Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách
nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ
hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra
quyết định.
• Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác
động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm
đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của
một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.
• Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định
tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống
công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.
26 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210
BÀI 3
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
ThS. Phạm Huy Hân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0012108210
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Việt nam vào top 5 của các nhà cung ứng cao su tự nhiên
• Trong vòng 20 năm gần đây giá cao sư tự nhiên của thế giới liên tục tăng. Ngành trồng
và chế biến cao su của Việt Nam cũng liên tục có tốc độ tăng trưởng cao.
• Cây cao su không chỉ được trồng ở các vùng đất đỏ Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mà
cả ở vùng ven biển các tỉnh Miền Trung như Quảng Bình và Quảng Trị.
• Thật không may, hai cơn bão số 10 và 11 năm 2013 đã phá hủy khoảng 80% cây cao
su ở khu vưc này. Tuy vậy, khi được phỏng vấn về phòng chống cơn bão số 14, một
lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình đã thể hiện quyết tâm phục hồi lại diện tích cây cao su ở
tỉnh nhà.
1. Việc phát triển cây cao su ở các tỉnh ven biển Miền Trung có phù hợp
không? Tại sao?
2. Hãy bình luận về sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.
2
v1.0012108210
• Phân tích được các quan niệm về đánh giá công nghệ;
• Phân tích được đặc điểm, mục đích và nguyên tắc đánh giá công nghệ;
• Trình bày được nội dung tổng quát trong đánh giá công nghệ;
• Trình bày được khái niệm công nghệ thích hợp;
• Phân tích được 4 định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp;
• Trình bày được ít nhất 2 phương pháp lựa chọn công nghệ. Ứng dụng được vào
thực tế.
MỤC TIÊU
3
v1.0012108210
NỘI DUNG
4
Đánh giá công nghệ
Công nghệ thích hợp
v1.0012108210
1. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
1.2. Nội dung đánh giá công nghệ
1.1. Khái quát về đánh giá công nghệ
1.3. Công cụ và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ
5
v1.0012108210
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
1.1.1. Các quan điểm
1.1.2. Mục đích
1.1.3. Đặc điểm
1.1.4. Nguyên tắc
6
v1.0012108210
1.1.1. CÁC QUAN ĐIỂM
• Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách
nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ
hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra
quyết định.
• Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác
động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm
đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của
một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.
• Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định
tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống
công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.
7
v1.0012108210
1.1.2. MỤC ĐÍCH
• Xác định tính thích hợp của công nghệ theo thứ tự ưu tiên,
trên cơ sở đó để chuyển giao hay áp dụng công nghệ;
• Điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá
công nghệ để nhận biết các lợi ích và bất lợi của công nghệ;
• Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ, làm đầu vào cho quá
trình ra quyết định:
Chấp nhận dự án tài trợ công nghệ;
Triển khai hay mở rộng công nghệ đang hoạt động;
Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ theo từng
giai đoạn
8
v1.0012108210
1.1.3. ĐẶC ĐIỂM
• Đánh giá công nghệ đề cập tới các yếu tố xung quanh công
nghệ: Kinh tế, dân số, môi trường, đầu vào, công nghệ,
văn hóa – xã hội, chính trị – pháp lý.
• Đánh giá công nghệ phải xem xét tới các yếu tố tác động trực
tiếp và gián tiếp.
• Đánh giá công nghệ phải quan tâm tới nhiều nhóm người
trong xã hội.
• Đánh giá công nghệ liên quan tới nhiều bộ môn khoa học.
• Đánh giá công nghệ phải cân đối nhiều mục tiêu, nhiều ràng
buộc với các thứ nguyên khác nhau.
• Đánh giá công nghệ mang đặc tính động.
9
v1.0012108210
1.1.4. NGUYÊN TẮC
• Toàn diện: phải xem xét tất cả các tác động có thể có, của công nghệ đối với tất cả các yếu tố
của bối cảnh xung quanh.
• Khách quan: khi đánh giá cần phải xem xét đến tất cả các vấn đề liên quan tới các nhóm lợi
ích và các quan điểm khác nhau.
• Khoa học: Phải xem xét các yếu tố dựa trên cơ sở khoa học, không dựa trên kinh nghiệm,
chủ quan.
10
v1.0012108210
1.2. NỘI DUNG TỔNG QUÁT TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
• Thứ nhất, miêu tả công nghệ và phác họa các phương án:
Bước 1: Thu thập dữ liệu, thông tin liên quan tới công nghệ.
Bước 2: Giới hạn phạm vi đánh giá: như bị ràng buộc bởi tài chính, năng lực chuyên gia,
thời gian hoàn thành...
Bước 3: Phác hoạ các phương án sẽ đánh giá: mô tả chi tiết ở mức cần thiết để có thể
đánh giá được.
• Thứ hai, dự báo và đánh giá tác động:
Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động.
Bước 2: Đo lường và dự báo các tác động.
Bước 3: Tính toán và trình bày tác động.
• Thứ ba, phân tích chính sách:
Mức 1: Hình thành phương án được coi là tốt nhất, thiết lập tổ chức để thực hiện
phương án.
Mức 2: Xem xét các vấn đề, các trở ngại còn tiềm tàng. Đề xuất giải pháp mới, có thể nằm
ngoài phạm vi đã đánh gia ở trên.
11
v1.0012108210
1.3. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
1.3.1. Các công cụ và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ
1.3.2. Phân tích chi phí – lợi ích trong đánh giá công nghệ
12
v1.0012108210
1.3.1. CÔNG CỤ VÀ KỸ SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
• Các cộng cụ đánh giá công nghệ:
Phân tích kinh tế;
Phân tích hệ thống;
Đánh giá mạo hiểm;
Phương pháp tổng hợp.
• Các kỹ thuật:
Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp mô hình;
Phân tích xu thế;
Phân tích ảnh hưởng liên ngành.
13
v1.0012108210
1.3.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ –LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
1) Phân tích chi phí – lợi ích định lượng:
Bước 1: Liệt kê các phương án
công nghệ (i=1,2,..n)
Bước 2: Xác định các yếu tố chi
phí (j=1,2,..m)
Bước 3: Tính tổng chi phí của các
phương án công nghệ hiện tại: Ci
Bước 4: Xác định các yếu tố lợi
ích (j=1,2,..k)
Bước 8: Điều chỉnh sự lựa chọn
ở bước 7
Bước 7: Chọn phương án công
nghệ thích hợp
Bước 6: Xác định NPVi=Bi – Ci và
Bi/Ci
Bước 5: Tính tổng lợi ích của các
phương án công nghệ hiện tại: Bi
14
v1.0012108210
1.3.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ –LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
15
2) Phân tích chi phí – lợi ích định tính
Bước 1: Liệt kê các phương án
công nghệ (i=1,2,..n)
Bước 2: Lựa chọn các tiêu chuẩn
để đánh giá (j=1,2,..m)
Bước 3: Xác định tầm quan trọng
tương đối của các tiêu chuẩn: Wj
Bước 7: Điều chỉnh sự lựa chọn ở
bước 6
Bước 6: Chọn phương án công
nghệ thích hợp theo Vi
Bước 5: Tính tổng giá trị của từng
P/án công nghệ: Vi = Wj .Vij
Bước 4: Đánh giá giá trị của từng
phương án theo từng tiêu chuẩn dựa
trên ý kiến của các chuyên gia: Vij
v1.0012108210
2. CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP
2.2. Căn cứ xác định công nghệ thích hợp
2.1. Khái niệm công nghệ thích hợp
2.3. Định hướng công nghệ thích hợp
2.4. Chiến lược phát triển công nghệ thích hợp
16
v1.0012108210
2.1. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP
Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội
và hòa hợp với bối cảnh xung quanh.
Mô hình nhà máy nhiệt điện Phả Lại
(www.vnn.vn)
17
v1.0012108210
2.2. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP
• Mục tiêu:
Phát huy tối đa tác động tích cực;
Hạn chế tối thiếu tác động tiêu cực.
• Bối cảnh xung quanh công nghệ:
Dân số;
Tài nguyên;
Kinh tế;
Công nghệ;
Môi trường;
Văn hoá – xã hội;
Chính trị – pháp lý.
• Thời gian
Theo thời gian mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố bối cảnh xung quanh của
quốc gia/địa phương đối với công nghệ luôn biến đổi.
Công nghệ Phong điện công suất 30kW
(Trung tâm công nghệ Cao – ĐHBK HN)
18
v1.0012108210
2.3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP
• Theo mức độ hiện đại của công nghệ:
Công nghệ hiện đại: ưu, nhược?
Công nghệ trung gian: ưu, nhược?
Công nghệ truyền thống: ưu, nhược?
• Theo nhóm người hưởng lợi mục tiêu: Đáp
ứng nhu cầu của nhóm dân cư đông nhất: nông
dân nông thôn.
• Theo nguồn lực: Sử dụng các nguồn lực đầu
vào (tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động dồi
dào) ở trong nước.
19
• Theo sự hoà hợp:
Không gây ra sự thay đổi đột ngột cho hành vi tiêu dùng,van hóa xã hội;
Hài hòa giữa công nghệ nội sinh và ngoại sinh
v1.0012108210
2.4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP
Nguyên tắc xây dựng
• Cân đối
• Không thiên vị
• Liên tục xem xét lại
Công nghệ thích hợp mang
tính tương đối?
20
Thông tin, truyền thông; Đào tạo;
Hỗ trợ tài chính.
Đơn giản; Đầu tư nhỏ; Tạo
được nhiều việc làm.
Đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân
cư nghèo nhất.
Công nghệ
hỗ trợ
Thông qua chuyển giao công nghệ:
đánh giá; tiếp nhận, thích nghi và
cải tiến.
Phát huy tối đa tác động
tích cực;
Hạn chế tối thiếu tác động
tiêu cực.
Có công nghệ hiện đại để rút ngắn
khoảng cách công nghệ;
Đáp ứng nhu cầu về việc làm và
thu nhập cho đại đa số dân chúng.
Công nghệ
thúc đẩy
Dự báo;
Hoạch định;
Đánh giá;
Nghiên cứu và triển khai;
Marketing quốc tế.
Tối đa hóa lợi nhuận ngoại
thương.
Công nghệ đạt đến trình độ tiên
tiến của thế giới để xuất khẩu.Công nghệ
dẫn dắt
Biện pháp phát triểnTiêu chuẩn thích hợpMục tiêu
Nhóm
công nghệ
v1.0012108210
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Việc phát triển cây cao su ở các tỉnh ven biển Miền Trung có phù hợp không? Tại sao?
2. Hãy bình luận về sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.
Trả lời
1. Không, vì không phù hợp với khí tượng thủy văn, đầu tư dài hạn rủi ro cao.
2. Chủ quan và không mang tính khoa học.
21
v1.0012108210
CÂU HỎI MỞ
Sau khi học xong bài này, anh/chị nêu được các nhận xét cơ bản về thực hành đánh giá
công nghệ ở Việt Nam?
Trả lời:
• Việt Nam chưa có truyền thống về đánh giá công nghệ;
• Việt Nam vừa mới thanh lập cơ quan chuyên trách về đánh giá công nghệ;
• Việt Nam chưa có cơ sở nào đào chuyên ngành về đánh giá công nghệ;
• Việt Nam điều kiện phát triển kinh tế, xã hội chưa chín muồi
22
v1.0012108210
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong quá trình đánh giá công nghệ, nguyên tắc nào sau đây không cần tuân thủ:
A. Nguyên tắc toàn diện
B. Nguyên tắc khách quan
C. Nguyên tắc khoa học
D. Nguyên tắc thống kê
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Nguyên tắc thống kê.
• Giải thích: để đáp ứng được các đặc điểm của đánh giá công nghệ, trong quá trình đánh giá
công nghệ cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc: Toàn diện, khách quan và khoa học.
23
v1.0012108210
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Có bao nhiêu định hướng xác định công nghệ thích hợp?
• 3 định hướng.
• 4 định hướng.
• 5 định hướng.
• 6 định hướng.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. 4 định hướng.
• Giải thích: Có bốn định hướng xác định công nghệ thích hợp là: theo mức độ hiện đại của
công nghệ, theo nhóm người hưởng lợi mục tiêu, theo nguồn lực và theo sự hòa hợp.
24
v1.0012108210
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Trình bày nội dung tổng quát trong đánh giá công nghệ.
Trả lời:
• Thứ nhất, miêu tả công nghệ và phác hoạ các phương án lựa chọn;
• Thứ hai, dự báo và đánh giá tác động;
• Thứ ba, phân tích chính sách.
25
v1.0012108210
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Hiện nay có nhiều quan điểm về đánh giá công nghệ. Trong bài đưa ra 3 quan niệm
phổ biến về đánh giá công nghệ;
• Đánh giá công nghệ bao gồm 7 đặc điểm cơ bản, 3 mục đích và 3 nguyên tắc;
• Nội dung tổng quát trong đánh giá công nghệ gồm 3 nội dung;
• Có hai phương pháp phân tích được sử dụng trong đánh giá công nghệ: Phân tích chi
phí – lợi ích định lượng và phân tích chi phí – lợi ích định tính;
• Công nghệ thích hợp mang tính chất tương đối. Có 3 căn cứ và 4 định hướng lựa
chọn công nghệ thích hợp.
26