NỘI DUNG
3.1 Giới thiệu về sự tương tác giữa môi trường và con người
3.2 Tác động của con người đến môi trường
3.2.1 Giảm đa dạng sinh học
3.2.2 Cạn kiệt tài nguyên
3.2.3 Biến đổi khí hậu/ thiên tai
3.2.4 Tác động do đô thị hóa
3.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
3.3.1 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước
3.3.2 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí
3.3.3 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm rác thải
3.4 Sự phát triển bền vững
3.4.1 Khái niệm về sự phát triển bền vững
3.4.2 Các biện pháp để phát triển bền vững
45 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường và con người (Environment and People) - Chương 3: Tương tác giữa môi trường và con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học : MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Biên soạn: BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
MÔI TRƯỜNG
&
CON NGƯỜI
Chương 3:
TƯƠNG TÁC GIỮA
/46
NỘI DUNG
3.1 Giới thiệu về sự tương tác giữa môi trường và con người
3.2 Tác động của con người đến môi trường
3.2.1 Giảm đa dạng sinh học
3.2.2 Cạn kiệt tài nguyên
3.2.3 Biến đổi khí hậu/ thiên tai
3.2.4 Tác động do đô thị hóa
3.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
3.3.1 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước
3.3.2 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí
3.3.3 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm rác thải
3.4 Sự phát triển bền vững
3.4.1 Khái niệm về sự phát triển bền vững
3.4.2 Các biện pháp để phát triển bền vững
2
/46
3.1 GIỚI THIỆU VỀ SỰ TƯƠNG TÁC
GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống
của mình từ môi trường tự nhiên.
Môi trường thiên nhiên quy định cách thức tồn tại
và phát triển của con người.
Thế nên con người và môi trường có mối quan hệ
rất chặt chẽ với nhau, đó chính là sự tương tác.
Muốn có cuộc sống tốt đẹp thì con người phải
có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như chính
ngôi nhà của mình.
3
/46
3.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG TÁC
GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Giới thiệu các video clip về sự tương tác giữa môi trường và con người
4
Ô nhiễm môi trường thế giới Sóng thần ở Nhật Bản Mưa đá nước ngoài
Mưa đá ở Đà Lạt Lũ gây sạt lở đất ở Lai Châu
/46
3.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG TÁC
GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Sinh viên:
Bài tập trên lớp: Trong vòng 10 phút, mỗi nhóm nêu ra 5 sự tương
tác giữa môi trường và con người.
Trình bày ý kiến cá nhân về sự tương tác giữa môi trường và con
người.
Giáo viên:
Tổng hợp và phân tích mở rộng các ý kiến của sinh viên
Kết luận: chúng ta hãy luôn ý thức rằng hành động của con người
tác động trực tiếp đến môi trường thiên nhiên và thiên nhiên cũng có
những tác động tương ứng ngược lại đến đời sống của con người.
5
/46
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.2.1 Giảm đa dạng sinh học
3.2.2 Cạn kiệt tài nguyên
3.2.3 Biến đổi khí hậu/ thiên tai
3.2.4 Tác động do đô thị hóa
6
/46
3.2.1 GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học là sự phong phú
các dạng sống khác nhau trên trái
đất.
Trái đất là hành tinh sống duy nhất
mà chúng ta biết trong vũ trụ.
Sự sống phân bố mọi nơi trên trái
đất từ: Sa mạc khô hạn, Núi cao,
Biển sâu,
7
/46
3.2.1 GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học:
Ngoài các nguyên nhân tự nhiên thì đặc biệt là do con người đã làm:
Phá huỷ các nơi sinh cư của các loài
Săn bắt và đánh bắt quá mức
Khai thác các loài để làm sản phẩm thương mại
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
Thói quen tiêu thụ thịt thú rừng, hải sản
Quản lý yếu kém, nhận thức người dân chưa cao
8
/46
3.2.1 GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Tại sao chúng ta phải bảo vệ đa dạng sinh học? Vì:
Là nguồn lương thực thực phẩm-đảm bảo an ninh lương thực.
