Bài giảng Quản lý dự án phần mềm - Phần 1: Tổng quan quản lý dự án phần mềm

1. Một số khái niệm cơ sở  Hiểu được các khái niệm về: Dự án là gì, Dự án CNTT là gì, Quản lý dự án như thế nào?  Nắm được các nội dung trong quản lý dự án.  Kiến thức, kỹ năng cần thiết cho Quản lý dự án.

pdf32 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý dự án phần mềm - Phần 1: Tổng quan quản lý dự án phần mềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Giảng viên : ThS. Trần Văn Thọ E-mail : tvtho2000@yahoo.com QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM 2 ThS. Trần Văn Thọ Phần 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PM QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM ThS. Trần Văn Thọ Khoa Công nghệ Thông tin 3 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học • Tên môn học: Quản lý dự án phần mềm • Thời gian: 45 tiết • Trình độ đào tạo: – Sinh viên năm cuối. – Ngành Công nghệ thông tin. 24 Quản lý dự án phần mềm Cung cấp phương pháp luận, kỹ năng và phương tiện cần thiết trong việc lập và quản lý dự án phần mềm. Mục tiêu học phần Áp dụng trong việc tổ chức và quản lý các dự án phần mềm, chia sẻ và khắc phục các khó khăn trong công tác QLDAPM 5 Quản lý dự án phần mềm Phương pháp tiến hành Giảng dạy Đóng vai Thuyết trình Thảo luận Kiểm tra chéo Phát triển kỹ năng mềm 6 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) • Nhiệm vụ của sinh viên: – Tham gia học tập trên 80% thời gian. • Đánh giá: – Thang điểm đánh giá: 10. – Có 3 cột điểm: 2 cột kiểm tra định kỳ (tìm hiểu kiến thức - 20%, báo cáo tiểu luận nhóm - 30%) 1 cột kiểm tra hết môn (thi viết) – 50%. 37 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 1. Một số khái niệm cơ sở  Hiểu được các khái niệm về: Dự án là gì, Dự án CNTT là gì, Quản lý dự án như thế nào?  Nắm được các nội dung trong quản lý dự án.  Kiến thức, kỹ năng cần thiết cho Quản lý dự án. 8 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 2. Quản lý tổng thể (quản lý chung)  Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch dự án.  Triển khai kế hoạch dự án.  Kiểm soát các thay đổi tổng thể trong quá trình thực hiện. 9 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 3. Quản lý phạm vi dự án  Xác định cách tổ chức thực hiện một giai đoạn của dự án.  Xác định phạm vi công việc.  Xác định sản phẩm giao nộp trong mỗi giai đoạn.  Kiểm soát những thay đổi về phạm vi dự án. 410 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 4. Quản lý thời gian  Xác định thời gian hoàn thành công việc cho mỗi sản phẩm giao nộp.  Xác định trình tự thực hiện của các hoạt động trong mỗi giai đoạn.  Ước lượng thời gian thực hiện của các hoạt động trong mỗi giai đoạn.  Triển khai lịch trình thực hiện theo tiến độ.  Kiểm soát thay đổi lịch trình thực hiện. 11 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 5. Quản lý tài chính (QL chi phí)  Xây dựng kế hoạch về huy động tài nguyên thực hiện dự án (nhân lực, thiết bị, vật liệu, ). Chất lượng cần có của mỗi loại tài nguyên.  Ước tính chi phí cho mỗi loại tài nguyên.  Phân phối chi phí: ước tính chi phí cho mỗi hạng mục công việc.  Kiểm soát những thay đổi về chi phí trong quá trình thực hiện. 12 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 6. Quản lý chất lượng  Xác định các chuẩn mực về chất lượng của mỗi sản phẩm giao nộp.  Bảo đảm chất lượng của mỗi sản phẩm giao nộp.  Quản lý thay đổi về chất lượng. 513 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 7. Quản lý nguồn nhân lực  Xây dựng đội hình thực hiện dự án: xác định các vị trí trong dự án, vai trò của mỗi vị trí, trách nhiệm và quan hệ báo cáo (ai báo cáo cho ai).  Lựa chọn nhân sự cho từng vị trí.  Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực: phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng phối hợp tập thể. 14 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 8. Quản lý trao đổi thông tin trong DA  Xác định nhu cầu thông tin đối với mỗi thành viên dự án: ai cần những thông tin gì, khi nào cần, cách thức và phương tiện trao đổi thông tin.  Xác định thể thức trao đổi thông tin, xác định những thông tin nào là cần thiết và phải sẵn sàng mỗi khi cần đến.  Xây dựng cơ chế báo cáo: báo cáo tình trạng hiện thời, báo cáo tiến độ, dự báo tình hình, 15 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 9. Quản lý rủi ro  Nhận diện rủi ro: xác định những rủi ro nào có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự thành công của dự án.  Ước lượng rủi ro: đánh giá tác hại của mỗi rủi ro tác động đến việc thực hiện và hoàn thành dự án.  Đề xuất các phương cách phòng chống rủi ro.  Kiểm soát việc phòng chống rủi ro. 616 ThS. Trần Văn Thọ Giới thiệu môn học (2) 10. Quản lý mua sắm  Lập kế hoạch mua sắm: xác định những gì cần mua, nguồn cung cấp.  Thực hiện kế hoạch mua sắm: tổ chức lấy báo giá, mời thầu,  Lựa chọn nhà cung cấp (cung cấp hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ).  Quản lý hợp đồng mua sắm: kiểm soát những đối tác thực hiện hợp đồng đã ký kết. 17 ThS. Trần Văn Thọ Nội dung • Lịch sử. • Khái niệm • Một số vấn đề liên quan đến DA & QLDA. • Quy trình quản lý dự án trong phần mềm. • Các hoạt động chính trong quản lý dự án phần mềm: – Xác định các bước thực hiện dự án phần mềm. – Lập kế hoạch thực hiện dự án. 18 ThS. Trần Văn Thọ Lịch sử • Các công ty nhanh chóng nhận ra việc sử dụng lập trình phần mềm dễ hơn so với phần cứng vì vậy ngành công nghiệp sản xuất phần mềm nhanh chóng phát triển trong giai đoạn từ thập niên 1970 đến thập niên 1980. 719 ThS. Trần Văn Thọ Lịch sử • Để quản lý các nỗ lực phát triển mới, các công ty ứng dụng các phương thức quản lý phần mềm, nhưng quá trình thử nghiệm bị chậm theo thực thi, đặc biệt là sự mẫu thuẫn xảy ra trong "vùng xám" giữa các đặc tả người dùng và phần mềm được chuyển giao. 20 ThS. Trần Văn Thọ Lịch sử • Để tránh các vấn đề trên, các phương thức quản lý dự án phần mềm tập trung vào các yêu cầu người dùng trong các sản phẩm phần mềm theo mô hình nổi tiếng đó là mô hình thác nước. • Theo tổ chức IEEE, một số nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong việc quản lý dự án như sau: 21 ThS. Trần Văn Thọ Lịch sử 1. Dự án không có tính thực tế và không khớp. 2. Ước tính không chính xác nguồn lực cần thiết cho dự án. 3. Xác định yêu cầu hệ thống không đúng. 4. Báo cáo tình trạng dự án sơ sài. 5. Không quản lý độ rủi ro. 6. Việc giao tiếp khách hàng, người sử dụng và người phát triển dự án không tốt. 822 ThS. Trần Văn Thọ Lịch sử 7. Sử dụng công nghệ chưa phát triển. 8. Không có khả năng xử lý độ phức tạp của dự án. 9. Phát triển thực hành không có hệ thống. 10.Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. 11.Các bên liên quan mang tính chính trị. 12.Các áp lực mang tính thương mại. 23 ThS. Trần Văn Thọ • Dự án là gì? Là một tập hợp (chuỗi) các công việc (nhiệm vụ, hoạt động), được thực hiện bởi một tập thể người có chuyên môn, nhằm đạt được một kết quả (mục tiêu, sản phẩm, dịch vụ) dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến (nghĩa là có sự ràng buộc về phạm vi, thời gian và ngân sách). Khái niệm 24 Khái niệm • Tiêu chí Dự án:  Nguồn nhân lực thực hiện dự án.  Khoảng thời gian dự kiến thực hiện dự án; ngày bắt đầu và ngày kết thúc của dự án; các mốc thời gian giữa chừng.  Kinh phí cho phép thực hiện công việc của dự án.  Kết quả thu được. 925 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Ví dụ Dự án 2 Phát triển phần mềm quản lý công văn đi, công văn đến, cho 1 cơ quan 40 người 30 triệu Tiêu chí Tên dự án Kinh phí Thời hạn 6 tháng Dự án 1 Xây 1 ngôi nhà 5 tầng, diện tích sàn 80m2 đủ tiện nghi làm việc cho 1 công ty phần mềm 50 nhân viên 2,5 tỷ đồng 1 năm 26 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • So sánh với hoạt động nghiệp vụ: định trước 27 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm Chú ý: Các đặc trưng của dự án:  Sản phẩm của dự án là duy nhất.  Có nhiều ràng buộc chặt chẽ.  Thường mang tính tạm thời.  Có nhiều rủi ro tất yếu.  Dễ có xung đột.  Có thể kết thúc theo nhiều hình thức. 10 28 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm Dự án thất bại:  Khi các kết quả thu được không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra ban đầu.  Hoặc không đáp ứng được thời hạn.  Hoặc vượt quá ngân sách cho phép (10- 20%). 29 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm Nguyên nhân làm Dự án thất bại:  Quản lý dự án kém.  Không lường được phạm vi và tính phức tạp của công việc.  Thiếu thông tin trong quá trình thực hiện dự án: vd công nghệ mới, giá cả thị trường,...  Dự án không rõ mục tiêu.  Lý do khác: Vật tư kém chất lượng, nhân sự bỏ cuộc,... 30 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm Dự án CNTT là một dự án được thực hiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin, gồm:  Xây dựng phần cứng.  Phát triển phần mềm.  Liên quan đến công nghệ mạng, multimedia, ...  Hệ thống tích hợp.  Tuân thủ các nguyên tắc của công nghệ thông thông tin: đi theo qui trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm công nghệ thông tin. 11 31 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Đặc điểm Dự án CNTT Sản phẩm là phần mềm. Không nhìn thấy được Không xác định duy nhất Độ phức tạp lớn Dễ bị thay đổi 32 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Đặc điểm Dự án CNTT Xu thế lập trình hiện đại. Trước đây Ngày nay Dữ liệu thuần nhất Thông tin không thuần nhất (multimedia) Mainframes Mạng (cục bộ, diện rộng) Lập trình tuần tự Lập trình phân tán, lập trình hướng đối tượng, lập trình song song Xây dựng các hệ thống thụ động Xây dựng các hệ thống chủ động 33 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Đặc điểm Dự án CNTT  Sản phẩm là phần mềm.  Xu thế lập trình hiện đại.  Quy mô ngày càng lớn (10,000 đến 100,000 dòng lệnh (SLOC - Source Line Of Code)  Nhiều người tham gia.  Nhiều chương trình không được phép sai. 12 34 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Dự án CNTT  Phân loại: Loại dự án Lập trình viên Thời gian SLOC Rất nhỏ 1 1 tháng 500 Nhỏ 1 1-6 tháng 1-2 K Vừa 2-5 1-2 năm 5-50 K Lớn dưới 100 2-3 năm 50-100 K Rất lớn dưới 500 4-5 năm 1000 K Cực lớn trên 500 5-10 năm trên 1000 K 35 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Dự án CNTT  Thực trạng: Sản phẩm không đạt yêu cầu Không hoàn thành đúng hạn Chi phí vượt dự toán Dự án càng lớn, khả năng thành công càng ít Rủi ro nhiều hơn 36 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Đặc điểm Dự án CNTT Một số dự án thất bại:  Cơ quan thuế của Mỹ hủy bỏ dự án “hiện đại hóa hệ thống thuế” sau khi chi 4 tỷ USD.  