1-Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều những dụng cụ đo lường như:
-Trong nông nghiệp thường dùng các dụng cụ đo khối lượng, đo diện tích.
-Trong sản xuất công nghiệp thường dùng các dụng đo áp suất, lưu lượng, thể tích, nhiệt độ, độ ẩm, đo tính chất hoá lí của các kim loại, các hoá chất.v.v.
Người ta thường dùng nhiều dụng cụ đo lường phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác tài nguyên, khoáng sản; trong công tác quân sự, thể thao.v.v.
Trong nghiên cứu khoa học không thể thiếu các dụng cụ đo lường. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đều dựa trên sự phát triển của những dụng cụ đo lường có độ chính xác cao.
Môn học kỹ thuật phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu nguyên lý và cách tiến hành đo của các dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm. Học phần sẽ cung cấp cho người học các kiến thức về các dụng cụ đo khối lượng, đo nhiệt độ, đo áp suất,đo thể tích và cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị thông dụng trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, học phần còn cung cấp các kiến thức về cách bố trí, sắp xếp trong phòng thí nghiệm và công tác an toàn trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
Như chúng ta đã biết, đo lường học cần thiết trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nghiªn cøu khoa học kĩ thuật. Trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng. Trong công tác phân tích kiểm tra phục vụ cho quá trình điều hành sản xuất để thu được sản phẩm có chất lượng tèt, hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị cao nhất, đòi hỏi người kĩ thuật viên phân tích phải có kiến thức vững vàng, có tay nghề cao và phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường trong phòng thí nghiệm, biết cách tổ chức, trang bị một phòng thí nghiệm phân tích. Không những thế, người kĩ thuật viên phải biết cách phòng tránh và xử lí những sự cố xảy ra trong quá trình phân tích.
73 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mở đầu: Giới thiệu môn học
1-Đối tượng và nhiệm vụ của môn học Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều những dụng cụ đo lường như:
-Trong nông nghiệp thường dùng các dụng cụ đo khối lượng, đo diện tích...
-Trong sản xuất công nghiệp thường dùng các dụng đo áp suất, lưu lượng, thể tích, nhiệt độ, độ ẩm, đo tính chất hoá lí của các kim loại, các hoá chất.v.v...
Người ta thường dùng nhiều dụng cụ đo lường phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác tài nguyên, khoáng sản; trong công tác quân sự, thể thao.v.v...
Trong nghiên cứu khoa học không thể thiếu các dụng cụ đo lường. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đều dựa trên sự phát triển của những dụng cụ đo lường có độ chính xác cao.
Môn học kỹ thuật phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu nguyên lý và cách tiến hành đo của các dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm. Học phần sẽ cung cấp cho người học các kiến thức về các dụng cụ đo khối lượng, đo nhiệt độ, đo áp suất,đo thể tích và cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị thông dụng trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, học phần còn cung cấp các kiến thức về cách bố trí, sắp xếp trong phòng thí nghiệm và công tác an toàn trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
Như chúng ta đã biết, đo lường học cần thiết trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nghiªn cøu khoa học kĩ thuật. Trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng. Trong công tác phân tích kiểm tra phục vụ cho quá trình điều hành sản xuất để thu được sản phẩm có chất lượng tèt, hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị cao nhất, đòi hỏi người kĩ thuật viên phân tích phải có kiến thức vững vàng, có tay nghề cao và phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường trong phòng thí nghiệm, biết cách tổ chức, trang bị một phòng thí nghiệm phân tích. Không những thế, người kĩ thuật viên phải biết cách phòng tránh và xử lí những sự cố xảy ra trong quá trình phân tích.
2- Vị trí của môn học
Môn học kỹ thuật phòng thí nghiệm là môn học cơ sở của chuyên nghành phân tích. Nó cung cấp các kiến thức cơ bản về các dụng cụ,thiết bị trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng bảo quản chúng. Ngoài ra, nó còn trang bị cho người học kiến thức về cách sắp xếp trong phòng thí nghiệm và công tác an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
CHƯƠNG 1- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐO LƯỜNG
1.1-Phương tiện đo và sai số của phương tiện đo
Lịch sử phát triển của ngành đo lường gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Hiện nay đo lường đã phát triển thành một ngành khoa học hiện đại.
