- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT TRONG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
- CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
- CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP
ĐỒNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
- CHƯƠNG 4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
22 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật về xuất nhập khẩu - Nguyễn Tiến Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/2/2012
1
1
• PHÁP LUẬT
• VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
• Giảng viên: ThS Nguyễn Tiến Hoàng
• Trưởng Bộ môn Nghiệp vụ
• Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở II
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 2
NỘI DUNG
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT TRONG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
- CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
- CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP
ĐỒNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
- CHƯƠNG 4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT
TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Tài liệu tham khảo:
1. GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt
động KTĐN, NXB Thông tin & Truyền thông, Hà Nội;
2. GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2008), Giáo trình Pháp lý đại cương,
NXB Giáo dục, Hà Nội (Chương 4);
3. TS Đỗ Văn Đại (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB ĐHQG
Tp.HCM;
4. Luật Thương mại Việt Nam 2005;
5. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán quốc tế
hàng hóa.
SV download các VBPL từ:
- Email: tailieumonluat@gmail.com
- Password: tailieuluat
2/2/2012
2
GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 4
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1. Định nghĩa: là tập hợp, hệ thống các quy phạm pháp
luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh
từ hoặc liên quan đến hoạt động XNK.
2. Đặc điểm:
2.1 Về phạm vi điều chỉnh:
- Hoạt động XNK đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải
có các quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh;
- Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào hoạt động
XNK;
- HĐ là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện hoạt
động XNK.
GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 5
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
2.2 Về chủ thể:
- Chủ thể tham gia hoạt động XNK rất đa dạng, vừa
có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng;
- Khi tham gia vào hoạt động XNK, chủ thể chịu sự
tác động của TPQT & LQG;
- Luật pháp của hầu hết các nước đều có quy định về
thương nhân và các công ty TM với tư cách là chủ
thể tham gia vào hoạt động XNK.
GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 6
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
2.3 Về nguồn luật:
- ĐƯQT điều chỉnh hoạt động XNK;
- Luật quốc gia (VB luật và dưới luật);
- TQTMQT;
- Hợp đồng mẫu.
2/2/2012
3
GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 7
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH XNK
1. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế do TPQT quy định:
- Thừa nhận, tôn trọng sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống
PLQT bên cạnh hệ thống PLQG;
- Thừa nhận, tôn trọng thể chế chính trị, các trật tự kinh tế,
cơ chế điều hành và quản lý kinh tế, các hình thức sở hữu
do pháp luật mỗi nước quy định;
- Bình đẳng về mặt pháp lý, cạnh tranh hợp pháp và công
bằng giữa các chủ thể (trong và ngoài nước) khi tham gia
vào hoạt động XNK.
2. Những nguyên tắc do PLQG quy định: không hoàn toàn
giống nhau và được nêu cụ thể trong các chương tiếp theo.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 8
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ HĐ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Tài liệu tham khảo:
- GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp
luật trong hoạt động KTĐN, NXB Thông tin &
Truyền thông, Hà Nội.
- Luật thương mại Việt Nam 2005.
- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
- Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua
bán quốc tế hàng hóa.
- Incoterms 2010 và hướng dẫn sử dụng.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 9
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HĐMBHHQT
1. Khái niệm:
- Tên gọi: còn được gọi là HĐ XNK, HĐMBHH với thương
nhân nước ngoài, HĐMBNT,
- Định nghĩa: là HĐMB có yếu tố quốc tế, theo đó một bên
là NB có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu cho bên kia,
là NM, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng
của HĐ, còn NM có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền
ngang bằng trị giá của hàng.
2. Đặc điểm:
2.1 Đặc điểm của HĐMB thông thường: HĐMBHHQT có đầy
đủ các đặc điểm của một HĐMB thông thường: chủ thể,
nội dung, pháp lý.
2/2/2012
4
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 10
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HĐMBHHQT
2.2 Có yếu tố quốc tế: tạo ra những điểm khác biệt của
HĐMBHHQT so với các HĐMB thông thường.
- Chủ thể của HĐ:
+ Quan điểm 1: chủ thể của HĐ là các bên có quốc tịch
khác nhau (LTM 1997, Điều kiện chung giao hàng SEV
của các nước XHCN).
+ Quan điểm 2: chủ thể của HĐ là các bên có trụ sở TM
đặt tại các nước khác nhau, nếu các bên không có trụ sở
TM thì sẽ dựa vào nơi cư trú (Công ước Lahaye 1964 về
MBQT những động sản hữu hình, Công ước Viên 1980 của
Liên hợp quốc về MBQTHH).
Đối với thực tiễn TMQT hiện nay, quan điểm 2 là phù hợp
hơn.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 11
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HĐMBHHQT
- Đối tượng của HĐ: có thể được di chuyển qua biên
giới của một nước.
- Đồng tiền thanh toán trong HĐ: có thể là ngoại tệ
đối với một trong hai bên.
- Nguồn luật điều chỉnh HĐ: rất đa dạng và phức
tạp.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp: đa dạng và phức
tạp (tòa án, trọng tài).
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 12
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
1. Các ĐƯQT về TM
1.1 Định nghĩa: là những văn kiện pháp lý quốc tế do các chủ
thể của luật quốc tế tham gia ký kết nhằm điều chỉnh các
quan hệ TM phát sinh giữa các chủ thể đó.
1.2 Điều kiện để ĐƯQT trở thành nguồn luật điều chỉnh
HĐMBHHQT:
- Phải được ký kết trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa
các bên;
- Không được trái với những nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế;
- Phải có nội dung trực tiếp liên quan đến quan hệ TM phát
sinh giữa các chủ thể ký kết HĐ.
2/2/2012
5
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 13
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
1.3 Phân loại các ĐƯQT về TM:
Dựa vào nội dung của các ĐƯQT về TM, có 2 loại:
- Các ĐƯQT chỉ đề ra các nguyên tắc pháp lý chung
là cơ sở cho hoạt động ngoại thương;
- Các ĐƯQT trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của
các bên trong việc ký kết và thực hiện
HĐMBHHQT
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 14
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
1.4 Các trường hợp áp dụng ĐƯQT về TM:
- Khi các quốc gia có tham gia ký kết hoặc thừa
nhận ĐƯQT. Trong trường hợp này, ĐƯQT có giá
trị bắt buộc đối với các HĐMBHHQT có liên quan.
- Khi trong HĐMBHHQT các bên đã thỏa thuận,
thống nhất và ghi rõ vào HĐ là áp dụng ĐƯQT
làm nguồn luật điều chỉnh.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 15
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
1.5 Cách áp dụng các ĐƯQT về TM:
- Tìm hiểu tính chất pháp lý của các quy phạm pháp luật trong
ĐƯQT: quy phạm có tính chất mệnh lệnh, quy phạm có tính
chất tùy ý.
- Trường hợp ĐƯQT được áp dụng cho HĐ có quy định khác
với pháp luật Việt Nam:
+ Nếu Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn ĐƯQT:
không áp dụng những quy định nào khác với pháp luật Việt
Nam nếu có bảo lưu, phải áp dụng nếu không có bảo lưu;
+ Nếu Việt Nam không tham gia ký kết và chưa phê chuẩn:
phải áp dụng.
- Phải dựa vào nội dung của ĐƯQT (tác động trực tiếp hay
gián tiếp tới HĐ) để áp dụng phù hợp.
2/2/2012
6
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 16
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
2. Luật quốc gia: là luật nước ngoài đối với ít nhất là
một trong hai bên.
2.1 Các trường hợp áp dụng:
- Khi trong HĐ các bên ký kết có quy định;
- Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi
HĐMBHHQT đã được ký kết;
- Khi các ĐƯQT hữu quan có quy định;
- Thỏa thuận mặc nhiên hay thỏa thuận bằng hành vi;
- Khi tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh từ HĐ được quyền lựa chọn.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 17
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
2.2 Cách áp dụng:
- Nếu hệ thống luật của nước được chọn có các luật
chuyên ngành điều chỉnh HĐMBHHQT thì áp
dụng luật đó;
- Nếu hệ thống luật của nước được chọn không có
luật chuyên ngành về HĐMBHHQT thì áp dụng
luật liên quan trực tiếp đến HĐMBHHQT;
- Nếu hệ thống luật của nước được chọn không có 2
trường hợp nêu trên thì áp dụng các nguyên lý
chung về HĐ trong BLDS.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 18
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
3. Tập quán TM quốc tế
3.1 Định nghĩa: là những thói quen về hành vi và cách xử sự
được hình thành một cách tự nhiên trong TMQT nhưng
được thừa nhận như các quy phạm pháp luật.
Thói quen TM được công nhận và trở thành TQTMQT khi
thõa mãn 3 yêu cầu sau:
- Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp
dụng thường xuyên;
- Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy
nhất;
- Là thói quen có nội dung rõ ràng mà có thể dựa vào đó để
xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
2/2/2012
7
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 19
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
3.2 Phân loại:
- Dựa vào nội dung của tập quán, có 2 loại:
+ Các TQTMQT mang tính chất nguyên tắc;
+ Các TQTMQT mang tính chất cụ thể.
- Dựa vào phạm vi áp dụng của tập quán, có 2 loại:
+ Các TQTMQT chung;
+ Các TQTM khu vực (hay địa phương).
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 20
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
3.3 Các trường hợp áp dụng:
- Khi các ĐƯQT hữu quan có quy định, trong trường
hợp này TQTMQT đương nhiên được áp dụng;
- Khi HĐMBHHQT được các bên ký kết có quy
định;
- Khi HĐ, LQG do các bên thỏa thuận lựa chọn và
các ĐƯQT có liên quan không có quy định hoặc có
nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp và cần
được điều chỉnh.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 21
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
3.4 Cách áp dụng:
- Trong HĐ phải ghi rõ là áp dụng tập quán nào.
- Đối với Incoterms:
+ Incoterms không có giá trị bắt buộc;
+ Các bản Incoterms cùng song song tồn tại và bản sau
không phủ nhận nội dung của các bản trước;
+ Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau để
thay đổi một số nội dung cụ thể trong các điều kiện;
+ Incoterms giải quyết 04 vấn đề: thời điểm di chuyển
rủi ro, bên có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan, bên có
nghĩa vụ mua bảo hiểm, bên có nghĩa vụ thuê tàu.
2/2/2012
8
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 22
II. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HĐMBHHQT
- Về mặt giá trị pháp lý, các TQTMQT chỉ bổ sung
cho HĐ ở những phần HĐ chưa quy định và không
có giá trị cao hơn những gì HĐ đã quy định.
- Khi áp dụng các TQTMQT phải kết hợp với các
nguồn luật khác, không nên áp dụng tập quán một
cách riêng lẻ.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 23
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
1. Điều kiện hiệu lực của HĐ
1.1 Chủ thể của HĐ phải hợp pháp:
- Bên nước ngoài: dựa vào luật của nước mà họ mang quốc
tịch.
- Bên Việt Nam: dựa vào luật Việt Nam.
- Chú ý:
+ Các DN được tự do XNK theo khả năng mà không phải
có giấy phép XNK, trừ những mặt hàng thuộc danh mục
cấm XNK hoặc XNK có điều kiện.
+ Nếu chủ thể của HĐMBHHQT là pháp nhân thì người có
thẩm quyền ký kết là người đại diện hợp pháp của pháp
nhân đó.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 24
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
1.2 Hình thức của HĐ phải hợp pháp:
- Theo quy định của Việt Nam: Điều 27, Khoản 2, LTM
2005.
- Luật các nước TBCN và Công ước Viên 1980: HĐMB
có thể được giao kết dưới mọi hình thức (văn bản và phi
văn bản).
1.3 Nội dung của HĐ phải hợp pháp:
- HĐ phải có đủ các điều khoản chủ yếu;
- Tất cả các điều khoản đưa vào trong HĐ đều phải hợp
pháp.
1.4 Đối tượng hợp đồng phải hợp pháp: hàng hóa không
thuộc danh mục cấm XNK, tạm ngừng XNK.
2/2/2012
9
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 25
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
2. Thủ tục ký kết HĐ
2.1 Thẩm quyền ký kết:
- Đối với cá nhân, DNTN: cá nhân, chủ DN.
