Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể:
Nắm bắt được nội dung nghiên cứu của KTL
Trình bày được quy trình xây dựng một mô hình kinh tế lượng
Phân biệt được hàm hồi quy tổng thể và hàm hồi quy mẫu
Mô tả được dạng hàm tuyến tính và các dạng hàm phi tuyến
14 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng - Chương 1: Nhập môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Nhập môn Kinh tế lượng
Lê Minh Tiến
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
Mục tiêu của chương
Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể:
Nắm bắt được nội dung nghiên cứu của KTL
Trình bày được quy trình xây dựng một mô hình
kinh tế lượng
Phân biệt được hàm hồi quy tổng thể và hàm
hồi quy mẫu
Mô tả được dạng hàm tuyến tính và các dạng
hàm phi tuyến
2
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
Mục tiêu của chương
Phân biệt được các loại quan hệ trong kinh tế
lượng
Biểu diễn được các loại số liệu cho kinh tế
lượng
Thực hiện được một số thao tác cơ bản trên
Eviews
3
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
Nội dung
Lịch sử môn học
Nội dung nghiên cứu của kinh tế lượng
Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế lượng
Khái niệm phân tích hồi quy
Các mối quan hệ trong kinh tế lượng
4
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
1. Lịch sử môn học
Thuật ngữ “Econometrics” được sử dụng đầu
tiên bởi Pawel Ciompa vào năm 1910.
Đến năm 1930, với các công trình nghiên cứu
của Ragna Frisch (người Na Uy) thì thuật ngữ
“Econometrics” (Kinh tế lượng) mới được dùng
đúng ý nghĩa như ngày nay.
5
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
1. Lịch sử môn học
Cùng trong khoảng thời gian này thì Jan
Tinbergen (người Hà Lan) cũng độc lập xây
dựng các mô hình kinh tế lượng đầu tiên.
R.Frisch & J. Tinbergen cùng được trao giải
Nobel năm 1969 – giải Nobel kinh tế đầu tiên –
với những nghiên cứu của mình về kinh tế
lượng.
6
2Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
1. Lịch sử môn học
Từ năm 1969 đến nay (2013) đã có 6 giải
Nobel trao cho các nhà Kinh tế lượng:
Jan Tinbergen, Ragna Frisch – Năm 1969
Lawrence Klein – Năm 1980
Trygve Haavelmo – Năm 1989
Daniel McFadden, James Heckman – Năm 2000
Robert Engle, Clive Granger – Năm 2003
C. Sims, T. Sargent – Năm 2011
7
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
2. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế lượng
Kinh tế lượng là sự kết hợp của lí thuyết
kinh tế, công cụ toán học và phương pháp luận
thống kê cho các số liệu kinh tế, nhằm củng cố về
mặt thực nghiệm các mô hình kinh tế và tìm ra lời
giải bằng số để:
Ước lượng, đo lường các mối quan hệ kinh tế
Đối chiếu lí thuyết kinh tế với thực tiễn, qua đó
kiểm tra sự phù hợp của các lí thuyết kinh tế
Dự báo các biến số kinh tế
8
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
2. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế lượng
Các môn học liên quan:
Kinh tế học (vi mô, vĩ mô): 20%
Toán cao cấp (ĐSTT và GT): 10%
Xác suất và Thống kê toán: 70%
Tin học
9
!
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
10
Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Thiết lập mô hình KTL
Ước lượng các tham số
Dự báo, đề xuất chính sách
Thu thập, xử lí số liệu
Kiểm định
giả thuyết
Không tốt
Tốt
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu có thể xuất phát từ:
Thực tế
Dựa trên cơ sở lí thuyết kinh tế
Các giả thuyết nghiên cứu thường được xây
dựng từ:
Kinh nghiệm thực tế
Kết quả của các nghiên cứu trước
11
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Yêu cầu cần đạt được của bước 1:
Xác định được các biến kinh tế
Xác định được mối quan hệ giữa các biến kinh
tế
12
3Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Thí dụ: Lí thuyết về thu nhập – tiêu dùng của
Keynes phát biểu: “Khi thu nhập tăng thì chi tiêu
tiêu dùng tăng nhưng sự gia tăng trong tiêu dùng
không nhiều như sự gia tăng trong thu nhập”
Hãy cho biết:
Vấn đề nghiên cứu ở đây là gì? Dựa trên cơ sở
nào?
Có mấy biến kinh tế? Đó là những biến kinh tế
nào?
Giả thuyết nghiên cứu trong trường hợp này là
gì?