Đo lường là một ngành khoa học nghiên cứu các phép đo, bao gồm phương tiện đo và phương pháp đo. Chủ yếu giải quyết ba vấn đề cơ bản:
- Lý thuyết đo: Nghiên cứu về lý thuyết chung của ngành đo lường học.
- Kỹ thuật đo: Nghiên cứu các phương pháp đo, tính chất và ứng dụng của các phương pháp đo.
- Đo lường pháp quyền: Nghiên cứu để đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp đo và phương tiện đo.
1.1.1- Phương tiện đo
Phương tiện đo là những phương tiện kỹ thuật dùng để thực hiện các phép đo xác định các thông số cơ bản của vật. Trong đó người ta phân ra các loại phương tiện đo sau:
a- Vật đo: Là phương tiện đo thể hiện một hay nhiều giá trị của đại lượng cần đo.
Người ta phân biệt vật đo làm ba loại:
- Vật đo đơn trị: Là vật đo thể hiện một giá trị của đại lượng cần đo.
Ví dụ: Những quả cân 1 g, 1 kg...
- Vật đo đa trị: Là vật đo thể hiện một dãy giá trị của đại lượng cần đo.
Ví dụ: Thước đo độ dài.
- Bộ vật đo: Là một số vật đo được chọn lọc đặc biệt và được sử dụng kết hợp với nhau để được một dãy giá trị của đại lượng cần đo.
Ví dụ: Một bộ quả cân trong một hộp.
b- Dụng cụ đo: Là phương tiện đo dùng để biến đổi tính chất của thông tin đo, hay để biến đổi giá trị của đại lượng cần đo thành những dạng mà người quan sát có thể nhận biết một cách trực tiếp được.
Ví dụ: Ampe kế để đo dòng điện, đồng hồ để đo nhiệt độ...
c- Phương tiện đo phụ: Là phương tiện hỗ trợ để đo các thông số có ảnh hưởng đến đại lượng mà phương tiện đo chính cần xác định.
Ví dụ: Nhiệt kế để đo nhiệt độ của môi trường khi dùng áp kế lò so để đo áp suất.
d- Thiết bị đo phụ: Là thiết bị sử dụng khi đo nhưng không phải là phương tiện đo.
Ví dụ: Kính lúp để đọc chỉ số nhiệt độ trên nhiệt kế Becman.
1.1.2- Sai số của phương tiện đo
a- Giá trị danh nghĩa của vật đo: Là giá trị của đại lượng được ghi hoặc khắc trên vật đo.
Ví dụ: Giá trị 1 g, 2 g... ghi khắc trên quả cân. Vạch 10 milimet, 100 milimet... ghi khắc trên thước đo độ dài. Giá trị 50 ml, 250 ml... ghi khắc trên bình định mức.
b- Giá trị thực tế của vật đo: Là giá trị thực tế của đại lượng cần đo mà vật đo hay dụng cụ đo thể hiện. Giá trị này tìm được bằng một phép đo mà trong phép đo đó chúng ta đã loại trừ sai số hệ thống và những tham số bé nhất của sai số ngẫu nhiên.
c- Sai số tuyệt đối của phương tiện đo: Là hiệu giữa giá trị danh nghĩa của vật đo hoặc số chỉ của dụng cụ đo và giá trị thực tế của đại lượng mà nó thể hiện hoặc đo được.
