Bài giảng Luật đất đai - Bài 2: Các vấn đề cơ bản về sở hữu toàn dân đối với đất đai - Đỗ Xuân Trọng

MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nắm được các vấn đề lý luận về sở hữu đất đai và lý giải thích tại sao ở Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. • Hiểu được khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. • Phân tích được các vấn đề sở hữu đất đai theo quy định của pháp luật

pdf23 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật đất đai - Bài 2: Các vấn đề cơ bản về sở hữu toàn dân đối với đất đai - Đỗ Xuân Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014108225 1 LUẬT ĐẤT ĐAI Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng v1.0014108225 2 BÀI 2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng v1.0014108225 3 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Nếu bạn là anh cán bộ Uỷ ban nhân dân xã, bạn sẽ giải thích như thế nào để người bị thu hồi đất cảm thấy thoả đáng khi họ trao đất cho Nhà nước để làm thuỷ điện? v1.0014108225 4 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nắm được các vấn đề lý luận về sở hữu đất đai và lý giải thích tại sao ở Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. • Hiểu được khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. • Phân tích được các vấn đề sở hữu đất đai theo quy định của pháp luật. v1.0014108225 5 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Triết học Mác- Lê nin; • Luật hiến pháp; • Luật Dân sự. v1.0014108225 6 • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, sách tham khảo liên quan;  C.Mác – Ph. Ăng ghen tuyển tập;  Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học;  Văn kiện đại hội Đảng;  Nguyễn Văn Sửu, Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài. • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn học Luật Dân sự, Luật Hiến pháp, Triết học Mác – Lê nin. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. v1.0014108225 7 CẤU TRÚC NỘI DUNG Cơ sở của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai2.1 Củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường2.2 Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai2.3 Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu đất đai2.4 v1.0014108225 8 2.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.2. Cơ sở thực tiễn v1.0014108225 9 2.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN • Quan điểm của C.Mác về tính tất yếu xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Theo Mác ông cho rằng đất đai là một vấn đề to lớn:  Đất đai là mục tiêu của các cuộc cách mạng;  Đất đai là cội nguồn của các sản phẩm xã hội;  Đất đai là tư liệu sản xuât đặc biệt của nông dân;  Đất đai là môi trường sống của xã hội. • Theo Lenin ông cho rằng một trong những nhiệm vụ của chính quyền công nông là xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm mang lại ruộng đất cho nông dân. v1.0014108225 10 2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN • Luận cương chính trị năm 1930 xác định rõ chính sách ruộng đất: “Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chính phủ công nông”. • Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, bãi bỏ các luật thuế về ruộng đất chế độ cũ. • Năm 1946, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh về giảm tô; bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê. • Năm 1953, Quốc hội thông qua luật thuế cải cách ruộng đất,thực hiện khẩu hiện “người cày có ruộng” • Hiến pháp 1959: “bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất” • Hiến pháp 1980 (Điều 19, 20); Hiến pháp 1992 (Điều 17,18); Hiến pháp 2013 (Điều 53) . v1.0014108225 11 2.2. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.2.1. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai 2.2.2 Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường v1.0014108225 12 2.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾP TỤC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI Theo điều 8 Luật Đất đai, nội dung về quyền đại diện của chủ sở hữu: • Pháp luật đất đai chưa xác định rõ những nội dung cụ thể của khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và chưa xác định rõ vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. • Pháp luật đất đai mới tiếp cận vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai theo khía cạnh kinh tế. • Lý luận về sở hữu đất đai hiện nay dường như chưa quan tâm xây dựng những luận cứ khoa học để hình thành và quản lý thị trường bất động sản phát triển bền vững. v1.0014108225 13 2.2.2. ĐỔI MỚI QUAN HỆ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG • Định hướng đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường:  Cần xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn người chủ sở hữu đất đai thông qua việc làm rõ vai trò của Nhà nước.  Việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sở hữu đất đai phải đảm bảo quyền quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi toàn quốc.  Mở rộng các quyền của người sử dụng đất nhằm khuyến khích tạo điều kiện để họ gắn bó chặt chẽ, lâu dài với đất đai.  Xác lập khung pháp lý đồng bộ nhằm đưa quan hệ đất đai vận động theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. • Thể chế hóa việc đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong Luật Đất đai.  Nâng cao vai trò của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân:  Tái khẳng định hình thức sở hữu trong Luật Hiến pháp, Luật Đất đai;  Xác định rõ quyền định đoạt đất đai của Nhà nước;  Thực hiện điều tiết lợi ích từ đất.  Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai:  Nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất đai;  Nhà nước thống nhất quản lý đất đai. v1.0014108225 14 2.3. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI 2.3.1. Khái niệm về quyền sở hữu và chế độ sở hữu đất đai 2.3.2. Quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai v1.0014108225 15 2.3.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI • Quyền sở hữu ra đời gắn liền với sự với sự xuất hiện của pháp luật nhằm phân biệt quyền sở hữu của chủ sở hữu này với chủ sở hữu khác. Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu là 1 phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định. Quyền sở hữu gồm 3 quyền : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Song hành với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, 3 quyền này cũng vận động và phát triển theo hướng tập trung hoặc phân tách ra. Các quyền này có thể tập trung vào chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chuyển giao 1 hoặc 1 nhóm quyền cho chủ sở hữu khác thực hiện trong khuôn khổ quyền sở hữu của mình được pháp luật quy định. • Chế độ sở hữu là sự hợp thành bởi toàn bộ quan hệ sở hữu trong xã hội tương ứng với mỗi phương thức sản xuất. Chế độ sở hữu không chỉ là yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của 1 chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ đó . Nếu chế độ sở hữu được thiết lập phù hợp với các quy luật khách quan thì nó sẽ là môi trường tốt, thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. Vì vậy không thể thiết lập chế độ sở hữu nóng vội, chủ quan mà phải tuỳ vào tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội. v1.0014108225 16 2.3.2. QUAN NIỆM SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI Trong khoa học pháp lý hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc có hay không sự đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu Nhà nước về đất đai. • Quan điểm thứ nhất, không thừa nhận sự đồng nhất giữa 2 khái niệm này . Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm được sử dụng để phản ánh đất đai thuộc về sở hữu chung của 1 cộng đồng xã hội, bao gồm toàn dân. Khái niệm này không chỉ ra được hay nói cách khác không định danh được một người cụ thể nào là chủ sở hữu đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là toàn dân đều có quyền sở hữu về đất đai và quyền này không thuộc riêng 1 cá nhân nào trong xã hội. Còn khái niệm sở hữu Nhà nước về đất đai mang tính cụ thể hơn, nó chỉ ra được Nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai. • Quan điểm thứ hai, đồng nhất giữa 2 khái niệm này. Sự đồng nhất được lý giải bởi lý do xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại biểu trung thành của ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nên lợi ích của Nhà nước cũng là của toàn thể nhân dân lao động. v1.0014108225 17 2.3.2. QUAN NIỆM SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI Tuy nhiên, không nên đồng nhất giữa 2 khái niệm này bởi những lý do sau: • Thứ nhất, trong Hiến pháp 1980,1992,2013, Luật Đất đai 1987,1993,2003, 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan chưa hề đề cập đến khái niệm sở hữu Nhà nước về đất đai mà chỉ đưa ra khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai thông qua quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. • Thứ hai, khi nói về sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể nhưng toàn dân không thể tự đứng ra để thực hiện những quyền sở hữu cụ thể. v1.0014108225 18 2.3.2. QUAN NIỆM SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI (tiếp theo) Khái niệm về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. v1.0014108225 19 2.4. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ VÀ NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI 2.4.1. Chủ thể quyền sở hữu đất đai 2.4.2. Khách thể của quyền sở hữu đất đai 2.4.3. Nội dung của quyền sở hữu đất đai v1.0014108225 20 2.4.1. CHỦ THỂ QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền định đoạt đất đai. Quyền sở hữu đại diện của Nhà nước mang tính chất duy nhất và tuyệt đối. • Tính duy nhất thể hiện, pháp luật không cho phép tồn tại bất kỳ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là chủ thể đại diện, không có bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác là đại diện chủ sở hữu khác Nhà nước. • Tính tuyệt đối thể hiện, toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. v1.0014108225 21 2.4.2. KHÁCH THỂ CỦA QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI • Khách thể của quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và lãnh hải. • Căn cứ theo mục đích sử dụng khách thể - đất đai hiện nay chia làm 3 nhóm :  Nhóm đất nông nghiệp;  Nhóm đất phi nông nghiệp;  Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. v1.0014108225 22 2.4.3. NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT ĐAI • Quyền chiếm hữu đất đai: Là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước. Dưới góc độ pháp lý thì đây là quyền có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó là cơ sở đầu tiên để xác lập 2 quyền còn lại là quyền sử dụng và định đoạt. • Quyền sử dụng đất đai: Là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. • Quyền định đoạt đất đai: Là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Đây là quyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai mới được thực hiện quyền định đoạt này  Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;  Quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất;  Quyết định trao quyền sử dụng đất;  Quyết định chính sách tài chính về đất đai;  Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. v1.0014108225 23 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã đề cập đến: • Cơ sở của việc hình thành chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và yêu cầu của việc hoàn thiện chế độ sở hữu này trong nền kinh tế thị trường. • Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. • Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu đất đai.