- Đối với pháp nhân: người đại diện theo quy định của pháp
luật hoặc người được ủy quyền.
2.2 Trình tự ký kết:
2.2.1 Phương thức trực tiếp: là cách thức ký kết mà theo đó các
bên trực tiếp gặp nhau, đàm phán và cùng ký vào một HĐ
bằng văn bản.
2.2.2 Phương thức gián tiếp (qua thư từ, điện tín,): là cách thức
ký kết mà theo đó các bên gửi cho nhau tài liệu giao dịch
(telex, fax, điện báo,) chứa đựng nội dung của công việc
giao dịch.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 26
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
Phương thức ký kết gián tiếp có 02 giai đoạn:
- Giai đoạn chào hàng (đề nghị giao kết HĐ):
+ Định nghĩa: Điều 390, Khoản 1, BLDS 2005.
+ Có 02 loại chào hàng: chào hàng tự do & chào hàng cố định (phải
có đủ các điều kiện hiệu lực: điều khoản chủ yếu theo quy định, thời
hạn hiệu lực, được gửi tới người được chào và người chào hàng không
hủy hay thu hồi đơn chào).
- Giai đoạn chấp nhận chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết HĐ):
+ Định nghĩa: Điều 396, BLDS 2005.
+ Điều kiện hiệu lực của chấp nhận chào hàng: người được chào
hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nội dung cơ bản của đơn
chào (Điều 19, Công ước Viên 1980), hành vi chấp nhận phải được
thực hiện trong thời hạn quy định, chấp nhận phải được gửi tới người
chào và người được chào hàng không rút lại chấp nhận đó.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 27
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
3. Các vấn đề pháp lý khi quy định và thực hiện
một số điều khoản trong HĐ
3.1 Tên và địa chỉ các bên: có đầy đủ giá trị pháp lý
do cơ quan có thẩm quyền xác nhận và được ghi
trong giấy phép thành lập hoặc GCNĐKKD.
3.2 Tên hàng: phải đảm bảo sự thống nhất giữa các
chứng từ, tài liệu khác nhau (chào hàng, chấp nhận
chào hàng, B/L,) vì một mặt hàng có thể có rất
nhiều tên gọi khác nhau.
2/2/2012
10
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 28
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
3.3 Số lượng hàng hóa:
- Tỷ lệ miễn trừ;
- Dung sai;
- Đơn vị tính số lượng.
3.4 Phẩm chất hàng hóa
3.4.1 Cách xác định chất lượng hàng hóa:
- Dựa vào mẫu hàng;
- Dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp hàng hóa;
- Dựa vào tài liệu kỹ thuật;
- Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu trong hàng hóa.
GV: ThS Nguyễn Tiến Hồng 29
II. KÝ KẾT HĐMBHHQT
3.4.2 Kiểm tra phẩm chất của hàng hóa và GCNKTPC
3.4.2.1 Kiểm tra phẩm chất của hàng hóa
- Kiểm tra/giám định phẩm chất có bắt buộc không?
- Cơ quan kiểm tra/giám định phẩm chất?
- Thời gian, địa điểm kiểm tra/giám định phẩm chất?
- Phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra/giám định?
3.4.2.2 Giá trị của GCNKTPC
- Có giá trị ràng buộc tuyệt đối.
- Có tính quyết định (cuối cùng, chung thẩm).
- Không có tính quyết định.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 30
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
3.5 Giá cả và phương thức thanh toán:
- Quy định điều khoản bảo lưu về giá cả trong HĐ.
- Đồng tiền tính giá: đồng tiền thanh toán và đồng tiền
tính giá có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.
- Phương pháp tính giá:
+ Giá cố định: áp dụng cho các HĐ có thời hạn ngắn.
+ Giá di động: áp dụng cho các HĐ dài hạn.
- Điều kiện giảm giá.
- Điều kiện cơ sở của giá: FOB, FCA, CIF, CIP,
- Phương thức thanh toán: L/C, nhờ thu, T/T, M/T, ghi sổ,
2/2/2012
11
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 31
III. KÝ KẾT HĐMBHHQT
3.6 Thời hạn, địa điểm giao hàng
3.6.1 Thời hạn:
- Là một ngày cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định
theo tháng, quý, năm.
- Sự lựa chọn của người bán và người mua.
3.6.2 Địa điểm:
- Cần quy định địa điểm cụ thể trong HĐ.
- Nếu không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì dựa vào
luật áp dụng cho HĐ: Điều 35, LTM 2005.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 32
IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT
1. Nguyên tắc chấp hành:
- Chấp hành hiện thực;
- Chấp hành đúng, đầy đủ mọi cam kết;
- Chấp hành trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lợi ích của nhau.
2. Trách nhiệm do vi phạm HĐ:
2.1 Các căn cứ cấu thành trách nhiệm:
- Có hành vi vi phạm HĐ của thụ trái;
- Có thiệt hại về tài sản của trái chủ;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐ của thụ trái
với thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu;
- Có lỗi của thụ trái.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 33
IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT
2.2 Các căn cứ miễn trách của thụ trái:
- Lỗi của trái chủ.
- Lỗi của người thứ ba mà người thứ ba được miễn trách.
- Gặp trường hợp bất ngờ.
- Gặp bất khả kháng.
+ Phân biệt giữa trường hợp bất ngờ và bất khả kháng.
+ Điều kiện để công nhận là bất khả kháng.
+ Điều kiện để thụ trái được miễn trách khi gặp bất
khả kháng.
2/2/2012
12
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 34
IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT
2.3 Chế độ trách nhiệm do vi phạm HĐ:
- Chế tài phạt: Điều 300, LTM 2005.
+ Điều kiện áp dụng: không phụ thuộc vào việc có
thiệt hại thực tế xảy ra hay không.
+ Phân loại: phạt bội ước & phạt vi ước (phạt vạ).
- Chế tài bồi thường thiệt hại: Điều 302, Khoản 1, LTM
2005.
+ Điều kiện thực hiện: có đủ các căn cứ cấu thành
trách nhiệm.
+ Nguyên tắc bồi thường: Điều 302, Khoản 2, LTM
2005.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 35
IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT
- Chế tài thực hiện thực sự (buộc thực hiện đúng
nghĩa vụ HĐ): Điều 297, Khoản 1, LTM 2005.
- Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Điều 308,
LTM 2005.
Hậu quả pháp lý: Điều 309, LTM 2005.
- Chế tài đình chỉ thực hiện HĐ: Điều 310, LTM
2005.
Hậu quả pháp lý: Điều 311, LTM 2005.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 36
IV. CHẤP HÀNH HĐMBHHQT
- Chế tài hủy HĐ: là chế tài nặng nhất và thường được áp
dụng khi không thể thực hiện các chế tài khác.
+ Huỷ bỏ HĐ bao gồm hủy bỏ toàn bộ và hủy bỏ một
phần.
+ Các trường hợp áp dụng: Điều 312, LTM 2005
+ Hậu quả của việc hủy HĐ: chấm dứt quan hệ HĐ giữa
các bên và các bên được giải thoát khỏi nghĩa vụ của HĐ;
một bên có quyền đòi lại những phần đã thực hiện trong
trường hợp đã thực hiện một phần HĐ; bên vi phạm dẫn
đến hủy HĐ phải bị phạt và phải bồi thường thiệt hại nếu
có lỗi.
- Lưu ý khái niệm “vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ”: Điều 25,
Công ước Viên 1980; Điều 3, khoản 13 LTM 2005.
2/2/2012
13
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 37
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ HĐ CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Tài liệu tham khảo:
- GS, TS Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp
luật trong hoạt động KTĐN, NXB Thông tin &
Truyền thông, Hà Nội.
- Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005.
- Công ước Brussel 1924.
- Nghị định thư 1968.
- Công ước Hamburg 1978.
GV: ThS. Nguyễn Tiến Hồng 38
I. HĐ THUÊ TÀU CHUYẾN
1. Khái niệm chung
1.1 Định nghĩa: là một sự thỏa thuận, theo đó người
chuyên chở có nghĩa vụ dành cả hoặc một phần chiếc
tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác và người
thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước thuê chở.
1.2 Đàm phám ký kết HĐ: