MỤC TIÊU
Kết thúc bài 5, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
• Nắm được các hoạt động quản lý của chu kỳ quản lý dự án;
• Nắm vững quy trình lập kế hoạch (tiến độ, ngân sách và các nguồn lực);
• Hiểu được nội dung kiểm soát dự án.
47 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư - Bài 5: Quản lý dự án theo chu kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015105226
BÀI 5
QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO CHU KỲ
TS. Nguyễn Hồng Minh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015105226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Các bước cụ thể của quản lý dự án
• Công ty Hoàng Anh đã lập xong một dự án chung cư cao tầng và lựa chọn phương
thức trực tiếp quản lý quá trình đầu tư vào dự án này.
• Công ty hiểu được mục tiêu của hoạt động quản lý. Tuy nhiên cần triển khai các bước
cụ thể của quản lý dự án như thế nào để thực hiện được các mục tiêu đó?
2
1. Quản lý dự án gồm những bước cụ thể nào?
2. Những nội dung chính của các bước đó là gì và triển khai các bước đó
ra sao?
3. Trong quá trình thực hiện dự án xảy ra những mâu thuẫn giữa yêu cầu
của dự án và khả năng đáp ứng yêu cầu thì phải xử lý như thế nào?
v1.0015105226
MỤC TIÊU
Kết thúc bài 5, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
• Nắm được các hoạt động quản lý của chu kỳ quản lý dự án;
• Nắm vững quy trình lập kế hoạch (tiến độ, ngân sách và các nguồn lực);
• Hiểu được nội dung kiểm soát dự án.
3
v1.0015105226
NỘI DUNG
4
Lập kế hoạch và ngân sách dự án
Lập kế hoạch tiến độ dự án
Phân bổ nguồn lực
v1.0015105226
CÁC TIẾN TRÌNH CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN
Các tiến trình quản lý dự án được xếp vào 5 nhóm:
5
Tiến trình
khởi động
Tiến trình hoạch định
– lập kế hoạch
Tiến trình thực thi –
Điều phối thực hiện
Tiến trình điều khiển
– Giám sát
Tiến trình kết thúc
Tạo môi trường để
có thể triển khai
thực hiện dự án
Xác định mục tiêu
và lên kế hoạch
thực hiện
Liên kết nguồn lực
để thực hiện các
công việc dự án
Giám sát, đo lường,
xác định hành động
điều khiển phù hợp
Chuyển giao kết
quả, chấm dứt hợp
đồng và tổng kết
v1.0015105226
1. LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH DỰ ÁN
• Lập kế hoạch quản lý dự án:
Khái niệm và tác dụng của lập kế hoạch quản lý dự án;
Trình tự lập kế hoạch quản lý dự án;
Nội dung kế hoạch quản lý dự án.
• Lập ngân sách dự án:
Khái niệm ngân sách dự án;
Phương pháp lập ngân sách dự án.
6
v1.0015105226
1.1. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
• Khái niệm:
Lập kế hoạch dự án là việc xác định những công việc cần làm, sắp xếp chúng theo một trình
tự hợp lý, xác định nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đó nhằm hoàn thành
tốt mục tiêu đã xác định của dự án.
• Quản lý dự án có nhiều chức năng. Lập kế hoạch được coi là quan trọng nhất, vì đó là xuất
phát điểm cho mọi công việc về sau. Lập kế hoạch phải gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và
chương trình hành động trong tương lai.
• Lập kế hoạch là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần hướng vào mục tiêu
nào đó để đạt được mục đích chung.
7
v1.0015105226
TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
8
Bước 1:
Xác lập
mục tiêu
dự án
Bước 2:
Phát triển
kế hoạch
Bước 3:
Xây
dựng sơ
đồ kế
hoạch
dự án
Bước 4:
Lập tiến
độ thực
hiện dự án
Bước 5: Dự
toán chi phí
và phân bổ
nguồn lực
Bước 6:
Chuẩn bị
báo cáo
và kết thúc
dự án
v1.0015105226
TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN (tiếp theo)
9
• Bước 1: Những mục tiêu này phản ánh thời điểm bắt đầu và hoàn thành dự án, chi phí dự
toán, các kết quả cần đạt được.
• Bước 2: xác định các nhiệm vụ chính để thực hiện mục tiêu, (được thực hiện thông qua việc
lập danh mục và mã hóa công việc, xây dựng sơ đồ cơ cấu phân tách công việc).
• Bước 3: xác định được mối quan hệ, thứ tự trước sau giữa các công việc, lập sơ đồ kế hoạch
nhằm phản ánh quan hệ lô gíc của các công việc.
• Bước 4: chỉ rõ khi nào các công việc bắt đầu, khi nào kết thúc, độ dài thời gian thực hiện từng
công việc và những mốc thời gian quan trọng khác.
• Bước 5: dự toán chi phí cho từng công việc, từng khoản mục chi phí cũng như những nguồn
lực khác như lao động, máy móc thiết bị để thực hiện dự án. Đây thực chất là kế hoạch chi
tiêu đi liền với việc lập tiến độ thực hiện dự án.
• Bước 6: hệ thống báo cáo, kiểm tra, giám sát cần thiết để thực hiện thành công kế hoạch dự
án. Các báo cáo quan trọng nhất bao gồm báo cáo tiến độ thời gian, chi phí.
v1.0015105226
NỘI DUNG KẾ HOẠCH DỰ ÁN
• Nội dung 1: Tổng quan chung về dự án
• Nội dung 2: Các mục tiêu của dự án
• Nội dung 3: Khía cạnh kỹ thuật và quản trị của dự án
• Nội dung 4: Vấn đề hợp đồng của dự án
• Nội dung 5: Tiến độ dự án
• Nội dung 6: Nguồn lực dự án
• Nội dung 7: Nhân sự dự án
• Nội dung 8: Phương pháp kiểm tra và đánh giá dự án
• Nội dung 9: Các vấn đề rủi ro tiềm ẩn
10
v1.0015105226
CÔNG CỤ WBS TRONG LẬP KẾ HOẠCH
Xác định thời gian, nguồn lực cho mỗi công việc: đối với mỗi công việc/gói công việc đã được
phân chia, cần xác định các dữ liệu liên quan (người chịu trách nhiệm thi hành (OBS – cơ cấu
phân tách nhân lực), khối lượng công việc, thời gian thực hiện (PERT/CPM), ngân sách và chi phí
(CBS – cơ cấu phân tách chi phí), máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhà cung ứng).
WBS + OBS = Kế hoạch quản lý nhân lực (Sơ đồ phân việc)
WBS + CBS = Kế hoạch quản lý chi phí
WBS + PERT/CPM = Kế hoạch quản lý thời gian
Kế hoạch + Tiêu thức đánh giá = Khung theo dõi kết quả
(Trong lập kế hoạch, chúng ta sử dụng công cụ WBS).
• Xác lập ma trận trách nhiệm: Thông tin quan trọng nhất là về người hoặc bộ phận chịu trách
nhiệm thi hành công việc đã phân chia ở trên. Ma trận trách nhiệm xác định ai chịu trách
nhiệm về cái gì, đây chính là cơ sở để phối hợp các công việc của dự án.
• WBS là cơ sở để các thành viên dự án hiểu cơ cấu và các mối quan hệ của các công việc
trong dự án. Song dự án chỉ có thể được thực hiện khi có sự phối hợp thống nhất giữa các
thành viên. Ma trận trách nhiệm là căn cứ để đảm bảo điều này.