Sai số tuyệt đối của vật đo: x = xdn - xthực tế
Sai số tuyệt đối của dụng cụ đo: x = xsc - xthực tế
Trong đó:
xdn: Giá trị danh nghĩa của vật đo
xsc: Giá trị số chỉ của dụng cụ đo
xthực tế: Giá trị thực tế của đại lượng cần đo
Sai số này tuỳ thuộc vào cấu tạo, quá trình chế tạo và điều kiện sử dụng của phương tiện đo đó. Do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân biết được hoặc không biết được nên giá trị danh nghĩa của vật đo hay số chỉ của dụng cụ đo thường lệch khỏi giá trị thực của đại lượng mà nó thể hiện hoặc đo được. Độ lệch này gọi là sai số của phương tiện đo (sai số tuyệt đối).
Sai số này sẽ được cho thành một bảng hoặc cho dưới dạng một đồ thị và dùng để hiệu chỉnh số chỉ của dụng cụ đo. Số hiệu chỉnh này có giá trị bằng giá trị của sai số nhưng với dấu ngược lại.
Ví dụ: Ở điểm 50 Vôn của một vôn kế sai số là - 0,7V thì giá trị thực tế của đại lượng khi đo là 50 + 0,7 = 50,7 V.
d- Sai số tương đối của phương tiện đo: Là tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị thực tế của đại lượng cần đo mà nó thể hiện hoặc đo được.
Người ta biểu diễn hiện sai số tương đối theo % và thường dùng nó để đặc trưng cho độ chính xác của vật đo hoặc dụng cụ đo.
Sai số tương đối = =
Biểu thị ra %: Sai số tương đối = .100 =.100
Thường nhỏ hơn 1 rất nhiều ( << 1) nên trong thực tế ta có thể thay giá trị thực tế (xthực tế) bằng giá trị danh nghĩa của vật đo hoặc số chỉ của dụng cụ đo.
e- Sai số cơ bản của phương tiện đo: Là sai số của phương tiện đo được xác định ở điều kiện tiêu chuẩn, vì khi sử dụng phương tiện đo đại lượng vật lý không phải là đại lượng cần đo nhưng có ảnh hưởng đến kết quả đo.
Giá trị của đại lượng ảnh hưởng được quy định cho từng loại phương tiện đo cụ thể và gọi là giá trị tiêu chuẩn của đại lượng ảnh hưởng đối với phương tiện đo đó.
Cũng có thể quy định một phạm vi nhất định cho giá trị của đại lượng ảnh hưởng, phạm vi này gọi là phạm vi tiêu chuẩn đại lượng ảnh hưởng.
Điều kiện sử dụng phương tiện đo trong đó đại lượng ảnh hưởng có giá trị tiêu chuẩn hoặc nằm trong phạm vi tiêu chuẩn được gọi là điều kiện tiêu chuẩn của đại lượng ảnh hưởng.
Ví dụ: Khi đo khối lượng bằng một cân hai cánh tay đòn đều nhau chính xác thì điều kiện tiêu chuẩn là: Nhiệt độ 200C, độ ẩm 80%, áp suất 760 mmHg...
f- Sai số cho phép của phương tiện đo: Là sai số cơ bản của nó nằm trong giới hạn quy định, trong các điều kiện tiêu chuẩn hoặc trong các điều kiện kỹ thuật cho từng loại phương tiện đo.
1.2- Phương pháp đo và sai số của phương pháp đo.
1.2.1- Phương pháp đo.
Căn cứ vào cách tìm được giá trị của đại lượng cần đo có thể chia các phép đo thành các loại như sau:
a- Phép đo trực tiếp: Là phép đo tìm được giá trị của đại lượng cần đo trực tiếp từ các số liệu thực nghiệm đọc được.
Ví dụ: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế, đo dung tích bằng bình định mức, ống đong. Phép đo trực tiếp tạo cơ sở cho phép đo gián tiếp, phép đo tổ hợp và các phép đo khác phức tạp hơn.
b- Phép đo gián tiếp: Là phép đo tìm được giá trị của đại lượng cần đo nhờ mối liên hệ đã biết giữa đại lượng này và các đại lượng khác có giá trị xác định đo được bằng phép đo trực tiếp.
Ví dụ: Khối lượng riêng của vật rắn thường được xác định bằng cách đo thể tích và khối lượng.
1.2.2-Sai số của phép đo:
Khi tiến hành một phép đo dù cẩn thận, chu đáo đến đâu vẫn mắc phải sai số với mức độ này hay mức độ khác nên phép đo phản ánh chưa thật đúng với kết quả đo. Nguyên nhân là do không có một phương tiện đo nào, một phép đo nào hoàn hảo nên giữa kết quả đo và giá trị thực của đại lượng cần đo luôn luôn có một sai lệch nào đó, những sai lệch đó gọi là sai số. Có nhiều nguyên nhân gây sai số của phép đo.
Sai số: Là sự sai lệch giữa giá trị thực nghiệm với giá trị đúng của đại lượng cần đo. Do nhiều nguyên nhân khác nhau các giá trị thực nghiệm thu được phần lớn mắc sai số. Người ta có nhiều cách phân loại sai số.
- Theo cách biểu diễn, người ta chia ra sai số tuyệt đối và sai số tương đối :
* Sai số tuyệt đối ( ).
x = xdn - xthực tế
Là sự sai khác giữa giá trị đo được với giá trị thật hay giá trị đáng tin cậy nhất của đại lượng cần đo.
Trong đó: là sai số tuyệt đối.
xthực tế là giá trị thực của đại lượng cần đo.
Xđ là giá trị đo được.
Giá trị càng nhỏ thì độ lệch giữa giá trị trung bình và giá trị thực càng nhỏ.
Sai số tuyệt đối cho ta thấy mức độ gần nhau của giá trị xác định được và giá trị thực, nó mang thứ nguyên của đại lượng cần đo.
* Sai số tương đối ( ):
Là tỉ số giữa sai số tuyệt đối () và giá trị thực (Xthựctế)
Thông thường sai số tương đối được biểu thị theo phần trăm:
100.
- Theo bản chất và nguyên nhân gây nên sai số, người ta dùng khái niệm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
* Sai số hệ thống.
Là những sai số do những nguyên nhân cố định gây ra làm cho kết quả thực nghiệm cao hơn giá trị thực (sai số hệ thống âm) hoặc thấp hơn giá trị thực (sai số hệ thống dương).
+ Sai số hệ thống do những nguyên nhân cố định gây ra như:
Do phương tiện đo không hoàn hảo, do chế tạo không chính xác, do thiết bị hao mòn hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Vì vậy phải kiểm định các phương tiện đo đúng thời hạn để kịp thời hiệu chỉnh và sửa chữa.
Do đặt phương tiện đo không đúng qui định như độ thăng bằng, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng độ ẩm v.v
Do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như: từ trường, điện trường, điều kiện khí hậu v.v
- Do chọn phương pháp đo không hoàn hảo.
- Do thao tác của người tiến hành thí nghiệm
Người ta có thể tìm được nguyên nhân gây ra sai số hệ thống từ đó loại trừ được sai số hệ thống bằng những biện pháp thích hợp.
* Sai số ngẫu nhiên:
Là sai số của một phép đo thay đổi một cách ngẫu nhiên, bằng cùng một phương tiện đo, cùng một người đo, trong những điều kiện như nhau, đo được những kết quả khác nhau.
Sai số ngẫu nhiên gây nên bởi những nguyên nhân không cố định, không biết trước thay đổi không theo qui luật, khi dương khi âm sai số này xuất hiện trong mọi lần thí nghiệm dù cẩn thận hay không.
Đối với sai số ngẫu nhiên, người ta không thể biết trước để loại trừ nguyên nhân gây ra nó, mà chỉ cố gắng để giảm sai số tới mức tối thiểu bằng cách làm thí nghiệm thật cẩn thận và tăng số lần thí nghiệm, sau đó xử lý các số liệu thực nghiệm thu được bằng phương pháp thống kê toán học.
Chương 2: DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG
2.1- Khái niệm về khối lượng, trọng lượng
2.1.1-Khái niệm về khối lượng
Khối lượng của vât là đại lượng đặc trưng cho mức đo quán tính của vật. Nó không phụ thuộc vào vị trí xác định của vật ấy trên trái đất. Khối lượng ký hiệu là: m
Đơn vị đo của khối lượng là kilogam ký hiệu kg. ước số của đơn vị thường dùng là gam (g) hoặc miligam( mg ).
2.1.2-Khái niệm về trọng lượng
Trọng lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho sức hút của trái đất vào vật đó. Nó phụ thuộc vào vị trí của vật ấy trên trái đất.
Trọng lượng ký hiệu là: P. Đơn vị đo là Niutơn, ký hiệu N.
Quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng được biểu diễn theo phương trình Niutơn như sau: m =
Trong đó: g: Gia tốc trọng trường, phụ thuộc vào vị trí của vật trên trái đất.
g = 9,8 m/s2 hoặc 10 m/s2
Trong hệ mét đơn vị đo khối lượng được định nghĩa là: “Khối lượng của một đeximet khối nước tinh khiết ở nhiệt độ xấp xỉ 40C gọi là một kilogram”
Từ định nghĩa này người ta đã chế tạo ra chuẩn kilogram quốc tế là một hình trụ tròn bằng platin - Inidi, chiều cao và đường kính đều bằng nhau và bằng 39 milimet, được bảo quản ở viện đo lường quốc tế tại Pháp.
Cuối thế kỷ thứ 19 người ta đã đo đạc rất kỹ khối lượng của 1 dm3 nước tinh khiết ở 40C và thấy không dùng định nghĩa cũ nữa mà lấy luôn quả cân chuẩn quốc tế đã được chế tạo trên để định nghĩa kilogram như sau: “Kilogram là một khối lượng của chuẩn gốc quốc tế của 1 kg đặt tại viện cân đo quốc tế”.
Đây là định nghĩa kilogram của hệ SI và cũng là của bảng đơn vị hợp pháp của nước ta.
2.2- Dụng cụ đo khối lượng.
Dụng cụ đo khối lượng là cân. Dựa vào cấu tạo và độ nhạy người ta chia cân ra làm hai loại là cân phân tích và cân kỹ thuật:
2.2.1- Cân kỹ thuật
Cân này có độ chính xác đến 0,1 g (hoặc 0,01 g).
Cân kỹ thuật có hai loại:
- Cân đĩa đòn đơn: Cấu tạo giống như cân phân tích thường nhưng độ chính xác kém.
- Cân đĩa đòn kép: Cấu tạo có một đòn cân chính và một đòn cân phụ. Đòn cân chính có một dao tựa, hai dao tải, trong bệ cân có đòn cân phụ gọi là đòn cân đối lập. Dưới hai đĩa cân là hai trụ cân. Bộ phận thăng bằng gồm một kim cân gắn vào chính giữa đòn cân chính. Bảng phân độ gắn vào bệ cân.
Đặc điểm của cân kỹ thuật là cấu tạo đơn giản, độ chính xác thấp, thường dùng để cân những lượng lớn hoá chất để pha chế dung dịch có nồng độ không cần chính xác.
- Cân điện tử một đĩa:
Hình 2.1- Cân kỹ thuật điện tử
2.2.2- Cân phân tích
a- Cân đòn bẩy hai cánh tay đòn đều nhau.
* Cân phân tích thường không có hộp giảm rung:
- Cân này có độ chính xác đến 0,0002 g. Bộ phận chính là đòn cân (gồm hai cánh tay đòn) trên đòn cân gắn liền hai dao tải và một dao tựa. Dao tựa đặt ở chính giữa đòn cân, chia đòn cân làm hai phần bằng nhau và để tựa đòn cân lên mặt phẳng rất nhẵn của trụ cân.
Hai lưỡi dao tải bên để đỡ móc treo quang cân. Trên đòn cân có gắn kim cân ở chính giữa kim cân dao động trên một bảng chia độ gắn ở đế của trụ cân, trên kim cân có ốc điều chỉnh độ nhạy.
Trên đòn cân có hai thang con ngựa về hai phía của đòn cân, ứng với mỗi vạch là 1 mg.
Trên đòn cân còn có hai núm vặn để điều chỉnh cho hai cánh tay đòn đều nhau (điều chỉnh điểm “0” của cân).
Tất cả các bộ phận của cân được đặt trên một bệ cân và trong một hộp kính để tránh bụi và gió lùa, người ta còn đặt vào trong cân một túi silicagen để chống ẩm.
Đặc điểm của cân phân tích thường là cấu tạo đơn giản, nhưng khi cân hoạt động kim cân dao động lâu dừng lại, nên tiến hành phép cân lâu.
* Cân phân tích có hộp giảm rung (hộp cản)
Cân này có độ chính xác đến 0,0002 g. Ưu điểm hơn so với cân phân tích thường là ở hai quang cân có gắn thêm bộ giảm rung. Bộ phận giảm rung là hai hộp nhôm lồng úp vào nhau có móc với quang cân. Khi cân hoạt động nhanh dừng lại nên thực hiện phép cân nhanh hơn.
* Cân phân tích dùng điện (gọi tắt là cân điện hay cân cơ quang điện)
Cân này có độ chính xác đến 0,0002 g. Ưu điểm của cân này là thực hiện phép cân nhanh nhờ bộ quả cân móc sẵn.
+ Về cấu tạo: Kim cân có mang thước số khắc vạch từ (-10010) mg, mỗi vạch ứng với 0,1 mg.
- Bộ phận quang: Bao gồm ống dẫn quang, hệ thống gương phản chiếu chiếu và thấu kính.
- Bộ quả cân mắc sẵn: Treo các quả cân vòng nhỏ hơn 1 g, khi cân chỉ cần xoay núm vặn quả cân được tự đặt vào quang cân, lúc đó đọc giá trị khối lượng trên núm vặn, các quả cân nhỏ hơn 10 mg không có mà ta sẽ đọc kết quả trên màn ảnh.
b- Cân đòn bẩy một cánh tay đòn
*Cân phân tích một đĩa:
Về cấu tạo gồm một cánh tay đòn, một dao tải và một dao tựa.
Cân một cánh tay đòn với tải tác dụng vào đòn cân không đổi, bên phía không có dao tải của đòn cân có quả đối trọng để cân bằng tải ban đầu tác dụng vào đòn cân.
Bên đĩa cân có treo các quả cân mắc sẵn liên quan đến núm vặn bằng cần móc.
Khi cân cho vật cân lên đĩa cân, sau đó dùng núm vặn bớt các quả cân cho đến khi cân bằng như lúc ban đầu. Khối lượng vật cân được tính bằng những quả cân đã lấy ra, đọc được trên núm vặn.
Ưu điểm của cân này là thực hiện phép cân nhanh, chính xác, tránh được sai số do hai cánh tay đòn không đều nhau gây ra.
c- Cân lò so: Bao gồm:
* Cân lò so uốn cuộn phẳng: Thường xoắn theo kiểu Acsimet có khoảng cách giữa các vòng đều nhau, nên ở tất cả các tiết diện bị cùng một momen uốn tác dụng ở đây lò so được kẹp chặt cả đầu trong và đầu ngoài.
* Cân lò so chịu xoắn: Thanh xoắn thẳng bị tác dụng bởi các đối lực nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục dài của thanh xoắn. Có hai kiểu lò so xoắn là lò so xoắn với tiết diện tròn và lò so xoắn tiết diện chữ nhật.
Đặc điểm của loại cân này là độ chính xác kém thường sử dụng như cân kỹ thuật, dễ sử dụng và thực hiện phép cân nhanh.
d- Cấu tạo các chi tiết trong bộ phận chủ yếu của cân
Cân phân tích hai cánh tay đòn đều nhau (cân hai đĩa) và cân phân tích một cánh tay đòn (cân một đĩa) thường cấu tạo có nhiều bộ phận căn bản giống nhau. Cấu tạo các chi tiết trong bộ phận căn bản của cân có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác, độ nhạy, độ trung thành của cân.
* Dao gối và má chắn
Dao gối và má chắn chiếm một vị trí rất quan trọng trong cân, chất lượng các chi tiết này ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác, độ nhạy, độ trung thành của cân. Dao gối và má chắn của cân phân tích được làm bằng các loại đá quý có độ cứng cao, có sức chịu lực lớn như đá mã não, thép không rỉ...
Về hình dạng không được sứt, mẻ, rạn nứt, dao phải sắc, lưỡi dao phải có bán kính nhỏ, dao gối đều phải phẳng, nhẵn bóng, nhất là các cân chính xác đòi hỏi độ bóng rất cao.
* Đòn cân
Đòn cân là một bộ phận chính của cân, đòn cân cấu tạo từ nhiều chi tiết và bộ phận lẻ ghép lại. Các phần chính của đòn cân bao gồm:
- Thân đòn, dao tải, kim chỉ, ốc điều chỉnh độ nhạy, bộ phận điều chỉnh thăng bằng, thang con ngựa ở cân có bộ phận ngựa và quả đối trọng ở cân một đĩa...
Thân đòn cân làm bằng kim loại, thường dùng hợp kim nhôm, hợp kim đồng và thép không rỉ, hợp kim nhôm có ưu điểm là nhẹ nhưng độ bền kém hơn so với hợp kim đồng và thép không rỉ. Đòn cân bằng hợp kim nhôm, hợp kim đồng được sử dụng ở các loại cân có tải tối đa nhỏ. Đòn cân bằng thép không rỉ thường sử dụng ở cân có tải tối đa lớn như cân kỹ thuật. Đòn cân đảm bảo chắc chắn chịu lực tải tốt, thân đòn có lắp các lưỡi dao và kim cân nên phải đảm bảo lắp ráp được chắc chắn.
* Dao tựa
Dao tựa được lắp trực tiếp vào đòn cân, phải đảm bảo lắp chắc chắn, không bị xê dịch, thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.
* Dao tải
Cân hai cánh tay đòn đều nhau có hai dao tải lắp song song với dao tựa, khoảng cách giữa dao tựa và hai dao tải phải bằng nhau và ba lưỡi dao phải nằm trên một mặt phẳng. Để đảm bảo được yêu cầu trên phải có bộ phận điều chỉnh dao tải, sau khi điều chỉnh lưỡi dao không bị xê dịch.
* Kim chỉ
Bộ phận kim chỉ rất cần thiết để xác định vị trí cân bằng của cân. Kim chỉ gắn chặt vào điểm giữa của đòn cân. Khối lượng của kim chỉ coi như một phần của đòn cân. Sau khi lắp ráp vị trí các chi tiết của bộ phận này không được xê dịch làm ảnh hưởng đến trọng tâm chung của đòn cân.
* Ốc điều chỉnh độ nhạy
Độ nhạy của cân đòn bẩy phụ thuộc vào vị trí trọng tâm của toàn bộ cân so với điểm dao tựa. Bộ phận điều chỉnh độ nhạy của cân cấu tạo thành một khối ốc bền hoặc ghép từ một số chi tiết cho phép di chuyển xa hoặc gần điểm dao tựa. Ốc điều chỉnh độ nhạy là một bộ phận của đòn cân và được gắn trên kim cân. Sau khi điều chỉnh phải hãm chặt và không được xê dịch trong suốt thời gian sử dụng.
* Ốc điều chỉnh thăng bằng
Những dung sai trong chế tạo, lắp ráp không đáp ứng yêu cầu về cân bằng của cân. Vì vậy, điều chỉnh thăng bằng của cân khi chưa chịu tải (thăng bằng cân không tải) là rất cần thiết. Ốc điều chỉnh thăng bằng được cấu tạo và bố trí đối xứng trên đòn cân, ốc này cho phép dùng tay vặn để di chuyển chúng dọc theo đưòng thẳng nằm ngang song song với đường thẳng đi qua cá