Bài giảng Miễn dịch và tiêm chủng mở rộng

MỤC TIÊU l. Kể được các loại miễn dịch tự nhiên, nhân tạo và tác dụng của miễn dịch nhân tạo 2. Định nghĩa kháng nguyên, kháng thể. 3. Trình bày được cơ chế miễn dịch và phân biệt được các loại miễn dịch. 4. Nêu được 6 loại vaccin và cách tiêm phòng các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. 5. Kể nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phòng bệnh uốn ván. 6. Kể nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phòng bệnh bại liệt.

pptx30 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Miễn dịch và tiêm chủng mở rộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MIỄN DỊCH VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG MỤC TIÊU l. Kể được các loại miễn dịch tự nhiên, nhân tạo và tác dụng của miễn dịch nhân tạo 2. Định nghĩa kháng nguyên, kháng thể. 3. Trình bày được cơ chế miễn dịch và phân biệt được các loại miễn dịch. 4. Nêu được 6 loại vaccin và cách tiêm phòng các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. 5. Kể nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phòng bệnh uốn ván. 6. Kể nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phòng bệnh bại liệt. A. MIỄN DỊCH VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG I. KHÁI NIỆM VẾ KHÁNG NGUYÊN, KHÁNG THỂ l. Kháng nguyên Kháng nguyên là những chất mà khi vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể và khi gặp kháng thể tương ứng thì có sự kết hợp đặc hiệu. Kháng nguyên có thể là vi khuẩn, virus, ngoại độc tố của vi khuẩn, độc tố của thực vật, động vật, men, protein lạ..... 2. Kháng thể Kháng thể là những chất do cơ thể sinh ra đước sự kích thích của kháng nguyên. Mỗi kháng thể chỉ kết hợp với một kháng nguyên tương ứng. Kháng thể có tác dụng chống kháng nguyên nhằm bảo vệ cơ thể. Bản chất của kháng thể là protein được gọi là globulin miễn dịch. II. KHÁI NIỆM VỀ MIỄN DỊCH Miễn dịch theo nghĩa thông thường là sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, các protein lạ... 1. Các loại miễn dịch a. Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch tự nhiên của chủng loài: Mỗi loài có khả năng miễn dịch với một số bệnh nhất định của loài khác. Ví dụ: trâu, bò không mắc bệnh thương hàn của người; người không mắc bệnh niucatson của gà. Miễn dịch tự nhiên do mẹ truyền cho con: trẻ em mới sinh đến 6 tháng tuổi có kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai, miễn dịch này sẽ mất dần theo thời gian. Miễn dịch tự nhiên mang tính chủ động: miễn dịch xuất hiện sau khi mắc một bệnh truyền nhiễm nào dó. Thời gian miễn dịch lâu hay mau tùy theo từng bệnh. Có bệnh cho miễn dịch rất bền vững như: sởi, đậu mùa. Có bệnh cho miễn dịch rất ngắn như bệnh cúm. 2.2.2. Miễn dịch nhân tạo Có 2 loại : Miễn dịch thụ động do dùng kháng huyết thanh: dùng kháng huyết thanh đưa vào cơ thể là một loại kháng thể đã có sẵn của người hay động vật, cơ thể sử dụng kháng thể đặc hiệu này chống lại kháng nguyên gây bệnh. Thường được dùng điều trị . Tác dụng: miễn dịch dùng kháng huyết thanh xuất hiện sớm (ngay sau khi tiêm) và nhanh chóng bị thải trừ (10-15 ngày). Ví dụ: Dùng SAT điều trị bệnh uốn ván, dùng SAD điều trị bệnh bạch hầu, dùng SAR phòng bệnh dại. Miễn dịch chủ động nhân tạo: gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm hoặc uống vaccin có chứa kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh như bạch hầu, ho gà, bại liệt. III.VACCIN VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG l. Nguyên lý tác dụng của vaccin Sử dụng vaccin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc là vi sinh vật gây bệnh không còn độc lực hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, kích thích cơ thể tự tạo ra các miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. 2. Các loại vaccin Dựa vào tính chất của kháng nguyên, có 3 loại: Vaccin sống là những vi sinh vật sống nhưng đã làm giảm hoặc làm mất khả năng gây bệnh chỉ còn tính kháng nguyên như: vaccin bại liệt, đậu mùa. Vaccin chết là những vi sinh vật đã được làm chết nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên như vaccin tả, thương hàn. Vaccin là các độc tố đã giải độc như giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván. Ngoài ra đưa vào hiệu lực tác dụng còn chia ra: Vaccin đơn giá chỉ có tác dụng để phòng được một bệnh như BCG phòng lao,sabin phòng bại liệt. . Vaccin đa giá là vaccin phòng được nhiều bệnh do phối hợp nhiều loại kháng nguyên như vaccin phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván. 3. Nguyên tắc sử dụng vaccin: Đối tượng dùng vaccin: chỉ dùng cho người khỏe, không dùng cho người đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. Phạm vi sử dụng: diện càng rộng càng tốt, số lượng người càng nhiều càng tốt. Thời gian sử dụng: thường tiêm trước mùa dịch và phải tiêm đúng kỳ hạn vì sau khi tiêm chủng từ 15-20 ngày cơ thể mới có miễn dịch. Đối với trẻ em dưới 1tuổi, tiêm theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng. 3,4. Các loại vaccin thường dùng cho trẻ em Vaccin BCG (Bacillin de Calmette Guerine) là vaccin phòng bệnh lao. Có 2 loại : vaccin BCG sống và BCG chết, hiện nay BCG chết hay dùng. Vaccin ở dạng đông khô, trước khi sử dụng phải pha với dung môi. Vaccin Sabin là vaccin phòng bại liệt, chứa hỗn dịch vrus bại liệt sống đã làm giảm độc lực. Vaccin ở dạng dung dịch màu hồng (uống). Vaccin phòng bệnh sởi là một chủng virus sởi đã làm giảm độc lực. Vaccin sởi ở dạng đông khô, trước khi sử dụng phải pha với dung môi. Tiêm 01 lần có khả năng miễn dịch lâu dài. Khi dùng miễn dịch này có thể tạo ra một bệnh sởi nhẹ sau khi tiêm. Vaccin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) gồm: Giải độc tố bạch hầu Giải độc tố uốn ván Hỗn dịch vi khuẩn ho gà đã bị giết chết Vaccin viêm gan B: ở dạng dung dịch đóng thành liều trong lọ, trước khi tiêm phải lắc đều.   Vaccin viêm não Nhật Bản: 1à dung dịch chứa virus viêm não Nhật Bản đã được bất hoạt, vaccin trong suốt không màu. 5. Bảo quản vaccin Vaccin cần được bảo quản ở nhiệt độ 0 o c đến 8 o c, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng và tránh đóng băng, do vậy không để lọ vaccin tiếp xúc trực tiếp với nước đá hoặc bình tích lạnh. 6. Chương trình tiêm chủng mở rộng IV. KHÁNG HUYẾT THANH 1. Nguyên lý tác dụng của kháng huyết thanh Dùng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cơ thê có ngay kháng thê đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh 2. Nguyên lý sử dụng kháng huyết thanh Kháng huyết thanh trong điều trị: điều trị cho nhũng bệnh nhân đang nhiễm vi sinh vật gây bệnh hay nhiễm độc cấp tính, cần có ngay kháng thê đê chống lại tác nhân gãy bệnh như: huyết thanh chống uốn ván (SAT), chống bạch hầu (SAD). Kháng huyết thanh trong dự phòng: một số trường hợp còn được dùng với mục đích dự phòng như kháng huyết thanh kháng dại (SAR). 3. Phản ứng do tiêm kháng huyết thanh a. Đề phòng phản ứng Phải hỏi bệnh nhân đã được tiêm kháng huyết thanh chưa? Làm test huyết thanh, nếu có phản ứng, tiến hành giải mẫn cảm (phương pháp Bedredska). Chuẩn bị cơ số thuốc chống sốc, dị ứng. b. Phán ứng huyết thanh Tại chỗ: đau mẫn đỏ, sẽ hết sau ít ngày. Toàn thân: có thể bị sốt rét run, nhức đầu hoặc nặng hơn như sốc phản vệ, viêm cầu thận cấp. viêm cơ tim. . . Cần được xử tri kịp thời. B . BỆNH HỌC I. BỆNH UỐN VÁN 1. Đại cương Bệnh uốn ván là bệnh đo độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ. Sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với bào tử uốn ván có trong đất , môi trường xung quanh. vi dụ: vết thương bẩn hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh bi nhiễm bào tử uốn ván. Mọi lứa tuổi đều có thê bị mắc bệnh uốn ván. Bệnh có thể gặp và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh được gọi là uốn ván sơ sinh (UVSS). Hầu hết trẻ sơ sinh mắc UVSS đều tử vong. UVSS hay gặp ớ vùng nông thôn, nơi có ti lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo vô trùng. 