Bài giảng Môi trường pháp lý trong xây dựng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG XÂY DỰNG Văn bản luật Hiến pháp Hiến pháp là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị. Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện

pdf174 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường pháp lý trong xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Bộ môn: Quản lý Xây dựng PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân Hà nội – 6/2012 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG XÂY DỰNG .............. 5 1.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA THEO LUẬT XÂY DỰNG (ĐIỀU 3-LUẬT XD). .6 1.2. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA THEO LUẬT ĐẤU THẦU (ĐIỀU 3-LUẬT ĐẤU THẦU). ...................................................................................................................... 10 1.3. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA THEO LUẬT ĐẦU TƯ (ĐIỀU 3-LUẬT ĐẦU TƯ)...14 1.4. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA THEO LUẬT ĐẤT ĐAI (ĐIỀU 4-LUẬT ĐẤT ĐAI). ... 17 CHƯƠNG II: CÁC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ........................ 21 2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT XÂY DỰNG .................................... 21 2.1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và kết cấu của Luật Xây dựng ............ 21 2.1.2. Hoạt động xây dựng ........................................................................................... 22 2.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng .......................................................... 26 2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ........................................................................................................... 26 2.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật ........................................... 26 2.2.2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................................. 27 2.2.3. Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình .................................................................................................... 31 2.2.4. Tài chính về đất đai và giá đất ........................................................................... 32 2.2.5. Thu hồi đất; bồi thường, tái định cư liên quan tới dự án đầu tư xây dựng công trình . 33 2.2.6. Quản lý Nhà nước về đất đai ............................................................................. 36 2.3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ........................................................................................................... 37 2.3.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Đầu tư ............................... 37 2.3.2. Hình thức đầu tư: ............................................................................................... 37 2.3.3. Thủ tục về đầu tư khi triển khai dự án đầu tư .................................................... 40 2.4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤU THẦU LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ............................................................................................... 45 2.4.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ......................................................... 45 2 2.4.2. Đối tượng áp dụng ............................................................................................. 46 2.4.3. Quy định chung về đấu thầu .............................................................................. 46 2.4.4. Các chủ thể tham gia đấu thầu ........................................................................... 47 CHƯƠNG III: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ......................................... 52 3.1. KHÁI NIỆM - CHỦ THỂ - NGUYÊN TẮC - HIỆU LỰC – BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ........................................................................ 52 3.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự ............................................................................... 52 3.1.2. Chủ thể của hợp đồng dân sự ............................................................................. 52 3.1.3. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự ........................................... 53 3.1.4. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ( Điều 391 Bộ Luật Dân sự) 53 3.1.5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ( Điều 318 BL Dân sự) ...... 54 3.1.6. Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được ( Điều 423 Bộ Luật Dân sự) ....................................................................................................... 56 3.2. CƠ CẤU CỦA VĂN BẢN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ .................................................. 57 3.2.1. Khái niệm văn bản hợp đồng dân sự và các loại văn bản hợp đồng dân sự ...... 57 3.2.2. Hình thức hợp đồng dân sự ( Điều 401 Bộ Luật Dân sự) .................................. 58 3.2.3. Cơ cấu chung của một vãn bản hợp đồng dân sự .............................................. 59 3.2.4. Phụ lục Hợp đồng dân sự ( Điều 408 Bộ Luật Dân sự) ..................................... 63 3.2.5. Sửa đổi hợp đồng dân sự ( Điều 423 Bộ Luật Dân sự) ..................................... 64 3.2.6. Chấm dứt hợp đồng dân sự ( Điều 424 Bộ Luật Dân sự) ................................. 64 3.2.7. Huỷ bỏ hợp đồng dân sự ( Điều 425 Bộ Luật Dân sự) ...................................... 65 3.2.8. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự ( Điều 426 BL Dân sự) ...... 65 3.2.9. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự ........................................................... 66 3.3. NGÔN NGỮ VÀ VĂN PHẠM TRONG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ... 66 3.3.1. Những yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế .......................... 66 3.3.2. Yêu cầu về văn phạm trong soạn thảo hợp đồng dân sự .................................... 69 CHƯƠNG IV:HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ....................................... 70 4.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ................... 70 4.1.1. Vai trò của ngành xây dựng cơ bản ................................................................... 70 4.1.2. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................ 70 4.1.3. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: ........................... 71 4.1.4. Sản phẩm đầu tư xây dựng ................................................................................. 72 4.1.5. Công trình xây dựng .......................................................................................... 73 4.1.6. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng .......................................................... 74 3 4.2. HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ................................................ 75 4.2.1. Khái niệm , đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động xây dựng ........................ 75 4.2.2. Khung pháp luật của hợp đồng xây dựng .......................................................... 77 4.2.3. Nguyên tắc chung ký kết Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ........................ 78 4.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng ......................................................... 