Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chuơng 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản

I. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tiểu tư sản: - Cuối thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sản xuất với máy móc và chế độ công xưởng thay thế cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công. - Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mâu thuẫn: thất nghiệp, nghèo khổ, phân hóa giai cấp sâu sắc, tự phát vô chính phủ trong sản xuất kinh doanh. - Sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công làm xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới – Kinh tế học tiểu tư sản.

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chuơng 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử các học thuyết kinh tế Chuơng 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản Lịch sử các học thuyết kinh tế 2 Nội dung I. Hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tiểu tư sản II. Đặc điểm của kinh tế học tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi IV. Học thuyết kinh tế của Proudhon V. Đánh giá chung Lịch sử các học thuyết kinh tế 3 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản I. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tiểu tư sản: - Cuối thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sản xuất với máy móc và chế độ công xưởng thay thế cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công. - Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mâu thuẫn: thất nghiệp, nghèo khổ, phân hóa giai cấp sâu sắc, tự phát vô chính phủ trong sản xuất kinh doanh. - Sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công làm xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới – Kinh tế học tiểu tư sản. 18001400 1500 1700 19001600 2000 Kinh tế học tiểu tư sản Lịch sử các học thuyết kinh tế 4 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản II. Đặc điểm của kinh tế học tiểu tư sản - Đứng trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản để phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản, phê phán nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tiểu tư sản, chống lại nền sản xuất lớn – sản xuất tư bản chủ nghĩa - Ủng hộ đẩy mạnh sản xuất nhỏ hay chỉ phát triển thành tư bản nhỏ, gạt bỏ con đường tư bản chủ nghĩa. - Phương pháp luận duy tâm, siêu hình. - Biểu hiện không triệt để cả trong nhận thức các phạm trù kinh tế và trong biện pháp cải tạo xã hội mà nó đưa ra. * Một số đại diện: - Sismondi (1773 – 1842) - Pierre Proudhon (1809 – 1865) Lịch sử các học thuyết kinh tế 5 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi 1. Vài nét về Sismondi (1773 -1842) - Xuất thân từ gia đình quý tộc mộ đạo tại Pháp - Sống lưu vong ở nhiều nước Anh, Ý , nên tiếp cận được với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước khác nhau - Ban đầu chịu ảnh hưởng của Adam Smith, sau phê phán học thuyết kinh tế tư sản cổ điển - Mong muốn xây dựng một hệ thống lý luận khác học thuyết tư sản cổ điển, bảo vệ nền sản xuất nhỏ. Lịch sử các học thuyết kinh tế 6 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi 2. Phê phán CNTB theo quan điểm tiểu tư sản: - Phê phán các nhà kinh tế chính trị cổ điển xem thường lợi ích của quần chúng. - Mong muốn có một xã hội mà ở đó có sự phân phối công bằng. - Lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ * Công lao của Sismondi là đã tổng kết cuộc cách mạng công nghiệp. Ông là một trong những người đầu tiên chỉ ra những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Lịch sử các học thuyết kinh tế 7 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi: 3. Lý luận về giá trị và tiền tệ: a. Lý luận về giá trị: – Dùng lập trường lý luận giá trị - lao động để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế. Khẳng định lao động là nguồn gốc của giá trị. – Đưa ra cụm từ “thời gian lao động xã hội cần thiết” và cho rằng khi xác định lượng giá trị của hàng hóa phải dựa vào sản xuất xã hội. – Vạch rõ sự mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả. b. Lý luận về tiền tệ: – Coi tiền tệ chỉ có vai trò là thước đo chung của giá trị và giúp trao đổi hàng hóa dễ dàng hơn. Coi nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đồng nhất với nền kinh tế tiền tệ. Lịch sử các học thuyết kinh tế 8 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi: 4. Lý luận về tư bản, tiền công, lợi nhuận, địa tô: - Phê phán tính chất bóc lột của tư bản: lợi nhuận là một phần giá trị bị khấu trừ, do lao động của công nhân làm ra và bị nhà tư bản chiếm không - Tiền công là một phần giá trị công nhân tạo ra. CNTB càng phát triển thì công nhân càng khốn khổ - Lợi nhuận, địa tô đều là kết quả của sự bóc lột. Có ý tưởng về địa tô tuyệt đối. Lịch sử các học thuyết kinh tế 9 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi: 5. Lý luận về khủng hoảng kinh tế: - Cho rằng khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, cục bộ. Dùng lý luận “tiêu dùng không đủ” để giải thích khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là trong lĩnh vực phân phối. * Lý luận về khủng hoảng kinh tế của Sismondi còn có nhiều hạn chế: - Cho rằng không có khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, mà chỉ có khủng hoảng bộ phận trong các ngành sản xuất riêng lẻ. - Chưa thấy được nguồn gốc của tích lũy. - Khẳng định