1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT
Khái niệm kiểm soát:
Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.
Vai trò của kiểm soát:
Giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường;
Ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý;
Đảm bảo thực thi quyền lực của các nhà quản lý;
Hoàn thiện các quyết định quản lý;
Giảm thiểu các chi phí trong quá trình quản lý;
Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đồi mới.
37 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý học - Bài 6: Chức năng kiểm soát - Phạm Kim Chiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6 CHỨC NĂNG KIỂM SOÁTPGS.TS.Phan Kim ChiếnTrường Đại học Kinh tế Quốc dân1TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên - Nhiều ý kiến trái chiềuBộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã công bố Dự thảo phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, một trong những biện pháp Bộ đề ra là tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên. Đến thời điểm hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã tổ chức cho sinh viên đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên. Cách thức mà các trường thường thực hiện đó là, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá khi kết thúc môn học mà giáo viên giảng dậy. Mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học khi tiến hành “Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên” là để thu thập thông tin từ sinh viên –“những khách hàng” về quá trình giảng dạy của giảng viên, những thông tin thu thập được sẽ là cơ sở để các giảng viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy của mình, là cơ sở để trường điều chỉnh công tác giảng dạy và biết được kết quả làm việc của giảng viên – “những nhân viên” của trường, từ đó phục vụ cho công tác nhân sự của trường.2TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên - Nhiều ý kiến trái chiềuĐể đánh giá, các trường xây dựng một bảng hỏi gồm các tiêu chí đánh giá và gửi tới các sinh viên khi kết thúc môn học. Các tiêu chí đánh giá thường xoay xung quanh những vấn đề như: Thời gian giảng dậy của giảng viên, tài liệu mà giảng viên cung cấp cho sinh viên, các nội dung kiến thức có đúng theo đề cương hay không, giảng viên có chuẩn bị bài giảng tốt hay không, giảng viên truyền đạt bài giảng rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút, mức độ sinh viên được tham gia thảo luận, các thức kiểm tra, đánh giá của giảng viên và các tiêu chí khác. Trong bảng hỏi còn có các câu hỏi mở để sinh viên có thể bày tỏ quan điểm của mình về chất lượng giảng dậy.Việc “Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên” đã làm phát sinh nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều. Những ý kiến ủng hộ cho rằng, thông qua công việc này giảng viên sẽ nhận kết quả nhận xét để tham khảo, nhìn lại cách truyền giảng của mình và cải tiến, nếu thấy cần thiết. Đối với các trường, khi thấy khi thấy giảng viên được sinh viên đánh giá không tốt nhà trường sẽ có cách xử lý phù hợp, từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo. Sinh viên nhận xét, nêu nguyện vọng về giảng viên chính là cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, đây là một việc thể hiện tính dân chủ trong nhà trường3TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên - Nhiều ý kiến trái chiềuCác ý kiến phản đối thì cho rằng đây không phải là một việc hợp lẽ thường. Sinh viên có thể sẽ đánh giá mang tính chất cảm tính, cho điểm theo ý thích. Kết quả là các thầy cô có phong cách nhẹ nhàng, vui vẻ, cho điểm dễ dãi, thậm chí cho đọc chép... dễ đạt điểm cao hơn các thầy hay đòi hỏi học trò phải động não và cho điểm chặt chẽ, sát, đúng. Những ý kiến phản đối cũng cho rằng đây là một hình thức “dân chủ” trái chiều, không cần thiết, lãng phí và có thể gây tác hại, và do vậy các trường đại học cần có hình thức khác để kiểm soát chất lượng đào tạo hơn là để sinh việc sinh viên đánh giá chất lượng giảng dậy của giảng viên.4Với mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục, bạn ủng hộ hay phản đối việc sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, Tại sao?Nếu ủng hộ, các