82 4.2.5. Các quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng ............................................. 85 4.2.6. Các hình thức giao nhận thầu xây dựng ............................................................. 90 4.2.7. Các loại hợp đồng .............................................................................................. 93 4.2.8. Các hình thức giá HĐ và phương thức thanh toán theo một trong sau đây: ...... 95 4.3. KỸ THUẬT SOẠN THẢO NỘI DUNG HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ................................................................................................................................. 98 4.3.1. Về tên hợp đồng ................................................................................................. 98 4.3.2. Các căn cứ để ký kết họp đồng .......................................................................... 98 4.3.3. Mẫu Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ......................................................... 98 4.3.4. Hồ sơ hợp đồng .................................................................................................. 99 4.3.5. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng .............................. 99 4.3.6. Tài liệu kèm theo hợp đồng ............................................................................... 99 4.3.7. Các thông tin trong hợp đồng .......................................................................... 100 4.4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ...................................................................... 102 4.4.1. Đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng ............................................................. 102 4.4.2. Hiệu lực hợp đồng ............................................................................................ 103 4.4.3. Giá hợp đồng .................................................................................................... 104 4.4.4. Ký hợp đồng: ................................................................................................... 105 4.5. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ............................................ 105 4.5.1. Sử dụng thầu phụ ............................................................................................. 105 4.5.2. Thay đổi, điều chỉnh nội dung hợp đồng ......................................................... 106 4.5.3. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng: ................................................................. 107 4.5.4. Tạm ứng hợp đồng: .......................................................................................... 108 4.5.5. Thanh toán hợp đồng: ...................................................................................... 109 4.5.6. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng .................................................................. 113 4.5.7. Quyết toán hợp đồng xây dựng ........................................................................ 115 4.5.8. Thanh lý hợp đồng xây dựng ........................................................................... 116 4.5.9. Kế thừa hợp đồng ............................................................................................. 116 4.5.10. Quản lý hợp đồng ............................................................................................. 117 4 4.5.11. Tạm dừng thực hiện hợp đồng: ........................................................................ 119 4.5.12. Huỷ bỏ hợp đồng: ............................................................................................ 120 4.5.13. Theo dõi, kiểm tra thực hiện các công việc của hợp đồng ............................... 120 4.6. THƯỞNG, PHẠT, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM, TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ............................................................................................ 121 4.6.1. Thưởng thực hiện hợp đồng ............................................................................. 121 4.6.2. Phạt thực hiện hợp đồng .................................................................................. 121 4.6.3. Xử lý vi phạm hợp đồng .................................................................................. 122 4.6.4. Giải quyết tranh chấp trong thực hiện hợp đồng ............................................. 122 4.6.5. Bồi thường thiệt hại trong thực hiện hợp đồng ................................................ 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 124 PHỤ LỤC: VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG .................................... 126 Phụ lục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ....................................................................... 126 Phụ lục 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ....................................................................... 133 Phụ lục3: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH .............................................................................. 173 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG XÂY DỰNG Văn bản luật Hiến pháp Hiến pháp là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị. Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện Luật (bộ luật) Văn bản dưới luật 1. Nghị quyết của Quốc hội. 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 4. Nghị định của Chính phủ. 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. 6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao 7. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 8. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 9. Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 6 1.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA THEO LUẬT XÂY DỰNG (ĐIỀU 3-LUẬT XD). 1. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. 2. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. 3. Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ. 4. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình. 5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. 6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. 7 7. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. 8. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất. 9. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. 10. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. 11. Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ. 12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. 13. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn. 14. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau 8 đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. 15. Thiết kế đô thị là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. 16. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 17. Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. 18. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. 19. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. 20. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. 21. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. 22. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 9 23. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. 24. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại