Nội dung
Nghiên cứu công tác thẩm định kỹ thuật;
Nghiên cứu công tác thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.
Mục tiêu
Kết thúc bài 4, sinh viên cần nắm rõ những kiến thức sau:
Mục đích, yêu cầu và nội dung thẩm định kỹ thuật của dự án, bao gồm thẩm định công
suất; thẩm định công nghệ, trang thiết bị; thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào;
thẩm định địa điểm và giải pháp xây dựng dự án; thẩm định các giải pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường.
Mục đích, yêu cầu và nội dung thẩm định vấn đề tổ chức quản lý, vấn đề tuyển dụng
lao động và dự tính quỹ lương của dự án.
17 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
62 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
BÀI 4 THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÂN
SỰ CỦA DỰ ÁN
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư.
2. Luật đầu tư công.
3. Luật đầu tư.
4. Luật xây dựng.
5. Nghị định 15/2014/NĐ-CP: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
6. Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng (ban hành năm 2014).
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Nghiên cứu công tác thẩm định kỹ thuật;
Nghiên cứu công tác thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.
Mục tiêu
Kết thúc bài 4, sinh viên cần nắm rõ những kiến thức sau:
Mục đích, yêu cầu và nội dung thẩm định kỹ thuật của dự án, bao gồm thẩm định công
suất; thẩm định công nghệ, trang thiết bị; thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào;
thẩm định địa điểm và giải pháp xây dựng dự án; thẩm định các giải pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường.
Mục đích, yêu cầu và nội dung thẩm định vấn đề tổ chức quản lý, vấn đề tuyển dụng
lao động và dự tính quỹ lương của dự án.
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 63
Tình huống dẫn nhập
Dự án xây dựng cơ sở chế biến đá xây dựng ở công ty Đại Dương
Công ty cổ phần xây dựng Đại Dương thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến đá xây
dựng công suất 400 tấn/h tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dây chuyền khai
thác và chế biến đá vôi thành vật liệu xây dựng có công suất thiết kế 640.000 m3 đá/năm với sản
phẩm của dự án, sơ đồ dây chuyền công nghệ và các loại thiết bị được thể hiện ở hình 4.1 và
bảng 4.1, bảng 4.2.
Bảng 4.1: Khối lượng đá và sản phẩm sau khi chế biến
Sản phẩm Khối lượng
Đá 12 240.000 m
3
/năm
Đá 24 148.000 m
3/năm
Đá 10,5 80.000 m
3
/năm
Đá mạt 70.000 m
3
/năm
Đá hộc 70.000 m
3
/năm
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ khai thác, chế biến đá xây dựng của dự án
Bảng 4.2: Thống kê các thiết bị chính
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Cấp liệu tấm 2000 1500(TQ) Bộ 02
2 Máy kẹp hàm (TQ) Cái 02
3 Máy đập búa Cái 02
4 Sàng rung phân loại Bộ 01
5 Băng tải cao su Mét 180
6 Hệ thống điều khiển điện tự động (Nhật) Bộ 02
7 Ô tô Huyndai 10 tấn Cái 06
8 Máy xúc lật loại 25 m
3
Cái 02
Bãi đá bán thành phẩm
Máy kẹp hàm
Tách tạp chất
Máy kẹp hàm 1100 x1450
Sàng phân loại
Vận chuyển, tiêu thụ
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
64 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
9 Máy xúc đào bánh xích PC 350 Cái 03
10 Giàn khoan tự hành Cái 02
Dự án khai thác đá tại mỏ đá hang Cồng, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Dự án được xây dựng tại xã Thanh Hải trên diện tích 33.484 m2. Các khu chức năng độc lập và
liên hệ với nhau bằng hệ thống đường giao thông nội bộ tạo sự thuận tiện trong việc quản lí và
vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm.
Bảng 4.3: Bố trí diện tích đất sử dụng
STT Tên hạng mục công trình Đơn vị Diện tích
1 Nhà điều hành M2 310
2 Nhà nghỉ công nhân M2 242
3 Nhà ăn M2 210
4 Nhà thường trực bảo vệ M2 37
5 Gara xe đạp, xe máy M2 90
6 Gara ô tô M2 90
7 Bể chứa nước M2 162
8 Nhà vệ sinh M2 86
9 Trạm biến áp M2 75
10 Khu chế biến đá xây dựng thông thường M2 18.750
11 Sân, đường nội bộ M2 2.342
12 Bồn hoa, cây xanh M2 10.640
13 Xưởng sửa chữa M2 450
Các công trình xây dựng của dự án sử dụng kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn của Bộ
Xây dựng.
