Bài giảng Luật hiến pháp - Bài 2: Chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trần Ngọc Định

MỤC TIÊU BÀI • Trình bày được các yếu tố của quyền dân tộc cơ bản. • Phân tích được chính thể của Nhà nước Việt Nam hiện nay. • Phân biệt được vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị và liên hệ được với thực tế thông qua các ví dụ cụ thể. • Vận dụng được các quy định của pháp luật để giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan. • Trình bày được chính sách đối ngoại của Nhà nước hiện nay.

pdf26 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hiến pháp - Bài 2: Chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trần Ngọc Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LUẬT HIẾN PHÁP Giảng viên: ThS. Trần Ngọc Định 2BÀI 2 CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Trần Ngọc Định 3• Trình bày được các yếu tố của quyền dân tộc cơ bản. • Phân tích được chính thể của Nhà nước Việt Nam hiện nay. • Phân biệt được vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị và liên hệ được với thực tế thông qua các ví dụ cụ thể. • Vận dụng được các quy định của pháp luật để giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan. • Trình bày được chính sách đối ngoại của Nhà nước hiện nay. MỤC TIÊU BÀI HỌC 4Sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến môn học: • Lý luận Nhà nước và Pháp luật; • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 5• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng bài. • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề và khái niệm. • Trao đổi với giáo viên và học viên trên lớp và trong các giờ thảo luận/bài tập. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. HƯỚNG DẪN HỌC 62.1. Vấn đề quyền dân tộc cơ bản trong Hiến pháp 2.2. Vấn đề bản chất nhà nước trong Hiến pháp 2.3. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam 2.4. Chính sách đối ngoại CẤU TRÚC NỘI DUNG 7Quyền dân tộc cơ bản Độc lập Có chủ quyền Thống nhất Toàn vẹn lãnh thổ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. 2.1. VẤN ĐỀ QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN TRONG HIẾN PHÁP 8• Hiến pháp năm 1946  Lời nói đầu: Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà... Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.  Điều 2: Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia. • Hiến pháp năm 1959  Lời nói đầu: Nhân dân ta nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Châu Á và thế giới.  Điều 1: Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt. • Hiến pháp năm 1980  Điều 1: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng biển, vùng trời và các hải đảo. 2.1. VẤN ĐỀ QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN TRONG HIẾN PHÁP (tiếp theo) 9“Tính chất của nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền, chính quyền đó thuộc về tay ai, phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp”. (Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh) 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) 2.2. VẤN ĐỀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP 10 Nhà nước Của dân Do dân Vì dân Bản chất của Nhà nước • Hiến pháp 1946: Nhà nước dân chủ nhân dân. • Hiến pháp 1959: Nhà nước công nông. • Hiến pháp 1980: Nhà nước chuyên chính vô sản. • Hiến pháp 1992: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 2.2. VẤN ĐỀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP (tiếp theo) 11 2.3.1. Khái niệm hệ thống chính trị 2.3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam – Hạt nhân của hệ thống chính trị 2.3.3. Nhà nước – trụ cột, trung tâm của hệ thống chính trị 2.3.4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên – cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân 2.3. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 12 Hệ thống chính trị (HTCT) là một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế – xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó. Đảng cộng sản Việt Nam Nhân dân MTTQVN và các tổ chức thành viên Nhà nước 2.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 13 2.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (tiếp theo) Hạt nhân của HTCT Trung tâm của HTCT Trụ cột của HTCT Cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Đảng cộng sản Việt Nam Nhà nước MTTQVN và các tổ chức thành viên 14 • Cơ sở lý luận và thực tiễn. • Ý nghĩa của việc ghi nhận trong Hiến pháp. • Việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lịch sử lập hiến Việt Nam. • Các hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Điều 4 Hiếp pháp năm 1992 1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 2.3.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – HẠT NHÂN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 15 Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách Thông qua công tác tổ chức cán bộ Thông qua vai trò gương mẫu của Đảng viên Thông qua công tác kiểm tra Đảng Các hình thức thể hiện sự lãnh đạo của Đảng 2.3.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – HẠT NHÂN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (tiếp theo) 16 • Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn bộ dân cư, là tổ chức lớn nhất quản lý mọi công dân và cư dân trên tất cả các lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ. • Có chủ quyền tối cao trong đối nội và đối ngoại. • Có quyền ban hành ra pháp luật. • Có công cụ cưỡng chế mạnh mẽ bằng quyền lực nhà nước. • Là chủ sở hữu lớn nhất. • Có quyền đặt ra và thu thuế. 2.3.3. NHÀ NƯỚC – TRỤ CỘT, TRUNG TÂM CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 17 • Hệ thống quan điểm xây dựng Nhà nước trong thời kỳ đổi mới  Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân.  Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp.  Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.  Tăng cường pháp chế XHCN.  Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. • Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN  Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.  Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của NN cũng như phân cấp quản lý ở địa phương.  Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế.  Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực.  Đấu tranh chống tham nhũng. 2.3.3. NHÀ NƯỚC – TRỤ CỘT, TRUNG TÂM CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (tiếp theo) 18 a. Khái niệm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 2.3.3. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN – CƠ SỞ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN 19 2.3.3. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN – CƠ SỞ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN (tiếp theo) • Đảng Cộng sản Việt Nam • Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị VN • Giáo hội Phật giáo VN • Tổng Liên đoàn Lao động VN • Liên minh các Hợp tác xã VN • Uỷ ban Đoàn kết công giáo VN • Hội Nông dân VN • Hội Liên hiệp Thanh niên VN • Hội Người mù VN • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh • Hội Luật gia VN • Hội Bảo trợ NTT và trẻ mồ côi • Hội Liên hiệp Phụ nữ VN • Hội Nhà báo VN • Hội Kế hoạch hoá gia đình • Hội Cựu chiến binh VN • Hội Chữ thập đỏ VN • Hội Khuyến học VN • Liên hiệp các Hội KHKT VN • Hội Đông y VN • Hội Người cao tuổi VN. • Liên hiệp các Hội VHNT VN • Hội Khoa học Lịch sử VN • Các LLVT nhân dân VN • Hội Liên lạc với người VN ở nước ngoài • Hội Làm vườn VN • Hội thánh Tin lành VN • Hội Sinh vật cảnh VN • Phòng Thương mại và Công nghiệp VN • Hội Y dược học VN • Hội Châm cứu VN b. Các tổ chức thành viên của Mặt trận 20 2.3.3. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN – CƠ SỞ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN (tiếp theo) c. Các tên gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam • MT Dân tộc Thống nhất VN • MT Thống nhất phản đế Đông dương - Hội Phản đế đồng minh • Phản đế liên minh • MT Thống nhất nhân dân Phản đế • MT Dân chủ Đông dương • MT Thống nhất dân tộc phản đế Đông dương • VN Độc lập đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh • Hội Liên hiệp Quốc dân VN • MT Liên Việt • MT Tổ quốc VN • MT Dân tộc Giải phóng miền Nam VN • Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình VN • MT Tổ quốc VN 21 d. Vai trò của MTTQVN và các tổ chức thành viên • Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. • Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. • Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. • Giám sát, phản biện xã hội. • Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.3.3. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN – CƠ SỞ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN (tiếp theo) 22 2.3.3. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN – CƠ SỞ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN (tiếp theo) Vai trò trong việc thành lập các cơ quan nhà nước Giới thiệu Hội thẩm nhân dân để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra Trong việc tuyển chọn thẩm phán Vai trò trong bầu cử • Vai trò của MTTQVN trong bầu cử  Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử ĐBQH, ĐBHĐND.  Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử.  Phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử.  Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử.  Tham gia giám sát việc bầu cử. 23 2.3.3. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN – CƠ SỞ CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN (tiếp theo) • Vai trò của MTTQVN trong công tác xây dựng pháp luật  Kiến nghị với UBTVQH, Chính phủ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;  Trình Quốc hội, UBTVQH dự án luật, pháp lệnh;  Cùng với CQNN có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch ;  Tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác. • Hoạt động giám sát của MTTQNV  Hoạt động giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước.  Giám sát hoạt động của CQNN, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. 24 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 2.4. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC 25 2.4. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC (tiếp theo) Điều 13 Hiến pháp 2013 1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. 2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”. 4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945. 5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. 26 Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Vấn đề về quyền dân tộc cơ bản trong các Hiến pháp; • Bản chất của Nhà nước trong Hiến pháp; • Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam với vị trí, vai trò cụ thể của các bộ phận cấu thành quan trọng; • Chính sách đối ngoại của Nhà nước; • Những vấn đề mới trong Hiến pháp sửa đổi về chế độ chính trị. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI