Bài giảng Quản lý dự án - Chương 2: Các nội dung cơ bản của quản lý dự án - Đỗ Văn Chính

a. Quản lý vĩ mô đối với dự án Nhà nước mà đại diện là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội

pdf57 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý dự án - Chương 2: Các nội dung cơ bản của quản lý dự án - Đỗ Văn Chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ DỰ ÁN CHƢƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bộ môn quản lý xây dựng 22/04/2020 NỘI DUNG 2.1. Khái quát về các nội dung QLDA 2.2. Quản lý phạm vi dự án 2.3. Quản lý thời gian 2.4. Quản lý chi phí dự án 2.5. Quản lý chất lƣợng dự án 2.6. Quản lý nhân lực dự án 2.7. Quản lý rủi ro dự án 2.8. Quản lý thông tin dự án 2.10. Quản lý đấu thầu 22/04/2020 2.9. Quản lý cung ứng 2.1 KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG QLDA a. Quản lý vĩ mô đối với dự án Nhà nước mà đại diện là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội 22/04/2020 2.1 KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG QLDA a. Quản lý vĩ mô đối với dự án 22/04/2020 2.1 KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG QLDA b. Quản lý vi mô đối với dự án Là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án, gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát và quản lý các vấn đề như thời gian, chi phí, rủi ro LẬP KẾ HOẠCH GIÁM SÁT ĐIỀU PHỐI THỰC HIỆN 22/04/2020 2.1 KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG QLDA c. Quản lý theo chu kỳ của dự án  Do thời gian thực hiện dự án dài và độ bất định nhất định nên các tổ chức , đơn vị thường chia thành một số giai đoạn để quản lý thực hiện. Tùy theo mục đích nghiên cứu , có thể phân chia chu kỳ dự án thành nhiều giai đoạn khác nhau  Chu kỳ dự án thường được chia thành 4 giai đoạn 22/04/2020 d. Quản lý dự án theo đối tượng QL Đấu thầu QL Rủi ro QL Thông tin QL nhân lực QL Chất lượng QL chi phí QL Thời gian QL Phạm vi QL Cung ứng QLDA 22/04/2020 2.2 QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN  Khái niệm ◦ Phạm vi của dự án là một danh sách tất cả những gì dự án phải làm (hoặc không phải làm). ◦ Dự án phải có một phạm vi được viết ra rõ ràng, nếu không dự án sẽ không bao giờ kết thúc ◦ Cần tránh các xu hướng  Phạm vi quá hẹp: Không đủ bao quát thực hiện mục tiêu.  Phạm vi quá rộng: Thừa, không cần thiết, gây lãng phí. 22/04/2020 2.2 QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN  Phương pháp và công cụ sử dụng ◦ Brainstorming – Cho các dự án nhỏ, đơn giản ◦ WBS (Work Breakdown Structure) - Cơ cấu phân chia công việc – Cho các dự án vừa và lớn  Kết quả phải đạt ◦ Danh mục các công việc được mã hóa và sắp xếp theo trật tự logic 22/04/2020 2.2 QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN HÌNH THỨC WBS Mức 0 – Dự án Mục tiêu của DA Mức 1 – CV chính theo tập hợp 1 3 2 Mức 2 – Các CV cần Thực hiện 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 Mức 3 – Các CV cần Thực hiện 1.2.1 1.2.2 2.2.1 2.2.2 3.3.1 3.3.2 22/04/2020 2.2 QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN WBS  Phương pháp tượng tự: Xem xét cấu trúc phân chia công việc của các dự án có quy mô, tính chât tương tự và áp dụng vào dự án của mình.  Phương pháp phân tích từ trên xuống (Top down Approach): Bắt đầu với những công việc lớn rồi phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ hơn  Phương pháp phân tích từ dưới lên (Bottom up Approach): Bắt đầu từ những công việc cụ thể rồi tổng hợp thành các nhiệm vụ lớn  Phương pháp lập bản đồ tư duy (Mind mapping): là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. 22/04/2020 2.2 QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN LỢI ÍCH CỦA WBS  Là tài liệu nền tảng của lập kế hoạch dự án và là đầu vào của nhiều tiến trình hoạch định khác.  Là một công cụ để xây dựng nhóm và truyền thông.  Là một công cụ để ước lượng thời gian, phân bổ nguồn lực, ước lượng ngân sách cho dự án.  Là công cụ xác định các ranh giới của dự án. Công việc không được xác định trong WBS được xem như là nằm ngoài phạm vi của dự án.  Là công cụ giúp kiểm soát sự thay đổi. 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN  Khái niệm: ◦ Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc của dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN  Mục đích của quản lý thời gian ◦ Kiểm soát tiến độ thực hiện công việc ◦ Ứng phó kịp thời, đề ra các biện pháp khắc phục, kiến nghị phát sinh và các bài học thu được, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. ◦ Để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN o Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc dự án. 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN  Các công cụ lập kế hoạch tiến độ: ◦ Biểu đồ GANTT, MS Project 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN  Các công cụ lập kế hoạch tiến độ: ◦ Sơ đồ mạng  Phương pháp AOA Activities on Arrow  Phương pháp AON 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN  Các công cụ lập kế hoạch tiến độ: ◦ Sơ đồ Pert , CPM 22/04/2020 Sơ đồ mạng công việc 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN  Các qui trình quản lý thời gian của dự án: Quản lý thời gian DA bao gồm những qui trình đảm bảo hoàn tất dự án đúng hạn. Bao gồm ◦ Xác định các hoạt động ◦ Sắp thứ tự các hoạt động ◦ Ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động ◦ Phát triển lịch biểu ◦ Điều khiển lịch biểu 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN 22/04/2020 2.3 QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN 22/04/2020 Người thành công – Kẻ thất bại 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN  Khái niệm: ◦ Quản lý chi phí là để bảo đảm cho dự án hoàn thành trong khoản kinh phí cho phép (và trong thời hạn cho phép). Chi phí thường được đo bằng đơn vị tiền tệ 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN  Các loại chi phí của dự án: o Chi phí trực tiếp: Là các loại chi phí tiêu hao cho vật tư, lao động, máy móc và thiết bị thi công. Thời gian thực hiện dự án càng rút ngắn thì chi phí trực tiếp càng tăng lên. 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN Để xác định chi phí trực tiếp: 1. Xác định loại nguồn lực cho kế hoạch thực hiện 2. Xác định mức độ cần của mỗi loại nguồn lực 3. Xác định đơn giá của mỗi loại nguồn lực 4. Tính chi phí cho các công việc 5. Cân đối nguồn lực để nguồn lực không bị sử dụng quá mức (một nguồn lực không thể cấp phát cho nhiều công việc cùng lúc). 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN 22/04/2020 AE.11215 Xây tường chắn sóng dày <= 60cm, cao <= 2m - Vữa XM mác 100 m³ 972.151 a) Vật liệu 600.424 Đá hộc m³ 1,20 238.049 285.659 Đá 4x6 m³ 0,06 248.119 14.143 Xi măng PC30 kg 161,72 1.432 231.545 Cát vàng xây trát m³ 0,46 148.743 68.094 Nước lít 109,20 9 983 b) Nhân công 371.727 Nhân công 3,5/7 công 2,16 172.096 371.727 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ◦ Chi phí gián tiếp: Là các loại chi phí phát sinh cho toàn bộ các hoạt động của dự án, liên quan đến tất cả các công việc như: chi phí hành chính, bảo hiểm, y tế ... Thời gian dự án càng rút ngắn thì chi phí gián tiếp càng giảm. 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ◦ Chi phí phạt do chậm tiến độ:Là các khoản tiền phạt do việc thực hiện dự án bị chậm trễ so với tiến độ đã được thống nhất. Khoản tiền phạt sẽ làm tăng chi phí và thời gian thực hiện dự án càng kéo dài, khoản tiền phạt càng lớn. (đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm) ◦ Chi phí thưởng do hoàn thành sớm so với tiến độ đề ra 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN  Quy trình quản lý chi phí của dự án Lập kế hoạch cho nguồn tài nguyên: Xác định nguồn tài nguyên cần thiết và số lƣợng để thực hiện dự án. Ước lượng chi phí: Ƣớc tính chi phí về các nguồn tài nguyên để hoàn tất một dự án. Cần phải cân đối giữa chi phí cho dự án và giá trị (lợi ích) mà dự án mang lại để cho dự án có sức thuyết phục các nhà tài trợ. 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN Dự toán chi phí: Phân bổ toàn bộ chi phí ƣớc tính vào từng hạng mục công việc. Kiểm soát, điều chỉnh chi phí: Là xem xét các yếu tố thay đổi kinh phí của dự án để:  Dự báo trƣớc về tình hình ngân sách của dự án  Điều chỉnh kế hoạch sử dụng kinh phí 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN VD: Xác định tổng chi phí hàng năm cho các công tác sau: 1. Chi phí quản lý, kiểm tra kênh mương tưới tiêu biết: 3 ngày/lần (Định mức 0,17 công/km, Kênh dài 482 m, bậc thợ 3,0/6, khoán mức tiền lương là 200.000 đ/1công 2. Chi phí vớt bèo rác trên kênh tiêu hàng ngày : 0,3 công/Km, bậc thợ 3,0/6, kênh 482m 3. Chi phí nạo vét bùn bồi lắng trên kênh mương và cống: Kênh mương 1 lần/năm ; Cống 2 lần/1 năm (Chiều dày lớp bùn 0,15m ; chiều rộng kênh 3m, chiều dài kênh 587m ; Chiều rộng cống 6m, dài 10m), hao phí 1,43 công thợ 3,0/7 thì nạo vét được 1m3 bùn, khoán lương cho thợ 3,0/7 là 194.402 đ/1công 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN 1. Xác định chi phí quản lý, kiểm tra kênh mương: + Số lần trong năm cần quản lý, kiểm tra kênh mương tưới tiêu: 360/3 = 120 (lần) + Tổng số công thợ hao phí trong 1 năm: 0,17*482/1000*120 = 9,83 (công)  Chi phí quản lý, kiểm tra kênh mương trong 1 năm: CQL= 9,83*200.000 = 1.966.000 (đồng/năm) 22/04/2020 2.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN 2. Xác định chi phí vớt bèo trên kênh mương: + Tổng số công hao phí trong 1 năm: 360*0,3*482/1000 = 52,056 (công)  Chi phí vớt bèo rác trên kênh trong 1 năm: CVB = 52,056 *200.000 = (đồng) 3. Xác định chi phí nạo vét bùn cát lắng trên kênh mương và cống: + Tổng số khối bùn cần vét : 0,15*(3*587*1+6*10*2)=a m3 + Tổng số công thợ nạo vét bùn trong 1 năm : 1,43*a= b(công)  Chi phí nạo vét bùn : CNV= b*194.402 = (đồng/năm) 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN  Khái niệm chất lượng: Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn ISO đưa ra định nghĩa chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN  Khái niệm Quản lý chất lượng dự án: Theo ISO 9000: “Quản lý chất lượng là tất cả những hoạt động của chức năng chung của quản lý, bao gồm các việc xác định chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng”. 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN  Đặc điểm của Quản lý chất lượng dự án: - Được thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức hành chính và giáo dục, thông qua một cơ chế nhất định và hệ thống các tiêu chuẩn định mức, - Phải được thực hiện trong suốt chu kỳ dự án - Là quá trình liên tục, gắn bó giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thực hiện dự án cần có máy móc thiết bị, con người, yếu tố tổ chức - Là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN  Nguyên tắc quản lý chất lượng:  Hướng vào khách hàng  Sự lãnh đạo  Sự tham gia của mọi người  Cách tiếp cận theo quá trình  Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý  Cải tiến liên tục  Quyết định dựa trên sự kiện  Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN Tác dụng của Quản lý chất lượng dự án:  Đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tƣ, của những ngƣời hƣởng lợi từ dự án.  Đạt đƣợc những mục tiêu của quản lý dự án.  Chất lƣợng và quản lý chất lƣợng dự án tốt là những nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh, tăng thị phần cho doanh nghiệp.  Nâng cao chất lƣợng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN  Quy trình Quản lý chất lượng dự án: ◦ Lập kế hoạch chất lượng: nhận biết được tiêu chuẩn chất lượng nào có liên quan đến dự án. ◦ Đảm bảo chất lượng: đánh giá toàn bộ việc thực hiện dự án để chắc chắn dự án sẽ thỏa mãn những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng ◦ Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chi tiết những kết quả dự án để chắc chắn rằng chúng đã tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng có liên quan trong khi đó tìm ra những cách để cải tiến chất lượng tổng thể 22/04/2020 2.5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỰ ÁN Câu hỏi thảo luận 1. Nêu và phân tích các đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng thủy lợi có liên quan đên chất lƣợng xây dựng công trình 2. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng xây dựng công trình 22/04/2020 2.6 QUẢN LÝ NHÂN LỰC DỰ ÁN  Khái niệm về quản lý nhân lực Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh. 22/04/2020 2.6 QUẢN LÝ NHÂN LỰC DỰ ÁN Con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức hay dự án. Nắm bắt được các đặc điểm, tâm lý của con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển, tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. 22/04/2020 2.6 QUẢN LÝ NHÂN LỰC DỰ ÁN 22/04/2020 Thuyết nhu cầu MasLow 2.6 QUẢN LÝ NHÂN LỰC DỰ ÁN  Nhu cầu của một nhân viên: ◦ Nhu cầu cơ bản và an toàn:  Trả lƣơng đúng ngày, và đảm bảo các khoản phúc lợi  Nhận đƣợc sự quan tâm từ cấp trên. ◦ Nhu cầu gia nhập:  Có dịp gặp gỡ lãnh đạo cao cấp, hoặc tạo điều kiện làm việc theo nhóm, đƣợc tạo cơ hội để mở rộng giao lƣu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi ngƣời cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức thông qua các cơ hội phát triển những thế mạnh của từng cá nhân. Đồng thời cần đƣợc đào tạo và phát triển để họ tự phát triển nghề nghiệp 22/04/2020 2.6 QUẢN LÝ NHÂN LỰC DỰ ÁN  Nhu cầu của một nhân viên: ◦ Nhu cầu ngưỡng mộ:  Được nể trọng  Phát nhiều tiền thưởng, chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi  Tăng lương.  Được đặt quyền khi nhận một nhiệm vụ, hay hoàn tất một nhiệm vụ. ◦ Nhu cầu vị thế:  Đựơc đề bạt vào những vị trí công việc mới có mức độ và Phạm vi ảnh hưởng lớn hơn 22/04/2020 2.6 QUẢN LÝ NHÂN LỰC DỰ ÁN  Quy trình quản lý nguồn nhân lực: ◦ Quản lý nguồn nhân lực cho Dự án bao gồm các quá trình đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả nhất con người liên quan đến dự án. Các quá trình bao gồm:  Lập Kế Hoạch tổ chức  Thu nhận nhân viên  Phát triển Nhóm 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa? Rủi ro xuất hiện khi nào?  Doanh nghiệp gặp những rủi ro nào?  Tại sao phải phân tích rủi ro của dự án?  Chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro hay không? 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Rủi ro xuất hiện trong mọi lĩnh vực  Rủi ro không ngoại trừ một ai, 1 quốc gia, dân tộc  Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc  Rủi ro có thể xuất hiện ở những chỗ, những nơi và những lúc không ai ngờ tới Ví dụ:  Sự bùng phát dịch bệnh (Ebola, CoVid - 19, HIV, H5N1)  Những căng thẳng chính trị (Irắc, Syri, Lybia, Ucraina)  Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Khái niệm về rủi ro Quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người Quan điểm hiện đại: Rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Tại sao chúng ta phải phân tích rủi ro dự án? 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability), khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impacts on objectives) và thời lượng ảnh hưởng (Duration).  Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), nếu chắc chắc (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro. 22/04/2020 Rủi ro dự án = Xác suất xuất hiện * Mức độ tác động 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Phân loại rủi ro Rủi ro do môi trƣờng tác động Môi trƣờng hoạt động tổ chức Nhận thức con ngƣời Môi trƣờng thiên nhiên Môi trƣờng văn hoá Môi trƣờng xã hội Môi trƣờng chính trị Môi trƣờng luật pháp Môi trƣờng kinh tế Môi trƣờng công nghệ, thông tin Môi trƣờng bên trong Môi trƣờng bên ngoài 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Phân loại rủi ro Rủi ro phân theo đối tƣợng tác động Rủi ro về tài sản Rủi ro về nhân lực Rủi ro về trách nhiệm pháp lý Rủi ro phân theo ngành Rủi ro trong giao thông vận tải Rủi ro trong công nghiệp Rủi ro trong kinh doanh thƣơng mại . 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Khả năng xuất hiện rủi ro trong dự án Đòi hỏi sự hợp tác cao của nhiều bên liên quan Dự án có tính độc đáo, cá biệt Đòi hỏi chi phí và nguồn lực lớn, thời gian dài Môi trường kinh tế: giá cả, lạm phát, cơ chế kinh tế Môi trường văn hóa: thói quen, hành vi người dân Môi trường chính trị, luật pháp: trách nhiệm về tài chính công, hệ thống kiểm soát Rủi ro luôn tiềm ẩn trong dự án 22/04/2020 2.7 QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN  Quy trình quản lý rủi ro Kế hoạch quản lý rủi ro Xác định rủi ro Phân tích định tính rủi ro Phân tích định lƣợng rủi ro Kiểm soát, điều chỉnh rủi ro Kế hoạch đối phó rủi ro 22/04/2020 2.8 QUẢN LÝ THÔNG TIN DỰ ÁN ◦ Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án với các nhà quản lý khác nhau. ◦ Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời 3 câu hỏi: Ai cần thông tin về dự án? Mức độ chi tiết? Các nhà quản lý dự án cần báo cho họ bằng cách nào? 22/04/2020 2.9 QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG VÀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN ◦ Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thƣơng lƣợng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết cho dự án. ◦ Quá trình quản lý giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận đƣợc hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài? Tiến độ cung ứng? Chất lƣợng cung ra sao? 22/04/2020 Thảo luận 1. Hãy lập kế hoạch cho dự án “Tổ chức liên hoan chia tay giảng đường của lớp”. Những điều kiện để lập kế hoạch dự án chính xác là gì? 22/04/2020
Tài liệu liên quan