trường đại học cần làm gì để tăng hiệu quả công việc đánh giá này?Nếu phản đối, các trường đại học cần có hình thức kiểm soát khác như thế nào để tăng cường chất lượng giáo dục?MỤC TIÊUBài này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chức năng kiểm soát – một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Cụ thể sau khi đọc bài này và làm các bài tập tình huống, sinh viên có thể:Hiểu khái niệm kiểm soát.Hiểu được những đặc điểm cơ bản của hệ thống kiểm soát – thước đo cho phép nhà quản lý đánh giá tính hiệu quả của tổ chức trong hoạt động quản lý. Nắm được những yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát.Hiểu được quy trình kiểm soát và có thể thực hiện được quy trình kiểm soát đối với những hoạt động nhất định.Hiểu, có khả năng sử dụng các công cụ kiểm soát nói chung, kiểm soát thời gian, kiểm soát tài chính và kiểm soát chất lượng.56NỘI DUNGTổng quan về kiểm soátHệ thống kiểm soát71.2. Bản chất của kiểm soát1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT1.1. Khái niệm, vai trò của kiểm soát1.3. Nguyên tắc của kiểm soát1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁTKhái niệm kiểm soát: Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.Vai trò của kiểm soát:Giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường;Ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý;Đảm bảo thực thi quyền lực của các nhà quản lý;Hoàn thiện các quyết định quản lý;Giảm thiểu các chi phí trong quá trình quản lý;Tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đồi mới.1.2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM SOÁT9HỆ THỐNG KIỂM TRAGiải quyết vấn đề trước khi xuất hiệnGiải quyết vấn đề ngay khi xuất hiệnGiải quyết vấn đề sau khi xuất hiệnĐẦU VÀOQUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔIĐẦU RAKiểm tra trong HĐ (Concurrent Controls)Quản lý chất lượng toàn diệnNhân viên tự quảnKiểm tra phản hồi (Feedback Controls)Kiểm tra chất lượng cuối cùng KCSPhỏng vấn khách hàngKiểm tra trước hoạt động (Feedforward Controls) Kiểm tra sức khỏe nhân viênKiểm tra nguyên vật liệu đầu vàoKiểm tra phản hồi(Feedback Controls)Đảm bảo kết quả cuối cùng đạt được kết quả mong muốnKiểm tra trong HĐ(Concurrent Controls)Đảm bảo những công việc được thực hiện theo kế hoạchKiểm tra trước hoạt động(Feedforward Controls) Đảm bảo các chỉ dẫn đúng đắn được xây dựngĐầu vào sẵn có, đạt tiêu chuẩnKiểm soát là hệ thống phản hồi về kết quả của các hoạt độngKiểm soát là hệ thống phản hồi dự báo1.3. NGUYÊN TẮC CỦA KIỂM SOÁTTuân thủ pháp luật;Chính xác, khách quan;Công khai minh bạch;Tính đồng bộ;Điểm kiểm soát thiết yếu;Tính hiệu quả.122.2. Công cụ kiểm soát2. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT2.1. Chủ thể kiểm soát2.3. Quy trình kiểm soát2.1. CHỦ THỂ KIỂM SOÁT2.1.1. Chủ thể bên ngoài2.1.2. Chủ thể bên trong2.1.1. CHỦ THỂ BÊN NGOÀIChủ thể kiểm soát bên ngoài bao gồm các nhóm tổ chức: Các cơ quan quản lý nhà nước (Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Tòa án; Kiểm tra của Chính phủ và Ủy ban nhân dân, của các cơ quan quản lý ngành; Thanh tra của Thanh tra Nhà nước và chuyên ngành; Kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán Nhà nước); Các tổ chức trong môi trường ngành (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp);Các tổ chức chính trị xã hội (các hiệp hội, đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tấn báo chí).2.1.2. CHỦ THỂ BÊN TRONGHội đồng quản trị (HĐQT):Kiểm soát chiến lược của tổ chức;Kiểm soát vấn đề về tổ chức nhân sự cao cáp;Kiểm soát vấn đề về tài chính theo năm hoặc theo quý.Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan kiểm soát do đại hội đồng bầu ra nhằm thực hiện chức năng kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp.Ban kiểm soát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết tài chính của công ty và triệu tập đại hội đồng khi xét thấy cần thiết.Trình đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết tài chính của công ty.Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra, về ưu, khuyết điểm trong quản trị tài chính của HĐQT.2.1.2. CHỦ THỂ BÊN TRONG (tiếp theo)Kiểm tra của hội viên (những người chủ sở hữu) Về mặt lý thuyết, các hội viên có quyền sinh quyền sát, có quyền bãi miễn sau khi bổ nhiệm các vị lãnh đạo doanh nghiệp. Về chức năng kiểm tra, họ có những quyền hạn chủ yếu sau:Quyền được thông tin về các sổ sách kế toán và các chương trình kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.Có quyền kiểm tra việc chuyển nhượng vốn cũng như kiểm tra việc tham gia hoặc không tham gia vào doanh nghiệp của các hội viên.Giám đốc doanh nghiệp:Tổ chức và thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chính sách, pháp luật và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình.Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra của tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra, thanh tra viên hoặc cơ quan quản lý cấp trên thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình.2.1.2. CHỦ THỂ BÊN TRONG (tiếp theo)Các nhà quản lý bộ phận chức năngTrực tiêp quản lý, chỉ đạo, kiểm soát người lao động.Tập trung vào kiểm soát tác nghiệp.Kiểm soát của người làm côngCó quyền thông qua những quản trị viên là người làm công trong hội đồng quản trị để kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đối với người làm công.Kiểm tra việc thực hiện chế đô trả công, thù lao, sử dụng lao động bồi dưỡng theo quy định cho người làm công của doanh nghiệp.Đòi hỏi giám đốc theo định kỳ (quý, năm) phải có thông báo qua hội đồng quản trị tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông tin về mọi vấn đề liên quan đến tình hình tổ chức, quản trị và sự phát triển của doanh nghiệp.Tổ chức thanh tra nhân dân làm nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phám pháp luật, phản ánh ý kiến của người lao động với lãnh đạo doanh nghiệp giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó.2.2. CÔNG CỤ KIỂM SOÁTCông cụ kiểm soát chung:Dữ liệu thống kêNgân quỹCông cụ kiểm soát thời gian:Kỹ thuật sơ đồ ngangKỹ thuật sơ đồ PERTCông cụ kiểm soát chất lượng:Kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISOQuản lý chất lượng đồng bộ (TQM)Công cụ kiểm soát tài chính:Báo cáo tài chínhTrung tâm trách nhiệmKiểm toán2.3. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT2.3.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG KIỂM SOÁTMục tiêu của kiểm soát trong các tổ chức là xác định, sửa chữa những sai lệch so với các mục tiêu kế hoạch và tìm kiếm các cơ hội mới để đổi mới mọi yếu tố của tổ chức. Các nhà quản lý cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi như sau: Cái gì sẽ phản ánh tốt nhất các mục tiêu của tổ chức? Cái gì sẽ đo lường tốt nhất những sai lệch thiết yếu?Những tiêu chuẩn nào sẽ cho chi phí ít nhất?2.3.2. XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁTCác tiêu chuẩn của kiểm soát rất phong phú;Các dạng tiêu chuẩn kiểm soát;Các mục tiêu là các tiêu chuẩn kiểm soát. Mỗi chiến lược, kế hoạch, chương trình và ngân sách; mỗi chính sách, quy tắc và thủ tục đều là tiêu chuẩn kiểm soát;Các tiêu chuẩn vật lý;Các tiêu chuẩn về tài chính: Vốn, thu nhập, chi phíCác tiêu chuẩn định tính: Mức độ hài lòng của khách hàng.2.3.3. XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁTNhà quản lý phải xác định rõ chủ thể kiếm soát; các phương pháp và hình thức kiểm soát; các công cụ và kỹ thuật kiểm soát. 2.3.4. GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG SỰ THỰC HIỆNTrong bước này, một số câu hỏi phải được trả lời: Đo cái gì? Đo như thế nào?Việc đo lường cần được tiến hành tại các điểm kiểm soát thiết yếu.Việc đo lường cần được lặp đi lặp lại bằng những công cụ hợp lý. Tần suất đo lường có thể phụ thuộc vào dạng hoạt động bị kiểm soát.2.3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGĐánh giá là việc xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường so với hệ tiêu chuẩn. Nếu như sự thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn, nhà quản lý có thể kết luận mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần sự điều chỉnh. Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì nhà quản lý phải tiến hành phân tích nguyên nhân của sự sai lệch và những hậu quả của nó đối với hoạt động của tổ chức để quyết định có cần tiến hành điều chỉnh hay không.2.3.6. ĐIỀU CHỈNH SAI LỆCHĐiều chỉnh là những tác động bổ xung trong quá trình quản lý để khắc phục những sai lệch giữa sự thực hiện hoạt động so với mục tiêu nhằm không ngừng cải tiến hoạt động.Quá trình điều chỉnh phải tuân thủ những nguyên tắc sau:Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết;Điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác dụng xấu;Phải tính tới hậu quả sau khi điều chỉnh;Tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ;Tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh cho hợp lý.2.3.7. ĐƯA RA SÁNG KIẾN ĐỔI MỚIMột hệ thống kiểm soát có chất lượng là hệ thống phục vụ cho các mục tiêu, điều chỉnh hoạt động một cách tốt nhất khi môi trường thay đổi, hơn thế nữa có thể phục vụ việc điều chỉnh các chức năng lập kế hoạch, tổ chức và khuyến khích, động viên thúc đẩy thành viên tổ chức.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTính chính xác của thông tin thu thập được không cao do phần đông sinh viên đánh giá theo mức độ “dễ dàng” của giảng viên hoặc điểm số mà giảng viên chấm.Đây là hình thức kiểm soát theo kết quả đầu ra, do vậy sẽ có những hạn chế từ hình thức kiểm soát này.Cần kết hợp hình thức kiểm soát phản hồi dự báo, bao gồm:Kiểm soát đầu vào: Năng lực giảng viên, giáo trình, tài liệu tham khảo đảo bảo chất lượng.Kiểm soát quá trình: Giảng viên đi giảng đúng thời gian biểu, phương pháp giảng dậy khoa học.Cần có nhân sự tiến hành công tác đánh giá (ngoài sinh viên).CÂU HỎI MỞNội dung kiểm soát phản hồi dự báo?Trả lời:Kiểm soát phản hồi dự báo bao gồm: Kiểm soát đầu vào và kiểm soát trong hoạt động.Kiểm soát đầu vào: bao gồm kiểm soát các tiêu chuẩn, thủ tục đã có đầy đủ và được chuyển tải đầy đủ tới nhân viên. Đảm bảo các nguyên vật liệu đầu vào đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho quá trình thực hiện công việc.Kiểm soát quá trình: Đảm bảo nhân viên thực hiện đầy đủ, tuân thủ các kế hoạch thực hiện công việc, tuân thủ các thủ tục, quy trình đã được đưa ra.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1Một trong những lý do cơ bản cần xây dựng và thực thi hệ thống kiểm soát phản hồi dự báo là:a. Do độ trễ về thời gian của hệ thống kiểm soát phản hồi kết quả hoạt độngb. Do hạn chế về năng lực của chủ thể kiểm tra.c. Do hệ thống phản hồi kết soát hoạt động rất phức tạp.d. Cả a, b, cTrả lời: Đáp án đúng a. Giải thích: Khi thực hiện kiểm soát phản hồi kết quả hoạt động nhà quản lý thực hiện việc kiểm soát khi đã có kết quả đầu ra, việc kiểm soát này giúp ngăn ngừa sản phẩm, dịch vụ sai sót tới khách hàng. Tuy nhiên nếu phát hiện ra sai sót thì nhà quản lý phải yêu cầu nhân viên thực hiện lại các hoạt động để sửa chữa, thay thế những sản phẩm, dịch vụ không đúng chất lượng. Việc sửa chữa, thay thế này đòi hỏi thời gian lớn và đây chính là nhược điểm của hệ thống phản hồi kết quả hoạt động (Kiểm soát sau khi đã có kết quả đầu ra)CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2Hệ thống kiểm soát phản hồi dự báo tập trung vào việc kiểm soát a. Đầu vào và quá trình thực hiện công việcb. Quá trình công việcc. Đầu ra công việcd. Trách nhiệm công việc.Trả lời: Đáp án a. Giải thích: Hệ thống kiểm soát phản hồi dự báo là hệ thống kiểm soát mang tính chất ngăn ngừa, nhà quản lý sẽ tiến hành kiểm soát đầu vào và quá trình thực hiện công việc đảm bảo theo các tiêu chuẩn đề ra. Hệ thống này mang tính chất dự báo vì nếu các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng, nhân viên tuân thủ các quá trình thực hiện công việc đã được đề ra thì nhà quản lý có thể dự báo trước được kết quả đầu ra sẽ đạt tiêu chuẩnCÂU HỎI TỰ LUẬNXây dựng hệ thống kiểm soát cho một tổ chức mà bạn quan tâm?TÓM LƯỢC CUỐI BÀIKiểm soát là việc đánh giá, đo lường và chấn chỉnh sự thực hiện nhiệm vụ, nhằm để đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch của cơ sở đưa ra để đạt được các mục tiêu ấy đang được thực hiện. Hệ thống kiểm soát cần phải được thiết kế để vạch ra những chỗ khác biệt tại các điểm thiết yếu, cần phải khách quan, cần phải linh hoạt, cần phải phù hợp với bầu không khí tổ chức và cần phải tiết kiệm.Các công cụ kiểm soát chung bao gồm dữ liệu thống kê và ngân quỹ. Các công cụ kiểm