13
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 2: Thiết lập mô hình kinh tế lượng
Thí dụ: Gọi X là thu nhập; Y là chi tiêu tiêu dùng;
và giả sử mối quan hệ giữa Y và X có dạng tuyến
tính.
Mô hình toán là:
Y = β1 + β2X (?), β2∈ ( ; ), ?
(β1, β2 gọi là các tham số của mô hình)
Mô hình kinh tế lượng là:
Y = β1 + β2X + u
14
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
u ở đây có thể là yếu tố nào? Tại sao u luôn tồn
tại?
Có xem u là biến hay không?
Phân biệt sự khác nhau giữa mô hình toán và
mô hình kinh tế lượng ?
15
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Yêu cầu cần đạt được của bước 2:
Mô tả mối quan hệ giữa các biến kinh tế ở bước 1
dưới dạng mô hình toán học và mô hình kinh tế
lượng. Nghĩa là cần xác định :
Mô hình cần bao nhiêu biến là đủ?
Dạng hàm Y = f(X)?
Dạng hàm chọn có phù hợp với vấn đề nghiên
cứu và số liệu thu được hay không?
16
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Các dạng hàm (mô hình toán) quen thuộc:
Y = β1 + β2X + β3Z
Y = β1 + β2X
2
Y = β1 + β2e
X
Y = β1 + β2.lnX
lnY = β1 + β2X
lnY = β1 + β2.lnX
Y = β1 + β2. (1/X)
17
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Để xác định dạng hàm chọn có phù hợp với vấn
đề nghiên cứu và số liệu thu được hay không
người ta thường kết hợp phương pháp định tính
và phương pháp định lượng.
Định tính: vẽ đồ thị
18
4Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Phương pháp định tính chỉ cho hình ảnh trực
quan
Hình ảnh trực quan chỉ chính xác (tốt) khi số liệu
thu thập đại diện được cho tổng thể (thực tế)
cần nghiên cứu. Muốn vậy thì cỡ mẫu phải lớn.
19
!
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Định lượng: Dùng phương pháp thử và sai.
Chẳng hạn có 3 dạng hàm:
Y=β1+β2X
Y=β1+β2.lnX
Y=β1+β2 (1/X)
Ta cần so sánh để chọn ra dạng hàm thích hợp
nhất!
Trong Eviews có 5 tiêu chuẩn để chọn dạng
hàm (sẽ học sau).
20
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 3: Thu thập, xử lí số liệu
Các vấn đề liên quan đến số liệu:
Nguồn gốc
Phân loại
Vấn đề sai số trong quá trình thu thập và xử lí số
liệu
21
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Nguồn gốc của số liệu
Số liệu thực nghiệm (trong khoa học tự nhiên):
Có được do thử nghiệm theo mục tiêu nghiên
cứu
Bị kiểm soát bởi nhà nghiên cứu theo phương
pháp loại trừ
Có thể sử dụng tốt cho phân tích hồi quy
22
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Số liệu phi thực nghiệm (trong khoa học xã
hội):
Thu thập được từ thực tế
Không bị kiểm soát bởi nhà nghiên cứu
Thường xuyên được sử dụng cho phân tích hồi
quy
23
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Phân loại số liệu
Căn cứ vào phạm vi không gian và thời gian
của số liệu, người ta chia số liệu thành 3 loại:
chuỗi thời gian, số liệu chéo và số liệu hỗn hợp
Số liệu chuỗi thời gian (Time-series data): là
số liệu của một biến số kinh tế tại nhiều thời
điểm.
Thí dụ: Số liệu về chỉ số giá tiêu dùng qua các
năm
24
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Chỉ số giá tiêu dùng 101,54 103,72 103,97 109,28 108,77
5Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Số liệu chéo (Cross data): là số liệu của nhiều
biến số kinh tế tại cùng một thời điểm.
Thí dụ: Số liệu về các chỉ số giá năm 2001
25
Năm 2001
Chỉ số giá tiêu dùng 101,54
Chỉ số giá vàng 105,83
Chỉ số giá USD 103,19
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Số liệu hỗn hợp hay số liệu bảng (Panel
data): là sự kết hợp của 2 loại số liệu trên, nghĩa
là số liệu của nhiều biến số kinh tế tại nhiều
thời điểm.
Thí dụ: Số liệu về các chỉ số giá qua các năm
26
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Chỉ số giá tiêu dùng 101,54 103,72 103,97 109,28 108,77
Chỉ số giá vàng 105,83 118,70 126,88 112,14 110,49
Chỉ số giá USD 103,19 101,95 102,32 100,21 100,83
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Phân loại căn cứ vào bản chất của số liệu,
người ta chia số liệu thành:
Số liệu định lượng: thể hiện bằng các con số
Số liệu định tính: thể hiện dưới dạng các thuộc
tính, đặc trưng, trạng thái,
Phân loại căn cứ vào nguồn gốc của số liệu,
người ta chia số liệu thành:
Số liệu sơ cấp: là số liệu được thu thập từ
nguồn của số liệu, chưa qua xử lí
Số liệu thứ cấp: là số liệu đã được xử lí
27
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Phân loại căn cứ vào số đo, người ta chia số
liệu thành:
Số liệu rời rạc: số các giá trị có thể có là hữu
hạn hoặc đếm được
Số liệu liên tục: các giá trị có thể có là không
đếm được
28
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Nhược điểm của số liệu trong nghiên cứu
kinh tế - xã hội
Hầu hết các số liệu trong khoa học xã hội đều là
các số liệu phi thực nghiệm. Do vậy có thể có
sai số trong quan sát hoặc bỏ sót quan sát hoặc
cả hai.
Sai số đo lường trong quá trình thu thập số liệu,
ngay cả với số liệu thu được bằng thực nghiệm.
29
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Nhược điểm của số liệu trong nghiên cứu
kinh tế - xã hội
Trong các cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi, vấn
đề không nhận được câu trả lời hoặc có trả lời
nhưng không trả lời hết các câu hỏi có thể gây
ra các sai lầm nghiêm trọng, gây ra tính chệch
của mẫu
30
6Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Hiệu quả của phương pháp điều tra chọn mẫu:
các mẫu được thu thập trong các cuộc điều tra
rất khác nhau cho nên rất khó khăn trong việc so
sánh các kết quả giữa các đợt điều tra
Các số liệu kinh tế thường có sẵn ở mức tổng
hợp cao, không cho phép đi sâu vào các đơn vị
nhỏ
Tính bảo mật của số liệu: có những số liệu thuộc
bí mật quốc gia mà không phải ai cũng có thể sử
dụng được
31
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Do những nhược điểm nêu trên và nhiều vấn đề
khác, nên bài học cho nghiên cứu kinh tế là: kết
quả chỉ tốt khi chất lượng của số liệu được đảm
bảo. Người nghiên cứu chỉ có thể tìm SRF “thích
hợp nhất” với số liệu đã có.
32
!
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Trong một trường hợp cụ thể, người nghiên cứu
thấy rằng kết quả nghiên cứu không thoả mãn,
thì nguyên nhân có thể không phải do sử dụng
mô hình sai mà nguyên nhân có thể thuộc về
chất lượng của số liệu. Khi có kết quả không
được thoả mãn, cần phải xem lại số liệu và
đừng cố gắng giải thích kết quả khi số liệu
không tốt.
33
!
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 4: Ước lượng các tham số
Với mô hình kinh tế lượng (của tổng thể), có dạng:
Y= β1 + β2X + u
β1, β2 là các số cố định hay thay đổi? Tại sao?
Thông thường có biết được β1, β2 không? Vì
sao?
Mỗi tham số β1, β2 có mấy loại ước lượng? Cụ
thể là những ước lượng nào? Có thể thu được
ước lượng bằng phương pháp luận thống kê
như thế nào?
34
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Các phương pháp để ước lượng các tham số
của mô hình:
Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS)
Ước lượng hàm hợp lí tối đa (MLE)
Bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS)
Trong phạm vi chương trình, ta chủ yếu ước
lượng các tham số theo phương pháp OLS.
35
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Thực hành: c1-td keynes.wf1 (bảng 1.1 trang 7).
Đồ thị phân tán giúp dự đoán dạng hàm:
36
140
150
160
170
180
190
200
210
220
230
160 200 240 280 320 360
X
Y
7Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Kết quả hồi quy
37
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 11/03/13 Time: 23:43
Sample: 1995 2003
Included observations: 9
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 43.08986 5.857515 7.356339 0.0002
X 0.519794 0.022059 23.56406 0.0000
R-squared 0.987550 Mean dependent var 179.2311
Adjusted R-squared 0.985772 S.D. dependent var 24.26777
S.E. of regression 2.894705 Akaike info criterion 5.156774
Sum squared resid 58.65523 Schwarz criterion 5.200601
Log likelihood -21.20548 Hannan-Quinn criter. 5.062194
F-statistic 555.2651 Durbin-Watson stat 1.106960
Prob(F-statistic) 0.000000
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Mô hình kinh tế lượng:
Yi = β1 + β2 Xi + ui (1)
Kết quả ước lượng:
Ŷi = 43.08986 + 0.519794 Xi (2)
38
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Ý nghĩa của ước lượng:
Nếu loại trừ yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến tiêu
dùng cá nhân, thì tác động của thu nhập, xét về
mặt giá trị trung bình, được đo lường theo (2)
Nếu thu nhập trong nước tăng 1 tỉ đồng thì bình
quân chi tiêu tiêu dùng cá nhân có xu hướng
tăng xấp xỉ 0.519794 tỉ đồng.
