Bài giảng Luật hành chính - Bài 3: Nguồn của luật hành chính, Quy phạm pháp luật hành chính và Quan hệ pháp luật hành chính - Đại học Luật TP.HCM

I. Nguồn của luật hành chính II. Quy phạm pháp luật hành chính III.Quan hệ pháp luật hành chính Nguồn của pháp luật là nơi tìm thấy quy tắc chung về hành vi (hay quy tắc xử sự chung) của chủ thể pháp luật. - Nguồn của LHC VN chỉ gồm các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hành chính tức các quy tắc xử sự chung điều chỉnh quan hệ QLNN. Nguồn LHC có thể là toàn bộ văn bản (Luật CB, CC 2008, Luật viên chức 2010, Luật XLVPHC 2012,…) hoặc một phần của văn bản (ví dụ: một số điều trong Luật Thương mại 2005)

ppt72 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hành chính - Bài 3: Nguồn của luật hành chính, Quy phạm pháp luật hành chính và Quan hệ pháp luật hành chính - Đại học Luật TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bLUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 12/10/2020ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM Bài 3 NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCNỘI DUNG CHÍNH I. NGUỒN CỦA LUẬT HC II.QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCI. NGUỒN CỦA LUẬT HC1.1 KHÁI NIỆM1.2 ĐẶC ĐIỂM1.3 CÁC LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT HCI. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Nguồn của pháp luật là nơi tìm thấy quy tắc chung về hành vi (hay quy tắc xử sự chung) của chủ thể pháp luật. 1.1 Khái niệm nguồn của pháp luật I. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH- Nguồn của LHC VN chỉ gồm các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hành chính tức các quy tắc xử sự chung điều chỉnh quan hệ QLNN. Nguồn LHC có thể là toàn bộ văn bản (Luật CB, CC 2008, Luật viên chức 2010, Luật XLVPHC 2012,) hoặc một phần của văn bản (ví dụ: một số điều trong Luật Thương mại 2005)1.1 Khái niệm nguồn của LHC VN I. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNHChứa đựng QPPL điều chỉnh quan hệ QLNN (tức QPPLHC)Chủ yếu do CQHCNN ban hành.Số lượng nhiều và do nhiều chủ thể ban hành, vì quan hệ QLNN rất đa dạng (Luật, PL, NĐ, QĐ của TTg CP, Thông tư (Bộ trưởng), Nghị quyết (HĐND), Quyết định (UBND), khác với nguồn của Luật HS, Luật DS, Luật LĐlà một bộ luật1.2 Đặc điểmNguồn của Luật hành chính Việt Nam là:Án lệ (LHCVN không có nguồn là án lệ, án lệ sẽ chỉ có trong pháp luật TTHS, TTDS, TTHC (Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/205 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chủ trương: “phát triển án lệ...”; 10 năm sau, HĐTP TATC ban hành Nghị quyết Số: 03/2015/NQ-HĐTP quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ)Tập quán pháp: không cóVăn bản quy phạm pháp luật: là nguồn duy nhất cho đến nay.I. NGUỒN CỦA LUẬT HC1.3 Các loại nguồnVăn bản QPPL liên tịchVăn bản QPPL do CQNN ban hànhVăn bản QPPL do cá nhân ban hành3 NhómI. NGUỒN CỦA LUẬT HCCâu hỏi nhận định1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của LHC2. Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế có thể là nguồn của luật hành chính.3. Văn bản do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành có thể là nguồn của Luật Hành chính4. Các Nghị quyết của ĐCSVN là nguồn LHC.I. NGUỒN CỦA LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm1. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam:a. Chỉ bao gồm văn bản QPPLb. Chỉ do cơ quan HCNN ban hànhc. Không bao gồm Bộ luật Dân sự và Luật Đất đaid. Không có đáp án đúngI. NGUỒN CỦA LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm2. Luật Xử lý vi phạm hành chính: a. Là văn bản cá biệtb. Là văn bản quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính và chế tàic. Là nguồn của Luật hành chínhd. Không áp dụng cho người nước ngoài đang sinh sống ở Việt NamI. NGUỒN CỦA LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm3. Không phải là nguồn của Luật hành chính: a. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thươngb. Luật Cán bộ, công chứcc. Quyết định QPPL của UBND cấp huyệnd. Là tất cả các văn bản QPPL do cơ quan hành chính nhà nước ban hành II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.1 KHÁI NIỆM2.2 ĐẶC ĐIỂM2.3 CƠ CẤU2.4 PHÂN LOẠI2.5 HIỆU LỰC2.6 CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCQPPLHC là quy tắc xử sự chung, được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong QLNN và được NN bảo đảm thực hiện.2.1 Khái niệmII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.2.1 Đặc điểm chung Là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành thể hiện ý chí của nhà nước. Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền của nhà nước. Được ban hành theo thủ tục luật định. Được NN đảm bảo thực hiện2.2 Đặc điểmII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.2.2 Đặc điểm riêng QPPLHC chỉ điều chỉnh các quan hệ QLNN. QPPLHC rất đa dạng do nhiều chủ thể ban hành, có số lượng lớn.2.2 Đặc điểmII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC- Giả định- Quy định- Chế tài2.3 Cơ cấu của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCGiả định: nêu lên phạm vi tác động của QPPL bao gồm hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và chủ thể nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của QPPL đó.Giả định trả lời cho câu hỏi: Ai, chủ thể nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?2.3 Cơ cấu của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCQuy định: nêu ra cách xử sự mà chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã được nêu trong phần giả định của QPPL được phép hoặc buộc phải thực hiện.- Quy định trả lời cho câu hỏi: được làm gì, không được làm gì, làm như thế nào?2.3 Cơ cấu của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCChế tài: nêu lên những biện pháp tác động mà NN dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ mệnh lệnh của NN đã nêu ở bộ phận quy định của QPPL.- Chế tài trả lời cho câu hỏi: phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi nào? Ví dụ:2.3 Cơ cấu của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCVí dụ:Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận mà không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;2.3 Cơ cấu của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC- Về mặt nội dung thì QPPL luôn có ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài nhưng về hình thức thể hiện thì nó có thể bị khuyết một hay hai bộ phận. - Lý do: Phần bị khuyết đó có thể được hiểu ngầm hoặc có thể được quy định tại một điều luật khác hoặc một VBPL khác. Ví dụ: trách nhiệm bồi thường khi xử phạt VPHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCCăn cứ vào hiệu lực thi hành + QPPLHC có hiệu lực ở TU: do CQNN hoặc người có thẩm quyền trong CQNN ở TU ban hành. + QPPLHC có hiệu lực ở địa phương: do địa phương hay TU ban hành điều chỉnh vấn đề ở địa phương.2.4 Phân loại QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC Căn cứ vào chủ thể ban hành + QPPLHC do CQ quyền lực nhà nước ban hành.+ QPPLHC do CQHCNN hay người có thẩm quyền trong CQHCNN ban hành. + QPPLHC do Chủ tịch nước ban hành+ QPPLHC do CATANDTC, VTVKSNDTC+ QPLHC chứa đựng trong các VBQPPL khác, VBQPPL liên tịch2.4 Phân loại QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCCăn cứ vào tính mệnh lệnh của QPPL+ QPPLHC cấm đoán: quy định những hành vi mà chủ thể không được phép tiến hành+ QPPLHC bắt buộc: quy định chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện một số hành vi có lợi nhất định + QPPLHC cho phép: quy định cho chủ thể khả năng tự chọn cách xử sự2.4 Phân loại QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCCăn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của chủ thể:+ QP nội dung: quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý. + QP thủ tục: quy định những trình tự, thủ tục cần thiết mà các bên tham gia QHQLNN. 2.4 Phân loại QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC- Hiệu lực của QPPL gồm: hiệu lực về thời gian, hiệu lực về không gian và hiệu lực về đối tượng áp dụng.- Xác định hiệu lực của QPPLHC thông qua VBQPPL vì QPPL được chứa đựng trong một VBPL cụ thể.2.5 Hiệu lực của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.5.1. Hiệu lực về thời gian Hiệu lực về thời gian là thời điểm phát sinh, đình chỉ thi hành và thời điểm chấm dứt hiệu lực của QPPLHC (Xem Điều 151-152,153,154 Luật BHVBQPPL 2015) 2.5 Hiệu lực của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.5.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụnga. Đối với văn bản của cơ quan trung ương:+ Áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp có quy định khác.+ Áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, công dân VN trừ trường hợp có quy định khác.+ Áp dụng với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.2.5 Hiệu lực của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.5.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụngb. Đối với văn bản của chính quyền địa phươngCó hiệu lực trong phạm vi địa phương và áp dụng đối với CQ, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được văn bản đó điều chỉnh.2.5 Hiệu lực của QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HCKhái niệm: Thực hiện QPPLHC là việc CQNN, tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức khác nhau để đưa QPPLHC vào thực tiễn cuộc sống, quan trọng nhất là chấp hành và áp dụng.2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHC Có 2 hình thức: - Chấp hành QPPLHC - Áp dụng QPPLHCII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCa) Chấp hành QPPLHCLà việc các CQ, tổ chức và cá nhân làm theo đúng những yêu cầu của QPPLHC.II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCCác hình thức chấp hành QPPLHC Sử dụng là khi chủ thể thực hiện quyền được quy định. (làm đúng các quy định mà QPPL cho phép). Ví dụ: Thi hành là làm đúng những gì PL buộc phải thực hiện.Ví dụ:- Tuân thủ là không thực hiện những hành vi PL cấm. Ví dụ:II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCSỰ KHÁC NHAU GIỮA TUÂN THỦ, THI HÀNH VÀ SỬ DỤNG? - Tuân thủ và thi hành là nghĩa vụ. Nếu làm những gì PL cấm hay không làm những gì PL buộc thực hiện sẽ phải chịu chế tài. - Sử dụng thường là quyền của chủ thể. Nếu không thực hiện đúng quyền của họ thì cũng không bị chế tài nhưng quyền của họ sẽ không được thực hiện trên thực tế.II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCb. Áp dụng QPPLHCLà việc chủ thể được trao quyền căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLNN.II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCĐặc điểm của áp dụng QPPLHC- Chủ thể: là chủ thể mang quyền lực NN.- Hoạt động thực thi quyền lực NN.- Thường kết thúc bằng việc ban hành một quyết định áp dụng pháp luật.II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCYêu cầu khi thực hiện áp dụng QPPLHC+ Phải đúng với nội dung, mục đích;+ Phải được thực hiện đúng thẩm quyền;+ Phải tiến hành đúng thủ tục và thời hạn;+ Phải được thể hiện bằng văn bản;+ Kết quả áp dụng phải trả lời công khai; + Phải được bảo đảm thực hiện.II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCVí dụ: Thẩm quyền áp dụng QPPLHC của Chủ tịch UBND cấp xã trong XLVPHC là: cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC có giá trị đến 5 triệu (đối với cá nhân).II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HC2.6 Các hình thức thực hiện QPPLHCc. Mối quan hệ giữa chấp hành và áp dụng QPPLHCChấp hành ---- > áp dụngÁp dụng = chấp hành.Chấp hành ----- > không dẫn đến áp dụng. Không chấp hành ----- > áp dụng.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM3.2 PHÂN LOẠI QHPLHC3.3 CƠ CẤU QHPLHC3.4 SỰ KIỆN PHÁP LÝ HCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1 Khái niệm3.1.1 Khái niệm QHPLHC3.1.2 Đặc điểm QHPLHC3.1.1 Khái niệmQuan hệ pháp luật hành chính là QHXH phát sinh trong hoạt động QLNN giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNHTình huống giả địnhÔng A. bị Đoàn kiểm tra 814 lập biên bản vi phạm hành chính. Căn cứ biên bản vi phạm, Chủ tịch UBND quận T. Tp H. đã ra quyết định xử phạt VPHC ông A 10.000.000 đồng. Ông A khiếu nại lên Chủ tịch Quận T. nhưng không được giải quyết, ông A khiếu nại tiếp lên Chủ tịch UBND Tp. H.nhưng vẫn bị bác yêu cầu. Không thỏa mãn, Ông A đã khởi kiện vụ án hành chính tại TAND quận T.Câu hỏi: xác định các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh ,các sự kiện pháp lý?III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1.2 Đặc điểm QHPLHCThứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPLHC luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước. Ví dụ: quan hệ phát sinh khi UBND quận Y kiểm tra giấy phép kinh doanh của hộ gia đình ông B.