soát theo thời gian bao gồm kỹ thuật sơ đồ ngang và kỹ thuật sở đồ PERT. Các công cụ kiểm soát chất lượng được giới thiệu bao gồm tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và quản lý chất lượng toàn diện TQM. Các công cụ kiểm soát tài chính được giới thiệu bao gồm báo cáo tài chính, trung tâm trách nhiệm và kiểm toánQuy trình kiểm soát bao gồm 7 bước: (1) Xác định mục tiêu và nội dung kiểm soát; (2) Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát; (3) Xác định hệ thống kiểm soát; (4) Giám sát và đo lường sự thực hiện; (5) Đánh giá kết quả hoạt động; (6) Điều chỉnh sai lệch và (7) Đưa ra sáng kiến đổi mới.32Câu hỏi thường gặp (1)Chức năng lập kế hoạch và chức năng kiểm soát thường có quan hệ gần gũi với nhau. Nhận xét này mang ý nghĩa gì?Trả lời: Các kế hoạch là các công cụ của kiểm soát. Nhà quản lý dựa trên các kế hoạch để kiểm soát hoạt động của nhân viên.Kiểm soát phản hồi dự báo là cách thức kiểm soát hiệu quả nhấtTrả lời: Cách thức kiểm soát phản hồi dự báo có tác dụng kiểm soát tốt, tuy nhiên cách thức kiểm soát này đòi hỏi chi phí kiểm soát lớn, tốn thời gian.Các mục tiêu kế hoạch là các tiêu chuẩn kiểm soátTrả lời: Các mục tiêu kế hoạch là các tiêu chuẩn kiểm soát, thông qua việc kiểm soát các mục tiêu này nhà quản lý có thể nắm bắt được tiến độ thực hiện kế hoạch, mức độ hoàn thành kế hoạch, từ đó có các giải pháp phù hợp với sự phát triển của tổ chức và thay đổi củ môi trườngCâu hỏi thường gặp (2)Việc đo lường, đánh giá trong quá trình kiểm soát chỉ cần thực hiện tại một thời điểm.Trả lời: Việc đo lường, đánh giá cần phải được tiến hành nhiều lần, vào các thời điểm khác nhau để có được kết quả tốt nhất, tránh tình trạng nóng vội, duy ý chí.Khi phát hiện sai lệch so với kế hoạch, nhà quản lý cần phải tiến hành điều chỉnh ngay lập tức.Trả lời: Việc điều chỉnh là cần thiết, tuy nhiên điều chỉnh sẽ gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Do vậy chỉ những sai lệch vượt quá giới hạn cho phép, nhà quản lý mới cần điều chỉnh.Các thuật ngữ cơ bản (1)Kiểm soát Là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch Kiểm soát chiến lược Là những hoạt động kiểm tra không hướng vào việc đánh giá, xem xét hệ thống công tác quản lý của một tổ chức mà nhằm phân tích, đánh giá khả năng phát triển ở tương lai của một tổ chức.Kiểm soát tác nghiệp Là hoạt động kiểm soát chỉ tập trung vào những chuyên đề, vụ việc, sự kiện cụ thể nào đó để nhằm đưa ra những tiêu chuẩn cho việc thực hiện kế hoạch mong muốn và nhằm để so sánh những kết quả thực tế về sản phẩm, dịch vụ đối với các tiêu chuẩn này dưới dạng số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí.Tiêu chuẩn kiểm soát Là những thước đo đối với những kết quả thực hiện thực tế hoặc mong muốn mà ta có thể đo được. Các thuật ngữ cơ bản (2)Kiểm soát lường trước Là hình thức kiểm soát ngăn ngừa những gì đã có thể biết trước nhằm không cho nó xảy ra (nếu như tác động xấu đến sự đạt được mục tiêu của tổ chức).Kiểm soát đồng bộ Là hệ thống kiểm soát được sử dụng để kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức một cách tổng thể.Các khu vực hoạt động thiết yếu Là những lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của tổ chức cần phải hoạt động có hiệu quả cao để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức thành công.Các điểm kiểm soát thiết yếu Là những điểm đặc biệt trong hệ thống mà ở đó việc giám sát và thu thập thông tin phản hồi nhất định phải thực hiện. Đó chính là những điểm mà nếu tại đó sai lệch không được đo lường và điều chỉnh kịp thời thì sẽ có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của tổ chức.Đánh giá dựa trên kết quả hoạt động Là sự đánh giá một hoạt động can thiệp theo kế hoạch đang được tiến hành hoặc đã hoàn thành để xác định tính phù hợp, mức độ hiệu quả tác động và tính bền vững.Kiểm soát trong hoạt động Là một hình thức kiểm sát mà các nhà quản lý thực hiện việc kiểm soát khi các hoạt động đang được thực hiện.Kiểm soát kết quả Là hình thức đo lường kết quả cuối cùng của hoạt động, nguyên nhân của sai lệch so với các tiêu chuẩn và kế hoạch được xác định và điều chỉnh cho những hoạt động tương tự trong tương lai.37