Bài giảng Luật đất đai - Bài 3: Những nội dung cơ bản của pháp luật quản lý nhà nước về đất đai - Đỗ Xuân Trọng

MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày được các quy định cơ bản trong quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm: • Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; • Quy định về giao đất, cho thuê đất; • Quy định về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; • Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; • Chính sách tài chính về đất đai

pdf50 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật đất đai - Bài 3: Những nội dung cơ bản của pháp luật quản lý nhà nước về đất đai - Đỗ Xuân Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 v1.0014108225 LUẬT ĐẤT ĐAI Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng 2 v1.0014108225 BÀI 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Giảng viên: Ths. Đỗ Xuân Trọng 3 v1.0014108225 Theo các bạn, trong tình huống trên, ông An nên đầu tư vào Việt Nam với vai trò gì thì hiệu quả? Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam hay nhà đầu tư nước ngoài? TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP (tiếp theo) 4 v1.0014108225 Trình bày được các quy định cơ bản trong quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm: • Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; • Quy định về giao đất, cho thuê đất; • Quy định về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; • Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; • Chính sách tài chính về đất đai. MỤC TIÊU BÀI HỌC 5 v1.0014108225 Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Luật Hành chính; • Luật Dân sự. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 6 v1.0014108225 • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật đất đai; • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài; • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn Luật Dân sự, Luật Hành chính; • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu. HƯỚNG DẪN HỌC 7 v1.0014108225 CẤU TRÚC NỘI DUNG Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất3.1 Quy định về giao đất, cho thuê đất.3.2 Quy định về thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng3.3 Các quyết định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.4 Chính sách tài chính về đất đai và giá đất3.5 8 v1.0014108225 3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1.2. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1.3. Hệ thống và kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1.4. Căn cứ lập quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất 3.1.5. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1.6. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1.7. Thẩm quyền quyết đỊnh, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 9 v1.0014108225 • Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. • Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. • Ý nghĩa của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đối với Nhà nước, đó là sự đảm bảo cho việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm, đạt các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy định của Nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện cho Nhà nước theo dõi giám sát được quá trình sử dụng đất. 3.1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 10 v1.0014108225 3.1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (tiếp theo) Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là 2 khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau không thể tách rời. • Điểm giống nhau: Đều là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai. • Điểm khác nhau :  Quy hoạch sử dụng đất là việc lập phương án sử dụng đất cho một giai đoạn nhất định và thường là dài hạn, mang tính định hướng chiến lược cho sự phát triển, ví dụ định hướng phát triển quy hoạch đo thị của thủ đô Hà Nội đến năm 2050.  Kế hoạch sử dụng đất là việc lập các công việc chi tiết, cụ thể với việc xác định thời gian cụ thể để sử dụng đất theo đúng quy hoạch. 11 v1.0014108225 Theo điều 35 Luật đất đai 2013: • Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. • Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt. • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới. • Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. • Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. • Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. • Dân chủ và công khai. • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó. 3.1.2. NGUYÊN TẮC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 12 v1.0014108225 • Có 5 hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. • Kỳ quy hoạch, kế hoạch:  Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.  Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. 3.1.3. HỆ THỐNG VÀ KỲ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 13 v1.0014108225 3.1.4. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT • Theo quy định tại Khoản 1, các Điều 38, 39, 40, 41 Luật Đất đai 2013 thì căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở mỗi cấp có những điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung việc lập quy hoạch, kế hoạch có những căn cứ chung sau:  Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:  Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;  Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;  Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;  Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; định mức sử dụng đất;  Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;  Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.  Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:  Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;  Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước;  Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;  Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;  Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất. 14 v1.0014108225 Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm: • Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai. • Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. • Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. • Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án. • Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. • Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. • Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. • Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh. • Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp. • Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích. • Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm. • Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 3.1.5. NỘI DUNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 15 v1.0014108225 • Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. • Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. • Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. 3.1.6. TRÁCH NHIỆM LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 16 v1.0014108225 • Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. • Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 3.1.7. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 17 v1.0014108225 3.2.1. Khái niệm giao đất, cho thuê đất 3.2.2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất 3.2.3. Hình thức giao đất, cho thuê đất 3.2.4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất 3.2. QUY ĐỊNH VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT 18 v1.0014108225 Giao đất: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Bằng QĐHC Trao quyền SDĐ Đối tượng sử dụng đất Cho thuê đất: Cơ quan có thẩm quyền Bằng Hợp đồng Trao quyền SDĐ Đối tượng sử dụng đất 3.2.1. KHÁI NIỆM GIAO ĐẤT, CHO THUẾ ĐẤT 19 v1.0014108225 • Căn cứ vào kế hoạch sử đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. • Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất.  