11
v1.0015105226
• N – Notification (Thông báo)
• A – Approval (Chấp thuận)
• R – Responsible (Trách nhiệm)
• S – Support (Hỗ trợ)
• C – Consult (Tư vấn)
WBS
Các thành viên trong đội dự án
Các thành viên chủ
chốt bên ngoài
Giám đốc
dự án
Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 Nhà tài trợ
Chuyên
gia chất
lượng
1.1.0 R S A
1.2.1 R S
1.2.2 R C
1.3.0 A R C
1.4.0 C S N
KẾT HỢP WBS VỚI OBS – SƠ ĐỒ TRÁCH NHIỆM
12
v1.0015105226 13
WBS
Lao động
(Số giờ công)
Thiết bị
(Số giờ máy)
Vật liệu
(Khối lượng)
1.0.0
1.1.0
1.2.0
1.3.0
1.3.1
1.3.2
1.4.0
Tổng cộng
KẾT HỢP WBS VÀ CÁC NGUỒN LỰC – BẢNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGUỒN LỰC
v1.0015105226
1.2. LẬP NGÂN SÁCH DỰ ÁN
• Khái niệm:
Ngân sách dự án (hay còn gọi là ngân quỹ dự án) được
hiểu là kế hoạch phân phối nguồn quỹ cho các hoạt
động dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu
chi phí, tiến độ và đảm bảo yếu tố kỹ thuật của dự án.
• Ngân sách dự án được xác định trên cơ sở WBS.
• Mặt khác, ngân sách dự án còn phụ thuộc vào ngân
sách của tổ chức, bị ràng buộc bởi chính sách và điều
kiện, khả năng của tổ chức.
14
• Sau khi có kế hoạch các công việc, chúng ta sẽ xác định kế hoạch nguồn lực thực hiện kế
hoạch đó, nguồn lực thể hiện ở kế hoạch tài chính – ngân sách.
v1.0015105226
PHƯƠNG PHÁP LẬP NGÂN SÁCH DỰ ÁN
• Dự toán ngân sách từ trên xuống:
Việc dự toán ngân sách từ trên xuống dựa trên kinh nghiệm của quản trị cấp cao và cấp trung
gian, và những dữ liệu sẵn có trong quá khứ của các dự án tương tự. Những nhà quản trị
ước lượng chi phí cho toàn bộ dự án cũng như các chi phí của các hạng mục nhỏ thuộc dự
án. Việc dự toán chi phí này sau đó được đưa xuống cấp quản lý thấp hơn, những người sẽ
tiếp tục phân tích chi phí cho các nhiệm vụ cụ thể và các gói công việc nhỏ hơn. Quá trình
này tiếp tục cho đến cấp thấp nhất.
• Dự toán ngân sách từ dưới lên:
Việc dự toán chi phí trực tiếp cho các công việc được thực hiện bởi những nhà quản trị cấp
thấp. Cần tính toán các yêu cầu về nguồn lực như lao động, tiêu hao nguyên vật liệu và ngày
công đối với các công việc nhỏ, rồi cộng dồn lên cho các công việc lớn hơn, theo cơ cấu
phân chia công việc WBS. Sự phân tích này được chuyển đổi tương đương sang con số cụ
thể bằng tiền.
15
v1.0015105226
PHƯƠNG PHÁP LẬP NGÂN SÁCH DỰ ÁN (tiếp theo)
16
• Dự toán ngân sách kết hợp:
Kết hợp đàm phán nội bộ giữa các cấp quản trị về ngân sách dự án cho từng hạng mục công
việc. (Dự toán ngân sách phác thảo đầu tiên có thể là từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Trên cơ
sở ngân sách phác thảo, quá trình đàm phán diễn ra giữa các cấp quản trị để cuối cùng đạt
được một dự toán ngân sách phù hợp với yêu cầu và điều kiện của cả hai bên).
v1.0015105226
2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
17
2.2. Tính các thông số trong sơ đồ PERT
2.1. Trình tự lập sơ đồ mạng PERT
v1.0015105226
KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ?
• Là một biểu kế hoạch trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công việc.
