A. Những qui định chung về Luật dân sự
I. Khái quát về Luật dân sự
II. Chủ thể của Luật dân sự
III. Đại diện
IV. Thời hạn, thời hiệu
V. Một số vấn đề khác (SV tự NC)
1. Phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự (Điều 1 LDS 2015)
“Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cở sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
165 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật dân sự 1 - Phạm Thị Kim Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG LUẬT DÂN SỰPhạm Thị Kim PhượngPhuong.ptk@ou.edu.vnTài liệu tham khảoBộ Luật dân sự 2005, 2015.Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Trường ĐH Luật Tphcm) gồm 2 phần:Những qui định chung về Luật dân sự.Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế.Giáo trình Luật Dân sự 1. (PGS.TS.Nguyễn Ngọc Điện)Các nội dung trọng tâmNhững qui định chung về Luật dân sự.Một số chế định cơ bản của Luật dân sự.Chế định về tài sản, quyền sở hữu tài sản.Chế định về thừa kế.A. Những qui định chung về Luật dân sự I. Khái quát về Luật dân sự II. Chủ thể của Luật dân sự III. Đại diện IV. Thời hạn, thời hiệu V. Một số vấn đề khác (SV tự NC)I. Khái quát về Luật dân sự1. Phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự (Điều 1 LDS 2015) “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cở sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).I. Khái quát về Luật dân sự2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sựLà những quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự bao gồm: Quan hệ về tài sản Quan hệ nhân thâna) Khái niệmQuan hệ về tài sản là quan hệ giữa người với người bởi một lý do tài sản nhất định.b) Đặc điểm Quan hệ về tài sản do Luật DS điều chỉnh mang tính chất hàng hòa-tiền tệ. Thường thể hiện sự đền bù ngang giá. (ví dụ: quan hệ mua bán tài sản,). Mang ý chí chủ quan của các chủ thể khi tham gia tham hệ (NLHVDS, tự định đoạt,).2.1.Quan hệ về tài sảnc) Các nhóm quan hệ tài sản do Luật DS điều chỉnhQuan hệ nghĩa vụ và hợp đồng DSQuan hệ BTTH ngoài hợp đồngQuan hệ về thừa kếQuan hệ về sở hữu tài sảna) Khái niệmQuan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người vì một giá trị nhân thân nhất định.b) Đặc điểm Quan hệ nhân thân là những quan hệ không mang nội dung kinh tế, không tính ra được thành tiền. Thông thường gắn liền với một chủ thể nhất định không thể chuyển giao cho người khác.2.2.Quan hệ nhân thânc) Các nhóm quan hệ nhân thân do Luật DS điều chỉnh Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: tên gọi, danh dự, uy tín, nhân phẩm, bí mật đời tư của cá nhân,I. Khái quát về Luật dân sự 3. Phương pháp điều chỉnh của Luật DSKhái niệm:Là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật DS nhằm làm cho những quan hệ xã hội này phát sinh, phát triển, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước.b) Đặc điểm: * Các chủ thể bình đẳng với nhau khi tham gia. * Tự nguyện. * Tự chịu trách nhiệm. c) Nội dung: bao gồm 2 phương pháp Điều chỉnh các quan hệ dân sựPhương pháp bình đẳng thỏa thuậnPhương pháp tự định đoạtI. Khái quát về Luật dân sự 4. Khái niệm Luật Dân sự Việt namKhái niệm:Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm: những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các Quan hệ tài sản và Quan hệ nhân thân, trong đó các chủ thể tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện. b) Các nguyên tắc cơ bản của Luật DS ( Điều 3 BLDS 2015) 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.c) Vị trí của Luật dân sự (Điều 4)Luật chungLuật khác có liên điều chỉnh quan hệ dân sự cụ thể: không được trái với Điều 3 (các nguyên tắc cơ bản).