MỤC TIÊU BÀI HỌC
Trình bày được các nội dung cơ bản về hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai:
• Khái niệm và phân loại các dạng tranh chấp đất đai;
• Nguyên nhân của những tranh chấp đất đai;
• Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai;
• Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thẩm quyền xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai.
34 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật đất đai - Bài 6: Những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Đỗ Xuân Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014108228
1
LUẬT ĐẤT ĐAI
Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng
v1.0014108228
2
BÀI 6
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, XỬ LÝ
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng
v1.0014108228
3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)
Nếu các bạn là anh cán bộ Uỷ ban nhân dân xã nói trên, các bạn sẽ giải thích và hướng
dẫn cho người dân trình tự các bước để bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào?
v1.0014108228
4
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Trình bày được các nội dung cơ bản về hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai:
• Khái niệm và phân loại các dạng tranh chấp đất đai;
• Nguyên nhân của những tranh chấp đất đai;
• Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai;
• Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, thẩm quyền xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai.
v1.0014108228
5
• Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo
trình, văn bản pháp luật đất đai.
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài.
• Ôn lại kiến thức đã nghiên cứu ở các bài học trước và
các môn học Luật Tố tụng hành chính; Luật Tố tụng
dân sự; Luật Khiếu nại, tố cáo.
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu
từng bài.
HƯỚNG DẪN HỌC
v1.0014108228
6
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Hoạt động giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai6.1
Xử lí vi phạm pháp luật về đất đai6.2
v1.0014108228
7
6.1. HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
6.1.1. Các vấn đề
chung về tranh chấp
và giải quyết tranh
chấp đất đai
6.1.2. Giải quyết tranh
chấp đất đai
6.1.3. Giải quyết khiếu
nại và tố cáo về đất
đai
v1.0014108228
8
6.1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
a. Các vấn đề chung về tranh chấp đất đai
• Khái niệm tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, bất đồng về
quyền, lợi ích giữa những người sử dụng đất với nhau, giữa người sử dụng đất với
các chủ đầu tư hoặc giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với người sử
dụng đất .
• Như vậy, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan
hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng đất .
• Đặc điểm của tranh chấp đất đai:
➢ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi
ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở
hữu của các bên tranh chấp.
➢ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có
quyền sở hữu đối với đất đai.
➢ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên
không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà
còn ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một
bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến đến
thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.
v1.0014108228
9
6.1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
(tiếp theo)
a. Các vấn đề chung về tranh chấp đất đai
Các dạng tranh chấp đất đai
Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có một số dạng chủ yếu sau đây:
• Tranh chấp về quyền sử dụng đất
➢ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những
vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên
tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.
➢ Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế;
quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng.
➢ Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước
đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.
➢ Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng
kinh tế mới; giữa đồng bào địa địa phương với các nông trường, lâm trường và
các tổ chức sử dụng đất.
v1.0014108228
10
6.1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
(tiếp theo)
• Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
➢ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá
trị quyền sử dụng đất.
➢ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để
sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Đây là dạng tranh chấp thường xuyên diễn ra trong thời gian qua.
• Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
➢ Tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa
đất trồng cà phê với đất trồng cây cao su; giữa đất hương hoả với đất thổ cư...
trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.
➢ Tranh chấp đường đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản xuất thuộc
quyền sử dụng của hộ gia đình cũng rất phổ biến, các tranh chấp còn liên quan
đến những vùng đất bãi ven sông, ven biển có khả năng khai thác các nguồn
thuỷ lợi thuỷ sản xảy ra ở nhiều địa phương.
➢ Đất giao cho các đơn vị quân đội, công an sử dụng, bởi quản lý lỏng lẻo, để
hoang hoá, bị lấn chiếm hoặc sử dụng không đúng mục đích. Xét về nguồn gốc
lâu đời thì đất này là của dân, khi giải phóng miền Nam, các đơn vị bộ đội công
an tiếp quản các cơ sở từ chế độ cũ, nay thấy sử dụng thiếu hiệu quả, nhiều diện
tích sử dụng không đúng mục đích, để lấn chiếm nên người dân đòi lại.
v1.0014108228
11
6.1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
(tiếp theo)
b. Các vấn đề chung về giải quyết tranh chấp đất đai
• Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai: Giải quyết tranh chấp đất đai trước hết là
một nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân, giữa nhân dân với tổ chức và giữa các tổ chức sử dụng đất với nhau để
qua đó phục hồi các quyền lợi bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối
với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
• Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp.
➢ Thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước đảm bảo cho pháp
luật đất đai được được tuân thủ, thi hành.
➢ Việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là một nôi dung quan trọng trong hoạt
động quản lý Nhà nước đối với đất đai và là những biện pháp để pháp luật đất
đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội.
➢ Việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể bị xâm hại, cũng như lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội và của
người sử dụng đất.
v1.0014108228
12
6.1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
a. Hoà giải tranh chấp đất đai
Khái niệm: Hoà giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả
nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những
mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện,
thoả thuận.
v1.0014108228
13
6.1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
• Nguyên tắc hòa giải, thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai:
➢ Việc hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, tôn trọng sự tự nguyện, khách quan, quyền, lợi ích hợp pháp của các
bên, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
➢ Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
▪ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã là Chủ tịch Hội đồng;
▪ Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn;
▪ Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn. Đại
diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
▪ Công chức địa chính.
• Ngoài ra, tùy từng đối tượng các bên tranh chấp có thể mời thêm các thành phần
như: Chủ tịch Hội Nông dân,phụ nữ, cựu chiến binh; bí thư Đoàn thanh niên, các cơ
quan chuyên môn cấp huyện để tham gia, tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật.
v1.0014108228
14
6.1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
• Kết quả của hoạt động hòa giải – Điều 202 Luật Đất đai 2013
➢ Phải được lập thành biên bản, gồm các nội dung sau:
▪ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
▪ Tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
▪ Ý kiến các bên tranh chấp, ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp
đất đai. Căn cứ kết quả thỏa thuận giữa các bên tranh chấp, người chủ trì
hòa giải phải có xác nhận ghi trong biên bản hòa giải thành hoặc
không thành;
▪ Biên bản hòa giải phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia hòa giải
và phải gửi cho các bên tranh chấp, UBND, Phòng Tài nguyên & Môi trường
cấp huyện.
➢ Đối với trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử
dụng đất thì UBND xã gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên & Môi trường
đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên & Môi trường đối với các trường hợp khác.
➢ Phòng Tài nguyên & Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường trình UBND cùng
cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
v1.0014108228
15
6.1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
• Thời hạn hòa giải - Điều 202 Luật Đất đai 2013
➢ Thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã
nhận được đơn, quá thời hạn trên mà người có trách nhiệm tổ chức hòa giải
không tiến hành hòa giải thì phải bị xem xét, xử lý kỷ luật.
➢ Chú ý: Trong Luật Đất đai 2003, thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 30 ngày.
v1.0014108228
16
6.1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân
• Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà đương sự có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều
100 của Luật đất đai 2013 thì do Toà án nhân dân giải quyết.
• Câu hỏi: Ông A có chuyển nhượng cho ông B 200m2 đất ở năm 2002 có giấy tờ mua
bán, có xác nhận của UBND xã. Ông B đã sử dụng từ đó đến nay và đã xây dựng
nhà ở. Nay phát sinh tranh chấp, đã thực hiện thủ tục hòa giải nhưng không thành.
Ông B nộp đơn khởi kiện lên toà án. Toà án yêu cầu ông B cung cấp những giấy tờ
hợp pháp. Hỏi theo quy định đó là những giấy tờ gì?
• Trả lời:
➢ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án đối với các trường hợp không có
giấy chứng nhận hoặc giấy tờ theo quy định điểm b, khoản 2 Điều 203 Luật Đất
đai 2013.
➢ Theo đó: Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy
định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể khởi kiện tại tòa án.
v1.0014108228
17
6.1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
c. Thẩm quyển giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước
• Khoản 2 Điều 203 quy định: Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp
không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy
tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết
hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND hoặc khởi kiện tại tòa án.
• Nếu đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
➢ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
➢ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
v1.0014108228
18
6.1.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
a. Giải quyết khiếu nại về đất đai
• Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chính
khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
• Giải quyết các khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính
➢ Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có
quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về
quản lý đất đai.
➢ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục
giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực
hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
v1.0014108228
19
6.1.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
b. Giải quyết tố cáo về đất đai
• Khái niệm: Tố cáo là sự phát hiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất của cơ quan Nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc
của những người khác, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước,
lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất.
• Giải quyết tố cáo về đất đai
➢ Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
➢ Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện
theo quy định của pháp luật về tố cáo.
v1.0014108228
20
6.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
6.1.1. Các hình thức
trách nhiệm pháp lý trong
việc xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật đất đai
6.2.2. Xử lý vi phạm
pháp luật đối với chủ thể
là người sử dụng đất
6.2.3. Xử lý vi phạm
pháp luật đối với chủ
thể là người quản lý
v1.0014108228
21
6.2.1. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
a. Khái niệm
• Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, với vai trò là đại diện cho chủ sở
hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, cũng như các quy định
về chế độ sử dụng các loại đất.
