Trình bày được các quan điểm, đối tượng chuyển giao công nghệ; • Phân biệt được công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh. Liên hệ thực tiễn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. • Phân biệt được chuyển giao công nghệ và hỗ trợ công nghệ. • Phân tích được nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ quốc tế. • Trình bày được các bước thực hiện nghiệm vụ tiếp nhận công nghệ. • Phân tích được các thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển. Liên hệ với Việt Nam.
23 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 6: Chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210 1
BÀI 6
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
ThS. Phạm Huy Hân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0012108210 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Thai Honda
• Thai Honda được thành lập vào năm 1964 trên cơ sở nhập khẩu dây chuyền lắp ráp từ
Nhật Bản. Một vài năm đầu, Thai Honda lắp ráp xe máy nữ 4 kỳ nhãn Custom có dung
tích xi lanh dưới 79 và 89 cm3.
• Vào thập kỷ 1980 Thai Honda chuyển sang sản xuất xe 4 kỳ 100 cm3, sản phẩm này
bán rất chạy ở thị trường Đông Nam Á. Dòng xe Dream còn bán sang cả thị trường Nhật
Bản. Honda Nhật Bản đã sử dụng thiết kế khung xe này của Thai Honda và cho ra đời
các dòng xe như Spacy, Dylan và Honda@ với dung tích xi lanh trên 100 cm3 mà trước
đây chưa từng được sản xuất ở Nhật Bản.
1. Tại sao Thai Honda phải chuyển sang sản xuất xe máy trên 100 cm3?
2. Honda Nhật Bản thu được lợi ích gì từ việc cải tiến của Thai Honda?
v1.0012108210 3
MỤC TIÊU
• Trình bày được các quan điểm, đối tượng chuyển giao công nghệ;
• Phân biệt được công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh. Liên hệ thực tiễn
đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.
• Phân biệt được chuyển giao công nghệ và hỗ trợ công nghệ.
• Phân tích được nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ quốc tế.
• Trình bày được các bước thực hiện nghiệm vụ tiếp nhận công nghệ.
• Phân tích được các thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp nhận và chuyển giao
công nghệ ở các nước đang phát triển. Liên hệ với Việt Nam.
v1.0012108210 4
NỘI DUNG
Khái niệm chuyển giao công nghệ
Nguyên nhân xuât hiện chuyển giao công nghệ
Thực hiện nghiệp vụ tiếp nhận công nghệ
Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ỏ các nước đang phát triển
v1.0012108210 5
1. KHÁI NỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.2. Công nghệ nội sinh và ngoại sinh
1.1. Các quan điểm về chuyển giao công nghệ
1.3. Chuyển giao công nghệ và hỗ trợ công nghệ
1.4. Đối tượng chuyển giao công nghệ
v1.0012108210 6
1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
v1.0012108210 7
1.2. CÔNG NGHỆ NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH
Sơ đồ phát triển công nghệ nội sinh
Công nghệ được nghiên cứu ở một quốc gia và được triển khai áp dụng ở chính quốc gia đó gọi
là công nghệ nội sinh đối với quốc gia đó.
v1.0012108210 8
1.2. CÔNG NGHỆ NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH
Sơ đồ phát triển công nghệ theo phương thức chuyển giao
Công nghệ mà một quốc gia tiếp nhận từ một quốc gia khác gọi là công nghệ chuyển giao
(ngoại sinh).
v1.0012108210 9
1.2. CÔNG NGHỆ NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH (tiếp theo)
Công nghệ nội sinh Công nghệ ngoại sinh
Hình thành • Thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai trong nước.
• Thông qua việc nhập công nghệ
từ nước ngoài
Ưu điểm
• Thích hợp với điều kiện phát triển
trong nước.
• Dễ dàng làm chủ công nghệ.
• Tiết kiệm được ngoại tệ.
• Tận dụng các nguồn lực sẵn có.
• Các cơ quan nghiên cứu và triển
khai nâng cao được trình độ
• Giảm chi phí nghiên cứu và
triển khai.
• Tạo ra sản phẩm phù hợp đáp
ứng nhanh yêu cầu của thị
trường.
• Bắt kịp với những phát triển công
nghệ gần nhất
Nhược điểm
• Mất nhiều thời gian
• Nếu trình độ nghiên cứu và triển
khai không cao thì công nghệ tạo
ra sẽ ít có giá trị gây lãng phí
• Công nghệ có thể không thích
hợp với điều kiện phát triển trong
nước nếu quá trình nghiên cứu và
triển khai, đánh giá và lựa chọn
công nghệ không tốt.
• Phụ thuộc vào các chuyên gia
nước ngoài
v1.0012108210 10
1.3. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ
• Hoạt động chuyển giao diễn ra giữa các bên đóng tại các quốc gia
khác gọi là chuyển giao công nghệ (quan điểm của UNIDO,
ESCAP). Còn Luật Chuyển giao công nghệ của Việt Nam gọi là
chuyển giao công nghệ quốc tế.
• Hoạt động chuyển giao diễn ra giữa các bên đóng ở cùng một quốc
gia gọi là hỗ trợ công nghệ (quan điểm của UNIDO, ESCAP). Còn
Luật Chuyển giao công nghệ của Việt Nam gọi là chuyển giao công
nghệ trong nước.
v1.0012108210 11
1.4. ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Theo luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam, đối tượng chuyển giao công nghệ là một
phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây:
• Bí quyết kỹ thuật: Thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu,
sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ.
• Kiến thức kỹ thuật về công nghệ: Được chuyển giao dưới dạng phương án, qui
trình, giải pháp công nghệ.
Unilever bán nhà máy kem
Wall’s Việt Nam lại cho Kinh Đô
• Giải pháp hợp lý hoá sản xuất hay đổi mới công nghệ.
• Đối tượng chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối
tượng sở hữu công nghiệp:
Các sáng chế;
Các giải pháp hữu ích;
Kiểu dáng công nghiệp;
Nhãn hiệu hàng hoá;
Tên gọi, xuất xứ...
v1.0012108210 12
2. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN CHUYỂN GIAO
• Khách quan:
Lợi thế về nguồn lực của mỗi quốc gia
Xu thế mở rộng hợp tác quốc tế.
Do tiến bộ của khoa học – công nghệ
• Bên giao:
Thu được lợi nhuân nhờ việc bán công nghệ.
Có điều kiện đổi mới công nghệ.
Thu được các lợi ích khác như: bán phụ tùng thay thế,
nguyên vật liệu cho bên nhập công nghệ
Tận dụng nguồn lực và thâm nhập vào thị trường của bên nhận.
Tránh được các hàng rào thương mại như thuế quan và hạn ngạch.
v1.0012108210 13
2. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN CHUYỂN GIAO (tiếp theo)
• Bên nhận
Đáp ứng nhanh các yêu cầu thiết yếu và tạo điều
kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngýời lao động.
Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được
do thiếu công nghệ.
Có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ.
Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua licence
công nghệ.
Đi tắt vào các công nghệ hiện đại.
v1.0012108210 14
3. THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TIẾP NHẬN CÔNG NGHỆ
v1.0012108210 15
4. KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
• Những thuận lợi:
Xu thế hợp tác và thương mại quốc tế.
Tiến bộ khoa học tạo ra những công cụ tiên tiến giúp
chuyển giao công nghệ dễ dàng.
Các nước nhận và giao công nghệ đã thu được rất nhiều
kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ.
Đây là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả hai bên
tham gia.
• Những khó khăn:
Khách quan: Sự chênh lệch về kiến thức, văn hóa, ngôn ngữ giữa bên giao và bên nhận
nên khó truyền đạt, hoà hợp trong thời gian ngắn.
Bên giao: Lo ngại bên nhận trở thành đối thủ cạnh tranh
Bên nhận: Cơ sở hạ tầng công nghệ, kinh tế còn hạn chế nên khó làm chủ công nghệ
v1.0012108210 16
4. KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
Điều kiện để chuyển giao thành công
• Về nhận thức:
Khi đánh giá kết quả chuyển giao
công nghệ phải xem xét trong dài
hạn;
Bên nhận công nghệ phải trả tiền
công nghệ;
chuyển giao công nghệ cần đảm
bảo những điều kiện tối thiểu như
nghiên cứu và triển khai, tài
chính, trình độ nhân lực
• Về thực hành: Bất kỳ một chuyển
giao công nghệ nào cũng liên quan
tới 7 yếu tố (Hình bên).
Bên giao
công nghệ
Bên nhận
công nghệ
Công nghệ
Môi
trường
bên giao
Môi
trường
bên nhận
Cơ chế
chuyển giao
v1.0012108210 17
4. KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Khoảng cách công nghệ giữa bên giao và bên nhận không nên quá lớn hoặc quá nhỏ
• Về công nghệ nên chuyển giao đồng bộ cả công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình:
Tạo điều kiện cho bên nhận dễ thích nghi;
Dễ đi đến cải tiến công nghệ chuyển giao nhanh hơn.