Nguồn điện cho các công trình lấy từ nguồn 35kV của khu vực xã Thanh Hải. Hệ thống chống
sét và nối đất được sản xuất theo công nghệ mới nhất. Nước cho quá trình sản xuất được lấy từ
hệ thống giếng khoan.
Dự án có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, bụi, nước thải theo đúng quy định
của Bộ Tài nguyên Môi trường, không gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và động thực vật
Dự án tuyển dụng 130 lao động, được phân bổ sử dụng theo bảng 4.4 và cơ cấu tổ chức bộ
máy điều hành sản xuất được bố trí theo hình 4.2. Lao động chủ yếu được tuyển dụng tại
huyện Thanh Liêm, với nhân viên nghiệp vụ gửi đào tạo tại các trung tâm đào tạo nghề tại tỉnh
Hà Nam và trên toàn quốc.
Bảng 4.4: Bảng bố trí sử dụng lao động
STT Bộ phận Số người
I Bộ phận quản lí 30
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc phụ trách 2
3 Quản đốc 2
4 Bộ phận bán hàng 6
5 Phòng kế toán 5
6 Phòng kĩ thuật 5
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 65
7 Phòng tổ chức – hành chính 9
II Bộ phận sản xuất 90
1 Công nhân phục vụ dây chuyền sản xuất 60
2 Công nhân lái xe vận chuyển 20
3 Công nhân vận hành máy xúc 10
III Công nhân cơ khí, thợ sửa chữa 10
Tổng 130
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí điều hành sản xuất
Để dự án có tính khả thi và có hiệu quả, dự án có thể nhận được giấy phép đầu tư và có thể vay
được vốn đầu tư từ các định chế tài chính, trong quá trình thẩm định, đặc biệt thẩm định kỹ thuật
và tổ chức quản lý nhân sự, cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu những vấn đề gì?
Giám đốc
Phó Giám đốc
Quản đốc Phòng kế toán Phòng kĩ thuật Phòng hành chính
Dây chuyền
chế biến đá
xây dựng
thông thường
Dây chuyền
nghiền bột đá
công nghiệp
1. Tại sao công ty lại sử dụng kết hợp các loại máy móc thiết bị của Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong quá trình sản xuất mà không mua dây
chuyền công nghệ đồng bộ? Như thế có phải là phương án tối ưu không?
2. Tại sao công ty lại chọn vị trí xây dựng nhà máy tại xã Thanh Hải?
3. Các công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất có được tính toán
đầy đủ không? Việc bố trí diện tích cho từng hạng mục như thế là hợp lý
hay chưa hợp lý?
4. Vấn đề môi trường có được công ty quan tâm không? Vì sao đối với dự
án này vấn đề môi trường lại quan trọng?
5. Tại sao công ty sử dụng lao động địa phương? Số lao động tuyển dụng đã
tối ưu chưa? Có đảm bảo cho dự án hoạt động sản xuất kinh doanh nhịp
nhàng với chi phí tiết kiệm không?
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
66 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
4.1. Thẩm định kỹ thuật
4.1.1. Mục đích và yêu cầu đối với công tác thẩm định kỹ thuật
4.1.1.1. Mục đích
Thẩm định kỹ thuật là quá trình xem xét, đánh giá sự thích hợp của công nghệ,
nguyên liệu, địa điểm, giải pháp xây dựng, biện pháp giảm thiểu tác hại đối với
môi trường đã nêu trong hồ sơ dự án so với nội dung và các mục tiêu của dự án
đầu tư, trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước, của ngành
tại thời điểm thẩm định dự án.
Nhiệm vụ của công tác thẩm định kỹ thuật là căn
cứ vào các thông tin đã có và kinh nghiệm của
mình kết hợp với việc tham khảo, tranh thủ ý kiến
của các nhà chuyên môn, Bộ (Sở) quản lý ngành,
của Bộ (Sở) Khoa học Công nghệ, Bộ (Sở) Tài
nguyên Môi trường, Bộ (Sở) Xây dựng để có
kiến nghị với chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư các
giải pháp tốt về kỹ thuật của dự án.
Mục đích của công tác thẩm định kỹ thuật nhằm loại bỏ các dự án không khả thi về
mặt kỹ thuật và chấp nhận các dự án khả thi về mặt này. Điều đó cho phép một
mặt tiết kiệm được các nguồn lực, mặt khác tranh thủ được cơ hội để tăng thêm
nguồn lực. Bởi vì nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo
hoặc do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, thì sẽ gây tổn thất nguồn lực. Trong trường hợp
bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng là đã bỏ lỡ một
cơ hội để tăng nguồn lực.
4.1.1.2. Yêu cầu
Do nội dung kỹ thuật là phần cốt lõi của dự án, quyết định sản phẩm của dự án được
sản xuất bằng cách nào? Chi phí bao nhiêu? Chất lượng thế nào? Do đó thẩm định kỹ
thuật nên được tiến hành kỹ lưỡng trước khi đánh giá các khía cạnh khác, kể cả khả
năng sinh lời về mặt tài chính và kinh tế của dự án. Vì vậy cần thu thập đầy đủ ý kiến
của các chuyên viên kỹ thuật (kể cả những ý kiến đã được đăng tải trên báo chí). Có
thể kết hợp tiến hành điều tra riêng rẽ các vấn đề khác nhau với việc tập hợp nhóm các
chuyên gia có trách nhiệm xem xét, đánh giá tổng hợp. Tuy nhiên bước nghiên cứu
này phải đi đến kết luận phương pháp kỹ thuật hiện tại có giúp dự án đạt được mục
tiêu đã nêu hay không? Dự án có khả thi về mặt kỹ thuật hay không?
Đối với cán bộ thẩm định, để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích
tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án thì ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án và
những quy định của nhà nước, của ngành, cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu, thu
thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thông qua các nguồn:
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 67
Đi thực tế để tìm hiểu về tình hình cung cầu của thị trường nguyên liệu, thị trường
công nghệ có thể áp dụng cho dự án.
Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ
sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra
của dự án, yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án.
Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng máy tính); từ
các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp
Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về ngành nghề mà dự
án định đầu tư.
Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại.
Tìm hiểu về địa điểm, hạ tầng nơi sẽ đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận
lợi, khó khăn.
4.1.1.3. Căn cứ thẩm định
Căn cứ để tiến hành thẩm định kỹ thuật của dự án bao gồm các tài liệu sau:
Hồ sơ dự án.
Các văn bản pháp quy, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng
lãnh thổ.
Các chỉ tiêu, định mức kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đơn
giá, các tỷ lệ chi phí hiện hành của Nhà nước quy định cho từng ngành, từng
lĩnh vực trong nền kinh tế.
Các quy ước, thông lệ quốc tế: các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ
chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về hàng hải, hàng không, đường sông).
Các dự án đầu tư cùng loại.
4.1.2. Nội dung và phương pháp thẩm định kỹ thuật
4.1.2.1. Thẩm định hình thức đầu tư và quy mô công suất của dự án
Thẩm định hình thức đầu tư:
Khi thẩm định hình thức đầu tư (đầu tư mới, mở
rộng, cải tạo, đổi mới công nghệ thiết bị) cần
đánh giá kỹ năng lực và điều kiện về tài chính,
kinh nghiệm tổ chức điều hành sản xuất kinh
doanh của chủ đầu tư để đảm bảo dự án có hình
thức đầu tư thích hợp.
Thẩm định quy mô, công suất của dự án:
Thẩm định quy mô công suất của dự án nhằm đánh giá xem công suất dự án đã
phải là công suất tối ưu chưa? Các yếu tố cơ bản để lựa chọn quy mô, công suất dự
án là: thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tính năng của công nghệ và
máy móc thiết bị lựa chọn; khả năng quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, khả
năng huy động vốn của chủ đầu tư. Do đó khi thẩm định quy mô, công suất của dự
án cần làm rõ những vấn đề sau:
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
68 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
o Dự kiến công suất của dự án là bao nhiêu? Lý do chọn công suất đó (cần có sự
so sánh các phương án công suất khác nhau)?
o Với công suất dự kiến, liệu có xác lập được một dây chuyền công nghệ vừa
hiện đại vừa thích hợp cho phép khai thác hết công suất hay không?
o Nguồn nguyên liệu, phương thức cung cấp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm, các điều
kiện lãnh thổ có ảnh hưởng thế nào đối với công suất của dự án? có đảm bảo
cho dự án khai thác hết công suất hay không?
o Với công suất dự kiến, chế độ làm việc của dự án sẽ thế nào? có bố trí sản xuất
hai ca hay không, lợi hại thế nào?
o Quá trình đầu tư có cần phân kỳ đầu tư (đưa vào sử dụng từng phần công suất)
hay không?
o Xét các yếu tố của nền kinh tế quốc dân nói chung, của ngành nói riêng thấy có
cần công suất dự phòng hay không? Dự án có khả năng mở rộng trong tương
lai ở khu vực lãnh thổ hay không?
4.1.2.2. Thẩm định công nghệ, trang thiết bị của dự án
Nội dung thẩm định công nghệ, trang thiết bị bao gồm: thẩm định chất lượng các
sản phẩm do công nghệ tạo ra; thẩm định công nghệ và các thiết bị trong dây
chuyền công nghệ; đánh giá hiệu quả của công nghệ đã chọn.
a. Thẩm định chất lượng các sản phẩm do công nghệ tạo ra:
Chất lượng các sản phẩm do công nghệ tạo ra phải phù hợp với nhu cầu của khách
hàng, kể cả khách hàng nước ngoài. Cần làm rõ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà
thị trường đón nhận và khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, giá cả của sản
phẩm do công nghệ tạo ra. Nói chung, những chỉ tiêu này phải tốt hơn (hoặc ít nhất là
bằng) những sản phẩm đã và sẽ có (theo dự báo).
b. Thẩm định công nghệ:
Thẩm định công nghệ phải làm rõ những nội dung sau:
Xem xét các cơ sở, căn cứ để lựa chọn công nghệ.
Xem xét sự hoàn thiện của công nghệ. Tuỳ loại sản
phẩm và phương thức sản xuất, sơ đồ công nghệ có
thể khác nhau, nhưng đều phải thể hiện đầy đủ các
công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra
các sản phẩm đã dự kiến (cả về số lượng và chất lượng).
Khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và
khu vực. Trong một số trường hợp có thể dùng công nghệ thích hợp đối với trình
độ, điều kiện của Việt Nam, nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn những
công nghệ hiện có trong nước và không nằm trong danh mục các công nghệ thiết
bị cấm nhập khẩu. Quá trình thẩm định công nghệ cũng cần xem xét đến tình
huống nếu có yêu cầu thay đổi chủng loại và tính năng, quy cách sản phẩm thì
công nghệ đã chọn có đáp ứng được không?
Đánh giá công nghệ căn cứ vào các điểm sau:
o Xuất xứ công nghệ;
o Thời điểm tạo ra công nghệ;
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 69
o Hiệu quả của công nghệ: tỷ lệ phế thải, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng,
suất đầu tư;
o Mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, chuyên môn hoá, điều kiện lao động, giải
quyết việc làm;
o Đặc tính của nguyên vật liệu đầu vào;
o Cấp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
o Mức độ gây ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
c. Thẩm định thiết bị trong dây chuyền công nghệ
Khi thẩm định cần đánh giá tính phù hợp và chất lượng của thiết bị.
Đánh giá tính phù hợp của thiết bị
o Các thiết bị trong dây chuyền công nghệ được
xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất
lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ;
nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và số
lượng như dự kiến.
o Quá trình thiết bị hoạt động phải đáp ứng được
các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn lao
động theo các quy định của pháp luật.
o Danh mục các thiết bị phải thể hiện khả năng thực hiện các nguyên công trong
sơ đồ công nghệ, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng các bán thành phẩm,
thành phẩm.
o Cần lưu ý xem xét không để xảy ra trường hợp thiếu các thiết bị cần thiết cho
dây chuyền sản xuất hoặc đưa vào danh mục các thiết bị không cần thiết,
không đảm bảo tính đồng bộ của công nghệ (Điều này có thể xảy ra trong các
dự án FDI, khi một Bên tham gia dự án góp vốn bằng thiết bị).
Đánh giá chất lượng của thiết bị, trên cơ sở danh mục thiết bị trong dự án đầu tư
cần xem xét:
o Xuất xứ của thiết bị (Nước sản xuất thiết bị).
o Năm chế tạo thiết bị, ký hiệu, mã hiệu thiết bị.
o Các đặc tính, tính năng kỹ thuật (công suất thiết bị, số vòng quay, sản lượng
sản phẩm tạo ra trong 1 đơn vị thời gian).
o Các yêu cầu của thiết bị đối với nguyên liệu, nhiên liệu.
o Tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng của thiết bị đối với 1 đơn vị sản phẩm.
o Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra.
o Đánh giá mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, mức độ sử dụng nhân lực, các điều
kiện bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường của thiết bị và hệ thống
dây chuyền sản xuất.
Đánh giá đối với thiết bị đã qua sử dụng, ngoài những đặc tính chung của thiết bị,
đối với thiết bị đã qua sử dụng cần xem xét thêm:
o Các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật hiện tại của thiết bị đã qua sử dụng so
với thiết bị mới cùng loại; thời điểm kiểm tra các chỉ tiêu trên.
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
70 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
o Số giờ thiết bị đã hoạt động, điều kiện làm việc của thiết bị.
o Số lần thiết bị đã được sửa chữa, đại tu. Các bộ phận đã được thay thế hoặc
đảm bảo chất lượng như mới.
o Các điều kiện bảo đảm, bảo hành đối với thiết bị đã qua sử dụng.
o Giá cả thiết bị đã qua sử dụng so với thiết bị mới.
o Xem xét tỷ lệ tổng giá trị thiết bị đã qua sử dụng so với tổng giá trị thiết bị của
dự án.
Năm 2014, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành quy định về nhập khẩu máy móc thiết
bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng: phải đảm bảo máy móc có tuổi đời không
quá 5 năm hoặc 10 năm tuỳ từng ngành; hoặc phải đảm bảo còn 80% so với chất
lượng ban đầu trở lên.
d. Thẩm định phương thức chuyển giao công nghệ thiết bị
Công nghệ thiết bị được mua sắm thông qua "Đấu
thầu" hay do Bên nước ngoài góp vốn vào dự án. Trường
hợp Bên nước ngoài góp vốn vào dự án bằng giá trị thiết
bị của họ thì cần xem xét kỹ tình trạng chất lượng, giá cả
và sự phù hợp với yêu cầu của dự án. Nói chung khi
thẩm định phương thức chuyển giao công nghệ, cần làm rõ những nội dung sau:
Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu
tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không?
Giá cả công nghệ thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không?
Thời gian giao hàng và lắp đặt công nghệ thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện
dự án dự kiến hay không?
Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất
các thiết bị của dự án hay không?
e. Đánh giá hiệu quả của công nghệ thiết bị
Hiệu quả của công nghệ thiết bị được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Sự phù hợp của công nghệ với mục tiêu của dự án và yêu cầu phát triển kinh tế –
xã hội.
Các lợi ích kinh tế – xã hội do công nghệ mang lại như: khả năng tạo năng lực sản
xuất mới; khả năng tạo ngành nghề sản phẩm mới; khả năng mở rộng thị trường do
công nghệ tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh và cung cấp sản phẩm ổn định.
Công nghệ được chọn góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong nước và bảo vệ
môi trường.
4.1.2.3. Thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào
Khi thẩm định nguyên liệu, cần làm rõ các nội dung sau:
Loại nguyên liệu dự kiến sử dụng cho dự án đã phải là lựa chọn tối ưu chưa? Chất
lượng nguyên liệu được chọn có đảm bảo sản xuất ra sản phẩm tốt dễ dàng tiêu thụ
trên thị trường hay không?
Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự
của dự án
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 71
Loại nguyên vật liệu sử dụng có thông dụng, dễ tìm kiếm trên thị trường hay không? Dự
án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không? Hiện nay nhà nước khuyến
khích sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc mua được ở trong nước, sử dụng các loại
nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường. Vì thế trường hợp phải nhập khẩu của nước ngoài,
cán bộ thẩm định cần xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị các loại nguyên, nhiên, vật
liệu, linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm được nhập từ nước ngoài để gia công, sản
xuất, lắp ráp sản phẩm. Sau đó tính tỷ lệ giá trị các bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng
nhập từ nước ngoài so với chi phí sản xuất, từ đó nhận xét về các tỷ lệ này trên cơ sở
chính sách nội địa hoá của Nhà nước ta trong từng lĩnh vực cụ thể, chính sách nhập khẩu
nguyên nhiên liệu.
Tính toán lại khối lượng nguyên vật liệu dự kiến thu mua trong từng n