi người cần phản hồi về hoạt động để cải thiện
- Mọi người cần được trao quyền để hành động
Huấn luyện và hiệu quả làm việc
Behaviour
Results
Performance
Training
Time
No Coaching
Huấn luyện và hiệu quả làm việc
Performance
Training
Behaviour
Time
Results
Coaching
Văn hóa huấn luyện
Trong văn hóa huấn luyện, tất cả các thành viên dấn thân một cách dũng cảm trong các cuộc hội thoại huấn luyện có tính tôn trọng với người khác, không bị giới hạn bởi quan hệ cấp trên – cấp dưới, về cách thức cải thiện quan hệ công việc và cách thức làm việc cá nhân và tập thể
Văn hóa huấn luyện
Coi trọng và sử dụng phản hồi một cách hiệu quả như là một công cụ học hỏi có tác dụng cao để nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự phát triển chuyên nghiệp, mối quan hệ công việc có sự tin cậy cao, không ngừng cải thiện hiệu quả làm việc và sự hài lòng của khách hàng.
Mô hình văn hóa huấn luyện
Ai huấn luyện ai :
Chiều huấn luyện diễn ra ở tất cả các hướng giữa người quản lý, đồng nghiệp và cấp dưới
Tại sao chúng ta huấn luyện :
Thúc đẩy sự tiến bộ
Tăng cường hiệu quả làm việc
Phát triển dài hạn
Chúng ta huấn luyện gì :
Hành vi quan sát được
Tác động của hành vi lên các mối quan hệ
Kết quả đạt được so với mục tiêu
Làm nền tảng cho các hệ thống niềm tin thúc đẩy hành vi
Vòng tròn kết quả
Niềm tin
Giá trị, sự đánh giá, diễn giải, giả định, “thái độ”
Hành vi
Phong cách, sự cởi mở, thói quen, kỹ năng, luyện tập, “hành động ”
Các mối quan hệ
Sự tin cậy, hòa hợp, phối hợp, chia sẻ, “kết nối”
Kết quả
Đầu ra, tác động, trách nhiệm, sự cải tiến, “hiệu quả làm việc”
xác định
ảnh hưởng tới
tác động tới
củng cố
Lợi ích của văn hóa huấn luyện
Lãnh đạo tốt hơn thông qua phản hồi
Truyền cảm hứng cho người được huấn luyện
Giải quyết xung đột tốt hơn
Dễ thay đổi hơn
Tinh thần mạnh mẽ cho nhân viên
Tăng hiệu quả làm việc
Giảm thiểu chi phí tuyển dụng, duy trì
Người huấn luyện hiệu quả tin tưởng
Con người vốn dĩ là tốt và muốn đóng góp
Mọi người muốn làm điều tốt nhất có thể, dựa trên nhận thức hiện tại của họ
Mọi người mắc lỗi, nhưng đó không phải mục đích
Thất bại là mẹ thành công
Mọi người có thể học được từ phản hồi
Mọi người trân trọng phản hồi trung thực, rõ ràng
Mọi người thích được huấn luyện, không phải bị quản lý
Huấn luyện là một chiến lược hiệu quả để thu hút mọi người
Chúng ta phải chú tâm đến các niềm tin để thay đổi hành vi lâu dài
Từ “Sếp” đến Người huấn luyện
- Bắt buộc/Thúc ép - Nâng đỡ/Hỗ trợ
- Bảo/Ra lệnh - Hỏi/ tìm hiểu rõ
- Biết câu trả lời - Tìm kiếm câu trả lời
- Tạo cảm giác “phòng thủ” Tạo ra cơ hội để sáng tạo
- Dùng sự sợ hãi - Dùng Mục đích
để đạt sự Phục tùng để tạo cảm hứng Cam kết
- Tạo ra những nạn nhân - Cổ vũ Tinh thần trách nhiệm
- Tập trung chỉ vào Kết quả - Tập trung vào cả
Quá trình và Kết quả
- Nhận được kết quả - Nhận được kết quả
Nhiều nhất từ nhân viên Tốt nhất từ nhân viên
Người lãnh đạo là người huấn luyện
Mặc dù những nhà lãnh đạo thành công hiểu rằng huấn luyện là quan trọng, nhưng rất ít người tự làm điều đó
Từ “ông chủ của”
Đến “huấn luyện vì”
Dồn / Đẩy
Nâng / Hỗ trợ
Chỉ bảo / Hướng dẫn
Hỏi / Thu hút
Biết câu trả lời
Tìm câu trả lời mới
Khởi động sự bất an
Khởi động sự sáng tạo
Sử dụng sự lo ngại cho việc tuân thủ
