1. KHÁI NIỆM
Quản lý là gì?
Nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước về văn hoá là gì?
Quản lý nhà nước là gì? Là thực hiện quyền lực chính trị của nhà nước đó đối
với tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng v.v
29 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 1.1: Đại cương về quản lý nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ
VĂN HÓA - THÔNG TIN
Đối tượng: Lớp QLVH
Thời gian: 45 tiết
Giảng viên soạn và giảng
TS Phan Quốc Anh
Mục đích – yêu cầu
Môn học này nhằm mục đích cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
QLNN nói chung và QLNN trong lĩnh vực
VHTT nói riêng
- Kiến thức chung về QLNN
- Những đặc trưng cơ bản trong QLNN
- Chức năng và nội dung QLNN về VHTT
- Những cơ quan đảm trách chức năng
QLNN
Sau khi học môn này,
SV có cơ sở để học
chuyên sâu các môn
QLNN chuyên ngành
văn hóa
Môn này gồm có 5 bài
1. Đại cương về Quản lý nhà nước
về văn hóa
2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước
về văn hóa
3. Các phương thức quản lý nhà
nước về văn hóa
4. Chính sách văn hóa
5. Các cơ quan QLNN về văn hóa
Bài 1:
ĐẠI CƯƠNG VỀ
QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC
1. KHÁI NIỆM
Quản lý là gì?
Nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước về văn hoá là gì?
Quản lý nhà nước là gì? Là thực hiện
quyền lực chính trị của nhà nước đó đối
với tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
v.v
1. KHÁI NIỆM
Quản lý nhà nước về VHTT là gì?
Quản lý ai? Quản lý cái gì? (đối
tượng quản lý)
Là quản lý toàn bộ hoạt động văn hóa
và thông tin, toàn bộ nền văn hóa
quốc gia (văn hóa vật thể, văn hóa phi vật
thể và những hoạt động của con người liên
quan đến văn hóa).
1. KHÁI NIỆM
Quản lý nhà nước về VHTT
là gì?
Quản lý bằng cái gì? (công
cụ quản lý)
Bằng luật pháp nhà nước
(hiến pháp, pháp luật, các cơ
chế, chính sách)
1. KHÁI NIỆM
Quản lý nhà nước về VHTT là
gì?
Quản lý để làm gì?
(mục đích quản lý)
Để đảm bảo sự phát triển của
văn hóa thông tin theo đúng định
hướng của Đảng và Nhà nước, đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng
tạo văn hóa của nhân dân
Khái niệm QLNN về Văn hóa
Quản lý nhà nước về văn hóa là
sự quản lý của nhà nước đối với
toàn bộ hoạt động văn hóa của
quốc gia bằng quyền lực của
nhà nước thông qua hiến pháp,
pháp luật và các cơ chế chính
sách nhằm đảm bảo sự phát
triển của nền văn hóa
2. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
• 2.1. Quản lý văn hoá vật thể: quản lý các
loại hình di tích, danh lam thắng cảnh,
hiện vật bảo tồn bảo tàng (cổ vật, công cụ
lao động, nhạc cụ, trang phục, tác phẩm
nghệ thuật vật thể v.v)
• 2.2. Quản lý văn hoá phi vật thể: di sản
văn hoá dân gian, các tác phẩm văn hoá
nghệ thuật vô thể
2. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
• 2.3. Quản lý các hoạt động văn hoá
- Những hoạt động sáng tạo văn hoá
- Những hoạt động văn hoá tâm linh: hoạt
động tôn giáo, tổ chức lễ hội, lễ nghi v.v
- Những hoạt động bảo quản sản phẩm văn
hoá, phổ biến, truyền đạt, nhân bản
- Những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
văn hoá, những hoạt động giao lưu văn
hoá
• 2.4. Quản lý chủ thể hoạt động văn hoá
(những con người tham gia vào các hoạt động
quản lý, sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn
hoá)
- Những người quản lý văn hoá: cán bộ văn hoá
thông tin các cấp
- Những người hoạt động sáng tạo: Nhà văn, nhà
thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ v.v
- Những người phổ biến sản phẩm văn hoá: nhà
xuất bản, nghệ sĩ biểu diễn, hướng dẫn viên du
lịch v.v
- Những người hưởng thụ văn hoá: quần chúng
nhân dân, công chúng v.v
3. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ
• 3.1. Bảo tồn, khai thác và phát huy các
giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc
• 3.2. Đảm bảo cho sự phát triển văn hoá
đáp ứng yêu cầu dân tộc và thời đại,
đảm bảo điều kiện cho sự sáng tạo,
đảm bảo thoả mãn nhu cầu văn hoá
ngày càng cao của nhân dân
3. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ
• 3.3. Khẳng định vị thế của Văn hoá trong
giao lưu quốc tế
• 3.4. Chống lại các thành tố phản văn hoá
xuất hiện trong nội bộ nền văn hoá dân tộc
cũng như mới du nhập từ bên ngoài vào
• 3.5. Quản lý phải đi trước để định hướng,
xác lập các khuôn mẫu, các chuẩn mực
để dẫn dắt nền văn hoá.
4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ
• Khái niệm: Cơ chế quản lý là hệ
thống những nguyên tắc, quy tắc,
những hình thức và phương pháp
quản lý trong từng giai đoạn phát
triển của văn hoá.
• Cơ chế quản lý còn được hiểu là công
cụ, thông qua đó nhà nước quản lý
được toàn bộ đối tượng hoạt động
văn hoá
4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ
• Cơ chế quản lý bao gồm:
- Các chuẩn mực pháp lý: Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản dưới luật,
đường lối văn hoá, chính sách văn
hoá và hệ thống thiết chế, tổ chức bộ
máy quản lý.
CƠ CHẾ QUẢN LÝ
NGUYÊN
TẮC
QUẢN
LÝ
TỔ
CHỨC
BỘ
MÁY
CHÍNH
SÁCH
VĂN
HOÁ
ĐƯỜNG
LỐI
VĂN
HÓA
HỆ
THỐNG
THIẾT
CHẾ
VĂN
HOÁ
HIẾN
PHÁP
VÀ
PHÁP
LUẬT
5. CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CỦA QLNN
5.1. Chức năng: (Có 2 chức năng chính:
“xây” và “chống”)
5.1.1. Chức năng “xây”: là tổ chức xây
dựng nền văn hóa, xây dựng và điều hành
hoạt động hệ thống thiết chế, các hoạt động
văn hóa: báo chí (viết, nói, hình), bảo tàng,
thư viện, di sản văn hóa, các cơ quan
nghiên cứu, trường văn hóa nghệ thuật, nhà
hát v.v
5.1. CHỨC NĂNG
5.1.2. Chức năng “chống”:
Dùng quyền lực nhà nước để
chống lại những hoạt động văn
hóa đi ngược lại chủ trương của
Đảng và Nhà nước về văn hóa
(tư tưởng chống đối, thiếu lành
mạnh, đồi trụy, độc hại, phá hoại
di sản văn hóa v.v)
5.1.3. Phương châm quản lý: lấy
“xây” để “chống”.
Chúng ta phải quan tâm, tạo
nhiều sân chơi lành mạnh, hấp dẫn
cho nhân dân, nhất là lớp trẻ, để lôi
kéo họ tránh xa những tụ điểm văn
hóa thiếu lành mạnh: cờ bạc, đua
xe, mại dâm, ma túy.
5.2.1. Tuyên truyên chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước
về văn hoá:
- Sơ lược về quá trình hình thành và
phát triển lý luận và đường lối văn hoá
của Đảng
- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc (NQ
TW5)
5.2. Nội dung
- Làm cho văn hoá thực sự là nền
tảng tinh thần xã hội (NQ ĐH X)
- Xây dựng môi trường văn hoá lành
mạnh.
- Xã hội hoá các hoạt động văn hoá
thông tin (văn hoá thời bao cấp và
hiện nay, xã hội hoá như thế nào?)
5.2. Nội dung
5.2.2. Phần “xây”
Xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống
xã hội, hệ thống thiết chế văn hoá
Hạ tầng phục vụ đời sống xã hội:
- giáo dục, y tế, văn hoá
Hệ thống thiết chế văn hoá
- Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý
hành chính nhà nước về văn hoá các cấp
- Xây dựng hệ thống các đơn vị hoạt động
sự nghiệp văn hoá các cấp
- Xã hội hoá hoạt động kinh doanh, dịch
vụ văn hoá
+ Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá (thôn, khu phố, cơ
quan, đơn vị văn hoá)
+ Xây dựng nền văn học nghệ thuật đỉnh cao
(các ngành nghệ văn học nghệ thuật tiên tiến
nhưng vẫn đậm đà bản sắc Việt Nam )
+ Nghiên cứu, sưu tầm và phát huy văn hoá
dân gian (làm yếu tố gốc cho đậm đà bản sắc)
+ Quản lý sự phát triển văn hoá hài hoà với sự
phát triển kinh tế, làm cho văn hoá vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh
5.2.3. Phần chống
• Chống tư tưởng lệch lạc, trái
với đường lối văn hoá văn nghệ
của Đảng. (chống những tư
tưởng chống phá Đảng, Nhà
nước, chống phá chế độ, đi
ngược lại nguyện vọng của
nhân dân, gây mất ổn định
chính trị, phá hoại sự phát triển)
5.2.3. Phần chống
• Chống văn hoá phẩm thiếu lành
mạnh, đồi truỵ, bạo lực, trái với
thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam (phim ảnh, sách báo, internet,
vũ trường, mại dâm, ma tuý, bạo
lực)
• Chống sự thoái hoá về đạo đức, lối
sống, tham ô, tham nhũng (những
mặt trái của cơ chế thị trường)
Xin trân trọng cảm ơn!