Bang California chi 1 tỷ USD cho cơ sở dữ liệu phúc lợi xã hội mà không dùng được.  Dự án “Hệ thống điện tử xử lý thông tin tại SeaGames 22” của Việt nam dự toán 15 tỷ VND, nhưng đến 6/2003 đã chi 90 tỷ VND. 13 37 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm – Đặc điểm Dự án CNTT Một số thuận lợi của dự án:  Dễ sửa đổi hơn các sản phẩm vật chất khác.  Có nhiều giải pháp cho 1 yêu cầu.  Định hình sản phẩm không cứng nhắc miễn đáp ứng yêu cầu.  Công cụ trợ giúp ngày càng mạnh. 38 ThS. Trần Văn Thọ Miền tri thức phát triển phần mềm 39 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • Quản lý dự án là gì? là việc áp dụng các kiến thức, phương pháp, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật trong các hoạt động của dự án nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng các yêu cầu đã ghi trong kế hoạch. Một dự án được quản lý tốt, tức là khi kết thúc phải thoả mãn được chủ đầu tư về các mặt: thời hạn, chi phí và kết quả có chất lượng. 14 40 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • Các bước thực hiện khi QLDA: Không Lập kế hoạch DA DS công việc Ước lượng Lên lịch biểu Lên ngân sách Xác định dự án Xây dựng Phác thảo công việc Công bố DA Tổ chức dự án Lập tài liệu DA và hoạt động QLDA Lập tổ dự án Phân bổ tài nguyên Xác định cách làm lại Có Kiểm soát dự án QLDA Theo dõi và QL tiến độ Phân tích khác biệt Lập kế hoạch lại? Xác định sửa đổi cần thiết Thực hiện sửa đổi Kết thúc DA Kết thúc dự án 41 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • Mối quan hệ lặp giữa các bước khi QLDA: Lập kế hoạch Thực hiện Điều hànhKiểm soát 42 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • Những mặt chung với các quản lý khác? 15 43 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • Những khác biệt của dự án liên quan: đến đặc thù sản phẩm, đến triển khai từ đầu và đến các ràng buộc chặt chẽ. 44 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm • Quản lý dự án là các hoạt động trong lập kế hoạch, giám sát và điều khiển tài nguyên dự án (ví dụ như kinh phí, con người), thời gian thực hiện, các rủi ro và quy trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo thành công cho dự án. 45 ThS. Trần Văn Thọ • Quản lý dự án cần đảm bảo cân bằng (ràng buộc) giữa ba yếu tố: thời gian, tài nguyên (chi phí, nguồn lực) và chất lượng  Ba yếu tố này được gọi là tam giác dự án. Khái niệm 16 46 ThS. Trần Văn Thọ  Nguyên lý chung QLDA:  Linh hoạt, mềm dẻo.  Hướng kết quả, không hướng nhiệm vụ (nhằm thoả mãn đơn vị thụ hưởng kết quả dự án).  Huy động sự tham gia của mọi người.  Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên.  Tài liệu cô đọng và có chất lượng.  Tạo ra các độ đo tốt (để có đánh giá đúng). Khái niệm 47 Khái niệm (1). Quản lý kiểu đối phó (2). Quản lý theo kiểu mất phương hướng (3). Quản lý theo kiểu nước đến chân mới nhảy (4). Quản lý có bài bản  Các phong cách QLDA 48 ThS. Trần Văn Thọ  Các phong cách QLDA  Quản lý theo kiểu đối phó: Sau khi vạch kế hoạch rồi, phó mặc cho anh em thực hiện, không quan tâm theo dõi. Khi có chuyện gì xảy ra mới nghĩ cách đối phó.  Quản lý theo kiểu mất phương hướng: Một đề tài nghiên cứu khoa học: Không có sáng kiến mới, cứ quanh quẩn với các phương pháp cũ, công nghệ cũ. Khái niệm 17 49 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm  Các phong cách QLDA  Quản lý theo kiểu không có kế hoạch, nước đến chân mới nhảy: Không lo lắng đến thời hạn giao nộp sản phẩm, đến khi dự án sắp hết hạn thì mới lo huy động thật đông người làm cho xong  Quản lý có bài bản (chủ động, tích cực): Suốt quá trình thực hiện dự án không bị động về kinh phí, nhân lực và tiến độ đảm bảo (lý tưởng). 50 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm  Một số vấn đề cần lưu ý:  Quản lý dự án thành công chính là vấn đề về con người.  Tìm ra được thuận lợi và khó khăn khi triển khai.  Những người khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau  nhìn bản chất, không tin hiện tượng.  Thiết lập kế hoạch chỉnh sửa dễ dàng. 51 ThS. Trần Văn Thọ Khái niệm  Một số vấn đề cần lưu ý:  Phải có cơ chế chịu trách nhiệm dám đối mặt với sự kiện.  Sử dụng quản trị để hỗ trợ cho các mục đích của dự án.  Thường xuyên cập nhật mục đích và mục tiêu dự án để không bị chệch hướng.  Nên lường trước các tình huống, không bị động. 18 52 ThS. Trần Văn Thọ Một số vấn đề liên quan DA &QLDA 53 ThS. Trần Văn Thọ Đánh giá dự án thành công Phải đáp ứng được 4 vấn đề cơ bản sau: 1. Sản phẩm cuối cùng của dự án thực sự đáp ứng các yêu cầu của người dùng, đảm bảo thời gian và kinh phí không vượt quá 1020% dự tính ban đầu; 2. Người dùng hài lòng với quá trình thực hiện dự án, thực sự tham dự và góp phần công sức của mình trong các hoạt động của dự án. 54 ThS. Trần Văn Thọ Đánh giá dự án thành công Phải đáp ứng được 4 vấn đề cơ bản sau: 3. Các cấp quản lý phía trên của dự án (Ban lãnh đạo) được cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình thực hiện dự án. 4. Những người thực hiện dự án cũng phấn khởi, không bị quá gò bó, tích luỹ được kinh nghiệm, tăng thêm thu nhập... 19 55 ThS. Trần Văn Thọ Trở ngại về nhân sự cho QL dự án • Một số người cảm thấy nó đụng chạm tới "độc lập chuyên môn" của mình, muốn "giấu nghề ". • Một số khác có cảm giác luôn bị "săm soi", theo dõi để phạt. • Một số đấu tranh bởi vì họ cảm thấy nó ngăn cấm sự sáng tạo. • Một số người khó chịu với những phiền phức hành chính (họp hành, báo cáo, lấy chữ ký, ...). 56 ThS. Trần Văn Thọ Tiêu chí chọn nhân sự cho dự án • Kiến thức kỹ thuật. • Chuyên môn đặc biệt. • Đã có kinh nghiệm. • Đã tham gia dự án nào chưa? • Quyền lực của phòng, ban của người đó? • Hiện có tham gia dự án nào khác không? Khi nào kết thúc? • Dành bao nhiêu thời gian cho dự án? 57 ThS. Trần Văn Thọ Tiêu chí chọn nhân sự cho dự án • Khối lượng công việc chuyên môn hiện nay. • Quan hệ đồng nghiệp. • Có hăng hái tham gia. • Có truyền thống làm việc với hiệu quả cao không? • Có ngăn nắp và quản lý thời gian tốt không? • Có tinh thần trách nhiệm không? • Có tinh thần hợp tác không? • Cấp trên của người đó có ủng hộ không? 20 58 ThS. Trần Văn Thọ Xây dựng tập thể vững mạnh • Bổ nhiệm người phụ trách • Phân bổ trách nhiệm • Khuyến khích tinh thần đồng đội • Làm phát sinh lòng nhiệt tình • Thành lập sự thống nhất chỉ huy • Quản lý trách nhiệm • Cung cấp môi trường làm việc tốt • Trao đổi với anh em 59 Năng lực của người quản lý DA 60 ThS. Trần Văn Thọ Kỹ năng của người quản lý DA Người QLDA cần có kỹ năng trong 3 lĩnh vực sau: 1.Quản lý dự án (đơn thuần cho dự án) 2.Quản lý nghiệp vụ: tài chính, đàm phán, thuê mướn, phát triển tổ chức, truyền thông, 3.Kỹ thuật: mỗi dự án đều có những vấn đề kỹ thuật nhất định. Kỹ năng này giúp người QLDA hiểu và giải quyết tốt vấn đề đặt ra.  Tuy nhiên không đòi hỏi là người đầu đàn. 21 61 ThS. Trần Văn Thọ Trách nhiệm của người quản lý DA Trách nhiệm của người QLDA rất nặng nề và lớn lao, bao gồm: 1.Với tổ chức cấp trên, người tài trợ: – Sử dụng vốn hiệu quả, báo cáo kịp thời 2.Với dự án và khách hàng: – Giao đúng hạn, bảo đảm chất lượng 3.Với các thành viên đội dự án: – Việc làm phù hợp, thu nhập thỏa đáng, tiến bộ  Vì vậy, áp lực là rất lớn. 62 ThS. Trần Văn Thọ Trách nhiệm của người quản lý DA  Đưa ra những điểm bao quát chung: Về công việc, cấu trúc phân việc, lịch biểu và ngân sách.  Trao đổi với mọi người: Bao gồm các báo cáo, biểu mẫu, bản tin, hội họp, và thủ tục làm việc. Ý tưởng là trao đổi cởi mở và trung thực trên cơ sở đều đặn.  Động viên, khuấy động tinh thần làm việc, hỗ trợ cho mọi người.  Định hướng công việc: Bao gồm điều phối, theo dõi, thu thập hiện trạng và đánh giá hiện trạng. 63 ThS. Trần Văn Thọ Sức ép đối với người quản lý DA  Mục tiêu của dự án  Kinh tế  Chuẩn phải tuân theo trong quản lý dự án  Công nghệ  Uy tín, danh dự  Nguồn nhân lực trong dự án  Thủ tục hành chính  Quan hệ với khách hàng  Môi trường kinh doanh, Marketing 22 64 ThS. Trần Văn Thọ Phẩm chất của người quản lý DA  Toàn tâm toàn ý, đầu tàu gương mẫu  Trung thực  Tầm nhìn xa trông rộng  Khách quan  Nhất quán  Phản ứng tích cực, có tính xây dựng  Tính kiên quyết  Khả năng hiểu người khác  Khả năng diễn đạt 65 ThS. Trần Văn Thọ Thực tế ở Việt nam • Thông thường người quản lý dự án là người phụ trách ban điều hành dự án (còn gọi là Giám đốc Ban quản lý dự án, Chủ nhiệm Ban quản lý dự án). (Manager ≠ Director). • Không có người quản lý dự án thực sự. • Trong (các) tổ chuyên môn: mọi người chưa kịp hiểu nhau đã phải cùng phối hợp triển khai công việc. • Trong Ban dự án, thiếu người am hiểu nghiệp vụ, có khả năng đánh giá độ phức tạp công việc. => Hiểu dần công việc qua các hồ sơ dự thầu. => Trông chờ, lệ thuộc vào bên B. • Không chịu mời tư vấn. 66 ThS. Trần Văn Thọ Tiến trình tổng thể triển khai dự án 23 67 ThS. Trần Văn Thọ Bức tranh chung QLDA Phần mềm Cấu hình 68 ThS. Trần Văn Thọ Các hoat động QLDA Phần mềm 69 ThS. Trần Văn Thọ Các hoat động QLDA Phần mềm 24 70 ThS. Trần Văn Thọ Các hoat động QLDA Phần mềm 71 ThS. Trần Văn Thọ Các hoat động QLDA Phần mềm 72 ThS. Trần Văn Thọ Quy trình quản lý dự án phần mềm • Quy trình quản lý dự án phần mềm là quy trình vận dụng những kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật công nghệ vào hoạt động của dự án để đạt được mục tiêu của dự án đặt ra. Những ứng dụng này được đưa vào phần mềm theo một tiêu chuẩn hóa của quản lý dự án theo tiêu chuẩn PMI (Project Management Institute - Viện Quản lý Dự án). 25 73 ThS. Trần Văn Thọ Quy trình quản lý dự án phần mềm Để đảm bảo dự án thành công, các thành viên dự án phải đảm bảo: • Lựa chọn quy trình phù hợp để đạt được mục tiêu của dự án. • Tuân theo các yêu cầu để đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan. • Cân bằng được các yêu cầu (nhân tố) cạnh tranh trong dự án như: phạm vi công việc, ngân sách, tiến độ, chất lượng, rủi ro, thay đổi. Tùy theo quy mô của từng dự án mà các mỗi giai đoạn lại có thể gồm những quy trình nhỏ hơn. 74 ThS. Trần Văn Thọ Quy trình quản lý dự án phần mềm Ngoài các lợi ích chiến lược nêu trên phần mềm còn cung cấp đầy đủ các tính năng hệ thống. Việc bảo mật được tiến hành một cách tuyệt đối nghiêm ngặt. Việc phân quyền được cụ thể đến từng vai trò của người sử dụng. 75 ThS. Trần Văn Thọ Quy trình quản lý dự án phần mềm
Tài liệu liên quan