• Tiến độ dự án là cơ sở để triển khai thực hiện dự án, điều hành và giám sát các hoạt động
của dự án. Tiến độ dự án được lập trên cơ sở thiết lập biểu đồ Gantt và sơ đồ mạng.
18
v1.0015105226
2.1. TRÌNH TỰ LẬP SƠ ĐỒ MẠNG PERT
• Bước 1: Vẽ sơ đồ mạng.
• Bước 2: Tính các thông số thời gian dự kiến thực hiện công việc (te), phương sai (
2), độ lệch
chuẩn ().
• Bước 3: Xác định các công việc găng và đường găng.
• Bước 4: Xác định khả năng hoàn thành dự án trong thời gian mong muốn.
19
v1.0015105226
2.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ CƠ BẢN
• Thời gian dự kiến thực hiện công việc.
• Đường găng, thời gian thực hiện dự án.
• Phương sai 2.
• Độ lệch chuẩn .
• Độ chuẩn Z.
• Xác suất thực hiện dự án trong khoảng thời gian S.
20
v1.0015105226
THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Trong đó:
• a: thời gian lạc quan, được xem là thời gian ngắn nhất để thực hiện các công việc trong các
điều kiện thuận lợi đặc biệt. Thời gian này có xác suất xuất hiện thấp.
• b: thời gian bi quan, là thời gian dài nhất để thực hiện các công việc trong các điều kiện bất
lợi hiếm hoi. Thời gian này có xác suất xuất hiện thấp.
• m: thời gian trung bình cần thiết để thực hiện các công việc của dự án. Thời gian này có xác
suất xuất hiện cao.
21
6
b4ma
te
v1.0015105226
ĐỘ LỆCH CHUẨN
• Độ lệch chuẩn : Xác định mức độ dao động xung quanh giá trị trung bình.
• Để xác định độ lệch chuẩn chúng ta xác định phương sai.
• Phương sai 2:
Phương sai là đại lượng đo độ phân tán các giá trị ngẫu nhiên xung quanh giá trị trung
bình, cho phép xác định độ chênh lệch giữa các giá trị trung bình:
Phương sai của dự án bằng tổng phương sai của các công việc trên đường găng.
22
2
2
ij
6
ab
σ
v1.0015105226 23
ĐỘ LỆCH TIÊU CHUẨN ( – Standard Deviation)
2σσ
v1.0015105226
KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN MONG MUỐN
• Gọi:
D là thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án trong điều kiện trung bình ứng với các thời
gian kỳ vọng te;
S là thời gian mong muốn hoàn thành dự án;
là độ lệch chuẩn của dự án.
• Từ công thức xác định độ chuẩn:
• Chúng ta sẽ xác định được xác xuất thực hiện dự án trong thời gian S.
24
σ
DS
Z
v1.0015105226
VÍ DỤ
25
Công việc Công việc trước a m b
A – 1 2 3
B – 1 3 5
C A 2 4 6
D B 4 5 6
E C, D 4 6 8
Sơ đồ mạng
1
3
4 5
2
B
C
D
E
A
v1.0015105226
VÍ DỤ (tiếp theo)
Xác định te
26
Công việc a m b te
A 1 2 3 2
B 1 3 5 3
C 2 4 6 4
D 4 5 6 5
E 4 6 8 6
6
b4ma
te
v1.0015105226
VÍ DỤ (tiếp theo)
27
Xác định đường găng và thời gian thực hiện dự án
• Đường găng: Đường B, D, E.
• Thời gian thực hiện dự án D = Độ dài đường găng = 14 ngày.
1
3
4 5
2
B
C
D
E
2
A
4
3 5
6
v1.0015105226
VÍ DỤ (tiếp theo)
28
Xác định 2
Phương sai: 4/9 + 1/9 + 4/9 = 1
2
2
6
ab
σ
Công việc a m b te
2
A 1 2 3 2 1/9
B 1 3 5 3 4/9
C 2 4 6 4 4/9
D 4 5 6 5 1/9
E 4 6 8 6 4/9
v1.0015105226
VÍ DỤ (tiếp theo)
• Độ lệch tiêu chuẩn – Standard Deviation:
• Xác suất thực hiện dự án 13 ngày:
Z = (S – D)/ = (13 – 14)/1 = –1
Tra bảng khi Z = 1 thì P = 0,1587
Xác suất dự án thực hiện trong 13 ngày là 0,1587
• Xác suất thực hiện dự án 15 ngày:
Z = (S – D)/ = (15 – 14)/1 = 1
Tra bảng khi Z = 1 thì P = 0,1587
Xác suất dự án thực hiện trong 15 ngày là 1 – 0,1587 = 0,8413
29
11σσ 2
v1.0015105226
VÍ DỤ (tiếp theo)
30
Bình luận:
• Nếu 0,25 P 0,5 có nghĩa là S hơi nhỏ hơn hoặc bằng D, thì việc hoàn thành dự án được
xem là bình thường và dự án được hoàn thành trong thời gian có thể chấp nhận được.
• Nếu P < 0,25 dự án không bình thường.
• Nếu P > 0,5: dự án hoàn thành trễ hơn dự định sẽ gây lãng phí.
Chú ý:
• Nếu chúng ta đặt kế hoạch tiến độ trong 13 ngày, P = 0,1587 < 0,25 khả năng thực hiện kế
hoạch thấp.
• Nếu chúng ta đặt kế hoạch tiến độ trong 15 ngày, P = 0,8413 > 0,5 sẽ lãng phí, không
hiệu quả.
v1.0015105226
3. PHÂN BỔ NGUỒN LỰC
31
3.2. Các bài toán về phân bổ nguồn lực
3.1. Các loại nguồn lực
v1.0015105226
3.1. CÁC LOẠI NGUỒN LỰC
• Theo nguyên lý kế toán:
Chi phí nhân công (nguồn nhân lực);
Các chi phí nguyên vật liệu;
Các chi phí khác (ví dụ: lãi vay).
(Không xét đến khía cạnh chính của việc quản trị nguồn lực là sự có sẵn của nguồn lực).
• Theo sự sẵn có của nguồn lực (theo đặc tính có thay đổi khối lượng hay không):
Nguồn lực có thể phục hồi: là các nguồn lực không thay đổi khối lượng của nó trong quá
trình sử dụng (ví dụ: lao động).
Nguồn lực tiêu hao dần: là các nguồn lực thay đổi khối lượng của nó trong quá trình sử
dụng (ví dụ: nguyên vật liệu).
32
v1.0015105226
3.1. CÁC LOẠI NGUỒN LỰC
33
• Theo sự sẵn có của nguồn lực (theo đặc tính có bị ràng buộc hay không):
Nguồn lực không bị ràng buộc: có sẵn với số lượng không hạn chế tương ứng với các
mức chi phí khác nhau (ví dụ lao động phổ thông và thiết bị thông thường).
Nguồn lực bị ràng buộc: các nguồn lực rất đắt tiền, khó huy động được trong phạm vi thời
hạn thực hiện dự án (ví dụ các trang thiết bị đặc biệt, các chuyên gia kỹ thuật có kinh
nghiệm, các vật tư hiếm).
• Theo khả năng có thể dự trữ của nguồn lực:
Nguồn lực có khả năng dự trữ loại nguồn lực nếu không dùng có thể dự trữ (tiền, vật tư).
Nguồn lực không có khả năng dự trữ (loại nguồn lực nếu không dùng thì coi như là mất,
không giữ lại được. Loại này chủ yếu là các nguồn lực vô hình như công thợ, ca máy. Nếu
đã thuê thợ, thuê máy mà không dùng thì vẫn phải trả tiền. Thời gian cũng là một loại
nguồn lực không thể thu hồi).
v1.0015105226
3.2. CÁC BÀI TOÁN VỀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC
• Các ràng buộc:
Thời gian hạn chế;
Nguồn lực hạn chế;
Dự án cần phải được hoàn thành càng nhanh càng tốt nhưng với điều kiện là không vượt
quá khả năng đáp ứng nguồn lực.
• Một số bài toán cụ thể:
Điều hòa nguồn lực: nhu cầu nguồn lực tại mọi thời điểm nằm trong phạm vi cho phép
nhưng mức độ sử dụng không hài hòa cần phải được điều chỉnh, cân đối.
Đẩy nhanh tiến độ: chiều dài đường găng vượt quá thời hạn cho phép, cần phải rút ngắn
lại sao cho chi phí tăng ở mức thấp nhất.
Phân bổ nguồn lực trong điều kiện hạn chế: trường hợp nhu cầu nguồn lực vượt quá khả
năng cung cấp, cần phải điều chỉnh (có cho phép kéo dài đường găng).
Tối ưu hoá quan hệ thời gian – chi phí. (Rút ngắn thời gian thực hiện dự án bao nhiêu là
hiệu quả, dự án có thể sắp xếp các nguồn lực từ các đường không găng sang đường
găng hay không?).
34
v1.0015105226
ĐIỀU HÒA NGUỒN LỰC
• Điều hòa nguồn lực nghĩa là tìm cách phân bổ nguồn lực thực hiện dự án một cách đều đặn
và ổn định theo thời gian, để nhu cầu nguồn lực không bị thiếu hụt hoặc dư thừa so với khả
năng sẵn có của tổ chức thực hiện dự án.
• Ví dụ: Sắp xếp công việc sao cho nhân lực, MMTB không trong tình trạng có ngày quá thừa,
có ngày quá thiếu Vừa lãng phí, vừa không thực hiện được yêu cầu của dự án.
35
v1.0015105226
PHÂN BỔ NGUỒN LỰC HẠN CHẾ
Đôi khi vì điều kiện nguồn lực có hạn mà thời hạn đã định không thể bảo đảm và bị kéo dài.
• Phân bổ nguồn lực có hạn cần phải tuân thủ các quy tắc và phương pháp phân phối.
• Mặt khác, nhiều trường hợp trong thực tế, sau khi thực hiện tất cả các biện pháp xê dịch, kéo
dài công việc mà vẫn không đảm bảo được điều kiện về giới hạn nguồn lực thì lúc này buộc
phải cân nhắc ưu tiên một trong hai mục tiêu: đảm bảo thời gian thì phải vượt quá giới hạn về
nguồn lực, còn đảm bảo về giới hạn nguồn lực thì thời hạn thực hiện dự án buộc phải đẩy lùi
về sau.
36
v1.0015105226
QUY TẮC PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC CÓ HẠN
• Ưu tiên các công việc găng vì các công việc này quyết định thời hạn thực hiện dự án.
• Ưu tiên các công việc có dự trữ thời gian nhỏ nhất (nếu trong các công việc đang xét không
có công việc găng).
• Ưu tiên các công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất (để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi
tình trạng khó khăn).
• Ưu tiên các công việc có thời điểm khởi công hay hoàn thành sớm nhất.
• Ưu tiên các công việc đòi hỏi phải hoàn thành trước.
• Ưu tiên các công việc theo ý muốn chủ quan hoặc ý nghĩa chính trị của con người.
37
v1.0015105226
BÀI TẬP
Cho dự án:
Nếu giới hạn nguồn nhân lực chỉ có 5 người thì cần phân bổ nguồn lực và thời gian như thế nào
cho hợp lý?