ngoại thương là lốt thoát cho CNTB. Lịch sử các học thuyết kinh tế 10 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi: 6. Dự án về xã hội tương lai: Xã hội tương lai là một xã hội sản xuất hàng hóa nhỏ độc lập của nông dân và thợ thủ công: - Không có bóc lột vì không thuê mướn lao động. - Không xảy ra tình trạng sản xuất thừa, không có khủng hoảng kinh tế - Vai trò của tiền được giảm nhẹ, chỉ là phương tiện lưu thông hàng hóa. - Xã hội dựa trên nền tảng đạo đức Con đường cải tạo xã hội: - Nhờ sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của người sản xuất nhỏ, thợ thủ công và duy trì sự hài hòa xã hội, phát triển phúc lợi chung. - Dựa vào lòng tốt, nhân ái kể cả của người giàu để cải tạo xã hội mới. Lịch sử các học thuyết kinh tế 11 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản III. Học thuyết kinh tế của Sismondi: 7. Đánh giá chung: - Tư tưởng của Sismondi đã bổ sung thêm nhiều nguyên lý mới cho kinh tế chính trị, đóng góp vào sự phê phán CNTB, chỉ ra các mâu thuẫn của nó và bảo vệ quyền lợi của quần chúng lao động, có sự quan tâm đến phúc lợi xã hội. - Trong tư tưởng còn nhiều hạn chế, thể hiện tính không tưởng và phản động: - Không tìm được phương thức để bảo vệ lợi ích của người lao động mà giải thích, vận động nghiêng về đạo đức - Phê phán CNTB nhưng nhìn nhận sai lầm sự phát triển và vai trò của nó; - Lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ, muốn quay ngược tiến trình lịch sử khôi phục nền sản xuất nhỏ Lịch sử các học thuyết kinh tế 12 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản IV. Học thuyết kinh tế của Proudhon (1809 – 1865) 1. Vài nét về Proudhon: - Pierre Joseph Proudhon sinh ra trong một gia đình thợ thủ công nghèo tại Pháp - Năm 1848 được bầu vào quốc hội, đả đảo mãnh liệt bất công xã hội, có uy tín với người lao động - Quan điểm cơ bản: “sự tôn trọng công bằng”, chống lại hạn chế của CNTB, nhà nước tư sản, ủng hộ tự do cá nhân. - Tư tưởng bồng bột, thiếu nhất quán: xây dựng học thuyết về tính công bằng vĩnh cửu thông qua cải tạo CNTB, duy trì củng cố nền sản xuất nhỏ (chủ nghĩa cải lương, vô chính phủ) Lịch sử các học thuyết kinh tế 13 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản IV. Học thuyết kinh tế của Proudhon (1809 – 1865) 2. Quan điểm kinh tế chủ yếu của Proudhon: - Quan niệm về phạm trù kinh tế: Ông cho rằng kinh tế là sản phẩm của lý trí thuần túy, là phạm trù vĩnh viễn. Quan điểm này của Proundhon đã bị Marx phê phán - Quan niệm về phân công lao động: ủng hộ Adam Smith, nhấn mạnh vai trò của phân công lao động - Quan niệm về sở hữu: - Ủng hộ tư hữu, cho rằng “tư hữu là một định chế thể hiện công bằng”. - Mặt khác lại cho tư hữu là đánh cắp vì nó loại hết quyền của người vô sản, tạo ra bất bình đẳng xã hội. - Một chế độ sở hữu tốt là một chế độ sở hữu nhỏ, thủ tiêu sở hữu lớn. Lịch sử các học thuyết kinh tế 14 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản IV. Học thuyết kinh tế của Proudhon (1809 – 1865) 2. Quan điểm kinh tế chủ yếu của Proudhon( tt) - Lý luận về giá trị: Coi giá trị là một phạm trù trừu tượng, vĩnh viễn, gồm hai mặt đối lập nhau: giá trị sử dụng là hiện thân của sự dồi dào của cải, còn giá trị trao đổi thể hiện khuynh hướng khan hiếm của nó. Mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết bằng trao đổi ngang giá thông qua việc xác lập giá trị cấu thành (giá trị pháp lý) - Quan niệm về tiền tệ, tín dụng: - Tiền là nguồn gốc của bất công xã hội. Ông chủ trương tổ chức nền kinh tế hàng hóa không cần tiền và tổ chức tín dụng không lời. Coi trọng nguyên tắc hỗ tương, hệ thống liên hiệp con người . - “Ngân hàng nhân dân” của Proudhon dựa trên ý tưởng về tín dụng không lời của Proundhon đã thất bại. - Quan điểm về tầng lớp thứ ba trong xã hội: tầng lớp thứ ba là những người sản xuất nhỏ. Họ sẽ là vị cứu tinh, tạo thế cân bằng cho xã hội Lịch sử các học thuyết kinh tế 15 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản IV. Học thuyết kinh tế của Proudhon (1809 – 1865) 2. Quan điểm kinh tế chủ yếu của Proudhon( tt) Tư tưởng về cải cách xã hội: – Cơ sở của xã hội mới là nền sản xuất hàng hóa nhỏ, không có tư sản lớn. Không có bóc lột, thủ tiêu cách biệt giàu nghèo. – Biện pháp: thủ tiêu tiền tệ, dự án “ngân hàng trao đổi”, “tín dụng không lời”, cấp đất cho công nhân ở ngoại ô. Ông chủ trương cải cách xã hội không cần bạo lực, không tin vào sự thành công của cách mạng. Lịch sử các học thuyết kinh tế 16 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản V. Đánh giá chung về học thuyết kinh tế tiểu tư sản: Mặt tích cực: - Là những người đầu tiên đặt vấn đề phê phán chủ nghĩa tư bản một cách toàn diện - Bênh vực người lao động. Chú trọng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao lợi ích xã hội của người lao động. - Các vấn đề xã hội và con người mà các nhà tiểu tư sản đề cập vẫn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển xã hội, đặc biệt tại các nước lạc hậu mới bắt đầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn. Mặt hạn chế: - Do chú trọng bênh vực những người sản xuất nhỏ bị thiệt hại do sự phát triển mạnh mẽ của CNTB nên họ đã phủ nhận toàn bộ những điểm tiến bộ của CNTB, có thái độ tiêu cực với nền sản xuất lớn, đi ngược lại tiến trình lịch sử. - Đưa ra cương lĩnh cải tạo xã hội vừa mang tính chất không tưởng, vừa mang tính chất phản động.
Tài liệu liên quan