1) Đổi mới công nghệ tất yếu vì:
Mỗi công nghệ có một vòng đời;
Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội:
chất lượng, thị phần, vị thế, tiết kiệm đầu vào,
cải thiện điều kiện làm việc
2) Đổi mới công nghệ dựa trên hai cơ sở:
Phát minh: sự phát hiện về một nguyên lý tồn
tại hiển nhiên;
Sáng chế: áp dụng phát minh lần đầu: kế tục,
không kế tục và bổ sung.
3) Cơ chế đổi mới công nghệ:
Thay thế: một công nghệ mới dần chiếm thị phần của một hoặc một số công nghệ hiện
hành đa công nghệ;
Truyền bá: việc áp dụng một công nghệ được truyền bá từ nơi này sang nơi khác
35 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 4: Đổi mới công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210 1
BÀI 4
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
ThS. Phạm Huy Hân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0012108210 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Nơi góp phần tiết kiệm 5,51 tỷ kwh điện
• Tạp chí Forbes Việt Nam phiên bản tiếng Việt vừa công bố Công ty CP Bóng đèn Phích
nước Rạng đông là một trong 50 công ty niêm yết tốt nhất trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
• Đây là tin vui khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty trong đầu tư nghiên cứu công
nghệ sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nhằm chung tay cùng cả nước thực
hiện chương trình tiết kiệm điện.
• Đèn LED do Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sản xuất vượt trội so với đèn
huỳnh quang. Cụ thể, so sánh đèn LED panel 600x600 so với bộ đèn huỳnh quang
600x600 18Wx3, thì sử dụng đèn LED giúp giảm hơn 35% điện năng, quang thông hiệu
dụng cao hơn gấp 2 lần, góc mở rộng hơn 30% và tuổi thọ của đèn cao hơn 3 lần. Kết
quả so sánh giữa sản phẩm đèn LED do công ty sản xuất với đèn huỳnh quang có cùng
kích thước đều cho kết quả vượt trội về hiệu quả. Tiết kiệm điện hơn, tuổi thọ dài hơn và
đặc biệt không phát sinh ra tia tử ngoại, không sử dụng thủy ngân nên rất thân thiện với
môi trường.
v1.0012108210 3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Nơi góp phần tiết kiệm 5,51 tỷ kwh điện
• Ngoài ra, công nghệ chế tạo bóng đèn compact của công ty đã tăng tuổi thọ của đèn đạt
tới 10.000 giờ, tăng 66% so với trước. Theo tính toán của Công ty CP bóng đèn phích
nước Rạng Đông, các sản phẩm dán tem Ngôi sao năng lượng đó góp phần tiết kiệm
được 5,51 tỷ kwh điện trong giai đoạn 2010-2012. Việc chế tạo thành công bột huỳnh
quang 3 phổ đó giảm 50% chi phí so với nhập khẩu.
• Ông Đỗ Hải Triều, Phó trưởng Phòng Thị trường, cho biết, sở dĩ đạt được kết quả trên
là do công ty đầu tư chiều sâu vào đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại và tiết kiệm
năng lượng.
• Công ty đã thành lập Trung tâm R&D Rạng Đông từ tháng 3/2011 dưới sự điều hành
của tiến sỹ Đỗ Xuân Thành, nguyên phó Viện trưởng Viện khoa học Vật liệu, Viện Hàn
lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Trung tâm đã trở thành nơi nghiên cứu về nguồn
sáng và thiết bị chiếu sáng chuyên nghành và liên ngành đầu tiên của Việt Nam với sự
tham gia của hơn 50 nhà nghiên cứu. Năm 2012, công ty đã dành tới 20% lợi nhuận sau
thuế (khoảng trên 21 tỷ đồng) cho hoạt động của R&D nhằm kiên định chủ trương phát
triển bền vững, giảm rủi ro thị trường và xoá bỏ tận gốc kiểu đầu tư theo lối “ăn may”.
v1.0012108210 4
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Nơi góp phần tiết kiệm 5,51 tỷ kwh điện
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện công ty cho hay,
chỉ tính hết 8 tháng đầu năm 2013, doanh số tiêu thụ
của công ty đạt 1.472,4 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ
năm 2012, lợi nhuận của 6 tháng đầu năm tăng 25,8%
so với cùng kỳ. Trước đó, năm 2012, do lượng sản
phẩm tiêu thụ tốt nên doanh thu của công ty cũng đó
đạt 2208 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 100 tỷ
đồng, trong đó xuất khẩu chiếm tới 10% lượng sản
phẩm, đảm bảo thu nhập ổn định cho 3.400 cán bộ,
công nhân viên.
Nguồn: Báo Tiền Phong số 02/10/2013.
1. Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã đổi mới công nghệ như
thế nào?
2. Tại sao Rạng Đông lại là một trong 50 công ty được niêm yết tốt nhất?
v1.0012108210 5
MỤC TIÊU
• Phân tích được quan niệm về đổi mới công nghệ (đổi mới công nghệ), phân
biệt giữa đổi mới và cải tiến công nghệ;
• Phân tích được lý do cần thiết phải đổi mới công nghệ;
• Cơ sở và cơ chế đổi mới công nghệ;
• Phân tích được các mô hình đổi mới công nghệ;
• Hiểu được nội dung quản lý đổi mới công nghệ;
• Hiểu được các phương pháp đánh giá kết quả đổi mới công nghệ.
v1.0012108210 6
Khái quát về đổi mới công nghệ
Quá trình đổi mới công nghệ
Hiệu quả của đổi mới công nghệ
NỘI DUNG
Quản lý đổi mới công nghệ
v1.0012108210 7
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.2. Nhận thức về đổi mới công nghệ ffs
1.1. Khái niệm đổi mới công nghệ
v1.0012108210 8
1.1. KHÁI NIỆM ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Khái niệm: Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công
nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn.
So sánh giữa đổi mới và cải tiến công nghệ:
TIÊU CHÍ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ
Tính chất Loại cũ, xây mới Dựa trên công nghệ cũ
Đặc trưng Nghiên cứu và triển khai Thích nghi cho tốt hơn
Điều kiện Vốn lớn, rủi ro, nhân lực trình độ cao Vốn nhỏ, thường xuyên, liên tục
Kết quả Năng suất và chất lượng thay đổi đột ngột Cải thiện, cần thời gian dài
v1.0012108210 9
1.2 NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1) Đổi mới công nghệ tất yếu vì:
Mỗi công nghệ có một vòng đời;
Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội:
chất lượng, thị phần, vị thế, tiết kiệm đầu vào,
cải thiện điều kiện làm việc
2) Đổi mới công nghệ dựa trên hai cơ sở:
Phát minh: sự phát hiện về một nguyên lý tồn
tại hiển nhiên;
Sáng chế: áp dụng phát minh lần đầu: kế tục,
không kế tục và bổ sung.
3) Cơ chế đổi mới công nghệ:
Thay thế: một công nghệ mới dần chiếm thị phần của một hoặc một số công nghệ hiện
hành đa công nghệ;
Truyền bá: việc áp dụng một công nghệ được truyền bá từ nơi này sang nơi khác
v1.0012108210 10
1.2 NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
4) Thời điểm đổi mới công nghệ:
Dựa vào sự hiểu biết về vòng đời công nghệ và thực
trạng của quốc gia và doanh nghiệp;
Các nước đang phát triển không nên chọn ở giai
đoạn quá sớm để tránh rủi ro.
5) Hàm mục tiêu của đổi mới công nghệ:
Dựa vào chiến lược và kế hoạch của tổ chức xác lập
hàm mục tiêu;
Giải bài toán tối ưu để tìm nghiệm của hàm tối ưu.
6) Vai trò của xã hội đối với đổi mới công nghệ:
Xã hội là cung cấp ý tưởng và nhân lực cho đổi mới công nghệ;
Xã hội là nơi tạo nhu cầu cho đổi mới công nghệ.
v1.0012108210 11
2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
2.2. Các giai đoạn của quá trình đổi mới công nghệ
2.1. Xu thế tác động đến đổi mới công nghệ
2.3. Mô hình đổi mới công nghệ
v1.0012108210 12
2.1. XU THẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
• Hợp tác quốc tế: bao gồm cả hợp tác trong phát triển công nghệ.
• Sản phẩm và quy trình: tỷ trọng của quy trình phức tạp và sản phẩm phức tạp càng ngày
càng lớn.
• Sự xuất hiện của ngành công nghệ mới: công nghệ thông tin.
v1.0012108210 13
2.2. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1) Quá trình hình thành và ứng dụng công nghệ mới:
Nghiên cứu cơ bản: tìm hiểu nguyên lý;
Nghiên cứu ứng dụng: giải quyết một vấn đề cụ thể;
Triển khai công nghệ: biến ý tưởng thành công nghệ;
Thực thi công nghệ: lần đầu đưa sản phẩm công nghệ
ra thị trường;
Sản xuất: mở rộng sản phẩm;
Marketing: đánh giá thị trường, chiến lược phân phối;
Truyền bá công nghệ;
Mở rông công nghệ.
v1.0012108210 14
2) Quá trình đổi mới ở doanh nghiệp:
Nảy sinh
ý đồ
Xác định
khái niệm
Phân tích
kỹ thuật
Phân tích
thị trường
Kế hoạch
kinh doanh
Loại bỏ
Sản xuất và
thương mại hoá
Kiểm định thông
qua thị trường
Phê chuẩn
Triển khai
2.2. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ (tiếp)
v1.0012108210 15
2.2. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ (tiếp)
Quá trình đổi mới
(1) Nhập công nghệ
để thỏa mãn nhu cầu
tối thiểu
(2) Tiếp thu công
nghệ nhập
(3) Thích nghi công
nghệ nhập
(4) Cải tiến công nghệ nhập
(5) Đổi mới công nghệ
(6) Sáng tạo ra công
nghệ mới
3) Quá trình đổi mới ở phạm vi quốc gia:
v1.0012108210 16
2.3. MÔ HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Mô hình tuyến tính:
Nghiên cứu và
triển khai
Tiếp thị Nhu cầu thị trườngChế tạo
Mô hình sức đẩy của khoa học
Nghiên cứu
và triển khai
Tiếp thị Nhu cầu thị trườngChế tạo
Mô hình sức đẩy của khoa học
v1.0012108210 17
2.3. MÔ HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
(8) Trường Đại học
và Viện nghiên cứu
(1) Cơ sở hạ tầng
công nghệ
(2) Các đối thủ
cạnh tranh
(7) Xác định bạn
hàng (đối tác)
(3) Khách hàng
mục tiêu
(6) Mua bán
bằng sáng chế
(5) Các đồng
minh chiến lược
(4) Đầu tư tài sản và
mua sắm thiết bị
Doanh
nghiệp
Mô lưới liên kết:
v1.0012108210 18
3. HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
3.2. Phương pháp biến đổi công thức
3.1. Phương pháp đồ thị
v1.0012108210 19
Sử dụng đồ thị PPF:
3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
Đường đẳng lượng và đường đẳng phí:
K K
KK
A
a b
c
d
v1.0012108210 20
Sử dụng đồ thị PPF:
3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
A
A
A
A
B
B
B
B
v1.0012108210 21
3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
K K
KK
A
a b
c
d
Đường đẳng lượng và đường đẳng phí:
v1.0012108210 22
3.2. PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI CÔNG THỨC
Q = f(K, L, T, N, e...)
Q = A.K.L
Q = T.K.L
+ = 1
lnQ = lnT + αlnK + βlnL
D(lnQ)/dt = d(lnT)/dt + αd(lnK)/dt + βd(lnL)/dt
= Q/QK/K
= Q/QL/L
v1.0012108210 23
3.2. PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI CÔNG THỨC
(1/Q)dQ
=
(1/T)dT
+
α(1/K)dK
+
β(1/L)dL
dt dt dt dt
(1/Q)Q
=
(1/T)T
+
α(1/K)K
+
β(1/L)L
t t t t
Q
=
T
+
α.K
+
β.L
Q T K L
rQ = rT + rK + rL
rT = rQ - (rL + rL)
v1.0012108210 24
4. QUẢN LÝ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
4.2. Vai trò cá nhân trong đổi mới công nghệ
4.1. Môi trường đổi mới công nghệ
4.4. Quản lý bấp bênh
4.3. Yêu cầu đối với đổi mới công nghệ
v1.0012108210 25
4.1. MÔI TRƯỜNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
v1.0012108210 26
4.2. VAI TRÒ CÁ NHÂN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
• Người đổi mới về kỹ thuật;
• Người rà soát kỹ thuật thương mại;
• Người gác cổng;
• Nhà vô địch về sản phẩm;
• Người lãnh đạo dự án;
• Người bảo trợ.
v1.0012108210 27
4.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
• Định hướng phát triển;
• Cảnh giác;
• Đầu tư cho phát triển công nghệ;
• Chấp nhận rủi ro;
• Hợp tác giữa các bộ phận;
• Khả năng tiếp nhận công nghệ;
• Linh hoạt trong quản lý;
• Khả năng thích nghi công nghệ;
• Kỹ năng đa dạng.
v1.0012108210 28
4.4. QUẢN LÝ BẤP BÊNH
Sinh viên tham khảo bài giảng dạng text.
v1.0012108210 29
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã đổi mới công nghệ như thế nào?
2. Tại sao Rạng Đông lại là một trong 50 công ty được niêm yết tốt nhất?
Trả lời
1. Thành lập trung tâm R&D mời các cán bộ có chuyên môn lực từ bên ngoài tham gia, chi tiêu
đáng kể cho R&D.
2. Doanh số, lợi nhuận sau thuế cao và liên tục tăng.
v1.0012108210 30
CÂU HỎI MỞ
Trình bày các ưu nhược điểm của đổi mới công nghệ thông qua việc nhập khẩu công nghệ.
Trả lời
• Ưu điểm: nhanh, rủi ro thấp, mở rộng được hợp tác quốc tế
• Nhược điểm: khó độc lập về công nghệ, phân chia lợi nhuận thường không có lợi cho bên tiếp
nhận công nghệ..
v1.0012108210 31
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Tại sao đổi mới công nghệ lại mang tính tất yếu?
Trả lời
• Mỗi công nghệ có một vòng đời khi công nghệ lạc thì nó sẽ được thay thế bở một hoặc nhiều
công nghệ khác;
• Đổi mới công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, vị thế của doanh
nghiệp, sức cạnh tranh
v1.0012108210 32
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Các quan niệm về đổi mới công nghệ là:
A. thay thế phần cơ bản hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến
hơn.
B. hoạt động cải tiến các thành phần công nghệ.
C. hoạt động nâng cấp các thành phần công nghệ dựa trên cái cũ.
D. hoạt động nâng cao tính thích nghi của công nghệ và cần rất ít vốn.
Trả lời
Đáp án đúng là: A. thay thế phần cơ bản hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công
nghệ khác tiên tiến hơn.
v1.0012108210 33
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Đổi mới công nghệ dựa trên bao nhiêu loại sáng chế?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 1
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. 3
• Giải thích: Đó là sáng chế kế tục, sáng chế không kế tục và sáng chế bổ sung.
v1.0012108210 34
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế một công nghệ cũ hoặc phần cơ bản của
một công nghệ cũ bằng một công nghệ mới hoặc phần cơ bản của một công nghệ mới
tiên tiến và ưu việt hơn. Đổi mới công nghệ là sự thay đổi mang tính cách mạng, còn cải
tiến công nghệ là sự thay đổi mang tính cải lương.
• Đổi mới công nghệ mang tính tất yếu, dựa trên phát minh và sáng chế và diễn ra theo cơ
chế thay thế và cơ chế truyền bá.
• Xã hội đóng vai trò là nguồn cung cấp đầu vào cho đổi mới công nghệ và tiêu thụ đầu ra
của thành quả đổi mới công nghệ. Để đổi mới công nghệ thành công phải chọn đúng thời
điểm đổi mới trên cơ sở xem xét các ràng buộc và phải đưa ra được hàm mục tiêu đối
mới với phương án tối ưu.
• Đổi mới công nghệ bị chi phối bởi xu thế hợp tác quốc tế, xu thế thay đổi bản chất của
quá trình và sản phẩm, và xu thế xuất hiện của công nghệ thông tin.
v1.0012108210 35
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp và ở cấp quốc gia được tiến hành theo tiến
trình các công đoạn khác nhau.
• Đổi mới công nghệ có thể xẩy ra theo mô hình tuyến tính (do sự thúc đẩy của khoa học
hoặc do sức kéo của nhu cầu thị trường) và mô hình liên kết mạng lưới gồm nhiều
yếu tố.
• Để đổi mới công nghệ thành công cần phải đầu tư xây dựng môi trường đổi mới thúc đẩy
vòng xoắn đổi mới diễn hiệu quả hơn.
• Muốn đổi mới công nghệ thành công doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu
bắt buộc.