Sử dụng mục đích để tạo ra sự cam kết
Tạo ra những nạn nhân
Thúc đẩy trách nhiệm
Chỉ tập trung vào kết quả
Tập trung cả vào quá trình và kết quả
Khai thác triệt để con người
Khai thác những điều tốt nhất
III. Kèm cặp
” Nhà quản lý của thế kỷ 21 sẽ lãnh đạo tổ chức giảng dạy (teaching organisations), chứ không đơn thuần là tổ chức học tập. Kỹ năng teaching, coaching, mentoring sẽ trở thành một phần trong công việc của mọi người ”
Giáo sư Kanter , Trường kinh doanh Harvard
Khái niệm Kèm cặp
Kèm cặp (mentoring) là quá trình người có kinh nghiệm hơn giúp người ít kinh nghiệm phát triển sự nghiệp và cá nhân bằng cách chuyển giao kiến thức, công việc, kinh nghiệm hay tư tưởng.
Tạo khả năng
Nâng cao
Giảng dạy (teach)
Truyền cảm hứng (inspire)
Chỉ bảo (advise)
Tạo động lực (motivate)
Hỗ trợ (Encourage)
Hai vai trò của kèm cặp
Hai hình thức kèm cặp
Kèm cặp không chính thức : diễn ra một cách tự phát, nhiều khi mọi người không ý thức đó là kèm cặp.
- Cách thức truyền thống
- Các cá nhân tự lựa chọn người mentor và mentee
- Mentor và mentee tự xác lập mục tiêu riêng rẽ
- Không được tổ chức công nhận hoặc hỗ trợ
Hai hình thức kèm cặp
Kèm cặp chính thức : Cần có chính sách của doanh nghiệp, có thông báo, truyền thông, quy chế rõ ràng:
- Mục tiêu của chương trình (phát triển lãnh đạo; xác định những người có tiềm năng cao; duy trì nhân sự tài năng, cơ chế hỗ trợ nhân viên mới, quy hoạch quản lý kế cận)
- Doanh nghiệp tuyển chọn mentor và mentee
- Doanh nghiệp kết hợp mentor và mentee với nhau
- Thực hiện huấn luyện
- Thực hiện mentoring
- Thực hiện mentoring và đánh giá
CHUYÊN ĐỀ II KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN CỐT YẾU
Kỹ năng con người
Đưa ra và nhận phản hồi
Lắng nghe
Đặt câu hỏi
Phân tích hành vi và xây dựng quan hệ
Đối mặt
Kỹ năng công việc
Đưa ra mong đợi rõ ràng
Chuẩn bị
1. Đưa ra và nhận
phản hồi
Những phản hồi mà nhân viên thường nhận
Không có phản hồi
Phản hồi tiêu cực
Phản hồi tích cực
Phản hồi là
Thông tin về cách thức làm việc (performance) hay hành vi (behaviour) sẽ dẫn tới hành động để khẳng định và phát triển cách thức làm việc hay hành vi đó.
Phản hồi là
Sự thật chứ không phải quan điểm
Liên quan đến kết quả thực tế, sự kiện, biến cố nguy cấp và hành vi đáng chú ý
Đúng lúc và cụ thể
Miêu tả, không đánh giá
Nội dung phản hồi
- Cách thức thực hiện công việc (performance – job related) – bao gồm các năng lực
Hành vi (behaviour – person related) – bao gồm cách thức thực hiện nhiệm vụ
Mục đích phản hồi
- Đang làm điều gì tốt, tại sao điều đó lại giúp mang lại hiệu quả
Cần cải thiện điều gì , tại sao cải thiện điều đó giúp cải thiện công việc hơn
Các loại phản hồi dựa trên mục đích
- Định hướng lại (redirection)
Củng cố (reinforcement)
Khen ngợi (Appreciative)
Xây dựng (Constructive )
Phản hồi Định hướng lại
Xác định các hành vi liên quan đến công việc và cách thức làm việc không đóng góp cho mục tiêu của cá nhân, nhóm và tổ chức và giúp nhân viên phát triển các chiến lược thay thế
Phản hồi Củng cố
Xác định các hành vi liên quan đến công việc và cách thức làm việc có đóng góp cho mục tiêu của cá nhân, nhóm/ tổ chức, đồng thời khuyến khích nhân viên lặp lại và phát triển các hành vi cũng như cách thức này.
