Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 1: Khái quát về công nghệ

1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ (1) Quan niệm theo ngôn ngữ: Công nghệ là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật. (2) Quan niệm mới: Công nghệ là chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực có áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con ng

pdf22 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 1: Khái quát về công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v1.0014106230 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ • Mục tiêu: Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công nghệ, quản lý công nghệ trên giác độ vi mô và vĩ mô. • Nội dung nghiên cứu: Bài 1: Khái quát về công nghệ Bài 2: Khái quát về quản lý công nghệ Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ Bài 4: Năng lực công nghệ Bài 5: Đổi mới công nghệ Bài 6: Chuyển giao công nghệ v1.0014106230 2 BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ ThS. Phạm Huy Hân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3v1.0014106230 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Sự giải thể của công ty TSE • TSE là công ty nhà nước, được thành lập vào giữa thập kỷ tám mươi thế kỷ 20. Lĩnh vực hoạt động là lắp ráp và buôn bán hàng điện tử gia dụng như máy thu hình, radiocassete, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ. Công nghệ lắp ráp nhập ngoại khá lạc hậu.Việc kinh doanh những năm đầu của công ty rất thuận lợi. • Tuy nhiên, đến những năm cuối của thế kỷ 20 hàng điện tử gia dụng trong nước chủ yếu là nhập khẩu. Kết cục là TSE giải thể. Nguyên nhân nào đã làm cho TSE bị giải thể? 4v1.0014106230 MỤC TIÊU • Phân tích được các quan điểm về công nghệ; • Nhận biết được các thành phần cấu thành một công nghệ; • Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần công nghệ, liên hệ được với thực tế; • Trình bày được các giai đoạn của vòng đời công nghệ và nêu được ý nghĩa. 5v1.0014106230 NỘI DUNG Quan niệm về công nghệ Vòng đời của công nghệ 6v1.0014106230 1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ 1.2. Các bộ phận cấu thành một công nghệ 1.1. Các quan điểm về công nghệ 7v1.0014106230 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ (1) Quan niệm theo ngôn ngữ: Công nghệ là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật. (2) Quan niệm mới: Công nghệ là chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực có áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người. 8v1.0014106230 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ (tiếp theo) (3) Định nghĩa của ESCAP Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. 9v1.0014106230 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ (tiếp theo) (4) Công nghệ bao gồm các khía cạnh: • Công nghệ là bộ máy biến đổi; • Công nghệ là công cụ; • Công nghệ là kiến thức; • Công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân. (5) Các quan niệm khác • Theo lý thuyết tổ chức: Công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ. • Luật Chuyển giao công nghệ (2006): Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. 10v1.0014106230 1.2. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CÔNG NGHỆ Một công nghệ gồm 4 thành phần: (1) Phần vật tư kỹ thuật (T) Thành phần hàm chứa trong các vật thể như máy móc, thiết bị, phương tiện và cấu trúc hạ tầng (2) Phần con người (H) Thành phần hàm chứa chứa trong các kỹ năng của con người, bao gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tích luỹ được trong quá trình hoạt động (3) Phần thông tin (I) Thành phần hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá sử dụng trong công nghệ như các lý thuyết, phương pháp, công thức, các thông số và các bí quyết. (4) Phần tổ chức (O) Thành phần hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức, những qui định về quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cá nhân, thù lao, khen thưởng kỷ luật 11v1.0014106230 1.2. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CÔNG NGHỆ (tiếp theo) Bốn thành phần công nghệ có quan hệ cơ hữu với nhau, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất kỳ thành phần nào: G =  .. Q Trong đó: • 0    1 : Chỉ số môi trường công nghệ;   = TT. HH. II. OO: Hàm hệ số đóng góp công nghệ; • Q: Tổng sản phẩm công nghệ tạo ra được tính bằng tiền; • G: Giá trị do công nghệ tạo ra. 12v1.0014106230 2. VÒNG ĐỜI CỦA CÔNG NGHỆ 2.2. Vòng đời của công nghệ và quan hệ với thị trường 2.1. Quá trình nghiên cứu và triển khai 2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vòng đời công nghệ 13v1.0014106230 1.2.1 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Phát triển ý tưởng Kỹ nghệ hóa Marketing Truyền bá NẢY SINH Ý TƯỞNG Nghiên cứu khoa học: → Nâng cao hiểu biết Nghiên cứu thị trường: → Ghi nhận nhu cầu 14v1.0014106230 2.2. VÒNG ĐỜI CỦA CÔNG NGHỆ • Giai đoạn 1: Ấp ủ (AB) • Giai đoạn 2: Giới thiệu (BC) • Giai đoạn 3: Tăng trưởng (CD) • Giai đoạn 4: Trưởng thành (DE) • Giai đoạn 5: Suy tàn (EF) Số lượng áp dụng/thị phần Thời gian A B C D E F Số lượng áp dụng/thị phần Thời gian 15v1.0014106230 2.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÒNG ĐỜI CÔNG NGHỆ • Nắm được quy luật tăng trưởng của một công nghệ để có tác động điều chỉnh kịp thời và có kế hoạch khai thác có hiệu quả công nghệ đó. • Nắm được thời điểm đầu tư thay đổi công nghệ phù hợp nhằm nâng cao được lợi ích và lợi thế cạnh tranh của tổ chức. • Thấy được mối quan hệ giữa vòng đời công nghệ và vòng đời của sản phẩm để rút ra được chiến lược về sản phẩm đối với các phân khúc thị trường. • Để dự báo, nhìn trước xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai nhằm đưa ra chiến lược đổi mới bộ máy sản xuất và điều hành 16v1.0014106230 2.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÒNG ĐỜI CÔNG NGHỆ Số lượng áp dụng Ý tưởng Vòng đời Lợi ích Số lượng áp dụng Ý tưởng Vòng đời Chu kỳ sản phẩm 17v1.0014106230 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: Nguyên nhân nào đã làm cho TSE bị giải thể? Trả lời: • Do sự cạnh tranh thay thế từ hàng điện tử gia dụng nhập ngoại, công nghệ của TSE lạc hậu nên bị thay thế. • Doanh nghiệp TSE nói riêng và cả ngành điện tử gia dụng của Việt Nam vẫn chưa hiểu hết vòng đời công nghệ và sự thay thế của công nghệ tiên tiến cho công nghệ kém tiên tiến hơn. 18v1.0014106230 CÂU HỎI MỞ: Sau khi học xong bài này, anh (chị) nhận biết được các thành phần công nghệ trong một công nghệ cụ thể (ví dụ công nghệ sản xuất máy biến áp). Trả lời: (T) (H) (I) (O) Máy cắt, máy ép tôn, máy quấn dây, hệ thống sấy, các phần điều khiển, đo lường, mặt bằng, hệ thống điện, nước Kỹ sư thiết kế, kỹ sư kiểm tra chất lượng, đốc công – quản đốc, thợ điện, thợ cơ khí, thợ hàn Thông số vận hành máy, các giới hạn vận hành, các cảnh báo, các thông số sử dụng nguồn năng lượng cung cấp Ban giám đốc, phòng thiết kế, phòng quản lý chất lượng, các phòng chức năng liên quan cùng với các qui định làm việc 19v1.0014106230 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Theo Sharif, những thành phần nào sau đây không phải là thành phần của một công nghệ? A. Vật tư kỹ thuật. B. Thông tin. C. Năng lực quản lý công nghệ. D. Tổ chức. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Năng lực quản lý công nghệ. • Giải thích: Theo Sharif, một công nghệ gồm 4 thành phần: phần vật tư kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức. 20v1.0014106230 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Phần vật tư kỹ thuật của công nghệ không hàm chứa trong các vật thể nào sau đây? A. Công cụ, thiết bị. B. Máy móc, phương tiện. C. Cấu trúc hạ tầng. D. Vật liệu để sản xuất. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Vật liệu để sản xuất. • Giải thích: Phần vật tư kỹ thuật của công nghệ hàm chứa trong các vật thể bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và cấu trúc hạ tầng. 21v1.0014106230 CÂU HỎI TỰ LUẬN Trình bày các khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa về công nghệ? Trả lời: • Công nghệ là bộ biến đổi; • Công nghệ là công cụ; • Công nghệ là kiến thức; • Công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó. 22v1.0014106230 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Có nhiều quan điểm về công nghệ khác nhau. Theo Sharif, một công nghệ gồm 4 thành phần: Vật tư kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức. • Nghiên cứu vòng đời công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng công nghệ. Từ đó, có được chiến lược hợp lý để tiếp tục khai thác hay loại bỏ công nghệ một cách có hiệu quả.
Tài liệu liên quan