TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAI LINH
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH
Tên giao dịch: MAILINH GROUP (MLG)
Thành lập ngày 12.7.1993 với số vốn ban đầu chỉ là 300 triệu đồng, 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên.
Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 53 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề, Mai Linh đã thu hút được trên 15 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 6 khu vực trong cả nước và nước ngoài.
16 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích những sai lầm về chiến lược của Công ty Mai Linh - Đặng Ngọc Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH NHỮNG SAI LẦM VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY MAI LINHMôn: Quản trị chiến lượcGVHD: Đặng Ngọc ĐạiLớp: Quản trị VB2 – Khóa K20ATRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊDANH SÁCH THÀNH VIÊN1Trịnh Văn Cương2Huỳnh Thiện Cường3Trần Nguyên Khoa4Đoàn Trang Nhật Lệ5Nguyễn Thị Hoàng Liên6Đỗ Huỳnh Bình Nghĩa7Đặng Ngọc Tín8Nguyễn Anh Tuấn9Trần Vũ Quang Thẩm (Nhóm trưởng)10Mai Thị Vân ThiTỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAI LINHTên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINHTên giao dịch: MAILINH GROUP (MLG)Thành lập ngày 12.7.1993 với số vốn ban đầu chỉ là 300 triệu đồng, 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên.Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 53 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề, Mai Linh đã thu hút được trên 15 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 6 khu vực trong cả nước và nước ngoài.VẬN TẢIDU LỊCHĐÀO TẠOTÀI CHÍNHXÂY DỰNGTHƯƠNG MẠITƯ VẤN & QUẢN LÝCNTT & TRUYỀN THÔNGTỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAI LINHTÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHNgày 12/07/1993: Công ty TNHH Du lịch- Thương mại- Vận tải Hành khách Mai Linh được ông Hồ Huy sáng lập với số vốn ban đầu 300 triệu đồng. Đến tháng 4/1995, Mai Linh thành lập Xí nghiệp Sài Gòn Taxi, khai sinh dịch vụ Taxi Mai Linh.Tháng 08/2007: Mai Linh bắt đầu mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng việc thành lập công ty tại MỹTừ 2007-2009: Công ty lỗ ròng 224 tỷ đồng 3 năm liên tiếp. Thua lỗ liên tục, tài chính kém minh bạch khiến việc lên sàn của MLG trở nên khó khăn, cổ phiếu của Mai Linh thuộc nhóm có giá bèo với mức 2.000 đồng, giao dịch ảm đạm.Năm 2011: Với mức lỗ kỷ lục năm 2011, tính đến cuối năm 2011, lỗ lũy kế của Mai Linh Group tăng lên 439,7 tỷ đồng, bằng 50% vốn điều lệ.Cuối năm 2012: Mai Linh thiếu nguồn vốn trả nợ; chủ tịch Mai Linh thừa nhận có những sai lầm trong chiến lược.Tính đến hết ngày 30/6/2017, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Mai Linh âm 795 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 1.016 tỷ đồng.Năm 2017 là cuộc chiến khốc liệt giữa taxi truyền thống và Uber, Grab. Doanh thu của Mai Linh giảm hơn 30% so với trước khi có các hãng gọi xe công nghệ và mất khả năng thanh toán, do nguồn thu không thể trả kịp cho các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ đọng nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cùng tiền phạt do nộp chậm.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHSAI LẦM CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO DẪN ĐẾN THẤT BẠISAI LẦM TRONG RỜI BỎ CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂMSAI LẦM TRONG CHIẾN LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆSAI LẦM CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH SAI LẦM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY MAI LINHLãnh đạo Mai Linh Group quá tham vọng trong việc trở thành một "đế chế" hoành tráng- Đầu tư dàn trải khắp 54 tỉnh thành trong cả nước trong khi nguồn lực còn rất hạn chế và vốn đầu tư chủ yếu là nợ vay với lãi suất rất cao.- Cách tổ chức bộ máy hành chính cồng kềnh, khó kiểm soát làm cho chi phí quản lý của công ty ở mức cao.SAI LẦM CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠOSAI LẦM CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠOLà người dẫn đầu thị trường, Mai Linh chọn chiến lược bao phủ toàn quốc, mở rộng ra các tỉnh thành nhằm đón đầu xu hướng gia tăng nhu cầu đi lại bằng taxi.Mai Linh đầu tư có mặt cả ở những khu vực mà việc kinh doanh chắc chắn sẽ không có lời do nhu cầu ít, hiệu suất khai thác thấp.Chọn sai thời gian và khu vực để triển khaiSAI LẦM CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠOQuản trị tài chính kém: Các chỉ số tài chính của công ty đều cho thấy trước đó tình hình tài chính rất rủi ro nhưng vẫn không hề có giải pháp khắc phục. Năm 2011, lãi vay của MLG lên tới 563 tỷ đồng, bằng 18,2% doanh thu và bằng 80% lợi nhuận gộp. Như vậy, gần như chắc chắn lợi nhuận sẽ không bù được chi phí lãi vay. Đáng lẽ Mai Linh phải nhìn thấy những rủi ro này để tái cấu trúc từ nhiều năm trước.SAI LẦM TRONG RỜI BỎ CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂMMai Linh đã từng coi phát triển đa ngành là niềm tự hào với mục tiêu chính: “Tất cả vì khách hàng”. Sau 4 năm, niềm tự hào lại trở thành nguyên nhân chính làm suy yếu thương hiệu Mai Linh, thậm chí đẩy công việc làm ăn của công ty này vào đường cùng.Trong ít nhất là 3 năm CEO Mai Linh không còn chú tâm vào việc chăm sóc hệ thống Mai Linh Vận tải vốn là huyết mạch của doanh nghiệp SAI LẦM TRONG CHIẾN LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ Grab và Uber chỉ không đến 2 năm sau đã làm Mai Linh rung chuyển. Mai Linh Online, ứng dụng mobile (app) gọi taxi của Mai Linh ra đời từ tháng 8 năm 2015, trước sự mở rộng mạnh mẽ của Uber và Grab. Ứng dụng mobile của Mai Linh hoạt động chỉ như một tiện ích cho người dùng. Nhưng với Uber hay Grab, đây thực sự là nền tảng cho mô hình kinh doanh của họ, và mọi chính sách kinh doanh của hãng đều xoay quanh nền tảng này.SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANHĐỐI VỚI CÁC HÃNG TAXI TRUYỀN THỐNGTại những tỉnh thành có nhu cầu đi lại thấp Mai Linh vẫn tập trung đầu tư số đầu xe quá mức cần thiết, khiến hiệu suất khai thác taxi thấp dẫn đến thua lỗ.Phân tích Vinasun cho thấy, là kẻ đi sau nhưng Vinasun đã có chiến lược cạnh tranh rất hợp lý. Đó là phát triển theo kiểu tập trung hóa, khai thác tối đa thị trường tại các đô thị lớn phía Nam có nhu cầu đi lại bằng taxi cao.ĐỐI VỚI CÁC HÃNG TAXI CÔNG NGHỆĐể cạnh tranh bằng giá, rõ ràng các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun mới là người có tư cách chiến thắng với quy mô lớn hơn và vị thế thị trường tốt hơn.Mai Linh không kịp nhận ra các ứng dụng không đổ tiền vào để cạnh tranh hay lấy khách của taxi hay xe ôm truyền thống, mà để xây dựng lại thói quen của khách hàng khiến cho thị trường thay đổi.SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANHBÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MAI LINH- Không nên rời bỏ chiến lược trọng tâm- Thường xuyên đánh giá môi trường bên trong, môi trường bên ngoài- Cập nhật xu hướng công nghệ trong tương lai- Đánh giá các đối thủ cạnh tranh và đưa ra chiến lược phù hợp trong tương lai