Phản hồi Khen ngợi
Được sử dụng một cách tự do để bày tỏ sự đánh giá cao trước công việc được thực hiện tốt
Bày tỏ đúng lúc
Chỉ ra tác động và/hoặc kết quả của hành vi
Phản hồi Khen ngợi
Tôi đánh giá cao bạn vì
...
...
(hành động cụ thể)
Hành động của bạn đã giúp tôi
(kết quả cụ thể)
Phản hồi Khen ngợi
Góp phần tạo quan hệ công việc tốt
Thông báo cho người nhận phản hồi biết chính xác điều gì đang làm sẽ được khen ngợi
Khiến người nhận phản hồi muốn tiếp tục làm việc tốt hơn
Phản hồi Xây dựng
Được sử dụng một cách thận trọng khi nhân viên cần mà không tự đưa ra được câu trả lời
Được sử dụng đúng lúc và không phán xét
Chỉ ra tác động và kết quả của hành vi
Phản hồi Xây dựng
Không làm tổn hại mà góp phần tăng cường quan hệ
Thông báo cho người nhận phản hồi chính xác họ đang cần cải thiện điều gì
Khiến cho người nhận phản hồi muốn cải thiện cách thức làm việc
Phản hồi Xây dựng
B ehaviour
Hành vi: Xác định hành vi cụ thể mà bạn quan sát được hoặc nghe nhân viên nói
I mpact
Tác động: Nói về tác động của hành vi đến những người có mặt, bao gồm cả bạn
S ilence
Im lặng: Dừng một lát để cho nhân viên xử lý thông tin và phản hồi
A lternatives
Thay thế: Hỏi nhân viên liệu có ý tưởng gì đáng ra nên làm có hiệu quả hơn. Sẵn sàng đưa ra gợi ý của riêng bạn
Phản hồi Xây dựng
- B : Trong cuộc họp sáng nay, anh thấy em trình bày mất hầu hết thời gian cho phép trong cuộc họp, và mọi người không còn thời gian để chia sẻ ý kiến
- I : Impact: Chúng ta không thể nghe được hết các ý kiến trong khi mọi người đều đã chuẩn bị ý kiến của mình. Có thể chúng ta đã lỡ mất cơ hội nghe những ý tưởng tốt. Nhiều người có thể cảm thấy lãng phí thời gian họp
- S : Silence:
- A : Alternatives: Theo em, chúng ta có thể quản lý thời gian phát biểu của mình như thế nào?
Để hiểu về phản hồi
Vòng tròn niềm tin – không nhảy ngay đến kết luận
Nhận mà không cảm thấy bị xúc phạm
Đưa ra mà không có xu hướng phán xét
Sử dụng ngôn ngữ có trách nhiệm cá nhân
Phản hồi cho biết điều gì đó về người đưa ra
Không có sự hòa hợp, phản hồi chỉ là ”tiếng ồn”
Cảm xúc tiêu cực chấm dứt sự lắng nghe và tạo ra sự phòng thủ - cảm xúc tích cực tạo ra sự cởi mở
7 yếu tố của phản hồi hiệu quả
Có ý định giúp đỡ, không phải điều khiển/ thao túng
Được hiểu là nhận thức chủ quan
Được đưa ra tức thời hay ngay sau
Không quy kết
Miêu tả hành vi và tác động quan sát được
Xác thực, thẳng thắn nhưng từ ái
Khuyến khích hành động truyền cảm hứng và học hỏi lẫn nhau
Phản hồi hiệu quả
Cụ thể và dựa trên thực tế làm việc
Miêu tả, không chụp mũ
Tập trung vào hành vi
Dựa trên quan sát (không phải nghe ngóng)
Bắt đầu bằng ”Tôi”
Cân bằng giữa tích cực và tiêu cực
Đúng lúc
Phản hồi hiệu quả
Gắn với mục tiêu chung
Giao tiếp hai chiều
Ngắn gọn
Dựa trên sự thực, trung thực và quan tâm
Riêng tư (đặc biệt khi tiêu cực)
Có hành động theo sau
Ngôn ngữ phản hồi
You vs. I or We
Should vs. Could
But vs. And
Try vs. Will
”Always/Never” vs ”Sometimes”
”Can’t” vs. ”Won’t”
CHỈ TRÍCH
Đưa ra phản hồi – Mô hình SBI
S - Situation
Miêu tả hành vi quan sát được xảy ra ở đâu và khi nào
B - Behavior
Miêu tả bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy điều gì
I - Impact
Chia sẻ tác động của hành vi, tránh sử dụng ngôn ngữ đánh giá như ”Bạn đã...”
Tại sao mô hình SBI có tác dụng?
Đơn giản
Trực tiếp
Tôn trong
Hiệu quả
Ví dụ về mô hình SBI
- S: Hôm qua, trong bài thuyết trình của em trước CEO....
B : Âm lượng khi em trình bày hơi nhỏ và tốc độ tương đối nhanh
I : Anh nghĩ có thể CEO sẽ không bắt kịp và hiểu hết những ý kiến và đề xuất của em
Nhận phản hồi
Công thức 4 A:
- A nticipate: đoán trước, liệu trước những phê bình
- A sk Questions: đặt câu hỏi để thu thập thông tin cụ thể nhằm cải thiện
- A gree with something: Đồng ý về điều gì đó
- A nalyze: xử lý thông tin.
2. Cách lắng nghe từ trái tim
Lắng nghe phản ánh
Mục đích: một sự kiểm tra lắng nghe để “có cùng tiếng nói chung... ”
“Tôi hiểu bạn muốn nói Tôi hiểu đúng không?”
“Đây là điều tôi nghe bạn nóitôi đang theo dõi Tôi nói có đúng không?”
“Điều tôi nghe bạn nói là Đó có phải là điều bạn muốn nói?”
Lắng nghe đồng cảm
Mục đích: thể hiện bạn đồng cảm và thấu hiểu với trải nghiệm con người của họ – nó không phải là vấn đề đồng ý.
“Tôi hiểu điều này ảnh hưởng anh/chị nhiều như thế nào.”
“Tôi có thể thấu hiểu điều bạn đang trải qua. Chính tôi cũng đã rơi vào tình trạng đó. ”
“Tôi nghĩ mình có cùng cảm giác như anh/chị nếu điều này tác động đến tôi.”
Đặc điểm của người lắng nghe tốt
Biết đặt câu hỏi có liên quan để khám phá về người kia
Đảm bảo hiểu người kia đang nói gì
Nhận ra cảm xúc của người kia
Duy trì tiếp xúc bằng mắt
Không ngắt lời
Nói từ đệm như ”vâng”, ”tôi hiểu”
Thu thập thông tin tốt bằng đôi tai
E xplore
Khám phá bằng cách đặt câu hỏi
A ffirm
Khẳng định bạn đang lắng nghe
R eflect
Đảm bảo bạn hiểu rõ
S ilience
Im lặng và lắng nghe thêm nữa
Rào cản trong lắng nghe
Tác động của môi trường
Mất tập trung cá nhân và bên trọng
Xu hướng bác bỏ
Các hành vi không lắng nghe
Lơ đãng – lững lờ – mơ màng
Không/Ít giao tiếp bằng mắt
Nhiều việc cùng lúc
Ngắt lời – nói trên đầu trên cổ
Tranh cãi – phòng thủ – chứng minh mình “đúng”
Tấn công – không đếm xỉa – coi thường – đánh giá thấp
Lải nhải – đưa ra lời khuyên không thu hút
Thay đổi chủ đề – làm trệch hướng cuộc đối thoại
Kể lể – lên lớp – rao bán – chất vấn
Không bao giờ kiểm tra để hiểu rõ
Các hành vi lắng nghe
Hoàn toàn chú tâm – nhìn vào người nói
Tập trung – loại bỏ những cái làm đứt quãng
Làm rõ bằng các câu hỏi
Phản ánh lại để bảo đảm hiểu rõ
Chấp nhận thực tại với họ – không xét đoán
Ủng hộ – khuyến khích họ nói nhiều hơn
Đồng cảm – liên hệ với kinh nghiệm của họ
Giữ im lặng – ghi nhận – tiếp thu
Quan tâm đủ để lắng nghe bằng trái tim
Kết quả nhận được:
Nhu cầu Con người được đáp ứng và kết quả tăng lên!