Được thể hiện trong đơn xin giao đất, cho thuê đất.  Được thể hiện trong dự án đầu tư. 3.2.2. CĂN CỨ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT 20 v1.0014108225 Hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 54 LĐĐ 2013) Hình thức cho thuê đất (Điều 56 LĐĐ 2013) Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (Điều 55 LĐĐ 2013) Các hình thức 3.2.3. HÌNH THỨC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT 21 v1.0014108225 a. Giao đất không thu tiền sử dụng đất trong trường hợp • Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013. • Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không có mục đích kinh doanh. • Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp. • Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước. • Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 Luật Đất đai 2013. 3.2.3. HÌNH THỨC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT (tiếp theo) 22 v1.0014108225 3.2.3. HÌNH THỨC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT (tiếp theo) b. Giao đất có thu tiền sử dụng đất trong trường hợp: • Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở. • Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. • Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng. 23 v1.0014108225 c. Cho thuê đất thu tiền hàng năm hoặc 1 lần trong trường hợp: • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. • Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013. • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh. 3.2.3. HÌNH THỨC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT (tiếp theo) 24 v1.0014108225 3.2.3. HÌNH THỨC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT (tiếp theo) c. Cho thuê đất thu tiền hàng năm hoặc 1 lần trong trường hợp: • Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê. • Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp. • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc. 25 v1.0014108225 Theo điều 59 Luật đất đai 2013 Cấp có thẩm quyền Đối tượng Phạm vi TQ Hình thức trao quyền sử dụng đất UBND Cấp tỉnh Tổ chức trong nước CĐ Hình thức trao quyền sử dụng đất CTĐ CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm Cơ sở tôn giáo GĐ Giao đất không thu tiền sử dụng đất Người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GĐ Giao đất có thu tiền sử dụng đất CĐT CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao CĐT CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm UBND Cấp huyện Cá nhân hộ gia đình trong nước GĐ Giao đất có, không thu tiền sử dụng đất CTĐ CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm Cộng đồng dân cư GĐ Giao đất không thu tiền sử dụng đất UBND Cấp xã cho thuê đất 5% sử dụng vào mục đích công ích 3.2.4 .THẨM QUYỀN GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT 26 v1.0014108225 3.1.1. Khái niệm thu hồi đất 3.3.2. Các trường hợp thu hồi đất 3.3.4. Điều kiện được bồi thường khi nhà nước thu đất 3.3.5. Thẩm quyền thu hồi đất 3.3.3. Các nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất 3.3. QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 27 v1.0014108225 Khái niệm: Quyết định hành chính Quan hệ PLĐĐ Quyền và lợi ích Chấm dứt Cơ quan nhà nước Có thẩm quyền Để nhằm Phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội. Hoặc hành xử hành vi vi phạm pháp luật đất đai. 3.3.1. KHÁI NIỆM THU HỒI ĐẤT 28 v1.0014108225 • Thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước:  Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng.  Thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.  Thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế:  Để xây dựng khu công nghiệp;  Để xây dựng khu kinh tế;  Để xây dựng khu công nghệ cao;  Để thực hiện các dự án ODA;  Để thực hiện các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. 3.3.2. CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT 29 v1.0014108225 3.3.2. CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT • Thu hồi đất do có hành vi vi phạm pháp luật đất đai:  THĐ vì không đúng thẩm quyền.  THĐ vì người sử dụng đất cố tình không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.  THĐ Nhà nước vì đất đã giao, cho thuê không sử dụng trong thời hạn:  12 tháng;  18 tháng;  24 tháng.  THĐ thực hiện dự án đầu tư không được sử dụng trong 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng kể từ khi nhận bàn giao đất. • Thu hồi đất do những lý do đương nhiên khách quan:  THĐ vì hết thời hạn sử dụng đất.  THĐ vì NSDĐ chết mà không có người thừa kế.  THĐ vì NSDĐ tự nguyện tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước.  THĐ vì NSDĐ là các tổ chức giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác hoặc giảm nhu cầu sử dụng đất.  THĐ vì đất thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự an toàn của con người. 30 v1.0014108225 • Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường. • Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. • Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. 3.3.3. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 31 v1.0014108225 • Thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước được bồi thường về đất và tài sản: • Do có hành vi vi phạm Pháp luật đất đai • Do những lý do đương nhiên khách quan Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Có 1 trong các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1,2,3 điều 100 LĐĐ 2013 Thu hồi không có bất kỳ loại giấy tờ nào: Sử dụng đất ổn định, lâu dài Không có tranh chấp Phù hợp với QH Điều kiện bồi thường về đất Điều kiện bồi thường về TS Tài sản tạo ra trên đất hợp pháp Tài sản tạo lập trước khi có: Quyết định thu hồi đất Công bố quy hoạch  Không được bồi thường.  Không đặt ra vấn đề bồi thường đất. 3.3.4. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 32 v1.0014108225 Theo điều 66 Luật Đất đai năm 2013: 1. UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. 2. UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. 3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của cấp tỉnh và cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. 3.3.5. THẨM QUYỀN THU HỒI ĐẤT 33 v1.0014108225 3.4.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.4.2. Cách thức cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.4.3. Các điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.4.4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3.4. CÁC QĐ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 34 v1.0014108225 Khái niệm: Là chứng thư pháp lý Nhà nước Người sử dụng đất Mối quan hệ hợp pháp giữa Để xác nhận Đối với một diện tích đất nhất định • Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  đại diện cho tài sản là quyền sử dụng đất của người sử dụng đất trong giao dịch dân sự. • Ý nghĩa của việc cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3.4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 35 v1.0014108225 Cấp theo một mẫu chung thống nhất trong phạm vi cả nước. Một số mẫu trước đây Bằng khoán điền thổ Chứng thư đoạn mãi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtmẫu cũ (Sổ đỏ) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mẫu cũ (Sổ hồng) 3.4.2. CÁCH THỨC CẤP GIẤY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 36 v1.0014108225 3.4.2. CÁCH THỨC CẤP GIẤY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (tiếp theo) Bằng khoán điền thổ Bằng khoán điền thổ 37 v1.0014108225 3.4.2. CÁCH THỨC CẤP GIẤY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (tiếp theo) Chứng thư đoạn mãi Chứng thư đoạn mãi 38 v1.0014108225 3.4.2. CÁCH THỨC CẤP GIẤY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (tiếp theo) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mẫu cũ (Sổ đỏ) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mẫu cũ (Sổ hồng) 39 v1.0014108225 Cấp cho cộng đồng dân cư, cơ s