Là nguyên liệu sản xuất thuốc và dược phẩm.
Có giá trị thẩm mỹ và văn hoá
Sản sinh, tái tạo và duy trì chất lượng đất
Duy trì, đảm bảo chất lượng không khí
9
/46
3.2.1 GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Ngoài ra, về giá trị dịch vụ sinh thái nó còn:
Duy trì chất lượng nước
Kiểm soát dịch bệnh gây hại
Phân huỷ chất thải và làm mất độc tính của các độc tố
Thụ phấn và có lợi cho sản xuất mùa màng
Ổn định thời tiết
Ngăn cản và giảm nhẹ thiên tai, thảm hoạ tự nhiên
Tăng nguồn thu nhập cho con người
10
/46
3.2.1 GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Một số lợi ích đa dạng sinh học ở Việt nam
Có khoảng 2300 loài thực vật ở Việt nam được nhân dân
dùng để làm cây lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh
Việc khai thác thuỷ hải sản, lâm nghiệp đã mang lại cho
Việt Nam hàng tỷ đô la xuất khẩu mỗi năm
11
/46
3.2.1 GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Những biện pháp khắc phục giảm đa dạng sinh học
Kiểm soát và quản lý việc săn bắt và khai thác động thực vật,
luật hoá vấn đề này
Kiểm soát, quản lý gắt gao các loài động vật đang bị đe doạ
Có các kế hoạch bảo tồn, tái phục hồi các loài đang bị đe doạ
Bảo vệ các nơi sinh cư quan trọng
Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân
12
/46
3.2.2 CẠN KIỆT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Phân loại tài nguyên?
Tài nguyên nước
Tài nguyên đất
Tài nguyên rừng
Tài nguyên biển
Tài nguyên khoáng sản
13
/46
3.2.2 CẠN KIỆT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
Do nước ngầm đang bị khai thác và sử dụng vượt quá khả năng
phục hồi của nó.
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm từ các hoạt động nông nghiệp
Nước thải công nghiệp không qua xử lý được thải thẳng xuống các
thuỷ vực.
14
/46
3.2.2 CẠN KIỆT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên đất
Độ phì nhiêu kém và không cân bằng dinh dưỡng.
Dân số tăng nhanh
Đất bị hạn hán, xói mòn, thoái hoá.
Ô nhiễm đất, axít hoá, mặn hóa, sa mạc hoá
Chính sách, quản lý, quy hoạch đất đai kém
15
/46
3.2.2 CẠN KIỆT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng
Bị chặt phá để khai thác gỗ, nguyên vật liệu, củi.
Bị tàn phá do dân số tiếp tục tăng nhanh
Rừng tiếp tục bị suy giảm là do cháy rừng
Do chính sách, việc quản lý, kiểm soát yếu kém
16
/46
3.2.2 CẠN KIỆT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên biển
Khai thác đánh bắt quá mức các loại thuỷ hải sản, đặc biệt là dạng
khai thác huỷ diệt
Hầu hết các vụ thử hạt nhân là đều dưới lòng biển và các chất thải
phóng xạ cũng bị đổ xuống
Ô nhiễm biển do sự cố rò rỉ dầu, hoá chất từ nông nghiệp, rác thải,
nước thải từ hoạt động công nghiêp,
17
/46
3.2.2 CẠN KIỆT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản
Khai thác khoáng sản đã tạo ra một lượng đất đá thải khổng lồ làm
xáo trộn địa hình, ...
Khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên
Con người sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách lãng phí để
phục vụ cuộc sống.
18
/46
3.2.3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là bất cứ sự thay đổi khí hậu nào theo thời gian có
thể do bởi sự dao động, thay đổi của tự nhiên hoặc là kết quả của
hoạt động con người (Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu-
IPCC).
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu
(UNFCCC) định nghĩa rằng biến đổi khí hậu là một sự thay đổi của
khí hậu, sự biến đổi mà được quy cho là bởi các hành động trực tiếp
hoặc gián tiếp của con người. Hoạt động của con người đã làm thay
đổi thành phần của khí quyển và thêm vào đó là sự biến thiên của hệ
thống tự nhiên theo các mốc thời gian so sánh.
19
/46
3.2.3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nguyên nhân của biến đổi
khí hậu
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Hiện tượng nóng lên toàn cầu
Các hành động phát triển của
con người thải ra quá nhiều các
khí nhà kính như CO2, CH4,
O3, N2O.
20
/46
3.2.3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Nhiệt độ không khí gia tăng
Nhiệt độ đại dương cũng gia tăng
Tan băng ở bắc cực, mực nước biển tăng
Gia tăng cường độ và tuần suất các cơn bão
Gia tăng các loại bênh dịch, tăng tỉ lệ tử vong do nhiệt
21
/46
3.2.3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Cách khắc phục biến đổi khí hậu
Cắt giảm các nguồn thải, tăng cường các bể hấp thụ (rừng)
Đề ra chính sách thích ứng phù hợp để đương đầu với những tác
động không thể tránh khỏi
22
/46
3.2.4 TÁC ĐỘNG DO ĐÔ THỊ HÓA
Tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số, sự bành trướng của đô thị tới
nông thôn, sự tăng trưởng của công nghiệp đã tạo ra nhiều hoạt
động tác hại đến môi trường.
Các tác động này tùy theo quy mô, cơ cấu của đô thị, phạm vi
lãnh thổ và số dân mà có khi không kiểm soát được. Nó ảnh
hưởng xấu trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội.
Cũng chính vì vậy cần phải đánh giá tác động môi trường, phân
tích tác động có lợi, có hại từ đó đề xuất các phương án xử lý để
vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ được môi trường.
23
/46
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
3.3.1 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước
3.3.2 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí
3.3.3 Các bệnh liên quan đến ô nhiễm rác thải
24
/46
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Giới thiệu các video clip về tác động của ô nhiễm môi trường đến con người:
25
Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm rác thải
/46
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Sinh viên:
Bài tập trên lớp: Trong vòng 10 phút, mỗi nhóm nêu ra 5 căn
bệnh gây ra do ô nhiễm môi trường.
Trình bày ý kiến cá nhân về tác động của ô nhiễm môi trường đến
sức khỏe con người và đề xuất những giải pháp phòng ngừa.
Giáo viên:
Tổng hợp và phân tích mở rộng các ý kiến của sinh viên
Kết luận: Môi trường ô nhiễm tác động xấu đến sức khỏe con
người, phần lớn nguyên nhân là do chính con người gây ra.
Con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của chính mình.
26
/46
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Chúng ta đã biết môi trường sống nhất là môi trường lao động có
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lao động và sức khỏe của con
người lao động.
Các thành phần của môi trường sống luôn luôn chuyển hóa trong tự
nhiên theo một chu trình và thường thì ở dạng cân bằng, chính vì
vậy nó đảm bảo cho sự sống trên trái đất tồn tại và phát triển ổn
định.
Ở một lúc nào đó khi chu trình chuyển hóa bị mất cân bằng thì sẽ
xảy ra các sự cố về môi trường, tác động mạnh mẽ đến sức khỏe
con người và sinh vật.
27
/46
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, rác thải:
Có rất nhiều bệnh liên quan đến môi trường bị ô nhiễm và các chất ô
nhiễm
Để một bệnh nào đó bùng phát thì nó còn phụ thuộc vào:
Điều kiện tiếp xúc
Thời gian tiếp xúc
Trạng thái đối tượng tiếp xúc (tuổi, giới tính, trạng thái sức khoẻ, các
yếu tố di truyền)
Liều lượng, mức độ độc hại của các chất ô nhiễm
Các chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua các con đường tiêu hoá, tiếp
xúc, hô hấp.
28
/46
3.4.1 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Nước là phương tiện chính lan truyền bệnh
Các bệnh lan truyền từ nguồn nước đã làm tổn thất ~35%
tiềm năng sức sản xuất lao động
Các bênh có nguồn gốc ô nhiễm phân người và gia súc
như: các vi khuẩn, virus, động vật đơn bào, giun sán ký
sinh
Các bệnh thường gặp là sốt thương hàn, bệnh tả và bệnh lỵ
29
/46
3.4.1 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Trên toàn thế giới hiện nay còn khoảng 1,1 tỉ người chưa
được tiếp cận với nước sinh hoạt an toàn chủ yếu ở các
vùng nông thôn vùng xâu vùng xa
Khoảng 2,2 triệu người trong đó chủ yếu là trẻ em ở các
nước này chết do các bệnh liên quan đến nước uống không
vệ sinh an toàn.
Có khoảng 20 loại bệnh liên quan đến việc sử dụng nước
bẩn. Bệnh tiêu chảy mỗi năm giết 1,8 tr người
30
/46
3.4.1 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Các kim loại nặng khi thải vào nguồn nước như Pb (chì),
Cd (Cadimi)thường đi vào cơ thể qua nguồn thức ăn và
nước uống. Chúng sẽ bị hoà tan vào các mô mỡ, tích lũy
trong cơ thể gây ra các bệnh về xương, quái thai
Khi con người tiếp xúc với nước ô nhiễm thường bị các
bệnh ngoài ra như các loại nấm da, lở loét, ngứa, hắc lào
Các loại thuốc trừ sâu có trong nước có thể gây ra các
bệnh quái thai dị dạng, ung thư cho con người
Florua gây các bệnh về răng miệng dù thừa hay thiếu
31
/46
3.4.1 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Asen (As) ngoài nguồn tự nhiên, nó còn có trong nước
thải công nghiệp, thuốc trừ sâu gây bệnh ung thư da,
phế quản
Crôm (Cr) gây loét da, xuất hiện nhiều mụn cơm, viêm
thận..
Niken gây ưng thư phổi..
Cadimi: ảnh hưởng nội tiết máu, tim mạch, xương dễ gẫy.
Thuỷ ngân: được hoà tan trong các mô mỡ,..thuỷ ngân tác
động đến thận, CH3Hg là chất độc thần kinh.
32
/46
3.4.1 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Đồng: Các muối Cu thường gây tổn thương đường tiêu
hoá, gan, thận, viêm mạc
Zn: Các muỗi kẽm hoà tan đều độc-gây đau bụng, mạch
chập, co giật
Chì: gây rối loại bộ phận tạo huyết, đau bụng chì, đau
khớp, tai biến não, nếu nặng có thể tử vong
Mn: là nguyên tố vi lượng, quá liều lượng sẽ gây bệnh
như tác dụng lên hệ thần kinh, gây tổn thương thận, bộ
máy tuần hoàn
Chất tẩy rửa bề mặt: có thể tổn thương giác mạc, ăn mòn
da, phá huỷ tế bào mô. 33
/46
3.4.2 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Bụi Amiăng (vữa trát tường, tấm cách âm cách nhiệt, ngói
amiang) các sợi amiang có thể gây ung thư phổi. Là 1
bệnh nghề nghiệp nguy hiểm
CO: lấy O2 của cơ thể gây đau đầu chóng mặt ở liều lượng
cao gây chết người
CO2, ở nồng độ 10% gây khó thở, nhức đầu, ngất
NOx: lấy O2 của máu, NO2 ở nồng độ trên 150-200 ppm
phá huỷ dây khí quản, > 500 ppm chết
SO2: gây rối loạn chuyển hoá protein và đường. Thiếu
vitamin B&C
34
/46
3.4.2 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
H2S: mùi trứng thối, gây ngạt, gây viêm màng kết
Các chất hữu cơ dễ bay hơi: là những chất dễ hoà tan
trong các mô mỡ, dễ dàng hấp thụ qua phổi
Dung môi (hydrocarbon vòng thơm dẫn xuất benzen) có
độc tính cao, gây các bệnh về thần kinh, gây bại liệt
Các bệnh liên quan đến việc thủng tầng ô zôn: gia tăng
các bệnh về da (ung thư..) gây tổn thương mắt, có thể gây
các đột biến gien
Formandehit: gây các bệnh về phổi
35
/46
3.4.2 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Các bệnh liên quan đến hiệu ứng nhà kính:
• Gia tăng các bệnh dễ bị tổn thương do nhiêt
• Bệnh tim mạch
Các bệnh liên quan đến ô nhiễm bụi
• Bệnh bụi phổi silic
• Bệnh bụi phổi công nhân ngành than
• Bệnh bụi phổi bông
• Bệnh bụi phổi khác
36
/46
3.4.2 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà:
• Nhiễm phóng xạ radon (chủ yếu do vật liệu xây dựng, cát..)
• Các bệnh về đường hô hấp và di ứng (có rất nhiều đồ dùng
trong nhà là được sơn các hợp chất dung môi hữu cơ,
thảm..)
Các bệnh dị ứng liên quan đến bụi phấn hoa
37
/46
3.4.3 CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM RÁC THẢI
Rác thải rắn sinh hoạt, nông công nghiệp (chưa nhiều chất
hữu cơ)
• Là nơi khu trú của nhiều vi sinh vật gây bệnh
• Qua các vector truyền bệnh như nước mưa trảy chàn,
ruồi, muỗi, nhặng, côn trùng. chuột
• Gây ra nhiều bệnh về tiêu hoá, ngoài ra lở loét
• Bốc mùi hôi thối gây các bệnh về đường hô hấp như
viêm đường hô hấp, ngạt thở, choáng, buồn nôn
Rác thải nguy hại
• Có các tính chất dễ ăn mòn, phóng xạ, tính dễ truyền
nhiễm gây ra nhiều bệnh cho con người. 38
/46
KẾT LUẬN
Khi các thành phần môi trường nơi mà con người đang
sinh sống bị ô nhiễm thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ
của con người.
Đáng tiếc thay những chất ô nhiễm này lại là do chính
con người tạo ra và sử dụng nó.
Con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của chính
mình.
39
/46
3.4 SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.4.1 Khái niệm về sự phát triển bền vững
3.4.2 Các biện pháp để phát triển bền vững
40
/46
3.4.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Sự phát triển bền vững là gì?
Sự phát triển bền vững là sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu
của thế hệ tương lai.
Cho các ví dụ về sự phát triển bền vững như sử dụng tiết
kiệm nguồn nước sạch, tiết kiệm điện; không xả rác, v.v....
41
/46
3.4.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
a) Biện pháp về kinh tế:
• Giảm thiểu tiêu phí năng lượng và tài nguyên.
• Phát triển công nghệ sạch, dùng ít tài nguyên.
• Giảm chênh lệch về thu nhập.
• Giảm chi phí quân sự.
• Loại bỏ dần nghèo nàn.
42
/46
3.4.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
b) Biện pháp về xã hội
• Ổn định dân số. Giảm di dân đến thành phố.
• Giảm hậu quả môi trường của đô thị hóa.
• Nâng cao tỷ lệ người biết chữ.
• Cải thiện phúc lợi xã hội.
43
/46
3.4.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
c) Biện pháp về môi trường:
• Sử dụng hiệu quả hơn đất canh tác và nước.
• Bảo vệ nguồn nước, các hệ sinh thái.
• Ổn định khí hậu, không phá hủy tầng ô zôn.
44
/46
3.4.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
d) Biện pháp về công nghệ
•Dùng công nghệ sạch, hiệu quả cao, giảm tiêu
thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
•Tìm nguồn năng lượng mới.
•Bảo tồn công nghệ truyền thống với ít chất thải
và chất gây ô nhiễm, đồng thời nhanh chóng ứng
dụng kỹ thuật tiên tiến.
45