3. Cách đặt câu hỏi hiệu quả
Đặt câu hỏi
Người chủ có thể đưa ra chỉ dẫn và mệnh lệnh, người tư vấn có thể phân tích và đưa ra lời khuyên, nhưng người huấn luyện thường sử dụng sự khám phá bằng cách đặt câu hỏi, lắng nghe và nêu ra những điều tốt nhất của mọi người”
Jack Canfield and Peter Chee
Câu hỏi tốt
Câu hỏi đúng
Vào đúng thời điểm
Với đúng mục đích
Tiêu chí của câu hỏi tốt
- Câu hỏi mở có kết thúc (open-ended) và có thể mở rộng
- Mời gọi khám phá, không phải giải thích
- Khuyến khích khám phá nội tâm (introspection)
- Giúp người nghe tự tìm giải pháp
- Hướng tới sự sáng tạo và sự hiểu thấu bên trong
- Cụ thể
Từ ngữ và đặt câu phù hợp
Hướng tới cam kết hành động
Bẫy thông thường khi đặt câu hỏi
- Dường như đưa ra giải pháp rõ ràng
- Nghĩ một đằng nói một nẻo
- Đưa ra lời khuyên thông qua câu hỏi
Sử dụng những câu hỏi dẫn dắt: ”Bạn có đồng ý rằng...”
Đặt câu hỏi cho câu trả lời ”có” hoặc ”không”
Sử dụng câu hỏi ”tại sao”
Hỏi quá chi tiết hoặc thông tin chung
Hỏi về người khác
Nói quá to hoặc mào đầu dài dòng
Hỏi nhiều câu hỏi trong 1 câu
Năm khía cạnh cốt lõi khi đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi với mong muốn trước hết để hỗ trợ việc học tập của người được huấn luyện:
Khía cạnh nào của vấn đề khiến chị lo lắng?
Điều gì khiến anh thấy thích thú khi thực hiện dự án này?
Bạn thấy yếu tố nào tác động lớn nhất đến...?
5 khía cạnh cốt lõi khi đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi mở để mời gọi sự khám phá của người được huấn luyện:
Bạn định rõ nhiệm vụ này như thế nào?
Anh giải quyết tình huống này bằng cách khác như thế nào?
Chị giải quyết vấn đề này bằng cách nào?
5 khía cạnh cốt lõi khi đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi khiến người được huấn luyện nhìn vượt qua vấn đề, trở ngại để hướng tới triển vọng và kết quả tương lai
Cách lý tưởng để/ giải pháp tốt nhất để hợp thức hóa việc chi hoa hồng là gì?
Đâu là phương tiện phù hợp nhất để tới đích?
Sản phẩm bảo hiểm y tế sẽ như thế nào trong 6 tháng tới?
5 khía cạnh cốt lõi khi đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi đưa đến sự phản hồi cá nhân để thực sự thu hút người được huấn luyện
Điều gì làm bạn lo lắng?
Điều gì làm bạn thấy hứng khởi?
Bạn cảm thấy như thế nào về điều này?
Bạn kiểm soát vấn đề này ở mức độ nào?
5 khía cạnh cốt lõi khi đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi hướng người được huấn huyện tới cam kết và hành động:
Em sẽ lựa chọn hành động nào?
Chính xác khi nào em bắt đầu và kết thúc mỗi hành động?
Mức độ kiểm soát của em như thế nào trong tình huống này?
Chị sẽ làm gì để loạ