Bài giảng lâm nghiệp xã hội đại cương
Từ năm 1992, môn học Lâm nghiệp xã hội đ-ợc đ-a vào giảng dạy ở các Tr-ờng Đại học có đào tạo về lâm nghiệp. Trong những năm đầu, phát triển vàgiảng dạy môn học chủ yếu dựa vào khả năng của mỗi cơ sở đào tạo, kể cả ph-ơng pháp vànguồn lực. Vì vậy, giảng day vàhọc tập môn học này ch-a đáp ứng đ-ợc nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH). Đ-ợc sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (Giai đoạn I: 1994-1997), việc đánh giá nhu cầu đào tạo LNXH đ-ợc thực hiện lần đầu tiên trên toàn quốc vàHội thảo quốc gia về đào tạo LNXH đ-ợc tổ chức vào tháng 11 năm 1996 tại Tr-ờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã đề xuất môn học LNXH đại c-ơng cần đ-ợc chính thức đ-a vào ch-ơng trình giảng dạy ở tất cả các tr-ờng đại học có đào tạo lâm nghiệp. Từ đó đến nay, môn học LNXH đại c-ơng đã đ-ợc giảng dạy tại 5 tr-ờng: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Tây Nguyên vàĐại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc phát triển ch-ơng trình môn học này còn nhiều hạn chế do mỏng về đội ngũ, thiếu kinh nghiệm, thiếu t-liệu vàph-ơng pháp giảng dạy phù hợp. Do đó sự hợp tác giữa các tr-ờng đại học vàcác đối tác liên quan trong phát triển ch-ơng trình vàph-ơng pháp giảng dạy cho môn học này trở nên hết sức cấp bách. Chính vì vậy, từ năm 1998 Ch-ơng trình Hỗ trợ LNXH (Giai đoạn II: 1998-2001) đã có sáng kiến tổ chức phát triển ch-ơng trình đào tạo có sự tham gia, trong đó có việc phát triển môn học LNXH đại c-ơng với sự tham gia của 7 đối tác chính: 5 tr-ờng đại học nói trên, Viện Thổ nh-ỡng nông hoá vàTrung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh HoàBình. Quá trình hình hợp tác phát triển môn học LNXH đại c-ơng đã đ-ợc thực hiện thông qua đánh giá nhu cầu đạo tạo, các cuộc hội thảo xây dựng khung ch-ơng trình, viết dự thảo, trao đổi thông tin trên mạng, thảo luận nhóm, phản biện chỉnh sửa vàhội thảo đánh giá. Đến nay bài giảng đã đ-ợc chỉnh sửa lần thứ 2 gồm 4 ch-ơng với 10 bài vàtập vật liệu giảng dạy. Tài liệu này dùng để giảng dạy trong thời gian 45 tiết. Để hoàn thành bài giảng này chúng tôi đã nhận đ-ợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện vàgóp ý của các cơ quan, tổ chức vàcá nhân liên quan. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cám ơn Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT, Ch-ơng trình hỗ trợ LNXH, lãnh đạo các tr-ờng đại học đã chỉ đạo, tổ chức, hỗ trợ kinh phí vàđóng góp ý kiến. Chúng tôi cũng xin cám ơn GS.TS. Phùng Ngọc Lan, TS. Chrítina Giesh đã có những ý kiến đóng góp quý báu về chuyên mon của Bài giảng này. Tuy nhiên, biên soạn bài giảng theo ph-ơng pháp cùng tham gia, bao gồm nhiều vấn đề mới, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung vàcách trình bày. Chúng tôi rất mong nhận đ-ợc sự đóng góp của tất cả các bạn đồng nghiệp vànhững ai quan tâm.