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1.2 Đặc điểm QHPLHCThứ hai, một bên tham gia QHPLHC bao giờ cũng là chủ thể có quyền sử dụng quyền lực Nhà nước, nhân danh Nhà nước để ban hành các QĐHC mang hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên kia. Ví dụ: khi xử phạt VPHC thì người xử phạt là chủ thể bắt buộc + Chủ thể bắt buộc: CQNN, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước được trao quyền+ Bên kia - bất kỳ CQNN, tổ chức và cá nhânIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1.2 Đặc điểm QHPLHCThứ ba, QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu, đề nghị của bất cứ bên nào mà không cần có sự đồng ý của phía bên kia (chủ thể bắt buộc hoặc không bắt buộc).III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1.2 Đặc điểm QHPLHCThứ tư, tranh chấp giữa các bên tham gia QHPLHC được giải quyết bởi các CQHCNN và theo thủ tục hành chính. III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.1.2 Đặc điểm QHPLHCThứ năm, bên vi phạm những yêu cầu của QHPLHC thì phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà đại diện là CQNN, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.2 Phân loại QHPLHCCăn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ PLHC, phân chia thành:Quan hệ nội dung (phát sịnh khi thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của quy phạm vật chất). Ví dụ: Quan hệ khi Chủ tịch UBND quận Y xử phạt 20 triệu đồng đối với ông B. Vì hành vi xây dựng trái phépQuan hệ thủ tục (khi thực hiện quy phạm thủ tuc).Ví dụ: quan hệ khi thanh tra viên xây dựng lập biên vi phạm đối với ông B.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.2 Phân loại QHPLHCCăn cứ vào tính chất về mối liên hệ giữa các bên tham gia quan hệQuan hệ pháp luật hành chính dọc. Quan hệ pháp luật hành chính chéo.Ví dụ: Giữa UBND Tp HCM với UBND huyện Dĩ An Bình Dương khi yêu cầu UBND Dĩ An cung cấp hồ sơ của Doanh nghiệp Y để UBND TP HCM xác minh hành vi vi phạm. (không trực thuộc về tổ chức)Quan hệ pháp luật hành chính ngang. ( khi ban hành VB liên tịch)III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3 Cơ cấu QHPLHC 3.3.1 Nội dung 3.3.2 Chủ thể 3.3.3 Khách thểIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH3.3.1 Nội dung QHPLHC - Quyền chủ thể của các bên tham gia QHPLHC - Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.1 Nội dung QHPLHCQuyền chủ thể trong QHPLHC là cách thức xử sự mà chủ thể QHPLHC được thực hiện theo quy định của pháp luật HCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.1 Nội dung QHPLHCQuyền chủ thể trong QHPLHC thể hiện:- Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà PLHC cho phép.- Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện những hành vi nhất định.- Khả năng của chủ thể yêu cầu CQNN có thẩm quyền bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.1 Nội dung QHPLHCNghĩa vụ pháp lý của chủ thể QHPLHC là sự cần thiết phải xử sự theo quy định của pháp luật hành chínhIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.2 Chủ thể QHPLHCLà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào QHPLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.2 Chủ thể QHPLHCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCChủ thể của QHPLHCChủ thể bắt buộcCơ quan HCNNCơ quan NN khácCá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý HCNN, cán bộ, công chứcChủ thể thườngCá nhânCơ quan NN, Tổ chức khác3.3.2 Chủ thể QHPLHCMuốn trở thành chủ thể của QHPLHC thì CQ, TC, cá nhân phải có năng lực chủ thể phù hợp với QHPLHC mà họ tham gia, bao gồm: Năng lực pháp luật HC: là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý trong QLNN theo quy định của PL mà NN quy định cho các CQ, TC, cá nhân cụ thể.Năng lực hành vi HC: là khả năng mà NN thừa nhận cho CQ, TC, cá nhân bằng hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.2 Chủ thể QHPLHC Mối quan hệ giữa NLPLHC và NLHVHC - NLPLHC là điều kiện cần, NLHVHC là điều kiện đủ- Nếu chủ thể có NLPLHC mà không có hoặc mất NLHVHC hoặc bị NN hạn chế NLHVHC thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các QHPLHC- NLPLHC là tiền đề của NLHVHC- NLPLHC của cá nhân mở rộng dần theo NLHVHC của họ.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.3.3 Khách thể QHPLHCKhách thể của QHPLHC là các lợi ích mà các tham bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính hướng tới, có thể là lợi ích vật chất, tinh thầncòn đối với chủ thể bắt buộc ( phía cơ quan nhà nước) thì lợi ích chung nhất hướng tới là trật tự QLNN.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.4 Sự kiện pháp lý HCKhái niệm: Sự kiện pháp lý HC là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt của chúng được PLHC gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các QHPLHC.Bao gồm: sự biến và hành vi. Ví dụ:III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC3.4 Sự kiện pháp lý HCIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCQHPLHC phát sinh, thay đổi, chấm dứt phải có đầy đủ 3 điều kiện sau: - Phải có QPPLHC điều chỉnh. Ví dụ: nếu không có quy định xử phạt VPHC về các hành vi mới xuất hiện (internet, chứng khoán,) thì không phát sinh quan hệ xử phạt - Chủ thể tham gia QHPLHC có năng lực hành vi HC. - Phải xuất hiện sự kiện pháp lý HC cụ thể.Câu hỏi trắc nghiệm1. Sự kiện pháp lý hành chính: Luôn thể hiện ở dạng hành động; Được dự kiện trước trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật hành chính; Là cơ sở thực tế làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính; Luôn phát sinh từ mong muốn của con người.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm2. Quan hệ pháp luật hành chính: Phải luôn là quan hệ thủ tục; Chỉ phát sinh khi có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia quan hệ; Trong đại đa số các trường hợp, thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ; Một bên tham gia không nhất thiết phải là CQHCNNIII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm3. Năng lực hành vi hành chính của công dân: Phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước; Phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật của công dân; Phát sinh từ khi công dân sinh ra; Chỉ thể hiện ở việc công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm4. Chấp hành QPPLHC: Là hình thức thực hiện pháp luật hành chính duy nhất; Có thể là cơ sở dẫn đến việc áp dụng QPPL hành chính; Chủ thể có thể là cán bộ, công chức; Chỉ thể hiện ở dạng hành động.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCCâu hỏi trắc nghiệm5. Chủ thể bắt buộc trong QHPLHC: Không nhất thiết là chủ thể mang quyền lực nhà nước; Có thể là công dân; Nhất thiết là cơ quan hành chính nhà nước; Là một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCBài tập tình huống 1:Do biết B có kinh doanh các sản phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên đán, A có nhu cầu sử dụng pháo nên đã trao đổi với B nhằm đặt mua 12 cây pháo sáng. Ngày 20/12/2015 B đã nhập các loại pháo giao cho A theo đơn đặt hàng nhằm kinh doanh kiếm lời. Ngoài ra, B đã mời thêm bạn của mình là C cùng tham gia sử dụng đốt pháo trong đêm giao thừa. Ngày 15/01/2016, qua kiểm tra, Kiểm soát viên thị trường đã phát hiện ra hành vi của B và tiến hành lập biên bản. Ngày 23/01/2016 Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận K, TP H (nơi xảy ra vi phạm) đã ra QĐXP B với các hành vi nêu trên.Các quan hệ phát sinh trong tình huống nêu trên, quan hệ nào là quan hệ pháp luật hành chính? Vì sao?III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCBài tập tình huống 2:Ông Nguyễn Văn T là chủ hộ căn nhà ở phường X, quận Y, Thành phố Z, ngày 15.8.2015 ông T đã tiến hành sửa chữa toàn bộ căn nhà của mình do việc nâng đường lên cao so với nhà ông nhưng không xin phép. Ngày 20.8.2015 lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, lập biên bản về hành vi vi phạm của ông T đã xây thêm 1 tầng so với căn nhà cũ. Ông T phản ứng cho rằng nhà mình bị ảnh hưởng bởi việc nâng đường nên tầng trệt không thể sử dụng được nữa và xây thêm để đảm bảo chỗ ở cho cả gia đình, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng bồi thường cho việc sửa nhà của ông do việc nâng đường làm ảnh hưởng. III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HCBài tập tình huống 2:Ngày 25.8.2015, Chủ tịch UBND Phường X ra quyết định xử phạt đối với ông T, trong đó có nội dung ông T bị phạt tiền và buộc phải tháo dỡ phần công trình xây dựng không phép. Ông T không chịu nộp phạt và tiếp tục sửa nhà, đến ngày 30.8.2015 việc xây thêm một tầng đã cơ bản hoàn thành. Ngày 25.9.2015, Chủ tịch UBND phường X quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trên đồng thời tiến hành tháo dỡ công trình xây dựng không phép.Anh, chị hãy xác định:Quan hệ phát luật hành chính nào đã phát sinh? III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HC
Tài liệu liên quan