38
3 ngày, 2 người
1
3
4
2
C
B
A
5 ngày, 4 người
2 ngày, 2 người
v1.0015105226
BÀI TẬP
39
Chuyển thành sơ đồ GANTT
A
B
C
Công việc
Ngày
2 người
2 người
0
4 người
3 4 52
v1.0015105226
BÀI TẬP
40
Sơ đồ thanh ngang nguồn nhân lực
(Biểu đồ phụ tải nguồn nhân lực)
8
5
4
Nhân lực
Ngày
Giới hạn nguồn nhân lực
0 2 3 54
6
8 người
6 người
4 người
v1.0015105226
BÀI TẬP (tiếp theo)
Cân đối thời gian – nhân lực
41
A
B
C
Công việc
2 người
2 người
0
4 người
2 85 7
Ngày
v1.0015105226
BÀI TẬP (tiếp theo)
42
Sơ đồ thanh ngang nguồn nhân lực điều chỉnh
5
2
Nhân lực
Ngày
Giới hạn nguồn nhân lực
0 87
4
4 người
5 người
2 người
v1.0015105226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Quản lý dự án gồm những bước cụ thể nào?
Trả lời: Các bước cụ thể trong quản lý dự án được thể hiện trong năm nhóm tiến trình của
quản lý dự án từ khởi động đến kết thúc dự án trong đó tập trung vào các bước ở ba nhóm
tiến trình: Lập kế hoạch, điều phối thực hiện và giám sát. Trong bài này chúng ta đã nghiên
cứu các bước của lập kế hoạch và điều phối thực hiện.
2. Những nội dung chính của các bước đó là gì và triển khai các bước đó ra sao?
Trả lời: Những nội dung chính của các bước đó là gì và triển khai các bước đó ra sao? Chúng
ta cần xem lại nội dung của từng bước, ví dụ: 6 bước trong lập kế hoạch, 3 phương pháp lập
ngân sách, 4 bước trong lập sơ đồ mạng của kế hoạch tiến độ
3. Trong quá trình thực hiện dự án xảy ra những mâu thuẫn giữa yêu cầu của dự án và
khả năng đáp ứng yêu cầu thì phải xử lý như thế nào?
Trả lời: Liên quan chủ yếu đến việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Có một vấn đề chúng
ta luôn phải đối mặt, đó là nguồn lực thường luôn hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Thời gian
thực hiện dự án bị hạn chế, Nguồn lực thực hiện dự án cũng hạn chế. Có thể đánh đổi giữa
thời gian và nguồn lực đó chính là những nội dung các bài toán về phân bổ nguồn lực.
43
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Phân chia các kết quả (sản phẩm) chính của dự án thành những thành phần nhỏ hơn, dễ
quản lý hơn gọi là:
A. Kiểm tra phạm vi.
B. Hoạch định phạm vi.
C. Xác định phạm vi.
D. Xây dựng cơ cấu phân tách công việc (WBS).
Trả lời:
Đáp án đúng là: D. Xây dựng cơ cấu phân tách công việc (WBS).
44
v1.0015105226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Cho thời gian thực hiện công việc (a: lạc quan; b: bi quan; m: trung bình) thời gian dự kiến
thực hiện mỗi công việc được xác định bằng:
A. (b – a)/62
B. (a + 4m + b)/6
C. (a + m + b)/3
D. m
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. (a + 4m + b)/6
45
v1.0015105226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Lập kế hoạch dự án là việc xác định những công việc cần làm, sắp xếp chúng theo một
trình tự hợp lý, xác định nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đó nhằm
hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án. Khi lập kế hoạch dự án, chúng ta sẽ chi
tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các công việc cụ thể và hoạch định một
chương trình để thực hiện các công việc đó.
• Lập kế hoạch dự án được thực hiện thông qua trình tự các bước: xác lập mục tiêu dự
án, phát triển kế hoạch, xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án, lập tiến độ thực hiện dự án,
dự toán chi phí và phân bổ nguồn lực, chuẩn bị báo cáo và kết thúc dự án.
• Kế hoạch dự án bao gồm các nội dung: tổng quan chung