Năng lực
công nghệ
bên nhận
Trung bình
đến cao
Một số chuyển
giao công nghệ có
thể thành công.
Chuyển giao công
nghệ hiệu quả nhất.
Chuyển giao công nghệ có
kết quả song không phải
về cạnh tranh thị trường.
Thấp đến
Chuyển giao công
nghệ khó thành
công do khả năng
tiếp thu kém.
Chuyển giao công
nghệ đơn giản có
thể thành công.
Một số chuyển giao công
nghệ có thể thành công.
trung bình
Chuyển giao công
nghệ khó thành
công do khả năng
tiếp thu kém.
Chuyển giao công
nghệ đơn giản có
thể thành công.
Một số chuyển giao công
nghệ có thể thành công.
v1.0012108210 18
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu hỏi:
1. Tại sao Thai Honda phải chuyển sang sản xuất xe máy trên 100 cm3?
2. Honda Nhật Bản thu được lợi ích gì từ việc cải tiến của Thai Honda?
Trả lời:
• Dòng xe Custom máy yếu không thích hợp với văn hóa giao thông ở Thái Lan. Người Thái
phải thích nghi và cải tiến bằng cách chuyển sang dòng xe khỏe hơn – Dream.
• Người Nhật đã hưởng lợi từ giao thoa công nghệ – văn hóa ở Thái Lan. Sau đó là giao thoa
công nghệ – công nghệ ở Nhật Bản với kết quả sử dụng thiết kế xe nữ phân khối lớn của
người Thái để sản xuất ra các dòng xe nữ phân khối lớn như Spacy, Dylan, Honda@ và SH.
v1.0012108210 19
CÂU HỎI MỞ
Trình bày những ưu điểm chính của việc sử dụng công nghệ nhập từ nước ngoài
vào Việt Nam trong điều kiện hiện nay?
Gợi ý trả lời:
• Giảm chi phí nghiên cứu và triển khai.
• Tạo ra sản phẩm phù hợp đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường.
• Bắt kịp với những phát triển công nghệ gần nhất.
• Tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội.
• Có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ...
v1.0012108210 20
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong quá trình phát triển công nghệ nội sinh, sau khi nghiên cứu tạo công nghệ,
hoạt động tiếp theo là:
A. triển khai áp dụng.
B. nghiên cứu thị trường.
C. cải tiến.
D. sao chép công nghệ.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. triển khai áp dụng.
• Giải thích: Dựa vào quá trình phát triển công nghệ nội sinh.
v1.0012108210 21
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Điểm khác biệt cơ bản của chuyển giao công nghệ so với hỗ trợ công nghệ là:
A. sự tham gia của hai bên là bên giao và bên nhận.
B. chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần công nghệ.
C. chuyển giao giữa các bên đóng tại các quốc gia khác nhau.
D. chuyển giao quyền sở hữu toàn bộ công nghệ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. chuyển giao giữa các bên đóng tại các quốc gia khác nhau.
v1.0012108210 22
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Hãy trình bày các quan điểm chuyển giao công nghệ?
Gợi ý trả lời
• Tổng quát: chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh
ra nó.
• Theo quan điểm quản lý công nghệ: chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt động thương
mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao
công nghệ, trong khi sử dụng công nghệ đó vào mục đích đã định.
• Theo luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam: Là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận
công nghệ.
v1.0012108210 23
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Có 3 quan điểm chính về chuyển giao công nghệ; có sự khác biệt cơ bản giữa công
nghệ nội sinh và ngoại sinh, giữa chuyển giao công nghệ và hỗ trợ công nghệ.
• Có ba nguyên nhân chính làm xuất hiện chuyển giao công nghệ: Khách quan, bên giao
và bên nhận.
• Để thực hiện chuyển giao công nghệ cần phải thực hiện các nghiệp vụ: chuẩn bị, tìm
kiếm đối tác và đàm phán, ký kết hợp đồng.
• Bên cạnh những thuận lợi trong chuyển giao công nghệ, các nước phát triển cũng gặp
những khó khăn nhất định trong chuyển giao công nghệ.
• Hơn nữa, để tiếp nhận công nghệ một cách có hiệu quả các nước đang phát triển cần
phải hiểu được các điều kiện để chuyển giao công nghệ thành công.