1 2. Đường lây Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người. Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm bào tử uốn ván. Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn. Phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao nêu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bào tử uốn ván nếu dụng cụ dùng đê cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch . Trẻ em cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ nhiễm nha bào uốn ván như cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương. 1 3. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh thường 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Ở trẻ em và người lớn, cứng hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Sau đó cứng cổ , khó nuốt, co cứng cơ bụng. Cơ co thắt , vã mồ hôi và sốt. Trẻ sơ sinh bị UVSS vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu khi sinh. Bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh, trẻ không bú được, sau đó là co cứng và co giật. Hầu hết trẻ thường tử vong. 4. Biến chứng Co thắt và co giật các cơ có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra. Tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già. 5. Điều trị Bệnh uốn ván ở mọi lứa tuổi cần phải điều trị cấp cứu tại bệnh viện với thuốc giãn cơ, diazepam, kháng sinh chống bội nhiễm. 1 6. Phòng bệnh Trẻ em tiêm vaccin DPT hoặc DT và người lớn tiêm TT/UV . Cần tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tiêm vaccin uốn ván sẽ phòng được uốn ván cho mẹ và UVSS cho con. Tiệt khuẩn dụng cụ và công tác vô khuẩn đặc biệt quan trọng trong khi người mẹ sinh con, ngay cả khi người mẹ đa được tiêm vaccin phòng uốn ván. Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên vì vậy cần thiết phải tiêm chủng. 7. Đẩy mạnh loại trừ uốn ván sơ sinh WHO , UNICEF và UNFPA đặt mục tiêu loại trừ UVSS loàn câu vào năm 2005, là giảm số mắc UVSS xuống dưới 1/1000 trẻ đẻ sống trong một năm ở tất cả các huyện . Mục tiêu này đã được xác định lại bởi một cuộc họp Đại Hội Đông Liên hiệp quốc năm 2002. Vì vi khuẩn uốn ván luôn tồn tại trong môi trường nên việc thanh toán bệnh uốn ván là không thê thực hiện được. Việc tiêm vaccin đạt tỉ lệ cao cân duy trì ngay cả sau khi đã đạt mục tiêu toàn cầu. Để đạt mục tiêu toàn cầu về loại trừ UVSS, các nước cần triển khai chiến lược sau: Tăng tỷ lệ tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai. Tiêm vaccin uốn ván cho tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao, triển khai qua ba vòng chiến dịch. Đẩy mạnh thực hành đẻ sạch và chăm sóc rốn sạch. Tăng cường giám sát và báo cáo các trường hợp UVSS 8 . Những điểm chính Bệnh uốn ván do vi khuẩn gây ra. Nhiễm trùng xảy ra khi công tác vô khuẩn không đảm bảo trong khi sinh, khi sử dụng dụng cụ cắt rốn bi nhiễm bào tử uốn ván. Bệnh UVSS hiện còn là vân đề y tế nghiêm trọng ở những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp và thực hành đẻ không sạch. Hầu hết trẻ mắc UVSS đều chết. Cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm vaccin uốn ván, làm sạch vết thương và loại bỏ tổ chức hoại tử. Cách tốt nhất đề phòng bệnh UVSS là tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai phụ nữ tuổi sinh đẻ và thực hành đẻ sạch. II. BỆNH SỐT BẠI LIỆT: Bệnh sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng(virus ) gây ra . Virus này có tên là Poliovirus. Bệnh gây tổn thương toàn bộ cơ thể kế cả hệ cơ và hệ thân kinh. Những trường hợp nhiễm virus nặng có thể gây liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. 1. Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ: Sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng, việc lây truyền virus trực tiếp từ người sang người. Đường lây truyền chính của virus là đường tiêu hóa lây qua các chất tiết từ mũi, miệng của người mang virus, hoặc do tiếp xúc với phân người bệnh có mang virus. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi miệng, phân chia để tăng sinh về số lượng trong họng và hệ tiêu hóa rồi chúng theo hệ bạch huyết và đường máu lan tràn khắp cơ thể. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 5 -35 ngày, trung bình là 7-14 ngày. 2. Yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh: Không tiêm phòng bại liệt trước đó. Đi đến những nơi từng xảy ra dịch sốt bại liệt Bà mẹ mang thai khi quá trẻ hoặc quá già Có những chấn thương vùng miệng, mũi, họng, ví dụ cắt amidal. nhổ răng... Bị những sang chấn tinh thần hoặc gắng sức quá mức sau khi tiếp xúc với siêu vi bại liệt bởi vì những sang chấn này làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ the. Bệnh bại liệt xảy ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tại Mỹ trong vài năm gần Đây không ghi nhận trường hợp mắc bệnh mới nào. (Ca mắc bệnh gần nhất do không tiêm phòng bại liệt xảy ra năm 1979). Bệnh cũng ít gặp ở phía tây bán cầu. Ban đầu bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng gần đây bệnh có xu hướng gặp ở những bệnh nhân trên 15 tuổi. Bệnh xảy ra tập trung vào mùa hè và mùa thu, vào các tháng 7. 8, 9. Người lớn và phụ nữ trẻ có thai dễ bị bệnh hơn, nhưng tỉ lệ bị bại liệt thì nam lại cao hơn nữ. Trong thời gian từ năm l840 đến những năm 1950, sốt bại liệt là một bệnh dịch trên toàn thế giới. Nhưng từ khi có vaccin phòng bại liệt tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn những trận dịch xảy ra, nhất là ở những cộng đồng không được tiêm phòng đầy đủ. 3. Triệu chứng : Sốt bại liệt có 3 thể lâm sàng kinh điển, đó là: sốt bại liệt không triệu chứng lâm sàng (dưới lâm sàng), sốt bại liệt thể không liệt và sốt bại liệt thế liệt. Khoảng 95% các trường hợp nhiễm virus bại liệt là thể không triệu chứng và thường không được phát hiện. Những trường hợp nhiễm virus có triệu chứng lâm sàng là do virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương (não -bộ và tuỷ sông), và chia làm hai thể là thể không liệt và thể liệt. Xét nghiệm phân (phân lập virus polio) đê chẩn đoán xác định là cần thiết. 4. Sốt bại liệt thể liệt Sốt xảy ra khoảng 5 - 7 ngày trước khi các triệu chứng khác xuất hiện: nhức đầu, cứng cơ cổ, lưng. yếu cơ, không đối xứng hai bên: khởi phát khá nhanh đôi khi đột ngột. Diễn tiến dần tới liệt, vị trí tuỳ vào đoạn tuỷ sống bị tổn thương. Cảm giác bất thường - dị cảm ở một số vùng của cơ thể Tăng sự nhảy cảm với cảm giác sờ, một sự sờ nhẹ cũng có thể khiến bệnh nhân rất đau. Đi tiểu khó từ từ do liệt bàng quang Táo bón Chướng bụng Nuốt khó Đau nhức cơ Co cứng cơ đặc biệt vùng bắp chân, vùng cổ, vùng lưng Chảy nước dãi Khó thở Dễ bị kích thích, dễ nôi nóng, cáu gắt Phản xạ Babinski dương tính 5. Biến chứng Tử vong có thể xảy ra nếu bị liệt cơ hô hấp và không có máy thở hổ trợ. Di chứng do liệt không hồi phục suốt đời thường gặp ở những trường hợp không được điều trị hợp lý. 6. Điều trị Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Máy thở có thể trợ giúp bệnh nhân có khó thở. Vật lý tư liệu, phẫu thuật chỉnh hình và nẹp có thể giúp làm giảm bớt hậu quả của bệnh. 7. Phòng bệnh Uống vaccin bại liệt (OPV) hoặc vaccin bại liệt bất hoạt theo đường tiêm (IPV). 8. Mục tiêu và chiến lượt thanh toán bệnh bại liệt Năm 1988. Tổ chức Y tế Thê giới đã đưa ra sáng kiến toàn cầu về thanh toán bại liệt. Có 4 chiến lược cơ bản để ngăn chặn sự lưu hành virus bại liệt hoang dại và đảm bảo thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu vào cuối năm 2005: Đạt tỉ lệ uống 3 liều vaccin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi cao Cho tất cả trẻ dưới 5 -tuổi uống bổ sung vaccin bại liệt trong những ngày tiêm chủng toàn quốc Giám sát virus bại liệt hoang dại qua báo cáo ra xét nghiệm tất cả các trường hợp liệt mềm cấp (LMC) của trẻ dưới 15 tuổi Tổ chức chiến dịch vét khi virus bại liệt hoang dại được giới hạn trong một vùng cụ thể. 9. Những điểm chính Bại liệt polio do virus gây ra lây truyền theo đường tiêu hóa (phân-miệng). Người lành mang virus là nguồn lây quan trọng. Biện pháp phòng bệnh ở trẻ em là uống vaccin bại liệt.
Tài liệu liên quan