39
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Câu hỏi:
Tại sao sự thay đổi về chi tiêu tiêu dùng lại được
xét về mặt trung bình?
Vì sao tác động của GDP đối với tiêu dùng cá
nhân chỉ được giải thích là xấp xỉ?
40
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 5: Kiểm định giả thuyết
Thí dụ: Theo lí thuyết thu nhập-tiêu dùng của
Keynes, với mô hình kinh tế lượng
Yi = β1 + β2Xi + ui
Thì β2 phải thoả mãn các điều kiện: 0<β2<1 (?)
β2^ = 0.519794 ∈ (0;1) liệu có ⟹ β2 ∈ (0;1) hay
không? Tại sao?
41
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Giá trị ước lượng tuỳ thuộc vào mẫu, do đó
mặc dù hệ số góc ước lượng được là
β2^=0.519794 ∈(0;1) nhưng ta chưa thể suy ra
β2∈(0;1).
β2^∈(0;1) có thể là do:
Bản thân ước lượng đó có ý nghĩa thực sự;
hoặc
Tình cờ có được bởi mẫu
42
!
8Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Như vậy việc kiểm định hệ số β2∈(0;1) chính
là việc đánh giá mức độ ý nghĩa thống kê của con
số β2^= 0.519794 trong (2).
Kết quả của việc kiểm định này sẽ cho biết mô
hình (2) ước lượng được ở trên có phù hợp với lí
thuyết kinh tế hay không.
43
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Ngoài kiểm định sự phù hợp về mặt lí thuyết
kinh tế, ta còn phải kiểm định mức độ phù hợp
cũng như các tính chất của một mô hình tốt. Kết
quả kiểm định sẽ cho biết mô hình có tốt không.
Nếu mô hình ước lượng chưa đạt các tiêu
chuẩn của mô hình tốt thì cần xem xét lại bước
2 và bước 3
44
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Nếu mô hình ước lượng đạt các tiêu chuẩn của
mô hình tốt thì ta có thể sử dụng cho việc dự
báo và đề xuất chính sách. Mặt khác, kết quả
thực nghiệm này góp phần củng cố, phát triển
các luận cứ kinh tế ban đầu.
Kết quả cần đạt được ở bước 5 là:
Xác định mức độ phù hợp về mặt lí thuyết kinh
tế của mô hình
Xác định dạng mô hình và chẩn đoán các khuyết
tật của mô hình
45
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Thí dụ: Theo lí thuyết thu nhập-tiêu dùng của
Keynes, với mô hình kinh tế lượng
Yi = β1 + β2Xi + ui
Ta cần kiểm định
H0: β2=0 (X không ảnh hưởng tới Y)
H1: β2≠0 (X có ảnh hưởng tới Y)
Khi ta bác bỏ H0 tức là xem β2≠0. Lúc này β2≠0
có ý nghĩa thống kê.
Khi ta chấp nhận H0 tức là xem β2=0. Lúc này
β2≠0 không có ý nghĩa thống kê.
46
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
β2>0: X ảnh hưởng lên Y cùng chiều
β2<0: X ảnh hưởng lên Y ngược chiều
|β2| càng lớn ⇒ X ảnh hưởng lên Y càng nhiều
|β2| càng nhỏ ⇒ X ảnh hưởng lên Y càng ít
47
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Dấu của β2^ phù hợp ⇒ β2 có ý nghĩa thực tế
Dấu của β2^ không phù hợp ⇒ β2 không có ý
nghĩa thực tế
Như vậy β2 không có ý nghĩa thực tế khi kết
quả kiểm định là bác bỏ H0 trong khi dấu của
không phù hợp.
48
!
9Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Thí dụ: Qs = β1 + β2P + u.
Chạy model, giả sử được β2^= -0.4
Tiến hành kiểm định, giả sử kết quả là
bác bỏ giả thuyết H0: β2=0,
chấp nhận giả thuyết H1: β2≠0
Lúc này β2≠0 có ý nghĩa thống kê, nhưng vì dấu
của β2^ không phù hợp (?) nên trường hợp này β2
không có ý nghĩa thực tế.
49
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Với mỗi mẫu, khi tìm được ước lượng ta không
nên sử dụng ngay mà phải kiểm tra xem kết quả
có phù hợp với thực tế hay không.
Nếu quan tâm tới ý nghĩa kinh tế thì trước hết
phải quan tâm tới dấu của β2 rồi mới xét tiếp các
vấn đề khác.
Nếu dấu của β2 sai thì không làm tiếp mà phải
xem là do nguyên nhân gì rồi khắc phục.
50
!
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Dấu của β2 sai thường là do ít nhất một
trong 3 hiện tượng sau:
Đa cộng tuyến
Phương sai của nhiễu thay đổi
Tự tương quan
51
!
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 6: Dự báo và đề xuất chính sách
Khi một mô hình được đánh giá là tốt thì ta
có thể dùng mô hình đó để:
Dự báo
Ước lượng tác động của chính sách
Kiểm soát và đề xuất chính sách
52
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
3. Phương pháp luận nghiên cứu KTL
Bước 6: Dự báo và đề xuất chính sách
Nếu mô hình không tốt thì phải quay lại xem do
nguyên nhân gì. Thường mô hình không tốt là do:
Biến tốt nhưng dạng hàm sai
Dạng hàm tốt nhưng biến không tốt
⇒ phải kiểm định chọn dạng hàm hoặc kiểm định
loại/chọn biến.
53
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4. Khái niệm về phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy nghiên cứu sự phụ thuộc
của 1 biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được
giải thích) vào 1 hay nhiều biến khác (gọi là biến
độc lập hay biến giải thích) dựa trên ý tưởng là
ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc
trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập.
Note:
Biến độc lập có giá trị xác định trước
Biến phụ thuộc là đại lượng ngẫu nhiên tuân
theo các quy luật phân bố xác suất
54
10
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4. Khái niệm về phân tích hồi quy
Mục đích của phân tích hồi quy:
Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc
với các giá trị đã cho của các biến độc lập
Kiểm định giả thuyết về bản chất của sự phụ
thuộc đó
Dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi
biết giá trị của các biến độc lập.
55
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4.1. Hàm hồi quy tổng thể (PRF)
Thí dụ (trang 11): Tổng thể gồm 60 hộ gia đình.
Kí hiệu E(Y/X=Xi) = E(Y/Xi). Ta tính toán được:
E(Y/X=80)= Ytb80 ; E(Y/X=100)= Ytb100
Tổng quát: E(Y/Xi) = YtbXi
E(Y/X=80)=65; E(Y/X=100)=77; Như vậy khi
X tăng thì trung bình của Y tăng.
56
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4.1. Hàm hồi quy tổng thể (PRF)
Từ 2 nhận định trên ta có thể xem trung bình
(có điều kiện) của biến phụ thuộc là một hàm theo
biến độc lập: E(Y/Xi) = f(Xi) (*)
Biểu diễn (*) gọi là HÀM hồi quy tổng thể
(PRF).
PRF cho biết giá trị trung bình của Y sẽ thay đổi
như thế nào khi X nhận các giá trị khác nhau.
Đồ thị của PRF là đường (thẳng hoặc cong) đi
qua các giá trị trung bình của Y ứng với các giá
trị khác nhau của X
57
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4.1. Hàm hồi quy tổng thể (PRF)
Nếu PRF có 1 biến độc lập thì gọi là hồi quy
ĐƠN (hay hồi quy 1 biến độc lập) hay hồi quy
2 biến (nếu xét theo tổng số biến trong mô hình)
Nếu PRF có từ 2 biến độc lập trở lên thì gọi là
hồi quy BỘI (hay hồi quy nhiều biến độc lập)
58
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4.1. Hàm hồi quy tổng thể (PRF)
Gọi ui là độ lệch giữa giá trị quan sát thực tế
Yi và E(Y/Xi), tức là: ui = Yi - E(Y/Xi).
Khi đó Yi = E(Y/Xi) + ui (**)
Biểu diễn (**) gọi là MÔ HÌNH hồi quy tổng thể
(PRM)
ui gọi là nhiễu hay sai số.
ui là đại lượng ngẫu nhiên, có thể nhận giá trị
âm (-) hoặc dương (+)
ui biểu thị cho ảnh hưởng của các yếu tố khác
đối với biến phụ thuộc mà không được đưa vào
mô hình.
59
Bài giảng Kinh tế lượng © Tien M. Le
4.