• Xử lý vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý
đối với người vi phạm nhằm mục đích buộc hộ gánh chịu những hậu quả pháp lý do
hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm gây nên. Theo tính chất và mức độ của
hành vi vi phạm mà vi phạm pháp luật đất đai áp dụng những trách nhiệm pháp lý
khác nhau.
v1.0014108228
22
6.2.1. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
b. Các hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng cho hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Trách nhiệm hành chính
• Khái niệm: Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý mà nhà nước buộc tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu. Nhưng hành vi vi phạm lần đầu hoặc
thiệt hại do hành vi gây ra không lớn, khả năng phục hồi thiệt hại dễ dàng và người
gây thiệt hại đã kịp thời khác phục nên chưa cần truy cứu trách nhiệm hình sự.
• Đối tượng có thể bị xử lý biện pháp hành chính là những người sử dụng đất và
những người khác có hành vi làm trái với các quy định của pháp luật, về chế độ sử
dụng đất, phá vỡ trật tự quản lý đất đai.
• Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
➢ UBND các cấp và chủ thể trực tiếp ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính
là chủ tịch UBND.
➢ Các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai và chủ thể trực tiếp ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính là: Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở
Tài nguyên và Môi trường, tổng cục quản lý ruộng đất, Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
• Hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
➢ Phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền.
➢ Bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá
đất; cấm hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
➢ Biện pháp khắc phục hậu quả: khoản 3 điều 5 nghị định 105/2009/NĐ-CP
v1.0014108228
23
6.2.1. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC HÀNH
VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
Trách nhiệm kỷ luật
• Khái niệm: Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý do cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm các quy định về
nghĩa vụ, đạo đức, các quy định về những việc mà họ không được làm hoặc bị tòa
tuyên có tội.
• Đối tượng chịu trách nhiệm kỷ luật là cán bộ, công chức thực hiện chức năng về
quản lý Nhà nước về đất đai có hành vi nhưng ở mức độ nhẹ, chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự.
• Thẩm quyền xử lý kỷ luật do người đứng đầu cơ quan quản lý ra quyết định kỷ luật.
Nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan
đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp ra quyết định kỷ luật.
• Về hình thức kỷ luật: Người quản lý đất đai vi phạm kỷ luật thì tuỳ theo mức độ mà
xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau:
➢ Với đối tượng là cán bộ: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
➢ Với đối tượng là công chức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức,
cách chức, buộc thôi việc.
v1.0014108228
24
6.2.1. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC HÀNH
VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
Trách nhiệm hình sự
• Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật
đất đai là những vi phạm được quy định trong Điều 206,207 Luật Đất đai 2013.
• Theo đó người sử dụng đất có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính mà còn vi
phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo Điều 173 Bộ luật
Hình sự.
• Đối với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật đất đai đã bị xử lý kỷ luật mà còn
vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật
Hình sự.
v1.0014108228
25
6.2.1. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG VIỆC XỬ LÝ CÁC HÀNH
VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI (tiếp theo)
Trách nhiệm dân sự
• Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người sử dụng đất, người có trách nhiệm quản
lý đất đai hoặc những người khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt
hại cho nhà nước, cho người khác thì ngoài việc bị áp dụng một trong những biện
pháp trách nhiệm hành chính, kỷ luật, hình sự còn phải bồi thường theo mức thiệt
hại thực tế cho nhà nước hoặc cho người thiệt hại.
• Việc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự được áp dụng theo nguyên tắc
ngang giá, toàn bộ và kịp thời, theo sự thoả thuận. Nếu không thoả thuận được có
thể yêu cầu Toà án giải quyết.
v1.0014108228
26
6.2.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CHỦ THỂ LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
a. Xử lý người sử dụng đất có hành vi lấn, chiếm đất đai
Theo quy định tại Điều 206 Luật Đất đai 2013 và các quy định hiện hành khác, có thể
phân nhóm từng loại vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất:
• Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa
đất để mở rộng diện tích đất. Đây là hành vi của chủ sử dụng đất và có thể là chủ sử
dụng hợp pháp đối với phần đất của họ, nhưng họ mở rộng phạm vi chiếm hữu sang
phần đất của người khác là hành vi xâm hại đến quyền, lợi ích của người khác.
• Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được
Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà
không trả lại đất. Đây là hành vi có thể không phải là người được quyền sử dụng đất,
bởi việc sử dụng của họ không xin phép hoặc họ là người đang sử dụng đất nhưng
chưa đủ căn cứ pháp lý để được phép sử dụng đất nhưng tự ý coi quyền sử dụng
đất thuộc của mình.
• Vậy hành vi chiếm đất được coi là nghiêm trọng hơn, thể hiện sự coi thường pháp
luật, ngang nhiên xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của