Áp dụng Điều ước quốc tế khi có sự khác nhau.d) Nguồn của luật dân sự1. Luật viết2. Phong tục tập quán3. Tương tự pháp luật 5) Xác lập, thực hiện, bảo vệ quyền dân sự5.1. Căn cứ xác lập quyền DS (Điều 8)Hợp đồng;Hành vi pháp lý đơn phương;Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo qui định của Luật;Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu;Chiếm hữu tài sản;Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ PL;Bị thiệt hại do hành vi trái PL;Thực hiện công việc không có ủy quyền;Căn cứ khác do PL qui định.5.2 Thực hiện quyền dân sự (Đ 9) Chủ thể thực hiện theo ý mình nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật DS và có giới hạn (Điều 10).5.3 Các phương thức bảo vệ quyền dân sự (Đ 11) Quyền tự bảo vệ theo qui định của Luật. Yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền dân sự của mình; Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ; Buộc bồi thường thiệt hại; Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; Yêu cầu khác theo qui định của Luật. Những vấn đề còn lại trong chương này sinh viên tự nghiên cứu.II. Chủ thể của Luật dân sựChủ thểCá nhânPháp nhân1. Cá nhân Năng lực chủ thể của cá nhân gồm:Năng lực pháp luật dân sựNăng lực hành vi dân sự Năng lực pháp luật dân sựKhái niệm: Điều 16 khoản 1 BLDS 2015 “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.1. Cá nhân b) Đặc điểm: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (tuổi, tôn giáo, giới tính, dân tộc,). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. c) Nội dung: Điều 17 BLDS 2015Cá nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự sau:Quyền nhân thân không gắn với tài sản và gắn với tài sản.Quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền khác đối với tài sản.Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Năng lực hành vi dân sựKhái niệm: Điều 19 BLDS 2015 “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.1. Cá nhân b) Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân:Mức độ Người thành niên (Điều 20)Người chưa thành niên (Điều 21)Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22)Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23)Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) Quyền nhân thân (Điều 25-39) a) Khái niệm: (Điều 25)“ Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan qui định khác”.1. Cá nhân b) Nội dung:Sinh viên tự nghiên cứu trong BLDS 2015 từ Điều 25 đến Điều 39Điểm mới: Điều 37: Chuyển đổi giới tính Nơi cư trú (Điều 40-45) a) Khái niệm: (Điều 40)Nơi cư trú của cá nhân là nơi của người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi thường xuyên thì là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cư trú phải là một điểm cố định trên lãnh thổ.b) Nội dung: Điều 41-45 Giám hộ (Điều 46-63) a) Khái niệm: (Điều 46) “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật qui định, được UBND cấp xã cử, được TA chỉ định, hoặc được lựa chọn (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ được hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”.1. Cá nhân Lưu ý: GH cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (nếu họ có năng lực thể hiện ý chí): phải được sự đồng ý của người đó. Phải đăng ký việc GH tại cơ quan có thẩm quyền. Người GH đương nhiên mà không đăng ký thì vẫn thực hiện nghĩa vụ của người GH.b) Điều kiện:Người được giám hộ: (Điều 47) Một người chỉ có thể được một người GH trừ trường hợp cha, mẹ cùng GH cho con; Ông, bà cùng GH cho cháu.- Người chưa thành niên không còn cha mẹ; ko xác định được cha mẹ; có cha mẹ nhưng cha mẹ bị hạn chế quyền. - Người mất năng lực hành vi dân sự.- Người có khó khăn trong nhận thức.Người giám hộ: (Điều 48+49)- Cá nhân, pháp nhân đủ điều kiện làm GH; có thể làm GH cho nhiều người.- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết cho việc GH.- Không đang bị truy cứu TNHS; chưa được xóa án tích một trong các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người khác.- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.- Không bị TA tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên..c) Giám sát việc GH (Điều 51) Do người thân thích cử, chọn để giám sát và họ phải đồng ý; nếu không cử, chọn được thì do UBND xã giám sát. Nếu có tranh chấp thì TA quyết định. Nếu có liên quan đến TS thì còn phải đi đăng ký việc giám sát. Điều kiện làm người giám sát giống người GH. Có các quyền và nghĩa vụ theo luật định. d) Các hình thức giám hộ:Giám hộ đương nhiênGiám hộ cử, chỉ định (Đ 54) Của người chưa thành niên (Điều 52)Của người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 53)Điều kiện:Khi không có giám hộ đương nhiênThẩm quyền cử:UBND xã, phường, thị trấn cử người, đề nghị tổ chứcĐối với người chưa đủ 15 tuổi (Đ 55)Chăm sóc, giáo dụcĐại diệnQuản lý TSBảo vệ quyền, lợi ích hợp phápĐối với người từ đủ 15- chưa đủ 18 (Đ 56) Đại diện Quản lý TSBảo vệ quyền, lợi ích hợp phápNghĩa vụ của người GH đối với người được GHĐối với người mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ HV (Đ 57)Chăm sóc, điều trị bệnh.Đại diệnQuản lý TSBảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp Quyền của người GH? (Điều 58) Quản lý tài sản của người được GH? (Điều 59) Thay đổi người GH trong những trường hợp nào? (Điều 60) Chuyển giao việc GH được thực hiện ra sao? (Điều 61) Chấm dứt việc giám hộ: (Điều 62 BLDS 2015) * Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. * Người được giám hộ chết. * Người được giám hộ được nhận làm con nuôi. * Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. * THủ tục chấm dứt theo qui định của Luật hộ tịch. Hậu quả pháp lý của chấm dứt việc giám hộ (Điều 63) Đối với trường hợp người được GH đã có NLHVDS đầy đủ: chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt GH. Đối với trường hợp người được GH chết: Phải thanh toán tài sản người thừa kế, giao TS cho người quản lý di sản TK của người GH, chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt GH. Chưa có người TK, tạm thời quản lý và thông báo cho UBND. Đối với trường hợp cha mẹ ruột của người GH đã đủ điều kiện, hoặc người được GH đã cho làm con nuôi: chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt GH. Tuyên bố cá nhân mất tích(Điều 68 BLDS 2015) 1. Cá nhân Điều kiệnCá nhân biệt tích 2 năm liền trở lên.Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.Thông báo tìm kiếm công khai theo qui định của pháp luật TT DSThẩm quyền tuyênTòa ánHậu quả pháp lýVề mặt tài sản: giao cho người khác quản lý theo qui định tại Điều 69.Về mặt nhân thân: Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng. Tuyên bố cá nhân chết(Điều 71 BLDS 2015) 1. Cá nhân Điều kiện3 năm sau khi Tòa án tuyên bố mất tích mà cũng không có tin tức.Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc.Biệt tích 5 năm.Bị tai nạn trong thảm họa thiên tai mà sau 2 năm không có tin tức.Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.Thông báo tìm kiếm công khai theo qui định của pháp luật TT DS. Tuyên bố cá nhân chết 1. Cá nhân Thẩm quyền tuyênTòa ánHậu quả pháp lý (Điều 72 BLDS 2015)Về mặt tài sản: giải quyết theo pháp luật về thừa kế.Về mặt nhân thân: giải quyết như một người đã chết.Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã đã chết khi họ còn sống quay về. ( Điều 73)2. Pháp nhân 2.1.) Điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân: (Điều74)Được thành lập hợp phápCó cơ cấu tổ chức chặt chẽ (Đ83)Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệmNhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập. 2.2.) Khái niệm pháp nhân: “Là một tổ chức đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật dân sự qui định”.2.3 Phân loại pháp nhân (theo qui định của Bộ Luật DS)Pháp nhân phi thương mạiPháp nhân thương mạiPháp nhân thương mại (Đ 75) Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động, chấm dứt theo qui định của luật (LDS, L doanh nghiệp, luật khác liên quan).Pháp nhân phi thương mại (Đ 76) Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Bao gồm Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; Tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, Quỹ xã hội, quỹ từ thiện, và các tổ chức phi thương mại khác. Việc thành lập, hoạt động, chấm dứt theo qui định của luật (LDS, L tổ chức bộ máy NN, luật khác liên quan).2.4. Năng lực chủ thể của pháp nhânNăng lực chủ thể của pháp nhân gồm:Năng lực pháp luật dân sựNăng lực hành vi dân sự Năng lực pháp luật dân sự của Pháp nhânKhái niệm: Điều 86 khoản 1 BLDS 2015 “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự”. b) Đặc điểm: NLPLDS của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp luật có qui định khác. NLPLDS Bắt đầu khi pháp nhân được thành lập, cho phép thành lập, hoặc từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Năng lực hành vi dân sự của Pháp nhânKhái niệm: “Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. “Pháp nhân không có năng lực hành vi thực”.Đại diện của pháp nhân: có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền và người đại diện phải tuân thủ theo qui định về đại diện. (Đ 85) Trách nhiệm dân sự của pháp nhân: pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Hoặc phải chịu trách nhiệm do sáng lập viên, đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân trừ khi có thỏa thuận khác, luật có qui định khác. 2.5. Hoạt Động của pháp nhân2.5.1 Thành Lập2.5.2 Sự vận hành của Pháp nhân2.5.3 Kế tục, nối dài pháp nhân (cải tổ pháp nhân)2.5.4 Chấm dứt pháp nhân2.5.1 Thành lập Pháp nhân“ Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. (Điều 82) Không áp dụng cho pháp nhân đặc biệt: Nhà nước. Khó áp dụng cho trường hợp thành lập các pháp nhân chính quyền địa phương.Căn cứ vào cách thức và trình tự, pháp nhân được thành lập:Trình tự mệnh lệnhTrình tự cho phépTrình tự đăng kýSV lấy ví dụ cho từng loại?Nhân thân của pháp nhân:Tên gọi của pháp nhân (Điều 78)Quốc tịch (Điều 80)Trụ sở (Điều 79)Danh dự uy tín của pháp nhân (không được Luật chính thức thừa nhận như cá nhân Đ34).2.5.2 Sự vận hành của Pháp nhânB. Tài sản của pháp nhân: Điều 812.5.3 Cải tổ Pháp nhânLà việc sắp sếp lại cơ cấu tổ chức của pháp nhân cho phù hợp với điều kiện hoạt động và phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định.Hợp nhấtChiaChuyển đổi loại hình pháp nhânTáchSáp nhậpHợp nhất pháp nhân (Điều 88)Khái niệm:“Hợp nhất pháp nhân là việc hai hay nhiều pháp nhân kết hợp lại với nhau tạo thành một pháp nhân mới theo qui định của điều lệ; theo sự thỏa thuận giữa các pháp nhân với nhau hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.A + B + = Cb) Hậu quả sau khi hợp nhất:Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ sẽ chấm dứt sự tồn tại và có một pháp nhân mới ra đời.Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ được chuyển sang cho pháp nhân mới.Sáp nhập pháp nhân (Điều 89)Khái niệm:“Sáp nhập pháp nhân là việc một hoặc một số pháp nhân nhập vào một pháp nhân khác theo qui định của điều lệ; theo sự thỏa thuận giữa các pháp nhân với nhau hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.A + B = Ab) Hậu quả của việc sáp nhập: Pháp nhân bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt sự tồn tại; không có pháp nhân mới ra đời. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị sáp nhập sẽ được chuyển toàn bộ sang cho pháp nhân nhận sáp nhập.Chia pháp nhân (Điều 90)Khái niệm:“Chia pháp nhân là việc một pháp nhân được phân chia thành nhiều pháp nhân mới khác nhau theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.X= A + B + C + b) Hậu quả của việc chia pháp nhân: Pháp nhân cũ sau khi chia sẽ bị chấm dứt. Nhiều pháp nhân mới ra đời. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ sẽ được chuyển sang cho các pháp nhân mới.Tách pháp nhân (Điều 91)Khái niệm:“Tách pháp nhân là việc một số bộ phận của pháp nhân sẽ được tách ra thành lập một pháp nhân mới theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.Y= Y1 + A + B + b) Hậu quả của việc tách pháp nhân: Pháp nhân cũ không mất đi. Nhiều pháp nhân mới ra đời tồn tại song song với pháp nhân cũ. Một phần quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ sẽ được chuyển sang cho các pháp nhân mới. Pháp nhân mới phải tiến hành các thủ tục đăng ký pháp nhân, nếu pháp luật có qui định.Chuyển đổi loại hình pháp nhân(Điều 92)Khái niệm:Là việc pháp nhân thay đổi hình thức tồn tại.b) Hậu quả của việc chuyển đổi: Pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại. Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân chuyển đổi sẽ chuyển qua cho pháp nhân được chuyển đổi.2.5.4 Chấm dứt Pháp nhânLà việc chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân về mặt pháp lý.a) Các trường hợp chấm dứt pháp nhân(Điều 96) Cải tổ pháp nhân theo qui định tại các điều 88, 89, 90, 92. Giải thể pháp nhân theo qui định tại điều 93, 94. Pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo qui định về pháp luật phá sản (Điều 95).b) Hậu quả của việc chấm dứt pháp nhân Về mặt pháp lý: chấm dứt pháp nhân là chấm dứt tư cách pháp lý và sự tồn tại thực tế của pháp nhân. Thời điểm Pháp nhân chấm dứt: Khi xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân. Được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về mặt tài sản: được giải quyết theo qui định của pháp luật khi chấm dứt.Những vấn đề còn lại trong chương này sinh viên tự nghiên cứu. BÀI GIẢNG LUẬT DÂN SỰThS.Phạm Thị Kim PhượngEmail: phuong.ptk@ou.edu.vnIV. ĐẠI DIỆNKhái niệm ( Khoản 1 Điều 134) “Là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.2. Đặc điểm Bày tỏ ý chí gián tiếp.Tồn tại nhiều mối quan hệ:Giữa người đại diện và người được đại diện.Giữa người đại diện với người thứ ba.Nếu người đại diện là pháp nhân giữa người đại diện với pháp nhân đó. Người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Người đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện. Lưu ýNgười được đại diệnNgười đại diệnNgười thứ baXác lập giao dịchXác lập giao dịchỦy quyền3. Căn cứ xác lập quan hệ đại diện (Đ 135)LuậtĐD theo PL của cá nhân (Đ 136)ĐD theo PL của pháp nhân (Đ 137)Hợp đồng ủy quyềnĐD theo ủy quyền (Đ 138)4. Điều kiện hình thành quan hệ đại diệnNăng lực đại diệnĐD theo PL: thỏa mãn các đk luật qui định.ĐD theo ủy quyền: phải có năng lực giao kết HĐ ủy quyền.Quyền Đại diệnCăn cứ của quyền ĐD: Do luật định, theo ý chí (nhưng TA quyết định), theo ủy quyền.Phạm vi ĐD (Đ 141): thực hiện GD trong phạm vi ĐD và thông báo cho đối tác. Ý chí đại diệnXác lập GD nhân danh người khác và vì lợi ích của người khác.Giao kết HĐ với chính mình: chính mình, bên thứ ba mà mình cũng làm ĐD.5. Hiệu lực của Đại diện5.1 Thời hạn đại diện (Đ 140) Được xác định theo văn bản ủy quyền. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều lệ của pháp nhân. Theo qui định của pháp luật. Không