Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 2: Khái quát về quản lý công nghệ

• Lịch sử phát triển của công nghệ gắn với lịch sử phát triển kinh tế xã hội: Tên của công nghệ là tên của các kỷ nguyên loài người; tiến bộ công nghệ phục vụ diễn biến lịch sử. • Công nghệ cải thiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội: chỉ số HDI, cơ cấu kinh tế, tài nguyên môi trường, chỉ số sáng tạo • Công nghệ đóng vai trò trung gian giữa khoa học và kinh doan

pdf29 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 2: Khái quát về quản lý công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014106230 1 BÀI 2 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ ThS. Phạm Huy Hân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014106230 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Giàu tài nguyên mà thu nhập vẫn thấp 1. Tại sao ở thời kỳ công nghiệp hóa ban đầu Ukraine lại đạt được thành tựu một cách nhanh chóng? 2. Tại sao Ukraine lại trở thành một quốc gia có thu nhập thấp? • Ukraine đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thông qua việc phát triển các các ngành công nghiệp nặng. Vì thế, Ukraine từ một quốc gia trước đó phát triển kinh tế chủ yếu dựa nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành một vùng công nghiệp phát triển. • Tuy nhiên, sự phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên không tái tạo đã làm cho Ukraine hiện nay có thu nhập đầu người ở mức thấp của Châu Âu. v1.0014106230 3 MỤC TIÊU • Phân tích được vai trò của công nghệ công nghệ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. • Hiểu được khái niệm quản lý công nghệ ở tầm vĩ mô và vi mô. Lý giải tại sao lại phải quản lý công nghệ. • Hiểu được được phạm vi của quản lý công nghệ. • Phân tích được các yếu tố hạ tầng cơ sở công nghệ quốc gia. v1.0014106230 4 NỘI DUNG Công nghệ và sự phát triển kinh tế – xã hội Khái niệm về quản lý công nghệ Phạm vi quản lý công nghệ Hạ tầng cơ sở công nghệ quốc gia v1.0014106230 5 1. CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 1.2. Tính hai mặt của sự phát triển công nghệ 1.1. Vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội v1.0014106230 6 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HÔI: CƠ BẢN • Lịch sử phát triển của công nghệ gắn với lịch sử phát triển kinh tế xã hội: Tên của công nghệ là tên của các kỷ nguyên loài người; tiến bộ công nghệ phục vụ diễn biến lịch sử. • Công nghệ cải thiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội: chỉ số HDI, cơ cấu kinh tế, tài nguyên môi trường, chỉ số sáng tạo • Công nghệ đóng vai trò trung gian giữa khoa học và kinh doanh. v1.0014106230 7 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HÔI: CƠ BẢN 1900 1945 2000 Lịch sử Chiến tranh: • Đại chiến I (1914 – 1918); • Đại chiến II (1939 – 1945). Hòa bình và phát triển kinh tế – xã hội. Công nghệ • Tàu thủy lớn; • Máy bay; • Thép đặc biệt (không gỉ và bền nhiệt); • Đồ bếp quân dụng. • Dân sự hóa sản phẩm quân sự; • Gen  Công nghệ sinh học; • Thông tin (computer)  công nghệ phái sinh. v1.0014106230 8 Chuyển dịch cơ cấu lao động Nông nghiệp Công nghiệp Thông tin Dịch vụ Lao động (%) Trình độ công nghệThủ công Cơ giới hoá Tự động hoá Tin học hoá 100% 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HÔI: CƠ BẢN (tiếp) v1.0014106230 9 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HÔI: CƠ BẢN (tiếp) Tài nguyên Ngưỡng đói nghèo Ngưỡng sinh thái Thấp Cao Rất cao Phát triển công nghệ v1.0014106230 10 1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HÔI: CƠ BẢN (tiếp) Tác động tới hệ thống chính trị – kinh tế Định hướng phát triển Phát triển Bền vững Hệ thống chính trị, kinh tế Hệ thống công nghệ Phương tiện tiên tiến Nguồn lực Năng suất Chính sách Tăng trưởng Ổn định v1.0014106230 11 1.2. TÍNH HAI MẶT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ • Các vấn đề công nghệ không thể tách rời các yếu tố bối cảnh xung quanh công nghệ; • Sự phát triển công nghệ có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với các nhu cầu của con người. v1.0014106230 12 2. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ 2.2. Quản lý công nghệ là gì? 2.1. Tại sao phải quản lý công nghệ? v1.0014106230 13 Có 4 lý do phải quản lý công nghệ: • Thứ nhất, tính hai mặt của phát triển công nghệ: để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của công nghệ; • Thứ hai, đối với các nước đang phát triển, để phát triển đất nước dựa trên nền tảng phát triển công nghệ; • Thứ ba, cân đối giữa phát triển và các yếu tố khác: công bằng, môi trường; • Thứ tư, quản lý công nghệ là phương tiện để cân đối lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng. 2.1. TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ v1.0014106230 14 2.2. QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ LÀ GÌ? • Góc độ vi mô: Quản lý công nghệ là một bộ môn khoa khọc liên ngành, kết hợp với khoa học – công nghệ và các tri thức quản lý để hoạch định, triển khai và hoàn thiện năng lực công nghệ nhằm xây dựng và thực hiện các mục tiêu của một tổ chức. • Góc độ vĩ mô: Quản lý công nghệ là một hệ thống kiến thức liên quan đến việc thiết lập và thực hiện chính sách phát triển, sử dụng công nghệ và tác động của công nghệ đối với xã hội, với các tổ chức, cá nhân và tự nhiên, nhằm thúc đẩy đổi mới, tạo tăng trưởng kinh tế và tăng cường trách nhiệm trong sử dụng công nghệ đối với lợi ích của nhân loại. v1.0014106230 15 3. PHẠM VI CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ Các yếu tố chi phối phát triển công nghệ: 1) Mục tiêu phát triển công nghệ: • Đáp ứng các yêu cầu thiết yếu; • Đảm bảo an ninh quốc phòng; • Tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; • Tăng khả năng cạnh tranh; • Tự lực và độc lập về công nghệ. v1.0014106230 16 3. PHẠM VI CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ (tiếp theo) 2) Tiêu chuẩn chọn lựa công nghệ: Max (+); min (–). 3) Kế hoạch cho công nghệ:  Ngắn hạn (1 – 3);  Trung hạn (3 – 7);  Dài hạn (7 – 15);  Và tầm nhìn (>15 năm). 4) Các ràng buộc đối với phát triển công nghệ:  Ràng buộc về nguồn lực;  Ràng buộc về trình độ khoa học;  Ràng buộc về thông tin, năng lực quản lý;  Ràng buộc về sự bắt đầu muộn, môi trường. v1.0014106230 17 3. PHẠM VI CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ (tiếp theo) 5) Cơ chế để phát triển công nghệ:  Tạo dựng nền văn hoá công nghệ;  Xây dựng nền giáo dục hướng về công nghệ;  Xây dựng chính sách khoa học và công nghệ;  Xây dựng cơ quan nghiên cứu và triển khai;  Hỗ trợ tài chính, quyền sử dụng đất... 6) Các hoạt động công nghệ:  Dự báo, đánh giá và hoạch định;  Chuyển giao và thích nghi;  Nghiên cứu và triển khai;  Kiểm tra và giám sát. v1.0014106230 18 4. HẠ TẦNG CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CÔNG QUỐC GIA 4.2. Các cơ quan nghiên cứu và triển khai (R&D) 4.1. Nền tảng tri thức khoa học công nghệ 4.4. Chính sách khoa học và công nghệ 4.3. Nhân lực khoa học và công nghệ 4.5. Nền văn hóa công nghệ quốc gia v1.0014106230 19 4.1. NỀN TẢNG TRI THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ • Khái niệm  Tri thức khoa học và công nghệ là những nguyên lý chung nhất về khoa học và công nghệ mà đã được loài người phát hiện tư liệu hóa và lưu giữ;  Tri thức khoa học và công nghệ được đo bằng số trang in hoặc viết và đơn vị đo bộ nhớ máy computer. • Vai trò  Nền tảng tri thức khoa học là tiền đề tạo ra nền công nghệ phát triển;  Khoa học và công nghệ có mối quan hệ hữu cơ với nhau và cùng thúc đẩy nhau phát triển. • Xây dựng: Tri thức khoa học nằm ở trong các nhà khoa học, trong các trường đại học, các trung tâm tư liệu, thư viện Vì vậy, để xây dựng nền tảng tri thức cần có chiến lược đúng đắn để tích luỹ sự hiểu biết của dân chúng và xây dựng hệ thống thư viện truyền thống và điện tử, xây dựng nền văn hóa đọc. v1.0014106230 20 4.2. CÁC CƠ QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI • Khái niệm: Cơ quan nghiên cứu và triển khai là tổ chức mà hoạt động chính là tạo ra công nghệ mới và tư vấn về công nghệ. • Vai trò:  Nghiên cứu và triển khai sẽ tạo ra công nghệ mới là cơ sở để đổi mới công nghệ;  Nghiên cứu và triển khai hỗ trợ cho việc đánh giá, lựa chọn công nghệ thích hợp, thích nghi công nghệ nhập • Xây dựng  Các cơ quan nghiên cứu và triển khai bao gồm các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở hỗ trợ sản xuất, thử nghiệm, các trung tâm tư liệu, thông tin;  Vì vậy, để xây dựng các cơ quan nghiên cứu và triển khai cần đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao quá trình đào tạo và nghiên cứu – triển khai v1.0014106230 21 4.3. NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ • Khái niệm: Là các nhà khoa học, các kỹ sư và các nhân viên kỹ thuật làm việc trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai, trong các tổ chức cơ sở, các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách khoa học – công nghệ. • Vai trò:  Nhân lực khoa học – công nghệ tạo nên đội ngũ có trình độ để có thể tự phát triển công nghệ;  Các nhà khoa học đưa ra ý tưởng công nghệ, còn nhân lực kỹ thuật thì triển khai ý tưởng thành các bản vẽ thiết kế, chế tạo • Xây dựng: Du học hoặc đào tạo tại chỗ với sự trợ giúp nhân lực từ nước ngoài. v1.0014106230 22 4.4. CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ • Khái niệm:  Là một hệ thống các định hướng, ưu tiên và biện pháp phát triển khoa học – công nghệ quốc gia;  Bao gồm các văn bản pháp luật, các thể chế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển khoa học – công nghệ. • Vai trò:  Thúc đẩy và định hướng sự phát triển của khoa học – công nghệ;  Tạo điều kiện để hội nhập quốc tế và khai thác công nghệ có hiệu quả. • Xây dựng: Có thể xây dựng chính sách khoa học – công nghệ theo ba cấp là cấp định hướng chiến lược, cấp lập kế hoạch và cấp thực hiện. v1.0014106230 23 4.5. NỀN VĂN HÓA CÔNG NGHỆ QUỐC GIA • Khái niệm: Nền văn hoá công nghệ quốc gia là nhận thức và thái độ của cộng đồng nhìn nhận các vấn đề công nghệ. • Vai trò:  Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển khoa học – công nghệ;  Kích thích các nhân lực khoa học tìm tòi, nghiên cứu tạo ra các ý tưởng công nghệ nhằm phát triển thành các công nghệ nội sinh và được người dân ủng hộ • Xây dựng:  Nâng cao trình độ dân trí về khoa học – công nghệ;  Giáo dục – đào tạo hướng về công nghệ;  Hội nhập quốc tế về khoa học – công nghệ v1.0014106230 24 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Tại sao ở thời kỳ công nghiệp hóa ban đầu Ukraine lại đạt được thành tựu một cách nhanh chóng? 2. Tại sao Ukraine lại trở thành một quốc gia có thu nhập thấp? Trả lời: • Giàu tài nguyên phục vụ cho phát triển công nghiệp nặng. Thu hút nhanh đầu tư nước ngoài; • Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nông nghiệp  công nghiệp  dịch vụ. Tiến bộ công nghệ khai thác  tài nguyên cạn kiệt nhanh, hết động lực đầu tư – phát triển dựa vào tài nguyên. v1.0014106230 25 CÂU HỎI MỞ Sau khi học xong bài này, anh/chị nêu được các ràng buộc để phát triển công nghệ ở Việt Nam? Trả lời: • Thiếu thốn các nguồn lực; • Hạn chế về trình độ khoa học, thiếu thông tin; • Hạn chế về năng lực quản lý; • Ràng buộc về xuất phát sau trong phát triển. v1.0014106230 26 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Một trong các lý do phải quản lý công nghệ là: A. để chống lại sự lạm dụng công nghệ. B. tạo ra công nghệ mới. C. đi tắt đón đầu về công nghệ. D. tái chế các sản phẩm đầu ra của công nghệ. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. để chống lại sự lạm dụng công nghệ. • Giải thích: Không phải mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã hội. Tất cả các công nghệ đều có tính hai mặt của nó (mặt tích cực và mặt tiêu cực). Vì thế một trong các lý do phải quản lý công nghệ là chống lại sự lạm dụng công nghệ. v1.0014106230 27 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Có bao nhiêu nhóm yếu tố chi phối sự phát triển công nghệ? A. 6 nhóm B. 7 nhóm C. 8 nhóm D. 9 nhóm Trả lời: • Đáp án đúng là: A. 6 nhóm. • Giải thích: có 6 nhóm yếu tố chi phối sự phát triển công nghệ: Mục tiêu, tiêu chuẩn lựa chọn, kế hoạch, ràng buộc, cơ chế để phát triển công nghệ và hoạt động công nghệ. v1.0014106230 28 CÂU HỎI TỰ LUẬN Sau khi học xong bài này, anh/chị nêu được các lý do cơ bản phải quản lý công nghệ? Trả lời: • Quản lý công nghệ để chống lại sự lạm dụng công nghệ. • Đối với các nước phát triển, quản lý công nghệ để phát triển đất nước dựa trên nền tảng phát triển công nghệ. • Đối với các nước đang phát triển, quản lý công nghệ để hỗ trợ tích cực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. • Quản lý công nghệ là phương tiện để đáp ứng thoả đáng nhu cầu giữa người sản xuất và người tiêu dùng. v1.0014106230 29 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Quản lý công nghệ giữ vai trò quan trọng ở cả 2 giác độ (quốc gia và doanh nghiệp); đồng thời có 6 yếu tố chi phối phát triển công nghệ. • Lịch sử phát triển của công nghệ gắn với lịch sử phát triển kinh tế, xã hội. Công nghệ làm biến đổi cơ cấu ngành nghề, tác động tới tài nguyên và hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tài liệu liên quan