MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Nắm được các nội dung cơ bản về chế độ pháp lý các
nhóm đất:
➢ Nhóm đất nông nghiệp;
➢ Nhóm đất phi nông nghiệp.
• Bên cạnh đó người học cần đặc biệt quan tâm nắm chắc
nội dung về quản lý và sử dụng quỹ đất công ích 5% tại
địa phương; quy định về hạn mức giao đất, hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất; cách thức xác định diện tích
đất ở có vườn ao liền kề.
35 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật đất đai - Bài 5: Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp - Đỗ Xuân Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014108228
1
LUẬT ĐẤT ĐAI
Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng
v1.0014108228
2
BÀI 5
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ NHÓM
ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng
v1.0014108228
3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)
Nếu các bạn là anh cán bộ Uỷ ban nhân dân xã nói trên thì các bạn sẽ giải thích cho
người dân như thế nào về cuộc sống của họ khi không còn ruộng đất, nương rẫy và
địa vị pháp lý của họ với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp?
v1.0014108228
4
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Nắm được các nội dung cơ bản về chế độ pháp lý các
nhóm đất:
➢ Nhóm đất nông nghiệp;
➢ Nhóm đất phi nông nghiệp.
• Bên cạnh đó người học cần đặc biệt quan tâm nắm chắc
nội dung về quản lý và sử dụng quỹ đất công ích 5% tại
địa phương; quy định về hạn mức giao đất, hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất; cách thức xác định diện tích
đất ở có vườn ao liền kề.
v1.0014108228
5
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các kiến thức cơ
bản liên quan đến các nội dung chủ yếu sau:
• Kiến thức tổng quan về kinh tế nông nghiệp nông thôn ở
Việt Nam;
• Chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế công nghiệp,
dịch vụ hướng tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 Việt
Nam trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
• Ngoài ra cần ôn lại và nắm vững kiến thức đã học ở các
bài trước.
v1.0014108228
6
• Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo
trình, văn bản pháp luật đất đai.
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài;
• Ôn lại kiến thức đã nghiên cứu ở các bài học trước.
• Tìm đọc các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội
cả nước qua các năm, các giai đoạn; báo cáo của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về tình hình sử dụng đất
qua các năm.
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu
từng bài.
HƯỚNG DẪN HỌC
Hình 1.1: Minh họa
v1.0014108228
7
CẤU TRÚC NỘI DUNG
5.1. Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp
5.2. Chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp
v1.0014108228
8
5.1. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
5.1.1. Khái niệm và sự
phân loại nhóm đất
nông nghiệp
5.1.5. Chế độ pháp lý
với từng nhóm đất
nông nghiệp cụ thể
5.1.4. Các quy định về
hạn mức đất
5.1.2. Đối tượng được
giao đất, được thuê
nhóm đất nông nghiệp
5.1.3. Thời hạn sử
dụng nhóm đất nông
nghiệp
v1.0014108228
9
5.1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÂN LOẠI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
a. Khái niệm: Nhóm đất nông nghiệp là tổng tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng
giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng,
khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp.
v1.0014108228
10
5.1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÂN LOẠI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
b. Phân loại nhóm đất nông nghiệp
Theo khoản 1 điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm:
• Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
• Đất trồng cây lâu năm;
• Đất rừng sản xuất;
• Đất rừng phòng hộ;
• Đất rừng đặc dụng;
• Đất nuôi trồng thủy sản;
• Đất làm muối;
• Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa,
cây cảnh.
v1.0014108228
11
5.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIAO ĐẤT, ĐƯỢC THUÊ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Trên cơ sở pháp lý được quy định tại Điều 54, 55, 56 Luật Đất đai 2013, các chủ thể
được giao đất, thuê đất nông nghiệp bao gồm:
• Hình thức Giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 54 Luật Đất đai 2013):
➢ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129;
➢ Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng
tự nhiên;
➢ Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp;
• Hình thức Giao đất thu tiền sử dụng đất (Điều 55-Luật Đất đai 2013):
Luật Đất đai 2013 không xác lập hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các chủ
thể sử dụng đất với mục đích nông nghiệp mà chuyển sang hình thức thuê đất theo
Điều 56.
v1.0014108228
12
5.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIAO ĐẤT, ĐƯỢC THUÊ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Hình thức thuê đất Điều 56-Luật Đất đai 2013.
• Nhà nước cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp thu tiền thuê đất hàng
năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp:
➢ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối;
➢ Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức
được giao quy định tại Điều 129;
➢ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
• Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân
sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
v1.0014108228
13
5.1.3. THỜI HẠN SỬ DỤNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
a. Ý nghĩa của việc quy định thời hạn sử dụng đất
• Khẳng định rõ ràng ranh giới giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện để
Nhà nước thực hiện công tác quản lý về đất đai tốt hơn.
• Tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho người sử dụng đất bởi việc quy định rõ thời hạn khi
giao đất, cho thuê đất giúp cho người sử dụng đất có thể lập kế hoạch đầu tư đúng
đắn, thâm canh tăng vụ, khai thác đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
• Là cơ hội để người sử dụng đất vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng để
phát triển sản xuất kinh doanh.
v1.0014108228
14
5.1.3. THỜI HẠN SỬ DỤNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
b.Thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp (Điều 125 → Điều 128 Luật Đất
đai 2013).
• Loại đất được sử dụng ổn định lâu dài.
➢ Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
➢ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131
của Luật.
• Loại đất sử dụng có thời hạn.
• Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất với đối tượng người
sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân:
➢ Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp
để trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đất rừng sản xuất
là 50 năm. Khi hết thời hạn có nhu cầu sử dụng thì tiếp tục được sử dụng.
➢ Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp là không quá 50 năm. Hết thời hạn có nhu
cầu sẽ được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.
v1.0014108228
15
5.1.3. THỜI HẠN SỬ DỤNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
• Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối dựa trên cơ sở dự án
đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
• Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt
khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá
70 năm.
• Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất
nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá
trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được
xét duyệt.
v1.0014108228
16
5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT
a. Khái niệm về hạn mức đất
• Hạn mức sử dụng đất theo luật 1993 là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân
được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp
pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hoá.
=> Có thể hiểu hạn mức đất là hạn mức sử dụng đất trên thực tế.
• Hạn mức giao đất là mức khống chế tối đa theo quy định của pháp luật đối với từng
loại đất (đất ở, đất nông nghiệp) giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục
đích để ở hoặc sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó UBND có thẩm quyền chỉ được
phép giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức đã quy định.
• Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất: Là giới hạn tối đa mà một hộ gia đình, cá
nhân được phép nhận chuyển quyền từ người khác theo từng loại đất cụ thể (đất
trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng).
• Hạn mức sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013: Là diện tích tối đa mà một hộ gia đình,
cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở diện tích được Nhà nước giao đất và nhận
chuyển quyền sử dụng đất - tổng diện tích của đất được giao và nhận
chuyển quyền.
v1.0014108228
17
5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo)
b. Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất.
• Đảm bảo cho người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu, tránh
tình trạng tích tụ, tập trung đất đai quá lớn với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân
hoá giai cấp ở khu vực nông thôn. Qua đó tạo ra sự hài hoà giữa phát triển kinh tế
với ổn định xã hội.
• Việc quy định hạn mức đất hợp lý cho phép sự tập trung đất đai phù hợp, khuyến
khích những người lao động giỏi có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức
đất mà Nhà nước cho phép sử dụng.
• Việc cho phép tích tụ, tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có thể thuê ngoài hạn
mức sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết công
ăn việc làm tại khu vực nông thôn.
v1.0014108228
18
5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo)
c. Các quy định cụ thể về hạn mức giao đất nông nghiệp – Điều 129 Luật Đất đai 2013.
• Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho
mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại đất, trong đó:
➢ Không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
➢ Không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác.
• Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha
đối với cấp xã ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với cấp xã ở trung du, miền núi.
• Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
không quá 30 ha đối với mỗi loại đất.
v1.0014108228
19
5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo)
Lưu ý: Với hộ gia đình, cá nhân
• Được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản,
đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5 ha.
• Được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không
quá 5 ha đối với các xã ở đồng bằng; không quá 25 ha đối với các xã ở trung du,
miền núi.
• Được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không
quá 25 ha
• Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng
cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại
các khoản 1, 2 và 3 điều129 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân.
v1.0014108228
20
5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo)
d. Các quy định cụ thể về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất
Theo điều 130 Luật Đất đai 2013, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất được quy định tại khoản 1,2,3 Điều 129 Luật
Đất đai 2013, theo đó hạn mức nhận chuyển quyền:
• Đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất thủy hải sản
➢ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
➢ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác.
• Đối với đất trồng cây lâu năm không quá 100 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng; không quá 300 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
• Đối với đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất không quá 300 héc ta đối với mỗi loại đất.
v1.0014108228
21
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
a. Các quy định về quỹ đất công ích - Điều 132 Luật Đất đai 2013
• Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã được lập quỹ đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho các
nhu cầu công ích của địa phương.
• Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử
dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành
hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã.
• Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi
thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa
phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
v1.0014108228
22
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
(tiếp theo)
• Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã được sử dụng để xây
dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng
của địa phương; cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và được sử dụng vào các mục đích khác theo quy định
của Chính phủ.
• Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã do UBND xã nơi có đất
quản lý sử dụng => UBND xã được quyền cho đấu giá để cho thuê đất thuộc quỹ đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích khi chưa sử dụng với thời hạn tối đa là
5 năm. Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào
mục đích công ích phải nộp vào ngân sách Nhà nước do UBND xã quản lý và chỉ
được dùng cho nhu cầu công ích của xã theo quy định của pháp luật.
v1.0014108228
23
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
(tiếp theo)
b. Các quy định về đất rừng.
• Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành có 3 loại đất rừng được xếp vào
nhóm đất nông nghiệp gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc
dụng. Loại đất này nằm trong vốn đất lâm nghiệp theo Luật Đất đai 1993.
• Theo quy định tại điều 135, 136, 137 Luật Đất đai 2013, chế độ sử dụng đất rừng
được được quy định:
➢ Đất rừng sản xuất
▪ Khái niệm rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,
các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ
môi trường sinh thái.
▪ Chủ thể sử dụng loại đất này gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam.
▪ Các hình thức sử dụng quy định cụ thể tại điều 135 luật đất đai 2013. Theo đó
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chuyển giao đất rừng sản xuất
cho các chủ thể sử dụng đất dưới hình thức giao đất hoặc cho thuê đất.
v1.0014108228
24
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
(tiếp theo)
➢ Đất rừng phòng hộ.
▪ Khái niệm rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái.
▪ Chủ thể sử dụng loại đất rừng phòng hộ bao gồm tổ chức; hộ gia đình, cá
nhân; cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ
và phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo
quy định.
▪ Các loại đất rừng phòng hộ bao gồm: Đất rừng phòng hộ đầu nguồn; đất rừng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; đất
rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
▪ Sử dụng và quản lý đất rừng phòng hộ được quy định cụ thể tại điều 136 Luật
Đất đai 2013.
v1.0014108228
25
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
(tiếp theo)
➢ Đất rừng đặc dụng.
▪ Khái niệm rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng;
nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
▪ Chủ thể sử dụng loại đất rừng đặc dụng: Nhà nước giao đất rừng đặc dụng
trực tiếp cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt với hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất.
▪ Việc sử dụng đất rừng đặc dụng được triển khai theo quy định tại điều137
Luật Đất đai 2013.
v1.0014108228
26
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
(tiếp theo)
c. Các quy định về đất làm muối – Điều 138 Luật Đất đai 2013.
• Loại đất này trước đây được xếp vào nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử
dụng đất làm muối cũng giống như việc sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử
dụng phần lớn lại là hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp ở nông thôn.
• Luật Đất đai 2003, 2013 đã đưa đất làm muối vào nhóm đất nông nghiệp. Song, nếu
xét về cơ cấu phân loại đất thì đất làm muối thuộc về nhóm đất phi nông nghiệp, tuy
nhiên căn cứ vào chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng thì đất làm muối được tính
trong cơ cấu đất nông nghiệp hợp lý hơn.
• Điều 138 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể việc sử dụng đất làm muối.
v1.0014108228
27
5.1.5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỤ THỂ
(tiếp theo)
d. Các quy định về việc sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản
• Đối với đất có mặt nước nội địa: Việc sử dụng đất có mặt nước nội địa để nuôi trồng
thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp được quy định tại điều 139 Luật Đất đai 2013.
• Đối với đất có mặt nước ven biển: Được quy định cụ thể tại Điều 140 Luật Đất
đai 2013.
e. Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại.
• Khái niệm kinh tế trang trại: Là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao
hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
• Điều 142 Luật Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất cho kinh tế trang trại.
v1.0014108228
28
5.2. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
5.2.1. Khái niệm, đặc
điểm của nhóm đất
phi nông nghiệp
5.2.2. Các phân
nhóm đất phi nông
nghiệp cụ thê
v1.0014108228
29
5.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
a. Khái niệm nhóm đất phi nông nghiệp.
• Là tổng thể các loại đất không được xác định là tư liệu sản xuất, sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau phục vụ nhu cầu để ở, để kinh doanh hoặc các nhu cầu công
cộng khác.
• Khoản 2 điều 10 Luật Đất đai chia thành 10 phân nhóm đối với đất phi nông nghiệp.
➢ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
➢ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
➢ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
➢ Đất xây dựng công trình sự nghiệp;
➢ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
➢ Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
➢ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
➢ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
➢ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
➢ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại
v1.0014108228
30
5.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
b. Đặc điểm của nhóm đất phi nông nghiệp
• Đất phi nông nghiệp không được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu
trong đời sống và sản xuất mà là nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội và
có vai trò tác động mạnh mẽ đối với sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho