Bài giảng môn Triết học - Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác - Lê – nin

Vào những năm 30, 40 thế kỷ XIX, phương thức sản xuất TBCN đã khẳng định được tính ưu việt, hơn hẳn so với phương thức sản xuất phòng kiến. như các nhà kinh điển của cn Mác đã khẳng định rằng “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ra đời chỉ trong vòng 50 năm đã tạo ra một khối lượng sản phẩm trong xã hội bằng nhiều thế kỷ trước đó (cổ đại). Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac cũng cho rằng “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ra đời cũng chính là người sản sinh ra giai cấp vô sản. Đến lược họ giai cấp vô sản lại đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Chính vì lí do đó vào những năm 30, 40 của thế kỷ XIX đang nổ ra một số cuộc đấu tranh của công nhân ở các nước Tây Âu. Chẳng hạn, cuộc đấu tranh của thợ rèn Lion Pháp năm 1831 và 1934, cuộc đấu tranh của thợ dệt Xê lê đi – Đức 1844 hoặc phong trào hiến chương ở Anh những năm 30, 40 của TK XIX.

docx59 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Triết học - Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác - Lê – nin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG: Ngày 23/9/2015 MÔN TRIẾT HỌC KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊ – NIN I. Hoàn cảnh ra đời của triết học Mac vô sản 1. Những điều kiện và tiền đề quy định sự hình thành của triết học Mác a. Điều kiện kinh tế - xã hội Vào những năm 30, 40 thế kỷ XIX, phương thức sản xuất TBCN đã khẳng định được tính ưu việt, hơn hẳn so với phương thức sản xuất phòng kiến. như các nhà kinh điển của cn Mác đã khẳng định rằng “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ra đời chỉ trong vòng 50 năm đã tạo ra một khối lượng sản phẩm trong xã hội bằng nhiều thế kỷ trước đó (cổ đại). Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac cũng cho rằng “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ra đời cũng chính là người sản sinh ra giai cấp vô sản. Đến lược họ giai cấp vô sản lại đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Chính vì lí do đó vào những năm 30, 40 của thế kỷ XIX đang nổ ra một số cuộc đấu tranh của công nhân ở các nước Tây Âu. Chẳng hạn, cuộc đấu tranh của thợ rèn Lion Pháp năm 1831 và 1934, cuộc đấu tranh của thợ dệt Xê lê đi – Đức 1844 hoặc phong trào hiến chương ở Anh những năm 30, 40 của TK XIX. Tất cả những cuộc đấu tranh này đều đi đến thất bại, vì chưa có đường lối lý luận đúng đắn và khoa học dẫn dắt. Trước tình đó liên đoàn những người CS thấy rằng cần phải có 1 hệ thống lý luận KH đúng đắn, là ngọn cờ lý luận trang bị cho giai cấp vô sản trên những con dường đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản của giai cấp vô sản Liên đoàn những người CS thấy rằng chỉ có Mac và Ăng ghen mới đủ sức soạn thảo cương lĩnh chính trị - với tư các là một học thuyết để trang bị cho giai cấp vô sản. Lúc đầu, Mac , Ăngghen không nhận lời vì theo 2 ông cần phải thâm nhập thực tế, tổng kết thực tiễn thì mới nêu ra đựơc cương lĩnh chính trị. b. Tiền đề về khoa học tự nhiên Cuối TK XVIII đầu TK XIX khoa học tự nhiên có sự phát triển về chất chuyển từ khoa học thực nghiệm sang lý luận – có tác dụng ứng dụng vào trong đời sống xã hội nhất là thực tiển SX. Nhiều phát minh mang tính chất vạch thời đại. (VIỆT NAM phát minh ra cưa gỗ), (Nguyễn An, người Nam Định thiết kế Tử Cấm Thành của Thiên An Môn). Đáng lưu ý nhất là 3 phát minh lớn: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mayơ, thuyết tiến hóa của Đac Uyn và học thuyết tế bào của Sleđen và Svanơ (kết cấu của vật chất biểu hiện ở tầm vĩ mô và vi mô – hạt, sóng, trường sinh học). (Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức – Mac; Tri thức là chìa khóa cuộc sống – Lê – nin) 1.3. Tiền đề về lý luận Lê - nin cho rằng sự ra đời của cn Mác là sự kế thừa thẳng và trực tiếp những học thuyết của những đại biểu xuất sắc nhất trong triết học kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trước hết chủ nghĩa Mac là sự tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kinh tế chính trị cổ điển Anh trong đó, Mac và Ăngghen tiếp thu và ảnh hưởng tư tưởngcủa Adam smit và Ricardo để xây dựng nên học thuyết giá trị lao động – nguồn gốc của giá trị thặng dư, địa tô, lợi nhuận, lợi tuấtMac và Ăng ghen cũng khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong kinh tế chính trị cổ điển Anh. Còn đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng thì Mac và Ăng ghen khẳng định rằng Furie, Xanhximong có những đóng góp lớn về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, học thuyết của 2 ông này mang tính không tưởng bởi vì học thuyết này không thừa nhận đấu tranh giai cấp không thừa nhận bạo lực cách mạng. Trong triết học cổ điển Đức, Mac và Ăng ghen đã tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của He ghen (cả 2 ông đều nghiên cứu triết học He ghen). Lưu ý, triết học He ghen là triết học duy tâm thần bí, đồng thời mâu thuẩn với phương pháp biện chứng. Còn đối với triết học Phơ bách Mac và Ăng ghen đã kế thừa chủ nghĩa duy vật biện chứng, xong lại phê phán quan điểm về lịch sử, xã hội (còn duy tâm về LS xã hội ). 2. Vai trò nhân tố chủ quan của Mac và Ăng ghen đối với sự ra đời triết học Mac Mác và Ăng ghen đều nghiên cứu triết học He ghen, trong nhóm “Hê ghen trẻ” đối với Mác sinh ra trong 1 gia đình theo đạo Cơ đốc giáo, bố là Luật sư khi còn học trung học phổ thông Mac đã làm 1 bài luận văn TN với tựa đề “những suy nghĩ của 1 thanh niên khi chọn nghề”. Trong bản luận văn này Mac xác định rằng “người sẽ chọn việc làm có nhiều đóng góp cho nhân loại và sự hinh sinh cống hiến vì mọi người”. Cho nên để thấy rằng ngay từ khi học phổ thông Mac đã xác định hoài bảo là lý tưởng của mình với tinh thần nhân đạo, yêu thương cong người, yêu tự do, giải phóng cong người khỏi áp bức bất công. Còn đối với Ăng ghen người sinh ra trong một gđ làm nghề dệt – thương gia. Tuy, ông không có đk học trung học phổ thông, nhưng bản thân rấtc say mê nghiên cứu về toán, triết học. Ông cũng sinh ra và lớn lên trong 1 gđ đạo Cơ đốc Giồng. Khi ông cùng Mác nghiên cứu triết học Hê ghen, ông nhận thấy triết học HG có những mâu thuẩn giữa phương pháp và hệ thống triết học. Tất cả những ĐK khách quan và nhân tố chủ quan trên chính là cơ sở cho sự ra đời và hình thành triết học Mac nói riêng và chủ nghĩa Mac nói chung. Cho nên, sự ra đời này là 1 tất yếu khách quan mang tính LS đồng thời phản ánh thực tiển đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân cũng như sự đòi hỏi của phong trào đối với vấn đề lý luận. Đây là sự phát triển hợp quy luật của LS tư tưởng nhân loại. II. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác 1. Giai đoạn hình thành triết học Mac a. Giai đoạn Mac và Ăng ghen chuyển biến từ thời quan duy tâm sang thế giới quan duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường vô sản Từ đầu năm 1842 – 3/1843 Mac làm báo Sông Ranh còn Ăng ghen thì nghiên cứu về kinh tế chính trị học, Đối với Mac các bài báo, người đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, của bọn thống trị nói chung cũng như sự lừa gạt về pháp luật của nhà nước Phổ (Đức) (xã hội Đức có >360 cát cứ phong kiến- chỉ có 2 máy hơi nước, lúc đó Anh- đã có 300 máy hơi nước, Pháp- đã có 400 máy hơi nước, Hà Lan đã làm cách mạng tư sản rồi). Ngoài ra, trong các bài báo của mình Mac cũng đã chia sẽ một cách sâu sắc tình cảnh của những người nông dân trồng nho. Như vậy những bài báo của Macbắt đầu có sự chuyển hướng từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật. Ngoài ra, 4-1843 Mac còn viết tác ph ẩm góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê Ghen (lừa phỉnh nhân dân) Còn đối với Ăng ghen thì tư tưởng và lập trường vô sản được thể hiện ở bài báo đầu tiên là những bức thư gửi Bezphali vào năm 1841. Ngoài ra, khi nghiên cứu triết học Hê ghen thì Ăng ghen cũng thấy được những mặt tích cực trong triết học Phơ bách b. Giai đoạn Mac và Ăng ghen đề xuất những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Từ đầu năm 1844 – 1846 M&A đề xuất những nguyên lý của chủ nghĩa DVBC và chủ nghĩa DVLS qua các tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học -1844” “gia đình thần thánh-1845- M&A phê phán duy tâm lịch sử của nhóm HG trẻ đồng thời nguyên lý của Chủ nghĩa xã hội KH trong đó nhấn mạnh vai trò của cách mạng vô sản” “luận cương về Phơ bách – 1845 – đánh dấu sự hoàn thiện về thế giới quan duy vật biện chứng” “hệ tư tưởng Đức- 1845- trong tác phẩm này M&A phê phán hệ tư tưởng đương thời của xã hội Đức- Sô vanh (nước lớn)”. Trong bản hthảo kinh tế triết học Mac đã phên phán kinh tế chính trị học cổ điển Anh và hạt nhân hợp lý của triết học Hê ghen -là phương pháp. Thông quan đó, Mac đã đưa ra tính tất yếu hợp quy luật của lịch sử xã hội là sẽ đi lên chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm quan trọng nhất được Mac và Ăng ghen hoàn thiện chính là “tuyên ngôn của Đảng CS” tháng 2-1848. Tác phẩm này đã đánh dấu sự hoàn thiện chủ nghĩa Mac với 3 bộ phận cấu thành của nó: Triết học; kinh tế chính trị học và chủ nghĩa CS KH. 2. Giai đoạn Mac và Ăng ghen phát triển, bổ sung triết học của mình Sau tác phẩm tuyên ngổn của Đản CS ra đời Mac còn viết tác phẩm “đấu tranh giai cấp ở Pháp” – 3.1848-1850, tác phẩm “ngày 18 Tháng sương mù” của Lu - I Bô na pác (vô sản lưu manh – bắt những người tham gia đấu tranh cung phụng lịa mình => thất bại)và tác phẩm “nội chiến ở Pháp” – 1851. Ngoài ra, Mac và Ăng ghen còn viết tác phẩm “khoa kinh tế chính trị -1857-1858” “bản thảo kinh tế” -1861-1863 và 1866 bắt đầu viết bộ tư bản (sau khi Mac mất Ăng ghen tiếp tục viết tập 2, 3 bộ Tư bản lấy tên Mac) III. Sự ra đời của triết học Mac là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học (quan trọng) 1. Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa DVBC và chủ nghĩa DVLS Mac và Ăng ghen đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại - Có thể nói triết học Mac ra đời thì lần đầu tiên đã giải thích được quy luật phát triển của LS xã hội một cách KH khách quan toàn diện, lịch sử - cụ thể; Ăng ghen nói “Lẽ tất nhiên là cũng chính những quý ngài từ trước tới nay vẫn cho rằng quy luật sự chuyển hóa của số lượng thành chất lượng là một chủ nghĩa thần bí, là thuyết tiên nghiệm khó hiểu, thì ngày nay sẽ lại nói rằng đó là một điều hiển nhiên, tầm thường và nhạt nhẻo mà họ đã dùng từ lâu và vì thế học cũng chẵng học được gì mới lạ cả. Nhưng lần đầu tiên diễn đạt một quy luật phát triển chung của giới tự nhiên, của xã hội và của tư duy dưới một hình thức có giá trị phổ biến như thế, thì cái đó mãi mãi vẫn sẽ là một công lao có ý nghĩa lịch sử to lớn. Và nếu trong bao nhiêu năm các quý ngài ấy đã để cho lượng và chất chuyển hóa từ cái nọ thành cái kia mà vẫn chẳng biết gì về việc mình vẫn làm thì các ngài ấy cũng nên cùng với ông Giuốc đanh của Mô li e tự an ủi rằng suốt đời mình cũng đã làm văn xuôi mà chẳng biết văn xuôi là cái gì cả”. - Triết học Mac là triết học triệt để nhất, hoàn thiện nhất vì chủ nghĩa DVLS chính là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng KH – nó đã chỉ ra sự chi phối vận động của LS xã hội theo 1 trình tự nhất đinh từ thấp đến cao; - “Ra đời giống như học thuyết Đác uyn trong KH tự nhiên tạo mức đột phá, nhưng đồng thời chính là đỉnh cao trong tư tưởng triết học nhân loại” Lê - nin nói. 2. Sự ra đời của TH Mac, các quy luật vận động, phát triển của LS loài người đã được lý giải và phân tích trên cơ sở KH và thực tiển - Triết học Mac đã vạch ra quy luật tiến hóa của LS xã hội loài người, cũng như tính tất yếu khách quan trong việc chi phối sự vận động của LS một cách đúng đắn đó là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Là quy luật cơ bản chi phối sự vận động phát triển kế tiếp nhau của các phương thức SX, mà trong đó luôn luôn là cuộc đấu tranh giai cấp giưac giai cấp cách mạng tiến bộ đại diện cho LLSX đang phát triển với giai cấp thống trị phản động đại diện quan hệ sản xuất đang kiềm hảm sự phát triển của LLSX đấu tranh với nhau. 3. Sự ra đời của triết học Mac đã làm cho Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng có căn cứ khoa học để trở thành thật sự khoa học -Đã trang bị vũ khí lý luận cho giai cấp công nhân làm ngọn cờ đấu tranh và thực hiện sứ mệnh LS của mình là lật đổ chủ nghĩa tư bản, cho nên chủ nghĩa Mac nói chung, triết học Mac nói riêng đã trở thành vũ khí tinh thần “phong trào công nhân đã tìm thấy ở triết học Mac vũ khí tinh thần của mình, còn triết học Mac tìm thấy phòng trào chủ nghĩa là vũ khí vật chất của minh” 4. Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa DVBC chủ nghĩa DVLS Mac và Ăng ghen đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người -TH Mac khác với triết học trước đó ở chổ triết học trước Mac là cơ bản chủ yếu và chỉ giải thích thế giới, xong không đề cập đến vấn đề cải tạo thế giới. ngược lại TH Mac thì làm được; - TH Mac Luôn luôn xem hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản, đặc trưng của con người và xã hội. 5. Với sự sáng tạo ra CNDVBC và CNDVLS triết học Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể Có một giai đoạn trong lịch sử triết học người ta xem triết học là khoa học của mọi khoa học, hầu hết các nhà triết học đều là các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng. Nhưng do yêu cầu của thực tiễn và nhận thức các môn khoa học cụ thể tách khỏi triết học, có đối tượng nghiên cứu riêng. Triết học cũng vậy nhưng không phải vì thế triết học đối lập với các môn khoa học cụ thể mà triết học đã trang bị phương pháp luận chung nhất cho các môn khoa học cụ thể, cũng như dựa trên các nguyên lý, quy luật, phạm trù, các môn khoa học cụ thể đã đi sâu tìm tòi, khám phá những kết cấu mới những quy luật đặc thù mới mà các ngành khoa học cụ thể đang nghiên cứu. IV. Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác 1. Hoàn cảnh lịch sử Lênin phát triển triết học Mác Như chúng ta đã biết, giữa thập niên 50 của thế kỷ XIX triết học Mác nói riêng và CN Mác nói chung đã trở thành vũ khí lý luận của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Ở nước Nga Lenin là một trong những người có công truyền bá CN Mác vào nước Nga (cùng CanXky, BécXtanh, Plêkhanốp và Bukhađin) Chính việc tiếp thu và truyền bá CN mác vào nước Nga thì những người Bônxêvich đã làm nên cuộc Cách mạng tháng 10 vĩ đại (1917). Tuy nhiên, trong nội bộ của Đảng Bônxêvich lại có một số phần tử xét lại – bóp méo xuyên tạc CN Mác, biến CN Mác thành một mới hổ lốn, tả pí lù (thập cẩm), trong số này có CanXky. Nguy hiểm hơn họ còn muốn phổ cập chủ nghĩa Mác vào các trường phổ thông trung học. Đứng trước tình hình đó, Lênin thấy rằng cần phải ra sức bảo vệ CN Mác và phát triển CN Mác nói chung và triết học Mác nói riêng trong hoàn cảnh CNTB đã bước sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, hay còn gọi là CNTB độc quyền nhà nước (như hiện nay). Đối với nước Nga, sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907, theo Lênin thất bại này là do đường lối và tổ chức, trong đó có bàn tay của những phần tử xét lại (cuộc CM 1905 – 1907 đã diễn ra rồi, thất bại do đường lối và tổ chức, do để bọn phản động phá hoại, luồn lách. Trong 10 năm đến năm 1917, Lênin tổ chức lại, sắp xếp lại cho loại ra những phần tử xét lại ra khỏi tổ chức). 2. Những nội dung chủ yếu mà Lenin phát triển triết học Mác: Sau khi truyền bá CN Mác vào nước Nga, Lênin đã có công bảo vệ và phát triển CN Mác thông qua các tác phẩm sau: - Những người bạn dân - Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý Trong 2 tác phẩm này, Lênin vạch trần bản chất phản cách mạng, mỵ dân, cũng như chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Vào năm 1908, Lênin viết tác phẩm nổi tiếng “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, tác phẩm này Lênin không những tổng kết các thành tự của khoa học tự nhiên cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 mà nội dung cơ bản của tác phầm này là trình bày một cách có hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng, trong đó nổi bật nhất là định nghĩa vật chất và lý luận nhận thức. Có thể nói tác phẩm này đánh dấu sự hoàn thiện của CNDVBC về các nguyên lý cơ bản của triết học Mác. Ngoài ra, Lênin còn viết tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa xét lại” 1908, trong tác phẩm này Lênin vạch trần CN xét lại trong phong trào cộng sản công nhân (theo Lênin công đoàn phải chịu sự lãnh đạo của Đảng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động chứ không phải theo CN xét lại). Ngoài ra, Lênin viết tác phẩm “Bút ký triết học” vào 1914 – 1915, gần cuối đời Lênin còn viết CN đế quốc là giai đoạn tột cùng của CNTB (1916); Nhà nước và Cách mạng (1917). V. Triết học Mác Lênin giai đoạn sau Lênin (tự nghiên cứu trong tài liệu) (Năm 1982 Liên Xô tiến hành cải tổ, bầu đ/c Andropop nguyên là Chủ tịch an ninh quốc lên làm Tổng Bí thư, chỉ đạo cho các giáo sư về triết học soạn các nội dung cải tổ và phải bám vào các quy luật, nguyên lý triết học; bắt Bộ trưởng Bộ Nội vụ Kônkốp lúc đó về tội tham nhũng, hối lộ, sau đó bị vợ ông Bộ trưởng BNV ám sát chết, sau đó ông Checneko lên thay và thời gian bị áp lực công việc bị đột quỵ chế, ông Goocbachop lên thay (1982 – 9184) vải cải tổ nhà nước Liên xô, Liên bang Xô viết và ĐCS Nga sụp đổ). Ngày 25/09/2015 GV: TS. Nguyễn Lâm Thảo Linh Bài 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT MAC XÍT VỚI VIỆC XÂY DỰNG THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở NƯỚC TA I. Nội dung của chủ nghĩa duy vật Mac xít 1. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật mác xit về phạm trù vật chất Chủ nghĩa duy vật: Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất bắt nguồn từ “ý niệm” hay cách mạng ảo giác của con người; - CNDV cổ đại: Thalé, Democritus Đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của nó; - CNDV siêu hình: Di; đồng nhất vật chất với nguyên tử, khối lượng; - CNDV biện chứng: Mác, Ăng ghen..; làm rỏ sự khái quát về mặt triết học của phạm trù vật chất. Dù khoa học có phát triển ra điển tử, từ trường hay gì đi nữa, những cái đó có tồn tại ngoài cảm giác của con người hay không? Những hạt và sóng ấy, khi tác động vào giác quan ta có nhận biết được hay không? Nguyên tử bị phá vở, chính là giới hạn của nhận thức bị phá vở hay vật chất bị phá vở” Lê – nin: Từ 3 câu hỏi này “Vật chất là phạm trù triết học” Cuối TK 19 đầu TK 20 đã có những phát minh như: Rontgen tia X – 1895; Becquerel hiện tượng phóng xạ - 1896; thomson điện tử - 1887 (1). Vật chất là 1 phạm trù triết học, khác quan niệm vật chất của khoa học cụ thể; Nội hàm: Thực tại khách quan; Ngoại diên: vô cùng, vô tận, không sinh ra , không mất đi. (Khái niệm rộng được xem là phạm trù) (2). Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức; (3). Vật chất là cái gây nên cảm giác khi tác động lên giác quan con người; (4). Ý thức, cảm giác, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất Ý nghĩa của định nghĩa: + Đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật; + Chống lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết; + Tạo cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật trong lĩnh vực xã hội. - Vận động là phương thức tồn tại của vật chất (Vận động cơ học – trong không gian, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội); - Không gian (3 chiều), thời gian (1 chiều – từ quá khứ đến tương lai) là những hình thức tồn tại của vật chất. - Tính thống nhất vật chất của thế giới. Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất (không có thần linh, địa ngục) 2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật Mac xít về phạm trù ý thức Ý thức là hình thức phản ánh cao cấp, riêng có ở con người đối vơi thực tại khách quan ; là toàn bộ các quá trình tam lý tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó. a. Nguồn gốc của ý thức - Nguồn gốc tự nhiên: + Ý thức thức là sản phẩm của nảo người (là tổ chức vật chất sống tinh vi nhất, phức tạp nhất của thế giới vật chất; là sản phẩm tiến hóa lâu dài của con người; là cơ quan sinh lý của ý thức) + Ý thức là sự phản ánh khách quan vào bộ nảo người (phản ánh- là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống khác trong sự tác động qua lại giữa chúng. (phân biệt cái phản ánh và cái được phản ánh) Cấp độ của phản ánh giới tự nhiên vô sinh: Phản ánh vật lý, hóa học; giới tự nhiên hữu sinh: Phản ánh sinh học tâm lý động vật (cảm giác, tri giác, biểu tưởng);. Con người: phản ánh ý thức (tâm lý, tư duy). - Nguồn gốc xã hội của ý thức: + Lao động là nguồn gốc chính yếu của ý thức; Lao động đã tách con người ra khỏi thế giới động vật (đặc biệt là sử dụng và sx công cụ lãnh đạo); bộ não người năng lực phản ánh sáng tạo thế giới; hình thành quan niệm, tình cảm, học thuyết + Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của ý thức: Lao động đã làm nảy sinh ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ kí hiệu, là cái phân biệt giữa, là cái vỏ vật chất của tư duy, là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp và tích lũy thông tin xã hội ). b. Bản chất của ý thức - Ý thức thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan; tạo ra tri thức về sự vật; có khả năng vượt trước và lùi lại qúa khứ của hiện thực. - Tưởng tượng ra những cái không thể có trong thế giới khách quan. - Sự phản năng động sáng tạo của ý thức với sự thống nhất của 3 mặt: (1) Trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể và đối tượng chọn lọc; (2) Mô hình quá dưới dạng “sáng tạo” lại hiện thực thành ý tưởng tinh thần; (3) Biến ý tưởng phi vật chất thành hiện thực vật chất bằng hoạt động thực tiễn . - Ý thức còn là một hiện tượng xã hội (đứa trẻ nếu tách khỏi xã hội thì khi lớn lên sẽ không có ý thức). c. Kết cấu của ý thức - Theo chiều ngang + Tri thức (hiểu biết có hệ thống v
Tài liệu liên quan